You are on page 1of 2

Ⅰ Khái niệm

Trong phản ứng hóa học, khái niệm cân bằng hóa học dùng để chỉ trạng thái của phản ứng thuận
nghịch mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Ở trạng thái cân bằng,
không phải là phản ứng dừng lại mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra nhưng với
tốc độ bằng nhau. Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian: nồng độ các chất phản ứng
giảm đi bao nhiêu theo chiều thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó, cân
bằng hóa học là cân bằng động.
Ⅱ hằng số cân bằng

1) Khái niệm
Hằng số cân bằng là giá trị của thương số phản ứng được tính từ biểu thức cho trạng thái cân
bằng hóa học

2) Biểu thức

Cho phản ứng hóa học sau: aA (g) + bB (g)→ cC (g) + dD (g)
Hằng số cân bằng Kc được tính theo nồng độ mol và hệ số:
Kc = [C]c× [D]d / [A]a ×[B]b
-Hằng số cân bằng không có đơn vị

Trong đó:
 [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của A, B, C, D
 a, b, c, d, là các hệ số trong phương trình hóa học cân bằng
3) Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ
G0= H0-S0→GO = -RTlnKcb
Ⅲ Nguyên lý châtelier
1)Nguyên lý
Nếu tác động lên cân bằng một yếu tố nào đó,thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo hướng chống
lại tác động đó
1.1 Tác động của nồng độ tác chất và sản phẩm
-Thêm tác chất hoặc sản phẩm→cân bằng chuyển dịch theo hướng giảm chất thêm vào.
-Lấy bớt tác chất hay sản phẩm→cân bằng sẽ chuyển dịch theo hướng tăng chất lấy ra.
→Để tối ưu lượng sản phẩm ở cân bằng cần liên tục đưa tác chất vào và lấy sản phẩm ra
1.2 Ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất và thể tích đến chuyển dịch cân bằng pha khí
-Thêm tác chất khí →tăng áp suất riêng phần của khí Pkhí
-Thêm khí trơ→tăng áp xuất tổng; áp suất riêng phần của các khí tham gia phản ứng không
thay đổi.
-Thay đổi thể tích sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng
1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Phản ứng thu nhiệt H>0:
-Tăng nhiệt độ,phản ứng chuyển dịch theo hướng thu nhiệt( phản ứng thuận,làm giảm nhiệt
độ)
-Giảm nhiệt độ,phản ứng chuyển dịch theo hướng tỏa nhiệt( phản ứng nghịch , làm tăng nhiệt
độ)
Phản ứng tỏa nhiệt H<0:
-Tăng nhiệt độ, phản ứng chuyển dịch theo hướng phản ứng nghịch là thu nhiệt( làm giảm
nhiệt độ của hệ).
-Giảm nhiệt độ, phản ứng chuyển dịch theo hướng phản ứng thuận là tỏa nhiệt(làm tăng nhiệt
độ của hệ).
1.4 Ảnh hưởng của chất xúc tác
-Chất xúc tác làm phản ứng xảy ra nhanh hơn,không làm thay đổi hằng số cân bằng. Giúp
phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng

You might also like