You are on page 1of 6

Bài tập:

A. Bài tập trong slide bài học

1. Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dứoi đây
cầu: Pd=-1/2Qd+100; cung: Ps=Qs+10 (P: đồng, Q:kg)
a) Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường
b) Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá tại điểm cân bằng của thị trường

Bài giải: có trong slides bài 5

2. Một hãng sản xuất có hàm cầu là:Q=130-10P


a) Khi giá bán P=9 thì doanh thu là bao nhiêu? Tính độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá này
và cho nhận xét.
b) Hãng đang bán với giá P=8,5 hãng quyết định giảm giá để tăng doanh thu. Quyết định này của
hãng đúng hay sai?Vì sao?
c) Nếu cho hàm cung Qs=80, hãy tính giá và lượng cân bằng?Tính độ co giãn của cầu theo giá tại
mức giá cân bằng và cho nhận xét.

Bài giải: có trong slides bài 5

3. Cho hàm cầu và hàm cung của mặt hàng áo sơmi:


QD = – 0.1P + 50 QS = 0.2P – 10
ĐVT: P = nghìn đồng Q = triệu sp
a. Xác định P và Q cân bằng
b. Xác định CS và PS
c. Khi thuế áp dụng t = 30 thì thị trường sẽ thay đổi thế nào

Bài giải:

a. Khi thị trường cân bằng, ta có Qd = Qs -> -0.1Po + 50 = 0.2Po – 10 -> Po= 200, Qo = 30

b.

Để xác định CS (Thặng dư tiêu dùng) ta cần xác định: Pa khi Qa = 0. Điểm A nằm trên hàm cầu nên thế
Qa vào hàm cầu ta có Qa = 0 -> – 0.1P + 50 = 0 -> Pa = 500
CS = ½ AP0 × EP0 = ½ (Pa – Po) × Qo = ½ * ( 500 – 200) *30 = 4500 = 4.500.000.000.000 VND

Để xác định PS (Thặng dư sản xuất), ta cần xác định: Pb khi Qb = 0. Điểm B nằm trên hàm cung nên thế
Qb vào hàm cung ta có Qb = 0 -> 0.2P – 10 = 0 -> Pb = 50

PS = ½ P0B× EP0 = ½ (Po – Pb) × Qo = ½ * (200 – 50) *30 = 2250 = 2.250.000.000.000 VND

c.

Hàm cầu: QD = – 0.1Pd + 50 -> 0.1Pd = 50 – Qd -> Pd = 500 -10Qd

Hàm cung: QS = 0.2Ps – 10 -> 0.2Ps = Qs + 10 -> Ps = 5Qs + 50

Khi chính phủ đánh thuế t = 30, ta có Pd – Ps = 30 -> 500 - 10Qt - 5Qt - 50 = 30 -> 15Qt = 420-> Qt = 28 ->
Pd = 220, Ps = 190

-> người tiêu dùng chịu thuế: td = Pd – Po = 220 – 200 = 20, người sản xuất chịu thuế: ts = Po – Ps = 200
– 190 = 10

CS = ½ * (Pa – Pd) * Qt = ½ * (500 – 220) *28 = 3.920 = 3.920.000.000.000 VND

PS = ½ * (Ps – Pb) * Qt = ½ * (190 – 50) * 28 = 1.960 = 1.960.000.000.000 VND

Chính phủ thu tiền thuế: t x Qt = 30 * 28 = 840 = 840.000.000.000 VND

Tổn thất xã hội: ½ * t * (Qo- Qt) = ½ * 30 * ( 30 - 28) = 30 = 30.000.000.000 VND

4. Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau: QD = - 2P+206, QS= 3P – 69 (Đơn vị tính của
giá là nghìn đồng/sản phẩm, đơn vị tính của lượng là sản phẩm)

a. Xác định lượng và giá cân bằng và tổng doanh thu của NSX?
b. Giả sử chính phủ đánh thuế 20 nghìn đồng/sản phẩm, xác định lượng cân bằng, giá người
tiêu dùng trả (PD) và giá người sản xuất nhận (PS)
c. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là bao
nhiêu?
d. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, mức thuế mà chính phủ thu được và tổn thất vô
ích?

Bài giải:

a. Khi thị trường cân bằng, ta có Qd = Qs -> -2Po + 206 = 3Po – 69 -> Po= 55, Qo = 96

Revenue (Doanh thu ) = Po x Qo = 55 x 96 = 5.280

b.

Hàm cầu: QD = – 2Pd + 206 -> 2Pd = 206 – Qd -> Pd = 103 – 0.5Qd

Hàm cung: QS = 3Ps – 69 -> 3Ps = Qs + 69 -> Ps = 1/3Qs + 23

Khi chính phủ đánh thuế t = 20, ta có Pd – Ps = 20 -> 103 – 0.5Qt – 1/3Qt -23 = 20 -> Qt = 72 -> Pd = 67,
Ps = 47

c.

Chính phủ thu được: t x Qt = 20 x 72 = 1.440 nghìn đồng

-> người tiêu dùng chịu thuế: td = Pd – Po = 67 – 55 = 12, người sản xuất chịu thuế: ts = Po – Ps = 55 – 47
=8

-> người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn (4 nghìn đồng cho mỗi sản phẩm)
d. Để xác định CS (Thặng dư tiêu dùng) ta cần xác định: Pa khi Qa = 0. Điểm A nằm trên hàm cầu nên thế
Qa vào hàm cầu ta có Qa = 0 -> – 2Pa + 206 = 0 -> Pa = 103

CS khi có thuế = ½ (Pa – Pd) x Qt = ½ x (103 – 67) x 72 = 1.296 nghìn đồng

Để xác định PS (Thặng dư sản xuất), ta cần xác định: Pb khi Qb = 0. Điểm B nằm trên hàm cung nên thế
Qb vào hàm cung ta có Qb = 0 -> 3P – 69 = 0 -> Pb = 23

PS = ½ (Ps – Pb) × Qt = ½ x (47 – 23) x 72 = 864 nghìn đồng

Chính phủ thu tiền thuế: 1.440 nghìn đồng

Tổn thất xã hội: ½ * t * (Qo- Qt) = ½ * 20 * (96 - 72) = 240 nghìn đồng

B. Bài tập thêm

1. Thị trường sản phẩm A có hàm cung, hàm cầu: Qs = 4P – 40 ; Qd = 210 – P


a. Xác định lượng và giá cân bằng và tổng doanh thu của NSX
b. Tính độ co giãn của cung, cầu tại điểm cân bằng
c. Tính thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng (PS), thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng (CS),
tổng phúc lợi xã hội ròng (NSB) tại điểm cân bằng
d. Xác định độ co giãn của cung và cầu theo giá trong trường hợp giá mới là 30
e. Giả sử chính phủ đánh thuế 10 nghìn đồng/sản phẩm, xác định lượng cân bằng, giá người
tiêu dùng trả (PD) và giá người sản xuất nhận (PS). Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là
bao nhiêu?
f. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, mức thuế mà chính phủ thu được và tổn thất vô
ích?

Bài giải:

a. Khi thị trường cân bằng, ta có Qd = Qs -> 4Po - 40 = 210 - Po -> Po= 50, Qo = 160

Revenue (Doanh thu ) = Po x Qo = 50 x 160 = 8.000

b. Độ co giãn của cầu tại điểm cân bằng: Ed = a x Po/Qo = -1 x 50/160 = - 0.3125

Độ co giãn của cung tại điểm cân bằng: Es = c x Po/Qo = 4 x 50/160 = 1.25

c. Để xác định CS (Thặng dư tiêu dùng) ta cần xác định: Pa khi Qa = 0. Điểm A nằm trên hàm cầu
nên thế Qa vào hàm cầu ta có Qa = 0 -> 210 - Pa = 0 -> Pa = 210

CS = ½ AP0 × EP0 = ½ (Pa – Po) × Qo = ½ * ( 210 – 50) *160 = 12.800

Để xác định PS (Thặng dư sản xuất), ta cần xác định: Pb khi Qb = 0. Điểm B nằm trên hàm cung nên
thế Qb vào hàm cung ta có Qb = 0 -> 4Pb – 40 = 0 -> Pb = 10

PS = ½ P0B× EP0 = ½ (Po – Pb) × Qo = ½ * (50 - 10) * 160 = 3.200

Tổng phúc lợi xã hội ròng = CS + PS = 12.800 + 3.200 = 16.000


d. P = 30 -> Qs = 80, Qd = 180

Độ co giãn của cầu tại giá mới P = 30 : Ed = a x P/Q = -1 x 30/80 = - 0.375

Độ co giãn của cung tại giá mới P = 30: Es = c x P/Q = 4 x 30/80 = 1.5

e. Hàm cầu: QD = 210 - Pd -> Pd = 210 – Qd

Hàm cung: QS = 4Ps – 40 -> Ps = 0.25Qs + 10

Khi chính phủ đánh thuế t = 10, ta có Pd – Ps = 10 -> 210 - Qt - 0.25Qt - 10 = 10 -> 1.25Qt = 190 -> Qt
= 152 -> Pd = 58, Ps = 48

-> người tiêu dùng chịu thuế: td = Pd – Po = 58 – 50 = 8, người sản xuất chịu thuế: ts = Po – Ps = 50 –
48 = 2 -> người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn (6 nghìn đồng/sản phẩm)

f. CS = ½ * (Pa – Pd) * Qt = ½ * (210 – 58) *152 = 11.552

PS = ½ * (Ps – Pb) * Qt = ½ * (48 – 10) * 152 = 2.888

Chính phủ thu tiền thuế: t x Qt = 10 * 152 = 1.520

Tổn thất xã hội: ½ * t * (Qo- Qt) = ½ * 10 * (160 - 152) = 40

2. Hàm cung cầu của thị trường sản phẩm A là Qd = 5000 – 2P ; Qs = 3P – 1000
a. Xác định lượng và giá cân bằng
b. Nếu mức giá cân bằng mới của thị trường là 1100 (các yếu tố khác tạm thời không đổi), cho
biết hàng hóa trên thị trường như thế nào (thừa/thiếu/cân bằng)?
c. Tính thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng (PS), thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng (CS),
tổng phúc lợi xã hội ròng (NSB) tại điểm cân bằng
d. Giả sử chính phủ đánh thuế 50 nghìn đồng/sản phẩm, xác định lượng cân bằng, giá người
tiêu dùng trả (PD) và giá người sản xuất nhận (PS). Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là
bao nhiêu?
e. Tính độ co giãn của cung cầu theo giá sau khi áp dụng chính sách thuế?
f. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, mức thuế mà chính phủ thu được và tổn thất vô
ích?

Bài giải:

a. Khi thị trường cân bằng, ta có Qd = Qs -> 5000 – 2Po = 3Po - 1000 -> Po= 1.200, Qo = 2.600

b. P = 1100 -> Qs =2.600, Qd = 2.800. Qd > Qs -> thiếu hụt hàng hóa là 200

c. Để xác định CS (Thặng dư tiêu dùng) ta cần xác định: Pa khi Qa = 0. Điểm A nằm trên hàm cầu
nên thế Qa vào hàm cầu ta có Qa = 0 -> 5000 – 2P = 0 -> Pa = 2.500

CS = ½ AP0 × EP0 = ½ (Pa – Po) × Qo = ½ * ( 2.500 – 1.200) * 2.600 = 1.690.000

Để xác định PS (Thặng dư sản xuất), ta cần xác định: Pb khi Qb = 0. Điểm B nằm trên hàm cung
nên thế Qb vào hàm cung ta có Qb = 0 -> 3P – 1000 = 0 -> Pb = 1000/3
PS = ½ P0B× EP0 = ½ (Po – Pb) × Qo = ½ * (1.200 – 1000/3) *2.600 = 2250 = 2.126.667

Tổng phúc lợi xã hội ròng = CS + PS = 1.690.000 + 2.126.667 = 2.816.667

d. Hàm cầu: QD = 5000 – 2Pd -> Pd = 2.500 - 0.5 Qd

Hàm cung: Qs = 3P – 1000 -> Ps = 1/3Qs + 1000/3

Khi chính phủ đánh thuế t = 50, ta có Pd – Ps = 50 -> 2.500 - 0.5 Qd - 1/3Qs - 1000/3 = 50 -> Qt =
2540 -> Pd = 1.230, Ps = 1.180

-> người tiêu dùng chịu thuế: td = Pd – Po = 1.230 – 1.200 = 30, người sản xuất chịu thuế: ts = Po – Ps
= 1.200 – 1.180 = 20 -> người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn (10 nghìn đồng/sp)

e. Độ co giãn của cầu tại giá Pd = 1.230, Qt = 2.540 là: Ed = a x Pd/Qt = -2 x 1230/2540 = - 0.9685

Độ co giãn của cung tại giá Ps = 1.180, Qt = 2.540 là: Es = c x Ps/Qt = 3 x 1180/2540 = 1.453

f. CS = ½ * (Pa – Pd) * Qt = ½ * (2500 – 1230) * 2540 = 1.612.900

PS = ½ * (Ps – Pb) * Qt = ½ * (1180 – 1000/3) * 2540 = 1.075.267

Chính phủ thu tiền thuế: t x Qt = 50 * 2540 = 127.000

Tổn thất xã hội: ½ * t * (Qo- Qt) = ½ * 50 * (2600 - 2540) = 1.500

You might also like