You are on page 1of 8

ppVĂN BẢN LÀNG – KIM LÂN

Đề 1: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
“ …Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin ...thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, trang 164,165,166)
I.Mở bài: Đi từ một nhận định văn học – thay cho mở ài trực tiếp của nhóm TB-K
Nhà văn Nga Ra-xum Ga-za-top đã từng nói rằng: “Người ta có thể tách con người ra khỏi
quê hương, nhưng không bao giờ có thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ”. Nghĩa là con người có
thể đi xa quê hương về mặt địa lí nhưng trong tim con người luôn ôm ấp hình bóng quê nhà. Ông
Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân là người có tình yêu làng, tình yêu nước và tinh
thần kháng chiến như thế. Vẻ đẹp tâm hồn đó của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách khi nghe
tin làng Chợ Dầu theo giặc từ “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin... đến Cái giống Việt
gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”.
II. Thân bài
1.Khái quát chung:
- Nhà văn Nguyễn Đình thi đã viết: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật
liệu mượn ở thực tại”.
- Hoàn cảng sáng tác: Quả đúng là như vậy, Tác phẩm “Làng” được sáng tác từ hiện thực lịch sử
năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra vô cùng khó khăn gian khổ.
Trước đó một năm, Thực dân Pháp chủ động mở chiến dịch Việt Bắc nhằm đánh sập cơ quan đầu
não của ta. Nghe theo chính sách “vườn không nhà trống” của Chính Phủ để đối phó với mưu đồ
càn quét của địch, những người nông dân buộc phải rời bỏ làng quê di cư đến một nơi an toàn.
- Tóm tắt tình huống truyện: Trong hoàn cảnh đó, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình
huống gay gắt làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Câu chuyện kể về
nhân vật ông Hai là người dân làng chợ Dầu cũng đi sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh theo
chính sách của cụ Hồ: “Tản cư là yêu nước”. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê. Ông luôn
khoe và tự hào về cái làng Chợ Dầu bởi làng ông tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến“chẳng sót một câu nào”. Nhưng khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong ông Hai bỗng nhiên biến thành những
nỗi lo âu, dằn vặt. Ông đau đớn, tủi hổ không dám nhìn mặt ai, cũng không dám bước chân ra khỏi
nhà mà chỉ tâm sự với đứa con út về một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng, vào Bác Hồ. Sau đó, tin
làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, hân hoan đi khoe khắp nơi về điều đó
mặc dù nhà ông đã bị Tây đốt nhẵn.
- Vị trí của đoạn trích: Theo đó, Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của truyện ngắn “Làng” thể hiện
tâm trạng đau đớn của Ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Từ đó đã làm ngời sáng vẻ đẹp yêu
làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến trong tâm hồn người nông dân này.
2.Phân tích, cảm nhận
Luận điểm 1: Trước khi nghe tin dữ, Ở nơi tản cư, tình yêu làng của ông Hai hòa nhập với
tình yêu nước.
* Luận cứ 1: Ông hãnh diện, tự hào về làng và hay khoe về làng Chợ Dầu của mình. Tình yêu làng
của ông hai vừa rất chung, rất tiêu biểu cho tình cảm của những người nông dân lại vừa có nét mới,
nét riêng rất độc đáo. Nét mới ấy là ở sự hòa nhập và thống nhất giữa tình yêu làng quê với tình
yêu nước và tinh thần chống Pháp.
*Luận cứ 2: Đầu tiên là tình yêu làng,tình yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến
được thể hiện ở tâm trạng vui sướng tự hào của ông Hai khi nghe tin thắng lợi của quân và dân
ta.
- Dẫn chứng 1: “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin.” .
1
+ Cách kể chuyện tự nhiên của tác thể cho thấy ở nơi tản cư ông hay đến phòng thông tin để nghe
tin về làng Chợ Dầu đánh giặc.
++ Ông quan tâm theo dõi tin tức kháng chiến. Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của
quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên.
+ Chỉ bằng từ láy “náo nức” đã diễn tả tâm trạng rất vui vẻ, phấn chấn của ông Hai vì nghe được
nhiều tin quân ta thắng giặc.
- Dẫn chứng 2. Niềm hạnh phúc ấy được thể hiện qua những hành động, cử chỉ rất đời thường
“Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng,
ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc”.
-> Niềm vui và cách ăn mừng chiến thắng người nông dân thật chất phát giản dị chỉ là hút điếu
thuốc lào uống hụm chè và trò chuyện với mọi người trong một không gian quán nước nhỏ.
-Dẫn chứng 3. Khi người ta vui thì mọi cảnh vật xung quanh cũng trở nên đáng yêu.
+ Với ông Hai cũng vậy, niềm vui ấy dường như phủ đầy lên cảnh vật xung quanh khiến những âm
thanh hỗ độn “Tiếng quạt,tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cảnh đi phá
đcười” trở thành những tiếng râm ran, náo nức.
+ Cảnh vật nơi tản cư cũng trở nên tươi đẹp hơn, thơ mộng hơn: “Dưới chân đồi những thửa ruộng
lúa xanh mượt,uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng
bay dật dờ.”
-> Đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh dân tộc, là niềm
vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành.
+ Dẫn chứng 4: Không chỉ nghe ngóng tin tức kháng chiến ở phòng thông tin mà đi đâu, gặp ai
ông cũng muốn biết tin tức từ cuộc kháng chiến “ Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở
đâu mà nghe rát thế không?”.
-> Quả thật phải là yêu quê hương, đất nước và tinh thần kháng chiến thì ông Hai mới có mối quan
tâm đặc biệt như thế.
* Luận cứ 3: Bên cạnh đó, ông Hai có tình yêu làng tha thiết!
-Dẫn chứng 1: Khi ngồi ở quán nước nghe loáng thoáng tên làng Chợ Dầu “Nó rút ở Bắc Ninh về
qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ” tim ông như thắt lại, ông Hai giật mình “quay phắt lại và lắp
bắp hỏi: Nó ... Nó vào làng Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?”
+ Cử chỉ, lời nói thể hiện sự xúc động đến mất bình tĩnh của ông Hai khi biết tin làng Chợ Dầu bị
khủng bố.
+ Ông lo lắng, sợ hãi cho làng đến mức đang đắc trí, hồ hởi “ gật gù cái đầu nói: Hừ, đánh nhau
cứ đánh nhau, cày cấy cứ cày cấy, tản cư cứ tản cư.. Hay đáo để” thì giờ đây ông đã lắp bắp luống
cuống rồi choáng váng.
+ Đây là một phản ứng rất nhanh. Cử chỉ “quay phắt lại” cho thấy ông Hai luôn nghe ngóng quan
tâm đến tin tức làng chợ Dầu. Đối với ông Hai, tên Làng Chợ Dầu luôn thường trực trong trái tim
ông. Chỉ cần nghe thấy tên làng thì cũng đủ để ông giật mình. Nhắc đến làng, nghĩ đến làng là ông
lại hỏi ngay. Chứng tỏ ông yêu làng, lo sợ cho làng biết chừng nào!
+ Thế nhưng trong lời nói luống cuống, bối rối ấy vẫn luôn tràn đầy niềm tin vào làng Chợ Dầu của
mình “ thế ta giết được bao nhiêu thằng”. Câu nghi vấn nhưng là khẳng định về niềm tự hào làng
ông là làng kháng chiến. Vì thế điều ông quan tâm là làng mình giết được nhiều hay ít tên giặc mà
thôi. Có thể nói trong tâm trí ông Hai , không lúc nào nguôi nhớ, thôi yêu, thôi tin tưởng đến mức
tuyệt đối hóa làng mình là làng kháng chiến.
-> Chốt:
+ Như vậy với ông Hai, không gian, thời gian xa cách cũng không làm ông phai nhạt tình yêu làng.
Làng Chợ Dầu đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc.
2
+ Qua những hình ảnh miêu tả chân thực, giản dị đời thường về cuộc sống của ông Hai và những
người ở nơi tản cư , ta cảm nhận được tinh thần kháng chiến, tình yêu TQ và bao nhiêu nỗi nhớ
thương, bao nhiêu xúc động, bao nhiêu thổn thức nghẹn ngào của một trái tim gắn bó sâu nặng với
quê hương bản quán của ông Hai. Làng Chợ Dầu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống
vật chất và tinh thần của ông
Luận điểm 2: Thế nhưng tình yêu làng,tình yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến
còn được thể hiện qua tâm trạng sững sờ bàng hoàng, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn chứng 1: Khi người đàn bà ở nơi tản cư khẳng định “Có giết được thằng nào đâu. Cả làng
chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!”. Lời nói ấy như một nhát dao cắt đứt từng khúc ruột
ông.
-> Tin đồn ấy đã làm ông mất danh dự - danh dự công dân, danh dự trước Tổ quốc. Phải chăng ông
đã đồng nhất danh dự của mình với danh dự của danh dự của làng. Đây cũng là nét tâm lí cộng
đồng của người nông dân Việt Nam trong thời đại mới... Nhà văn Kim Lân đã khẳng định người
nông dân có thể ngàn đời thiếu cơm, rách áo nhưng không thể mất danh dự. Ở họ tinh thần tự
trọng, sự trong sạch luôn được giữ gìn. Đây chính là cơ sở của tình yêu đất nước.
- Dẫn chứng 2: Cái tin dữ quá đột ngột làm ông Hai điếng người đau đớn, sửng sốt khiến mọi
giác quan của ông bị tê liệt “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi,
tưởng như đến không thở được”
+ Bằng bút pháp nghệ thuật liệt kê tác giả đã diễn tả rất chân thực những nét đau khổ không thể
kìm nén được đã hiện hữu trên khuôn mặt.
+ Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin, ông hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin
đấy quá bất ngờ.
+Còn nỗi đau đớn nào hơn nỗi đau niềm tin bị đổ vỡ. Thật xót xa khi cả cuộc đời ông dành trọn
tình yêu đối với làng
+ Ông Hai như vừa bị mất một cái gì quý giá thiêng liêng lắm!
+ Nỗi đau tinh thần chuyển sang nỗi đau thể xác đến tái tê.
+ Trạng thái hụt hẫng, ngột thở này là phản ứng tâm lí hết sức tự nhiên của một người yêu làng.
Nếu không thì cái tin ấy chẳng thể gây chấn động mạnh tựa một cú sốc tinh thần như thế ở
nơi ông.
- Dẫn chứng 3: Sau giây phút sững sờ đó, ông Hai mới dần trấn tĩnh lại. Vì quá yêu làng nên
ông Hai vẫn hoài nghi, không tin ngay vào lời đồn đại. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái
gì đó vướng ở cổ rồi cố cất tiếng hỏi: Liệu có thật không hả bác?Hay là chỉ lại . ...”.
+ Ông nói một cách khó khăn, nói không hết câu, giọng lạc hẳn đi bởi cảm xúc quá mạnh mẽ, lo âu
và cả hổ thẹn.
+Ông hỏi một cách bán tín, bán nghi! Câu hỏi này là nút thắt lớn nhất trong lòng ông Hai. Câu hỏi
để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là một hiểu lầm, một tin đồn vô căn cứ. Ông hy vọng
điều mình vừa nghe là thông tin sai lệch, không phải là sự thật.
+ Thế rồi, khi nghe người đàn bà tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên,Việt
gian từ thằng chủ tịch đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng
chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc
ở ngoài tỉnh mà lại.” Rõ ràng lời khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột ấy và có cả nhân chứng
sống khiến ông không tin buộc phải tin.Như vậy, niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước
cái tin sét đánh ấy.

3
-Dẫn chứng 4: Thế rồi, ông tỏ vẻ không quan tâm đến tin tức của làng “Ông trả tiền nước, đứng
dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai, nói to... vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi
thẳng”.
+ Những hành động này cho thấy ông Hai không muốn nghe thêm bất kì thông tin nào nữa. Ông sợ
người ta bàn tán về làng, ông cảm thấy mình như có tội, có lỗi, có một phần trách nhiệm trong việc
làng của ông phản quốc.
+ Ông muốn đánh trống lảng, muốn giấu đi sự bối rối của mình, cố ra vẻ bình thản để che giấu tâm
trạng, nỗi tủi hổ của mình, để không muốn ai biết mình là người dân làng Chợ Dầu.
+ Ta nhận thấy trong hành động này của ông Hai bao nhiêu đau đớn, xấu hổ, nhục nhã vì mình là
người của làng Việt gian.
- Dẫn chứng 5: Từ lúc ấy tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt trong mặc cảm là kẻ phản bội.
Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái “Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó,
đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi
đứa một nhát”.
+ Mặc dù đã rời khỏi đám người tản cư nhưng tiếng cười nói của họ vẫn cứ đeo đẳng bám riết lấy
ông.
+Nghe tiếng chửi bọn Việt gian bán nước, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”.Trước sự dè bỉu của
mọi người ta nhận thấy trong cái cúi mặt này bao nhiêu sự đau đớn . Ông đi trong sự trốn tránh và
xấu hổ. Cảm giác bẽ bàng, nhục nhã khiến ông Hai không dám ngẩng mặt lên nhìn ai.
+ Hành động “cúi gằm mặt xuống” vừa tội nghiệp vừa đáng thương lại vừa xót xa. Vì làng ông
phải mất mặt, phải tủi nhục ê chề, phải đau đớn. Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông đến
khổ sở. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông.
+ Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng của mình.
Cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.
-> Chốt:
- Nhà văn đã diễn tả rất chân thực những suy nghĩ tâm sự ,tình cảm của người nông dân quê trong
thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng đó bên trong của người nông dân chân lấm tay
bùn .
- Như vậy phải nói rằng mọi diễn biến tâm lí vui,buồn ,đau khổ...của ông Hai cũng chính là biểu
hiện của tình yêu làng , yêu nước sâu sắc và tinh thần kháng chiến trong trái tim ông.
3. Đánh giá.
a.Nghệ thuật
- Có thể nói tuyện ngắn “làng” viết theo ngôi kể thứ ba vì thế câu chuyện trở nên chân thực khách
quan.
- Đặc biệt nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống giàu kịch tính đặt nhân vật trong sự xung
đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết mãnh liệt để thử thách
tâm lí nhân vật. Qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật được khắc họa nổi bật.
- Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trên nhiều phương diện: diện mạo, cử chỉ, hành động,
lời nói, ý nghĩ.
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi, ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; Ngôn ngữ kể chuyện
chân thật, giàu tính khẩu ngữ, mang đậm màu sắc địa phương Bắc Bộ, gần gũi với đời sống, thể
hiện tâm hồn bình dị của người nông dân ít học nhưng yêu làng và tha thiết với kháng chiến.
b.Nội dung
- Tất cả các nét nghệ thuật đấy đã góp phần làm nổi bật sự phát triển trong tình cảm nhận thức của
người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, của tinh thần kháng chiến.
4
Song tình yêu nước vẫn bao trùm tất cả, bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và định hướng hành
động cho con người Việt Nam thời kháng chiến.
c. Thái độ tác giả:
- Phải có tài năng và sự gắn bó, quý trọng người nông dân thì nhà văn Kim Lân mới cảm nhận
sâu sắc được nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp như vậy.
III. Kết bài: Khẳng định vấn đề nghị luận và giá trị của tác phẩm - Nêu suy nghĩ của em
Kết bài 2:
Như vậy qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng một người
nông dân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác nhưng xúc động. Hình tượng nhân vật ông Hai
vừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc.
Qua truyện ngắn này, ta được bồi đắp thêm tình yêu với cuộc sống, với con người; ta học được
cách yêu thương, cách tin tưởng; ta hiểu sâu sắc hơn về hình ảnh những người nông dân trong
kháng chiến với tình yêu quê hương đất nước.

KBài 3:
- Như vậy qua dòng diễn biến nội tâm của nhân vật ông Hai, người đọc cảm nhận sâu sắc tình cảm
nồng hậu, thiết tha của người nông dân dành cho làng quê, cho đất nước.
- Bằng sự hiểu biết tinh tế, lòng tin yêu con người, Kim Lân đã xây dựng được hình ảnh người
nông dân Việt Nam trong quá trình chuyển biến từ tình yêu quê hương thành tình yêu đất nước,
cách mạng, đó là nét đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.
- Qua trang văn Kim Lân, ta được bồi đắp thêm tình yêu với cuộc sống, với con người, ta học được
cách yêu thương và trung thành, cách tin tưởng và hòa nhập với cuộc đời, với đất nước bởi “Mọi thứ
luôn trôi về phía trước, chỉ có quê hương luôn ở lại phía sau, để đón ta trở về”.

VĂN BẢN LÀNG – KIM LÂN


Đề 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường...lòng ông cũng vơi đi được đôi phầng’’
I.Mở bài: Đi từ một nhận định văn học
Nhà văn Nga Ra-xum Ga-za-top đã từng nói rằng: “Người ta có thể tách con người ra khỏi
quê hương, nhưng không bao giờ có thể tách quê hương ra khỏi trái tim họ”. Nghĩa là con người có
thể đi xa quê hương về mặt địa lí nhưng trong tim con người luôn ôm ấp hình bóng quê nhà. Ông
Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân là người có tình yêu làng, tình yêu nước và tinh
thần kháng chiến như thế. Vẻ đẹp ấy được bộc lộ qua tâm trạng ông Hai ở nhà trọ sau khi nghe tin
làng Chợ Dầu theo giặc và cuộc trò chuyện với đứa con út trong đoạn trích từ “Ông hai ngồi lặng
trên một góc dường ... cũng vơi đi được đôi phần”
II. Thân bài
1.Khái quát chung
- Hoàn cảng sáng tác: như đề 1
- Tóm tắt tình huống truyện: như đề 1

5
- Vị trí đoạn trích: Theo đó đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện, sau khi nghe tin dữ, ông Hai
bàng hoàng, đau khổ, suốt dọc đường về nơi ở trọ. Ban đầu ông mới chỉ đau đớn vì thất vọng và
xấu hổ thì giờ đây ông phải đối mặt với vấn đề hệ trọng hơn của cuộc sống, liên quan đến sự sinh
tồn của ông và gia đình.
2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích
* Luận điểm 1: Đầu tiên tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến được thể hiện
qua diễn biến tư tưởng tâm trạng của ông Hai trong những ngày sau đó.
- Đã mấy ngày ông không dám bước chân ra ngoài, chỉ quanh quẩn cái gian nhà chật chội ấy
với cảm giác xấu hổ và sợ hãi đè nặng “Ông Hai ngồi lặng ở góc giường. Bao nhiêu ý nghĩa đen
tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông”.
+ Vậy là niềm tự hào về làng đã tổn thương sâu sắc.
+ Giờ đây chỉ còn lại tâm trạng nơm nớp lo sợ và cả lỗi ám ảnh cứ dai dẳng và bám riết lấy ông cho
nên câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông “Cả làng chúng nó
Việt gian theo Tây…”.
-> Có thể thấy mặc cảm là người dân làng theo giặc đã đè nặng lên trái tim ông để rồi ông rối bời
không yên. Đó là tâm lí của con người mang mặc cảm tội lỗi.
- Không những thế ông sợ lời chửi rủa và thái độ mụ chủ nhà
+ vì đây là một bà chủ nhà hay soi mói, khá đáo để và có lẽ ông còn sợ gia đình ông bị đuổi đi “Ở
Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi.
Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi
đến đâu”.
+ Và điều ông Hai sợ hãi đã thành hiện thực khi mụ chủ nhà chính thức báo tin khắp nơi, không
cho chứa người làng Dầu
-> Kim Lân đã rất sắc sảo khi miêu tả được nét tâm lí rất riêng, rất nông dân ấy. Họ luôn lo lắng về
cái ăn, cái mặc, về chốn nương thân. Nhưng bây giờ nỗi lo ngàn đời ấy đã được đặt ngang bằng và
nâng lên nỗi lo đất nước.

- Bên cạnh đó, ông Hai bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng.
+ Lúc này tình cảnh, cuộc sống tương lai của gia đình ông Hai đang bị đe dọa, không biết đi đâu
“Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?”…
+Nghĩ đến đó ông đã phải thốt lên: “Thật là tuyệt đừng sinh sống”.
-> Bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã cho ta cảm nhận mỗi câu mỗi chữ ở đây như thấm đẫm tâm
trạng lo lắng đến thắt gan thắt ruột của ông Hai.
- Trong sự bế tắc và tuyệt vọng ấy, mâu thuẫn nội tâm của ông đã lên đến đỉnh điểm, ông chợt
lóe lên ý nghĩ “hay là quay về làng?” nhưng “vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối
ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi”.
+ Dù là người ít học nhưng ông vẫn hiểu rõ “Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… về làng
tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây » rồi « ông lão nghĩ đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn
khua khoét hống hách... » khiến “Ông rợn cả người ». Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên
trong ý nghĩ ông».
+ Như vậy lúc này một tình cảm bao trùm lên cả tình yêu làng của ông Hai đó chính là tình yêu đất
nước và tinh thần kháng chiến.
+ Dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Chợ Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin về cụ Hồ và
cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.
-> Đây chính là những chuyển biến mới mẻ trong đời sống tinh thần của người nông dân Việt Nam
trong kháng chiến.
6
- Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa
chọn: Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn?
+ Quê hương đáng yêu, đáng tự hào nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai
đã nghẹn đắng lại.
+ Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông và sau sự đấu tranh giằng
xé tâm can, cuối cùng ông đã quyết định dứt khoát “Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về
bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì
phải thù”.
+ Dù ông có mất hết tất cả, dù phải từ bỏ tất cả tâm huyết, những gì mình đã xây dựng nhưng ông
quyết ko chịu về làng.
+ Ông hai đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng.
+ Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất
nước.
+ Đó là một tình cảm thiêng liêng, là danh dự của một công dân với Tổ quốc.
+ Nó thúc đẩy ông Hai – một con người vốn gắn bó sâu sắc với làng Chợ Dầu mà giờ đây phải ghét
bỏ.
+ Từ tình yêu đến hận thù là một quyết định vô cùng đau đớn mà quyết liệt, dứt khoát, nhanh
chóng, không chút do dự.
-> Đó là kết quả của sự đấu tranh căng thẳng trong tâm tưởng ông Hai.
- Mặc dù dứt khoát như vậy nhưng nước mắt tuổi già khan hiếm là thế mà giờ đây “cứ giàn
ra”. Bảo từ bỏ làng là từ bỏ gốc gác, cội nguồn. Nó giống như phải cắt đi một phần máu thịt trên cơ
thể vậy.
=> Chốt:
+ Như vậy trong tâm hồn ông Hai lòng yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình yêu làng quê.
+ Với ông Hai chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương chính là tinh thần chống Pháp.
+ Bởi trong ý thức của ông làng gắn liền với nước, vì thế làng chỉ đáng tự hào khi làng theo kháng
chiến.
-> Có thể nói ở người nông dân này tình yêu quê hương bản quán đã hòa nhập và thống nhất
làm một với lòng yêu Tổ quốc.
-> Qua những diễn biến nội tâm đầy phức tạp, người đọc có thể nhận thấy ở ông Hai ngời sáng
một tâm hồn chân thật, ngay thẳng, giàu tự trọng và một tình yêu làng, yêu nước sâu nặng.
-> Với ông, làng không chỉ là đường đi lối về mà dường như đã trở thành danh dự, là chỗ đứng
để làm người.
Luận điểm 2. Không những thế, tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông
Hai được thể hiện qua tâm trạng ông Hai trong cuộc trò chuyện với con.
- Luận cứ 1: Mặc dù đã dứt khoát lựa chọn như thế nhưng ông Hai vẫn không thể nào dứt
bỏ được tình cảm với làng quê. Chính vì thế ông lại càng đau đớn. Trong tâm trạng dồn nén bế tắc,
ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào
cách mạng, vào kháng chiến.
- Luận cứ 2: Ông hỏi con “Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?... Thế nhà ta ở
đâu?.... Thế con có muốn về làng Chợ Dầu không?. ..”.
+ Nói với con, ông Hai nhắc nhở, giáo dục con nhớ về làng chợ Dầu, về quê hương, bản quán của
mình. ông hỏi con chính là để con ông phải ghi lòng tạc dạ “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”.
+ ông Hai hướng con trở về về với gốc rễ, quê quán của bản thân, gợi nỗi nhớ quê . Người nông
dân này quyết không chối bỏ gốc gác của mình, vẫn gắn bó với ngôi làng ngay trong chính lúc làng

7
mình gặp cảnh ngộ ngang trái bị nói xấu, bị nghĩ xấu. Thì ra tình yêu ông Hai dành cho làng Chợ
Dầu vẫn trước sau như một.
+ Ông nói với con nhưng thực chất ông muốn mượn lời của con để giãi bày tâm trạng của mình.
Khi ông hỏi về làng chính là lúc tình yêu nỗi nhớ và khát khao được trở về làng trong ông trào dâng
mãnh liệt. Thì ra tình yêu làng vẫn cứ đau đáu trong cả lúc khó khăn cùng cực nhất.
- Luận cứ 3: Cảm động biết bao khi trong đau đớn tưởng chừng bế tắc, ông Hai vẫn hỏi
con “Thế con ủng hộ ai?”
+Và câu trả lời của đứa con “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” giúp ông càng thêm tin
tưởng vào quyết định của mình.
+Giọng ông thủ thỉ như nghẹn lại “Ừ đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”. Ông dặn con cũng là truyền
lại bản lĩnh và cốt cách đó cho con . Ông nhắc con cũng là nhắc chính mình “như để ngỏ lòng
mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con
ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám
đơn sai” Những suy nghĩ của ông như một lời nguyện thề son sắt của ông với sự nghiệp kháng
chiến. Lương tri người nông dân ấy luôn hướng tới điều đúng đắn, đến lẽ phải, đến chính nghĩa.
+ Ông xúc động nước mắt “cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng
với nước thật sâu sắc thiêng liêng. Dầu cả làng Việt Gian thì ông vẫn một lòng trung thành với
kháng chiến với cụ Hồ.
-> Chốt: Đoạn văn đã thể hiện thật cảm động tình yêu làng, yêu nước của ông Hai – một người
lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình.
-> Liên hệ sáng tạo: như đề 1.
3. Khái quát: như đề 1.
III. Kết bài: nh ppư đề 1.

You might also like