You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 CẤP TỈNH

TUYÊN QUANG NĂM HỌC 2023 - 2024


Môn thi: Hoá học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 02 trang)

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; S = 32; Ca = 40; Fe =
56;
Cu = 64; Ba = 137.
* Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
Câu I (4,0 điểm):
1. Trong tự nhiên, nguyên tố X có 3 đồng vị bền và 1 đồng vị không bền. Một trong các đồng vị là sản
53
phẩm phân rã do phóng xạ  của 25 Mn.
a. Viết phương trình phản ứng hạt nhân trên.
b. Cho biết đây là phóng xạ nhân tạo hay phóng xạ tự nhiên.
c. Đọc tên, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giải thích cách xác
định.
2. Y được làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện
từ mặt trời khá tốt. X là một trong những thành phần điều chế nước Javel tẩy trắng quần áo, sợi vải.
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một
nguyên tử X nhiều hơn một nguyên tử Y là 8 hạt.
a.Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định các nguyên tố X, Y và vị trí trong bảng tuần hoàn ( ô,
chu kỳ, nhóm).
b. Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (X, Y là các nguyên tố tìm được ở
câu a.

X2 HX YX3 Y(OH)3 Na[Y(OH)4]


3. Silver ( Ag) kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần
lượt là: rAg = 144 pm; rAu = 147 pm.
a. Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.
b. Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.
c. Một mẫu hợp kim Au – Ag cũng có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.
Biết hàm lượng Au trong mẫu hợp kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim. Cho
nguyên tử khối của Ag là 108, của Au là 197.
Câu II (4,0 điểm):
1. Công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất silicon có độ tinh khiết cao phục vụ cho công nghệ bán
dẫn được thực hiện bằng phản ứng: SiO2(s) + 2C(s) ⇌ Si(s) + 2CO(g) (1).
a. Không cần tính toán, chỉ dựa vào sự hiểu biết về hàm entropy, hãy dự đoán sự thay đổi (tăng hay
giảm) entropy của hệ khi xảy ra phản ứng (1).

b. Tính , , của quá trình điều chế silicon theo phản ứng (1).
c. Phản ứng (1) sẽ diễn ra ưu thế theo chiều thuận bắt đầu từ nhiệt độ nào? (Coi sự phụ thuộc của
và vào nhiệt độ là không đáng kể).
Biết ở điều kiện chuẩn, tại 298 K, entropy và enthalpy của các chất:
Chất SiO2(s) C(s) Si(s) CO(g)
41,8 5,7 18,8 197,6
(J/mol.K)
- 910,9 0,0 0,0 - 110,5
(KJ/mol)
2. Sự có mặt của khí SO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid. Nồng độ
của SO2 có thể xác định bằng cách chuẩn độ với dung dịch pemanganate theo phản ứng sau:
SO2 + KMnO4 + H2 O K 2SO4 + MnSO4 + H2SO4
a. Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử trên theo phương pháp thăng bằng electron.
b. Biết một mẫu không khí phản ứng vừa đủ với 7,37 mL dung dịch KMnO 4 0,00800 M. Tính khối
lượng (gam) của SO2 có trong mẫu không khí đó.
Câu III (4,0 điểm):
1. Các nhiên liệu hóa thạch có nhiều mức sulfur khác nhau (0,05- 6,0% với dầu thô, 0,5 -3% với than
và khoảng 10 ppm với khí thiên nhiên, về khối lượng). Dù đã trải qua quá trình loại bỏ sulfur khỏi các
nhiên liệu hóa thạch nhưng cặn sulfur còn lại (tối đa là 10 ppm sulfur trong xăng và dầu diesel theo
tiêu chuẩn Châu Âu V) vẫn gây ra nhiều vấn đề vì sản phẩm cháy của nó là SO 2, là chất làm ô nhiễm
không khí chính. Người ta đã ước tính tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu hàng năm 4,8.10 22 J,
trong đó 30,6% đến từ các sản phẩm dầu. Hãy tính lượng SO 2 (theo tấn) sinh ra từ các sản phẩm dầu.
Giả sử rằng thành phần chính các sản phẩm dầu là octane (C 8H18) và hàm lượng sulfur là 10 ppm.
Đồng thời giả sử rằng 90% năng lượng từ sự đốt cháy hoàn toàn octane đã được sử dụng.
Biết 1ppm = 10-6, một số giá trị năng lượng liên kết (E, tính theo kJ.mol-1) dưới đây:
Liên kết H-H C-H C-C C=O O=O H-O
E 436 414 347 (799 trong CO2) 498 464
2. Nhóm học sinh A muốn khám phá tính chất hoá học của sulfur dioxide đã thiết kế thí nghiệm như
hình vẽ:

Thí nghiệm thử tính chất của SO2.


Đầu tiên, nhóm học sinh cho khí N2 đi qua để đuổi hết không khí trong thiết bị, sau đó cho SO 2 thật dư
đi qua thiết bị. Hãy cho biết:
a) Giả thiết về tính chất nhóm học sinh muốn chứng minh theo thiết kế trên là gì?
b) Hiện tượng tại (1) là ___________________________
c) Hiện tượng tại (2) là ___________________________
d) Hiện tượng tại (3) là ___________________________
e) Kết luận rút ra từ các thí nghiệm trên là: SO 2 và dung dịch BaCl2 đều tạo kết tủa ở điều kiện
______ hoặc ______.
3. So sánh pH của các dung dịch loãng có cùng nồng độ mol/l sau: H 2SO4, NH4Cl, NH3, NaOH và
Ba(OH)2. Giải thích.
Câu IV (4,0 điểm):
1. Benzene và ethylbenzene có giá trị nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy như sau (không theo thứ tự):
nhiệt độ sôi: 80oC và 136oC; nhiệt độ nóng chảy: -95 oC và 5oC. Hãy sắp xếp nhiệt độ sôi và nhiệt nóng
chảy tương ứng với mỗi chất và giải thích ngắn gọn.
2. Hỗn hợp X gồm 3 Hydrocarbon thuộc dãy đồng đẳng alkene hoặc alkyne(trong đó có 2 chất có cùng
thể tích). Cho 0,15 mol hỗn hợp khí X cháy hoàn toàn trong oxygen dư thu được hỗn hợp Y gồm khí
và hơi. Hấp thụ Y vào dung dịch nước vôi trong thu được 30 gam kết tủa và khối lượng dung dịch
giảm 7,44 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng phần dung dịch còn lại thu được thêm 4,5 gam kết tủa. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính khối lượng hỗn hợp X.
b. Xác định công thức phân tử và tính thành phần phần trăm theo thể tích từng chất trong X.
3. Hợp chất A chứa các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy
hợp chất chứa 62,1% carbon và 10,3% hydrogen.
a. Xác định công thức phân tử của hợp chất A biết phổ MS của A cho thấy chất này có phân tử khối là
116.
b. Cho phổ hồng ngoại của hợp chất A dưới đây. Xác định nhóm chức có trong hợp chất A.

Câu V (4,0 điểm):


1. Hydrocarbon M mạch hở, có cấu trúc đối xứng và có công thức phân tử C 4Hx. Biết M có tối đa 3
liên kết , có khả năng làm mất màu dung dịch bromine nhưng không tạo kết tủa khi tác dụng với dung
dịch AgNO3/NH3. Viết các công thức cấu tạo có thể có của M.
2. X là một hydrocarbon có phân tử khối nhỏ nhất, là thành phần chính của khí bùn ao, khí thiên nhiên.
Y và Z là 2 hydrocarbon mạch hở đều có công thức phân tử chung là (CH) n. Từ X, Y, Z thực hiện các
chuyển hóa để điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:
X Y  Z T Cao su Buna
Hãy viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ trên.
3. Một loại xăng có chứa 4 alkane với thành phần về số mol như sau: 15% heptane, 40% octane, 25%
nonane và 20% decane. Một xe máy chạy 100 km thì tiêu thụ hết 2,42 kg loại xăng nói trên. Tính thể
tích khí carbonic và nhiệt lượng thải ra môi trường, biết nhiệt đốt cháy của xăng là 5337,8 kJ/mol,
năng lượng giải phóng ra có 80% chuyển thành cơ năng còn 20% thải ra môi trường, các thể tích khí
đo ở 27,3oC và 1 atm, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

You might also like