You are on page 1of 4

PHÒNG GD-ĐT THƯỜNG TÍN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

TRUỜNG THCS QUẤT ĐỘNG NĂM HỌC: 2022 -2023


Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Phần I (6,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó
bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó,
nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay
buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người
kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo
con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống
như bị gãy"
3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng
trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ?
4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ
tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử
dụng câu bị động và phép thế (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế).
Phần II (4.0 điểm): Đọc kĩ văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và
dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh,
cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy
Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn
Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là
một bài.
Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
– Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
– Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ
quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng.

1
Một thời gian sau, vua có dịp tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều,
Nguyễn Hiền bảo:
– Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ
nghi thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng ra rước quan Trạng tí hon về kinh.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)
Câu 1: Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong những câu văn in đậm.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên là vì bản thân cậu vốn
rất thông minh. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 3: Dựa vào văn bản trên và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu suy nghĩ về vấn đề:
Tự học là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công. (trình bày khoảng 2/3
trang giấy thi).

2
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MÔN: NGỮ VĂN 9 (Năm học 2022 – 2023)

PHẦN I ( 6 điểm):
1 Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn 0.5
Quang Sáng.
Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích là: Bé Thu, 0,5
nó (con bé) và anh Sáu (anh)
2 Thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh".
0.5

3 Lý do khiến nhân vật anh Sáu đau đớn là vì: Trên mặt anh bấy giờ có
một "cái thẹo" bởi chiến tranh gây ra, khiến mặt anh không giống với 1,0
tấm hình bé Thu có được cho nên "nó" đã không nhận anh là cha
4 *Hình thức: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận
diễn dịch làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha (anh Sáu) đối với con 0,5
(bé Thu) trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" trong đoạn văn có sử dụng
câu bị động và phép thế (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng
làm phép thế).
*Nội dung:
- Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên
lòng tình cảm thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán
biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô
chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con.
- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất 3,0
quyết không nhận anh là cha.
- Anh vô cùng đau đớn.
- Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi "ba"
của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
- Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc,
"nó" mới cất lên một tiếng gọi "ba" đến "xé ruột".
- Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu
luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng
thương nhớ con, hối hận đã đánh "nó" và kiên trì làm chiếc lược bằng
ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ
đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con.
- Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con.

3
PHẦN II (4.0 điểm):
1 Thành phần biệt lập phụ chú: mới 12 tuổi bổ sung thông tin cho còn nhỏ quá 0.5
2 Ý kiến đó là đúng nhưng chưa đủ.
Nguyễn Hiền thi đỗ Trạng nguyên từ nhỏ vì bản thân ông có tố chất thông 0.5
minh.
Nhưng yếu tố quyết định sự thành công là ý thức tự học, tinh thần vượt khó,
chăm chỉ, nghị lực sống. 0.5
3 Hình thức: đảm bảo dung lượng, diễn đạt mạch lạc…
Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
1. Tự học là gì?
Tự học là tự tìm tòi, luôn có nhu cầu tìm hiểu kiến thức nhằm làm rõ vấn đề,
thu gặt và chiếm lĩnh tri thức mà không cần sự đốc thúc hay kiểm tra từ người
khác.
Tinh thần tự học là tinh thần khao khát tri thức, chủ động học tập và rèn luyện 2,5
bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả.
2. Vai trò của việc tự học:
- Rèn luyện và phát triển tư duy
- Tiếp thu, tích lũy, làm chủ kiến thức nhanh chóng.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin
- Xây dựng cho bản thân tính chủ động, dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt
khó…
- Thể hiện ý thức, trách nhiệm với bản thân
- Không ai có thể dạy hết tất cả kiến thức cần trong đời sống. Cần tự học để
nâng cao hiểu biết của bản thân. Tự học là yếu tố quan trọng dẫn đến thành
công.
3. Mở rộng:
- Phê phán hiện tượng lười học, ham chơi, sống không có lý tưởng, mục đích
4. Liên hệ:
- Mỗi cá nhân nên xây dựng cho mình tinh thần tự học.
- Không nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà nên tự kiểm chứng,
tìm hiểu thêm để làm phong phú chúng.
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao
hơn.
- Tự học trong sách vở, trong đời sống, lao động

You might also like