You are on page 1of 4

PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN


(Phiếu số 1)

Họ và tên học sinh: ……………………………………………… Lớp:…………

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)


Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi có một cái răng khểnh. Khi đến trường, tụi bạn bảo đó là cái răng bừa cào. Mỗi lần tôi cười chúng
cứ chỉ vào đó:
- Ha ha, bừa cào kìa! Mày cho tao mượn về chải chí (1) đi!
Từ đó, tôi không dám cười nữa. Tôi rất đau khổ. Tôi ghét những đứa có hàm răng đều. Chúng còn chỉ
vào mặt tôi nói: “Đó là vì mày không chịu đánh răng. Những người đánh răng, răng mòn đều hết”.
Một hôm, bố tôi hỏi:
- Sao dạo này bố không thấy con cười?
Tôi nói:
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười.
- Nhưng khi con cười sẽ rất xấu xí.
- Tại sao vậy? Bố ngạc nhiên. Ai nói với con?
- Không ai cả, nhưng con biết nó rất xấu, xấu lắm bố ơi!
- Bố thấy nó đẹp. Bố nói nhỏ con nghe nhé! Nụ cười của con đẹp nhất!
- Nhưng làm sao đẹp được khi nó có cái răng khểnh?
- Ái chà! Bố bật cười. Thì ra là vậy. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn.
Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì lạ. Có
người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết
nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
Tôi biết một điều bí mật về cô giáo: cô có cái mũi hồng hơn những người khác. Và tôi đã nói điều đó
cho cô hay. Cô ngạc nhiên lắm:
- Thật không? Cô trợn mắt.
- Em nói thật! Mũi cô rất hồng. Em còn phát hiện một điều nữa, khi trợn mắt, mắt cô thật to. Những
người có con mắt nhỏ không làm được như vậy đâu. Bố em nói đó là một điều bí mật. Cô đừng nói cho ai
biết nhé. Khi cô nói điều bí mật ra, cô sẽ quên cái mũi cô ngay.
- Vậy à! Em có nhiều điều bí mật không?
- Dạ có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu. Em sợ em sẽ quên nó.

Trang 1/4 - Mã đề thi …


- Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi gặp cô,
em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, tập 2, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.18-20)
-------------------------------------------
Chú thích: (1) chí: con chấy

1. Câu hỏi trắc nghiệm (2.0 điểm)


Câu 1. Đoạn trích trên được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Không xác định được ngôi kể

Câu 2. Tại sao nhân vật “tôi” rất đau khổ và không dám cười nữa?
A. Vì nhân vật “tôi” có hai chiếc răng khểnh
B. Vì nhân vật “tôi” có một chiếc răng khểnh và đến trường bị các bạn trêu đùa.
C. Vì nhân vật “tôi” không chịu đánh răng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Câu văn nào không nói về việc người bố đã giải thích cho nhân vật “tôi” về nụ cười của em và
nhiều điều bí mật ở những người xung quanh mình?
A. Bố thấy đẹp lắm! Nó làm nụ cười của con khác với những đứa bạn.
B. Đáng lí con phải tự hào vì nó. Mỗi đứa trẻ có một điều kì lạ riêng. Có người có một đôi mắt rất kì
lạ. Có người có một cái mũi kì lạ. Có người lại là một ngón tay.
C. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy. Con sẽ biết nhiều điều bí mật về những người xung quanh
mình.
D. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó.
Câu 4: Các câu văn sau là lời của nhân vật hay lời của người kể chuyện?
- Tại sao con phải cười hả bố?
- Đơn giản thôi. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt đẹp nhất là nụ cười.
A. Lời của nhân vật
B. Lời của người kể chuyện
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Câu nào sau đây không có phó từ?
A. Từ đó, tôi không dám cười nữa.
B. Tôi có một cái răng khểnh.
C. Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ.
D. Con hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy.
Câu 6. Số từ (từ in đậm) trong câu sau thuộc loại gì?
“Khi gặp cô, em sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.”
A. Số từ chỉ số lượng
B. Số từ chỉ thứ tự
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 7. “Khi cười, khuôn mặt con sẽ rạng rỡ”, câu văn trên mở rộng thành phần gì?
Trang 2/4 - Mã đề thi …
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Đáp án B, C
Câu 8. “Chải chí” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
2. Câu hỏi tự luận (3.0 điểm)
Câu 9. (1.0 điểm) Hãy nhận xét 1 đặc điểm tính cách của nhân vật người bố và trích dẫn hai bằng chứng từ
ngữ liệu để minh họa cho nhận định của mình.
Câu 10. (1.0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau:
- Không sao đâu. Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi gặp cô, em
sẽ nhớ là có hai người cùng giữ chung một bí mật.
Câu 11. (1.0 điểm) Sau khi đọc xong đoạn trích trên, con đã rút ra được bài học/thông điệp gì cho bản thân
mình? Trích dẫn ít nhất một bằng chứng từ ngữ liệu để minh họa cho câu trả lời.
II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người con trong đoạn ngữ liệu trên (yêu cầu độ dài ít nhất 01
trang giấy thi)

***HẾT***
Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 3/4 - Mã đề thi …


Trang 4/4 - Mã đề thi …

You might also like