You are on page 1of 3

I.

Đọc thầm và làm bài tập:

Đọc đoạn văn sau:

TÀN NHANG

Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ đợi một
họa sĩ trang trí lên trên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay
“người ngoài hành tinh”,.... Một cậu bé cũng nắm tay bà chờ đến lượt
mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng
lên vì háo hức.

- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé
xếp hàng sau cậu bé nói to.

Ngượng ngập, cậu bé cúi gầm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu cũng ngồi
xuống bên cạnh: “Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của
cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đây".

Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé: Tàn nhang
cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ sẽ thích những vệt tàn nhang của
cháu!".

Cậu bé mỉm cười.

- Thật không bà?

Thật chứ! - Bà cậu đáp.. Đây, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những
đốm tàn nhang.

Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:

- Những nếp nhăn, bà ạ!

Câu 1. Khuân mặt của cậu bé có điều gì đặc biệt (0,5 điểm)

A. Khuân mặt rất trắng.

B. Khuân mặt của cậu bé có rất nhiều mụn.

C. Có một vết sẹo lớn trên mặt.


D. Khuân mặt có nhiều đốm tàn nhang nhỏ.

Câu 2. Bà cụ đã nói gì về những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé (0,5
điểm)

A. Bà cụ rất yêu những đốm tàn nhang này của cậu bé.

B. Bà cụ khen tàn nhang của cậu bé xinh và bà rất yêu những đốm tàn
nhang đó.

C. Những đốm tàn nhang nhỏ đã tạo nên nét đẹp riêng của cậu bé.

D. Bà cụ chê những đốm tàn nhang nhỏ của cậu bé rất xấu xí.

Câu 3. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

A. Không nên xấu hổ, cần tự tin và có suy nghĩ tích cực hơn.

B. Không nên chê bai và chế giễu ngoại hình của người khác.

C. Hãy luôn nói những lời tốt đẹp để an ủi người khác

D. Cả A và B

Câu 4. Hãy gạch chân vào từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1
điểm)

Gầy gò/ dong dỏng/ hồi hộp/ mập mạp/ lênh khênh

Câu 5. Tìm và ghi lại hai động từ và hai tính từ có trong bài học
trên: (1 điểm)

Hai động từ chỉ hoạt động Hai tính từ chỉ trạng thái

Câu 6. Em hãy gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong câu văn sau
và cho biết chủ ngữ đó được dùng để làm gì? (1 điểm)

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 7. Cho câu chủ đề sau “Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn
cảnh thật đáng thương tâm”, viết đoạn văn (từ 3-4 câu) cho chủ đề
trên: (1 điểm)

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG

Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi,
những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như
nhung bay nhanh loang loáng.

Vú Tú Nam

2. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn tả cây hoa đào mà em yêu thích.

You might also like