You are on page 1of 23

CHẤT LƯU

A - LÍ THUYẾT
I. CHẤT LỎNG ĐỨNG YÊN
1. ÁP SUẤT THỦY TĨNH
Khi đứng hoặc lặn trong nước ở hồ hay bể bơi, ta cảm nhận được áp suất của nước tác dụng lên cơ thể
mình.
Áp suất gây ra bởi một chất lỏng đứng yên gọi là áp suất thủy tĩnh.
Tại một điểm trong lòng chất lỏng đứng yên, ở độ sâu h so với mặt phẳng thoáng, áp suất thủy tĩnh gây
ra bởi cột chất lỏng được tính bằng công thức
(1)
trong đó là áp suất thủy tĩnh có đơn vị là Pa (1 Pa = 1N/ ), là khối lượng riêng của chất lỏng có đơn
vị là kg/ và là gia tốc rơi tự do có đơn vị là m/s2.
2. NGUYÊN LÍ PA-XCAN
a. Ảnh hưởng của áp suất bên ngoài đến áp suất thủy tĩnh
Áp suất tại điểm có độ sâu h trong lòng một chất lỏng là
(2)
trong đó là áp suất ngoài gây ra trên chất lỏng.

Trong trường hợp chất lỏng có mặt thoáng như nước trong ao, hồ thì là áp suất khí quyển. Công
thức (2) cho thấy áp suất tại mọi điểm trong chất lỏng đứng yên đều tăng thêm một lượng bằng áp suất ngoài.
Công thức (2) cũng cho thấy, mọi điểm ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng đồng chất đứng yên thì
nó cùng một áp suất thủy tĩnh.
b. Nguyên lí Pa-xcan
Áp suất ngoài tác dụng lên một chất lỏng bị giam kín được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn đến mọi
điểm trong long chất lỏng.
c. Máy ép (hoặc máy nâng) thủy lực
Nguyên lí Pa-xcan có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật. Máy ép
(hoặc nâng) thủy lực như hình bên là một ví dụ.
Chỉ cần dùng một lực nhỏ tác dụng lên pit-tông có diện tích
nhỏ S1 ở đầu vào cũng tạo ra được một lực lớn hơn rất nhiều tác
dụng lên pit-tông có diện tích S2 lớn hơn ở đầu ra. Đó là vì áp suất
ngoài do lực tác dụng lên pit-tông nhỏ đã được chất lỏng truyền
nguyên vẹn tới pit-tông lớn, do đó tạo ra được một lực lớn để nâng (hoặc ép) vật thoả hệ thức

.
II. CHẤT LỎNG CHUYỂN ĐỘNG
1. LƯU LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC
a. Lưu lượng là thể tích chất lỏng đi qua tiết diện
của một ống dòng trong một đơn vị thời gian

. (3)
b. Phương trình liên tục
Vì không một chất lỏng nào đi vào trong ống dòng mà không thoát ra nên nếu chất lỏng không chịu nén
thì lưu lượng tại một tiết diện bất kì của ống dòng đều bằng nhau

1
. (4)
Phương trình (4) được gọi là phương trình liên tục. Nó cho biết tại tiết diện ống dòng lớn thì tốc độ dòng
chảy nhỏ.
2. ĐỊNH LUẬT BÉC-NU-LI (1700-1782)
Định luật Béc-nu-li dựa trên 3 giả định: sự chảy thành dòng và đều,
chất lỏng không chịu nén, độ nhớt không đáng kể.
Xét sự chuyển động từ trái sang phải của khối chất lỏng nằm giữa
hai tiết diện S1 và S2 của một ống dòng như hình bên. Phương trình định
luật Becnuli là

(5a)

. (5b)
Trong trường hợp ống dòng nằm ngang, phương trình (5b) trở thành

. (5c)
Khi ấy, định luật Béc-nu-li được phát biểu thành lời như sau:
Trong một ống dòng nằm ngang, ở nơi nào chất lỏng chảy với tốc độ lớn thì
ở nơi đó có áp suất nhỏ và ngược lại.
Phương trình Béc-nu-li cho phép tính được vận tốc của chất lỏng
chảy ra khỏi một vòi nước đặt ở đáy một bể nước như hình bên

.
Kết hợp với (4) ta được

.
Nếu thì và do đó
. (6)
Công thức (6) cho thấy, tốc độ của dòng nước chảy ra ở vòi ở cách mặt thoáng một đoạn h bằng tốc độ
của một vật khi rơi tự do được một đoạn đường h.
3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG TRÌNH BECNULI
a. Những ứng dụng kỹ thuật
+ Lực nâng
Gió chuyển động ở phía trên cánh máy bay nhanh hơn ở phía dưới
như hình bên, áp suất của không khí ở phía trên nhỏ hơn, sự chênh lệch
áp suất tạo ra lực nâng. Nhưng phương trình Béc-nu-li mới chỉ giải
thích được một khía cạnh của lực nâng. Còn một nguyên nhân nữa.
Thường thường cánh máy bay hơi hướng lên trên để cho không khí khi
đập vào mặt dưới thì bị lệch về phía dưới. Sự biến thiên động lượng
của các phân tử khí cũng gây ra một lực đẩy phụ hướng lên trên.

+ Bộ chế hòa khí của ôtô xe máy

2
Ống dẫn khí của bộ chế hòa khí của ôtô, xe máy là một ví dụ Ống
được đặc trưng bởi chỗ thoắt cổ chai. Luồng không khí qua lỗ thoắt được tăng tốc nên hạ áp suất ở
chỗ thoắt. Xăng ở bình chứa trong bộ chế hòa khí có áp suất khí quyển nên bị hút vào luồng không khí và
trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh của động cơ đốt trong.

+ Máy phun sơn


Hình bên vẽ sơ đồ một máy phun sơn. Một luồng không khí thổi mạnh ngang qua
đầu một ống hở làm giảm áp suất ở miệng ống. Sự chênh áp suất của không khí ở bề mặt
nước sơn trong bình so với áp suất ở miệng ống đã hút nước sơn theo ống vào trong luồng
không khí. Nước sơn bị phân tán thành những hạt nhỏ như hạt bụi và phun ra ngoài.

+ Ống đo Ven-tu-ri
Ống đo Ven-tu-ri được dùng để đo tốc đọ của dòng chảy. Ống được nối giữa hai tiết
diện và của một cái ống để đo tốc độ của dòng chảy trong ống như hình bên. Khi chất lỏng chảy từ chỗ
ống rộng đến chỗ ống hẹp thì tốc độ của dòng chảy tăng kéo theo sự giảm áp suất, làm cho mặt chất lỏng ở
hai nhánh của ống đo chênh nhau một độ cao h
,
trong đó là khối lượng riêng của chất lỏng trong ống đo, với .
Áp dụng phương trình định luật Béc-nu-li và phương trình liên tục,
ta có

và .
Suy ra

b. Những ứng dụng trong đời sống


+ Thuyền buồm có thể đi ngược gió thổi
Hai chiếc buồm, một lớn, một nhỏ được đặt sao cho làm tăng vận tốc của
không khí trong hành lang hẹp ngăn cách hai buồm. Áp suất ở phía sau buồm
lớn thường lớn hơn hẳn về phía t rước.Thuyền buồm chịu một lực đẩy về phía
trước (Hình bên).
Muốn thuyền buồm đi ngược gió thì phải hướng chiếc buồm lớn theo một góc
nằm giữa hướng của gió và của sống thuyền.
+ Để tránh bị ngạt, các con chuột đồng, con thỏ và các động vật khác
sống ở dưới mặt đất phải đào đường hầm rất thông thoáng. Các đường hầm
này thường có ít nhất hai lối vào. Vì vận tốc của không khí thay đổi một chút từ lỗ này qua lỗ khác, gây ra một
sự chênh lệch nhỏ về áp suất. Kết quả là nó hút một luồng không khí vào trong đường hầm. Các con vật còn
đào đường hầm ở những độ cao khác nhau. Hệ thống hầm này còn hiệu quả hơn vì vận tốc của gió có xu
hướng tăng theo độ cao.
+ Bơm xịt nước hoa, bình phun thuốc trừ sâu.

4. ĐỘ NHỚT. LỰC MA SÁT NHỚT


a.Thí nghiệm

3
Người ta đổ một lớp chất lỏng vào giữa hai tấm phẳng, một đứng yên, một chuyển động như
hình bên. Do có lực liên kết giữa các phần tử của chất lỏng và các phân tử của tấm phẳng mà chất lỏng
tiếp xúc trực tiếp với mỗi tấm.
Mặt trên của chất lỏng chuyển động với cùng vận tốc v như tấm trên. Trái lại, mặt dưới chất lỏng thì
đứng yên như tấm dưới và làm chậm lại sự chảy của lớp chất lỏng ở ngay sát trên. Đến lượt mình nó lại làm
chậm sự chảy của lớp tiếp theo, cứ như thế. Kết quả là vận tốc ở trong chất lỏng thay đổi một cách tuyến tính
từ 0 đến v. Sự thay đổi này chia cho khoảng cách giữa hai tấm tức là gọi là gradien vận tốc.
b. Sự dịch chuyển của tấm trên đòi hỏi một ngoại lực nào đó. Thực nghiệm cho thấy, F tỉ lệ với diện tích
S của một trong hai tấm, tỉ lệ với vận tốc v và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai tấm

. (7a) Hệ số tỉ lệ
không đổi η (đọc là ê-ta) được gọi là độ nhớt có đơn vị là Pa.s. Trường hợp tổng quát
thì gradien của vận tốc thay đổi. Hình bên cho ta biết gradien vận tốc của nước chảy
trong một ống. Khi ấy ta có:

(7b)

trong đó là , tức là độ biến thiên vận tốc tính trên một đơn vị khoảng cách đặt vuông góc với
(hình bên).
Công thức (7a), (7b) là công thức của lực ma sát nhớt.
5. SỰ CHẢY THÀNH DÒNG TRONG CÁC ỐNG. CÔNG THỨC POA-ZƠI
Một chất lỏng lí tưởng không có độ nhớt có thể chảy tỏng một ống nằm ngang mà không cần ngoại lực.
Tuy nhiên, các chất lỏng thực như dầu, nước, máu... đều có dộ nhớt, nên muốn chảy đều thì cần phải có một
độ chênh lệch áp suất giữa hai đầu ống. Nhà vật lí và bác sĩ người Pháp Poa-zơi (Poiseuille 1799-1869) đã xác
định được sự phụ thuộc của lưu lượng của một chất lỏng trong một ống tròn vào các yếu tố như độ nhớt, hiệu
của hai áp suất giữa hai đầu ống và kích thước của ống. Ông đã đưa ra công thức sau đây

(8)
trong đó R là bán kính trong của ống, l là chiều dài của ống.

Điều đáng ngạc nhiên mà công thức (8) cho ta là lưu lượng Q, và do đó tốc độ chảy v, tỉ lệ với . Nếu
bán kính của ống giảm đi một nửa thì tốc độ chảy giảm đi 16 lần! Một ví dụ thú vị là sự lưu thông của máu
trong cơ thể. Cơ thể điều khiển sự lưu thông của máu trong các động mạch bằng các sợi cơ bao quanh chúng.
Khi các sợi cơ co lại, chúng làm giảm bán kính của một động mạch và do đó làm giảm mạnh tốc độ chảy của
máu trong động mạch đó. Bằng cách như vậy, các sợi cơ có thể điều khiển một cách chính xác sự cung cấp
máu đến các phần khác hau trong cơ thể.
6. CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT TRONG CHẤT LỎNG, LỰC CẢN CỦA CHẤT LỎNG, VẬN
TỐC GIỚI HẠN
a. Lực cản của chất lỏng
Khi một vật chuyển động trong chất lỏng đứng yên thì chất lỏng này tác dụng lên nó một lực cản. Độ
lớn của lực cản phụ thuộc vào độ nhớt chất lỏng, tốc độ của vật và vào chuyển động có xoáy hay không có
xoáy ở đằng sau vật.

4
Thí nghiệm chứng tỏ khi tốc độ của vật còn nhỏ thì sự chảy của chất lỏng xung quanh một vật là sự chảy
thành dòng, thành lớp và lực cản tỉ lệ với tốc độ v

.
Hệ số tỉ lệ k phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của vật cũng như độ nhớt của chất lỏng. Đối với quả
cầu bán kính r thì và kéo theo

, (áp dụng cho quả cầu). (9)


Khi tốc độ của vật lớn thì có dòng xoáy ở sau vật và lực cản lớn hơn. Khi ấy lực cản tỉ lệ với bình
phương của tốc độ v, tức là .
b. Vận tốc giới hạn
Khi vật rơi trong một chất lỏng dưới tác dụng của trọng lực, lực đẩy ác-si-mét và lực cản của chất lỏng,
thì đến một lúc nào đó vật đạt tới vận tốc giới hạn và vật sẽ chuyển động với vận tốc này.
Thật vậy, áp dụng định luật II Niu-tơn

trong đó: : khối lượng riêng của vật

: khối lượng riêng của chất lỏng

: thể tích của vật.

Khi ta có (10)
Ví dụ: Một giọt nước nhỏ, đường kính 1,2.10 -3 mm rơi trong khí đạt đến vận tốc giới hạn

. Giá trị nhỏ này giải thích tại sao các đám mây được hình thành bởi những giọt nước
nhỏ li ti, lại hạ thấp rất chậm trong không khí.
7. CÁC PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LƯỢNG VÀ MOMEN ĐỘNG LƯỢNG CHO MỘT
CHẤT LỎNG CHUYỂN ĐỘNG
a. Phương trình động lượng
+ Động lượng
Gọi m là khối lượng của khối chất lỏng chảy qua một diện tích S, v là tốc độ chảy. Động lượng của khối
chất lỏng này theo hướng x được định nghĩa như sau

(11a)
r
v

với là góc mà vectơ làm với pháp tuyến của diện tích S Pháp tuyến và là
thành phần của theo hướng x (Hình bên).
S x
Gọi Q là lưu lượng của chất lỏng trên diện tích S.

5
Vì nên công thức (11a) được viết thành

. (11b)
+ Phương trình động lượng

Xét chuyển động của khối chất lỏng m trong một đoạn ống nằm giữa hai tiết diện và . Áp dụng
định luật II Niu-tơn ta có

. (12)
Phương trình (12) được gọi là phương trình động lượng áp dụng chất lỏng chuyển động không đổi.
Khi áp dụng phương trình (12), phải chọn thể tích cần xét sao cho sự chảy của chất lỏng là đều ở cả hai
phía trái và phải của thể tích, còn mọi sự không đều nếu có thì nằm trong thể tích này. Thêm nữa, thể tích của
chất lỏng phải vào qua một mặt và ra ở mặt kia, còn các mặt còn lại của thể tích tác dụng như các bờ.
+ Các lực tác dụng lên khối chất lỏng đang xét bao gồm: trọng lực, áp lực, các lực mà bờ tác dụng lên
chất lỏng, lực ma sát nhớt.
Nếu các lực khác tương đối lớn thì có thể bỏ qua lực ma sát nhớt.
b. Phương trình momen động lượng
+ Momen động lượng
Giả sử hạt khối lượng m đang quay trong mặt phẳng nằm ngang xOy y
quanh trục thẳng đứng Oz (Hình bên).
Theo định nghĩa, momen động lượng đối với trục z là r
v
α
r
r m
hay (13a)
Oz x

trong đó .
Áp dụng vào trường hợp một khối chất lỏng chảy qua một tiết diện S y
với tốc độ v (Hình bên), công thức (13a) được viết lại thành

. (13b) r
v
+ Phương trình momen động lượng α
r
Theo định lí biến thiên momen động lượng thì độ biến thiên momen
động lượng trong một đơn vị thời gian bằng momen của ngoại lực. Áp r S
x
dụng vào một khối chất lỏng chảy vào tiết diện l và chảy ra tiết diện 2 của Oz 1
ống nằm ngang, ta có

(14)

6
trong đó , , là các đại lượng ứng với tiết diện vào , còn , , là các đại lượng ứng với
tiết diện ra .
Phương trình (14) được gọi là phương trình momen động lượng áp dụng cho một chất lỏng chuyển động
không đổi.

c. Ứng dụng
+ Phương trình động lượng có nhiều ứng dụng, chẳng hạn như xác định:
- Các lực tác dụng lên một tấm phẳng đứng yên, hay chuyển động, lên chong chóng, cánh quạt, chân vịt,
… - Các lực tác dụng vào các vật trong không khí, vào các cấu trúc trong kênh, mương, …
+ Phương trình momen động lượng tìm thấy ứng dụng trong các hệ thống tưới nước, máy bơm và tua
bin, …

B - BÀI TẬP
Bài 1. Nước từ đường phố có áp suất 3,3 atm chảy vào một toà nhà với tốc độ 0,50 m/s qua một ống
nước có đường kính 5,0 cm. Đường kính của ống nhỏ dần khi lên cao. Đến tầng trên cùng cao 25 m, đường
kính của ống chỉ còn 2,5 cm. Hãy tính tốc độ và áp suất của nước trong các ống ở tầng trên cùng. Bỏ qua độ
nhớt của nước. Biết rằng 1 atm N/m2 và lấy m/s2.

ĐS atm.
2
Bài 2: Nước có khối lượng riêng 1000 kg/m3 chảy qua một ống nằm ngang thu hẹp dần từ tiết diện S1 =12 cm
S1
S2 =
đến 2 . Hiệu áp suất giữa chỗ rộng và chỗ hẹp là 4122 S1 v1
Pa. Lưu lượng của nước trong ống là bao nhiêu ? S2 v2

ĐS  A= S1.v1 =2.10-3m3/s
Bài 3: Một ống dẫn nước vào tầng trệt có đường kính trong là
d
d, tốc độ nước là 1,5 m/s và áp suất 2.10 Pa. Sau đó ống thắt hẹp dần đến đường kính trong là 4 khi lên đến
5

tầng lầu cao 5 m so với tầng trệt. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 và lấy g = 10 m/s2. Áp suất
nước ở tầng lầu bằng bao nhiêu ?
ĐS p2 = 1,33.103 Pa.
Bài 4: Dưới đáy một thùng gỗ có lỗ hình tròn tiết diện S = 12 cm 2. Đậy kín lỗ bằng một nắp phẳng được ép từ
ngoài vào bởi một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Đổ vào thùng một lớp nước dày h = 20 cm. Khối lượng
3
riêng của nước là ρ=10 kg/m3. Lấy g = 10m/s2 . Để nước không bị chảy ra ngoài ở lỗ đó thì lò xo bị nén một
đoạn ít nhất là bao nhiêu?

ĐS:
x min =2 , 4 cm

Bài 5: Cho một máy phun nước được cấu tạo như hình vẽ. Hỏi
chiều cao của ống C(so với mặt chất lỏng) chỉ có thể lớn nhất là
bao nhiêu để máy hoạt động được nếu chất khí là không nén được
và lực nội ma sát coi như không đáng kể?
7
ĐS
Bài 6: Một thanh mỏng đồng chất, đầu trên được nối với bản lề, đầu dưới nhấn chìm trong nước. Thanh nằm
cân bằng trên mặt nước ở độ sâu đúng giữa thanh. Xác định khối lượng riêng của thanh đó

ĐS
Bài 6b: Trong một ống có nước chảy, người ta cắm hai ống áp kế
tại những chỗ có tiếp diện ống bằng S 1 và S2 với S1 S2. Hiệu hai
mức nước trong hai ống áp kế bằng Tìm thể tích nước chảy
trong một đơn vị thời gian qua tiết diện của ống.
ĐS

Bài 7. Quả cầu bằng thép đặc, nổi trên mặt một chậu thủy ngân. Nếu đổ
thêm nước lên thủy ngân cho đến khi nước vừa vặn ngập quả cầu thì thể
tích phần quả cầu ngập trong thủy ngân giảm bao nhiêu so với thể tích quả
cầu. Cho khối lượng riêng của thép là ρ = 7880 kg/m 3 ; của thủy ngân là ρ =
13600 kg/m3 ; của nước là ρ = 1000kg/m3.
(Trích đề giới thiệu thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng
Bắc bộ của trường THPT chuyên Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh)
ρ 2 ρ 1− ρ
ĐS H= = 3,3%.
ρ1 ρ1−ρ2
Bài 8. Một tấm hình vuông, có diện tích 0,50 m x 0,50 m, nặng 500
N, trượt xuống một mặt phẳng nghiêng so với phương ngang với vận
tốc không đổi 1,75 m/s. Kẽ hở giữa tấm và mặt phẳng nghiêng chứa một lớp dầu dày 2 mm (Hình bên). Tìm
độ nhớt của dầu.
Bài giải:
Vì tấm chuyển động thẳng đều nên ta có

8
.
Bài 9: Một vật có khối lượng m=2kg và thể tích V=1000 cm3 đặt dưới đáy bể nước có độ sâu h=5m. Tính
công thực hiện để nâng vật lên khỏi mặt nước một khoảng H=5m. Công này có bằng sự thay đổi thế năng của
vật không? Hãy giải thích?
Bài 10. Một bình hình trụ chứa một chất lỏng (Hình a). Hãy xác định phương trình của mặt thoáng chất
lỏng khi:

a) Bình chuyển động với gia tốc không đổi (Hình b).
b) Bình quay quanh trục của nó với tốc độ góc không đổi (Hình c).

Phương trình (2) cho biết mặt thoáng là một mặt parabol.
Bài 11. Một chất lỏng hình chữ U, tiết diện đều, chứa hai chất lỏng có khối lượng
riêng gấp đôi. Khi ống còn đứng yên, mặt phân cách hai chất lỏng đi qua trục đối xứng
(Hình bên). Hỏi nếu ống quay xung quanh trục đối xứng với tốc độ góc không đổi
thì mặt phân cách dịch đi một đoạn bằng bao nhiêu và về phía nào?

Cho biết R = 20 cm, = 5 rad/s, g = 10 .


Bài giải:
Khi chưa quay :

Giả sử ; (1)
Khi quay : Chọn HQC gắn với ống. Đây là
HQC quay quanh trục đối xứng của ống với tốc độ góc ω. Khi ấy
phần chất lỏng nằm ngang gây ra bởi hai cột chất lỏng. Ta hãy tính áp suất này

Tính tương tự :
Mặt phân cách hai chất lỏng dừng lại khi có cân bằng áp suất ở hai bên mặt phân cách

9
Kết hợp với (1) ta được

m cm.

Bài 12. Một bể nước đặt trên sàn nhà. Lỗ thủng ở thành bể cao còn mực nước ở trong bể cao so
với sàn nhà.
a) Hỏi dòng nước phụt ra ở lỗ chạm vào sàn cách bể nước bao xa?

b) Đục thêm một lỗ khác cao . Hỏi phải bằng bao nhiêu để dòng nước phụt ra cũng chạm sàn ở
cùng một tầm xa.
Coi nước không chịu nén, bỏ qua độ nhớt của nước. Coi mực nước trong bể giảm rất chậm.
Bài giải:
a) Gọi S1 và S2 lần lượt là tiết diện của lỗ thủng và của bể ; v1 và v2 là tốc độ của nước ở hai tiết diện đó.

Phương trình liên tục cho .

Định luật Béc-nu-li: .

Suy ra :
Nước phụt ra theo phương ngang giống như một vật bị ném ngang :

Nước chạm sàn cách bể một đoạn L. Ta có :

10
b) Ở lỗ thứ 2 :

Bài 12. Một xi lanh hình trụ có chiều cao H và đường kính đáy 2R được đặt ở nơi có áp suất
khí quyển là patm và gia tốc trọng trường g (Hình dưới bên trái). Ban đầu xi lanh được lắp bằng một chất lỏng lí
tưởng không chịu nén và có khối lượng riêng .

a) Tính áp suất ở đáy xi lanh (ở B).

b) Tại thời điểm ở đáy xi lanh xuất hiện một lỗ thủng đường kính với (Hình dưới bên
phải). Ở thời điểm , hãy tìm:
A

H H
h

B B
2r
2R 2R

+ Vận tốc chất lỏng ở bề mặt ( ) như một hàm của vận tốc chất lỏng chảy qua lỗ B ( ).

+ Vận tốc của chất lỏng chảy ra khỏi lỗ B như một hàm của độ cao của mực chất lỏng trong xi
lanh, sử dụng các giả thiết của bài toán.
(Trích bài 1.78 trang 46 sách Tuyển tập các đề thi Olympic Vật lí đặc sắc trên thế giới, tác giả Nguyễn
Ngọc Tuấn, năm 2016)
Bài giải:

a) Áp suất thuỷ tĩnh ở đáy xi lanh là .

b) Dùng phương trình liên tục ta có . Suy ra .

Vì nên . Do đó ta có thể giả thiết các dòng chảy hầu như không thay đổi khi tính .
Dùng phương trình định luật Béc-nu-li cho một dòng chảy đi từ bề mặt chất lỏng và đi qua lỗ ở đáy ta có

11
Suy ra vận tốc của chất lỏng chảy ra khỏi lỗ B là

Khi có thì có thể bỏ qua số hạng ở phương trình Torricelli ở trên

.
Bài 13. Một tia nước hình tròn đường kính
, đập vào một chiếc đĩa giữ yên vuông goác với tia nước
với vận tốc v = 28 m/s (Hình bên). Hãy xác định: v
d
a) Lưu lượng của tia nước.
b) Lực mà đĩa tác dụng lên tia nước.

Bài giải:
a) Lưu lượng của tia nước là

m3/s.
b) Xét khối nước giữa hai tiết diện 1 và 2 (Hình bên) và xét theo phương x :

.
Bài 14. Một tia nước phụt ra từ một vòi nước cứu hỏa, đường 1
kính 20mm. Ở cuối vòi nước có gắn một miệng vòi, đường kính
v1 2
5,0 mm. Áp suất tại tiết diện 1 là 200 (hình bên).Hãy xác
định lực của miệng vòi lên dòng nước. Bỏ qua áp suất khí quyển. p1

Bài giải:
Xét khối nước giữa hai tiết diện 1 và 2 (Hình bên dưới)
Phương trình liên tục cho

. (1)
Định luật Béc-nu-li cho ta

.
Thay (1) vào ta được

m/s ; m/s;

m3/s.

12
Phương trình động lượng là

N
Bài 15. Một tấm phẳng dài, nặng 10 N có lắp bẳn lề ở cạnh trên
cùng để có thể quay xung quanh một trục nằm ngang . Một luống không
khí có đường kính d = 25 mm thởi vuông góc vào tấm phằng lúc đầu
thẳng đứng tại tâm của nó với tốc độ v = 50,0 m/s (Hình bên). Hãy xác
định: d v
a) Góc mà tấm phẳng làm với phương thẳng đứng khi cân bằng.
Biết .
b) Lực cần phải đặt vào cạnh dưới để giữ tấm thẳng đứng.
Bài giải:
Xem Hình bên.
a) Momen lực của luồng không khí tác dụng lên tấm phẳng
cân bằng với momen của trọng lực. Chọn trục x vuông góc với
tấm phẳng khi cân bằng. Gọi F Bx là lực mà tấm phẳng tác dụng
lên luồng khí. Ta có được

.
Momen lực của luông khí tác dụng lên tấm phẳng là

.
Điều kiện cân bằng momen là

b)

Bài 16. Một tia nước có tiết diện S đập vuông góc vào tâm của một tấm

phẳng thẳng đứng với vận tốc v, làm nó chuyển động cùng chiều với vận tốc
(Hình bên). Hãy xác định :
a) Công thực hiện trên tấm trong 1 s.
b) Hiệu suất cực đại của tia nước.
Bài giải:
a) Nếu coi tấm là đứng yên thì tia nước đập vào tấm có vận tốc là và có lưu lượng

13
Lực tác dụng lên tấm là:

Công thực hiện trong 1 s : .

b) Hiệu suất của tia nước :

Đặt . Ta có Hmax khi .

Thay vào được

Bài 17. Một chiếc cần tưới nước (Hình bên) có hai lỗ
đường kính 5 mm, và phun được 0,20 lít nước trong một giây.
Hai nhánh của cần dài 100 mm và 200 mm. Hãy xác định của 1 2
chuyển động quay của cần tưới và momen lực cần thiết để giữ
cho chiếc cần đứng yên. Bỏ qua ma sát nhớt.
100 mm 200 mm
Bài giải:
Tiết diện của lỗ = 0,785.0,0052 = 1,96.10-5 m2.

Nước phun ra ở mỗi lỗ = .

Vận tốc tương đối (đối với cần) chảy qua lỗ : .

Chiếc cần tưới nước sẽ quay theo chiều kim đồng hồ với vận tốc góc . Vì không có ma sát, ko có
momen ngoại lực tác dụng lên hệ thống và vì momen động lượng bạn đầu của chất lỏng chat vào hệ thống
bằng không nên momen động lượng của chất lỏng rời khỏi hệ thống phải bằng không

Suy ra (1)
trong đó v1 và v2 là những vận tốc tuyệt đối tại các lỗ 1 và 2.

Theo công thức cộng vận tốc ta có: .

Thay vào (1) được: . Suy ra .


Momen lực cần để giữ cho cần tưới không quay là

trong đó u là tốc độ của dòng nước chảy qua lỗ

14
N.m
Bài 18. Một quả cầu, khối lượng m, bán kính R, được dùng để bịt kín một lỗ thủng
tròn, bán kính r ( ) ở đáy của một côngtennơ lúc đầu đầy, sau giảm dần và đến khi
h
còn một độ cao (hình bên). Hãy tìm .
R

r
Gợi ý: Bài này dùng phép tích phân.
Bài giải:
Gọi V là phần thể tích của quả cầu chìm trong nước. Nếu ta hình dung lấy đi phần thể tích quả cầu nhô
ra ngoài lỗ và không gian ở đáy container đầy nước thì lực đẩy Acsimet sẽ là

.
Nhưng thực tế là không có nước ở lỗ nên không có lực đẩy của nước lên diện tích AB của quả cầu. Do
đó lực đẩy Acsimet chỉ còn là

.
Điều kiện để quả cầu tách ra khỏi lỗ là

.
Bây giờ ta tìm V (Hình dưới).

Cuối cùng ta có .
Chú ý : Đáp số chỉ đúng khi trên đỉnh quả cầu có nước.
Bài 19. Hình a và b ở dưới cho thấy một chiếc thuyền buồm đớn giản được nhìn từ phía bên và phía
sau.Buồm có diện tích là S. Tốc đọ gió là v, của thuyền .
a) Tìm lực của gió tác dụng lên buồm. Chứng tỏ rằng lực này Gió
có dạng và cho biết đơn vị của hệ số tỉ lệ k. Dây điều khiển

b) Tính công suất gió.


a) b)
c) Hãy giải thích tại sao khi tốc độ gió tăng gấp đôi mà tốc độ (Nhìn từ phía bên) (Nhìn từ phía sau)
thuyền không tăng gấp 4?
Bài giải:

15
a) Gọi là vận tốc của gió so với buồm. Ta có

Đặt , ta có , F có đơn vị là N= ; v có đơn vị là .


Suy ra k có đơn bị là kg.s-1.

b) .
c) Khi tốc độ của thuyền tăng thì lực cản của nước cũng tăng theo. Sự có mặt của lực cản này làm tốc độ
của thuyền không tăng lên gấp 4.
Bài 20. Hình bên mô tả một máy bơm nước. Một ống hình trụ
có tiết diện ngang S1 nối bể nước với một bình hình trụ bán kính r,
bên trong bình có gắn các lá kim loại, khi hoạt động tất cả đều được
đổ đầy nước, một động cơ điện làm bình và nước bên trong cùng
quay với tốc độ góc ω. Biết độ cao của bình so với mặt nước trong
bể là h, khối lượng tiêng của nước là ρ và áp suất khí quyển là p0.
Coi nước là chất lỏng lý tưởng, bỏ qua mọi ma sát.
a) Tìm áp suất của nước trên mặt bên của bình nếu tất cả các
lỗ bị bịt kín.
b) Các lỗ được mở, tìm vận tốc v của dòng nước phun ra so
với mặt đất.
c) Nếu công suất của động cơ điện là P. Tìm lưu lượng lớn
nhất của máy bơm (thể tích nước qua máy bơm trong một đơn vị thời gian).
(Trích đề giới thiệu thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ của trường THPT chuyên
Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh)
Bài giải:
a) Khi máy bơm hoạt động nước trong bình quay nên gây ra áp suất phụ do tác dụng của lực quán tính li
tâm với mật độ

.
Do đó áp suất phụ đó bằng

.
Vậy áp suất tại mặt bên của bình bằng

.
b) Theo định luật Bernoulli

16
.
Suy ra

Vận tốc dòng nước phun ra khỏi bình so với mặt đất là

.
c) Theo định luật bảo toàn năng lượng, lưu lượng qua máy bơm lớn nhất khi vận tốc dòng nước phun ra
là nhỏ nhất hay u = 0.
Khi đó

.
Vận tốc dòng nước là

Lưu lượng lớn nhất của máy bơm là μ với .

Vậy .
Bài 21. Bể chứa nước A có thể tích rất lớn được nối với
một ống cái B có phần nằm ngang trên mặt đất như hình bên,
trong đó C là một ống nhỏ thẳng đứng và K là khóa. Đường
kính tiết diện của ống cái B và của vòi V tương ứng là
và . Mặt nước trong bể cách đáy bể và
cách phần nằm ngang của ống cái tương ứng bằng
và . Cho khối lượng riêng của nước là
.
1. Mở khóa K, hãy tìm:
a. Độ cao của tia nước phun ra từ vòi V (coi vòi V
hướng thẳng đứng lên)?
b. Vận tốc của dòng nước trong ống cái? Áp suất ở đầu ống cái?
c. Độ cao của mực nước dâng lên trong ống C?
2. Nước đang chảy thì người ta đột ngột đóng khóa K trong khoảng thời gian rất ngắn, khi đó có một
phần nước chiều dài trong ống cái bị chặn đột ngột. Người ta thấy nước trong ống C vọt lên độ cao lớn hơn
? Hãy giải thích hiện tượng này? Tìm độ cao của nước vọt lên được? Biết rằng được tính theo công thức:
, với là vận tốc truyền âm trong nước. Bỏ qua mọi sức cản, lấy .
(Trích đề giới thiệu thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ của trường THPT chuyên
Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh)

17
Bài giải:
Áp dụng phương trình Béc – nu – li (coi vận tốc của nước tại mặt nước trong bể bằng không), tính dược
vận tốc v của nước phun ra từ vòi (Công thức Torixenli) là

. (1)

Thay số được: .
Nước ra khỏi vòi có vận tốc ban đầu hướng thẳng đứng lên trên, nó chuyển động chậm dần đều lên
cao, đi được quãng đường thẳng đứng là h thì vận tốc triệt tiêu, do đó

- Gọi là vận tốc của nước trong ống cái, ta có

, với ;

.
Áp dụng phương trình Béc – nu – li cho mặt nước trong bể và đầu M của ống cái, ta có

với =>
Áp dụng phương trình Béc – nu – li cho mặt nước trong bể và tiết diện N của ống cái nơi có ống C

=> .

Mặt khác ta có: , với là chiều cao cột nước trong ống C.

Từ đó ta tính được: .

Phần nước bị chặn đột ngột có chiều dài , có khối lượng là với vận tốc , nghĩa là có động
lượng . Phần nước này dừng lại đột ngột do chịu tác dụng của xung lực F của khóa K.
Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực F

=> .

Xung lực này phân bố trên diện tích của khóa K (ống cái) nên nó gây ra áp suất xung kích bằng

18
.
Áp suất này khá lớn (vì u lớn) => Áp suất này làm mức nước trong ống C (giả sử rất dài) dâng lên.

Giả sử nước trong ống C dâng lên thêm một khoảng xác định bởi:

Chiều cao tổng cộng của cột nước trong ống B là: .

Nhưng nước chỉ vọt lên trong thời gian rất ngắn rồi lại trở về mức cũ .

Bài 22. Một dòng chất lỏng có khối lượng riêng  và hệ số nhớt  chảy trong một ống có chiều dài l và
bán kính R (chất lỏng chảy đầy ống). Vận tốc dòng của chất lỏng phụ thuộc vào khoảng cách r đến trục của ống

theo định luật v = v0 . Tìm


a) Thể tích chất lỏng chảy qua tiết diện của ống trong một đơn vị thời gian.
b) Động năng của chất lỏng trong thể tích của ống.
c) Lực ma sát do chất lỏng tác dụng lên ống.
d) Hiệu số áp suất ở các đầu ống.
Bài giải:
a) Thể tích chất lỏng chảy qua tiết diện ống trong một đơn vị thời gian (lưu lượng).
Xét lưu lượng chất lỏng chảy qua hình vành khăn (hình bên).
r dr

Q = s.v = 2r. dr. v0 .

Qua cả tiết diện ống


b) Động năng của chất lỏng trong thể tích của ống.

Xét một lớp chất lỏng hình trụ bán kính r, dày dr. Khối lượng riêng của chất lỏng là :

Động năng của lớp này là wđ = . .(2r.dr.l).v2


Động năng tổng cộng

Wđ =

19
Wđ = .
c) Lực ma sát do chất lỏng tác dụng lên ống

f=. .S = R v = v0 .

f =  .(2 R.l). v0. thay r = R

f =  .2l.v0.2 =  .4l.v0
d) Hiệu số áp suất ở các đầu ống.
Xét 1 hình trụ bán kính r, dày dr

p. r2 + 2.r.l. . ( Vì )

p. r2 + 2r.l. .v0 => p – 2.2.l. . .

Vậy: p= .

Bài 23. Một bình hình trụ bán kính chứa chất lỏng lý tưởng không chịu nén. Bình quay với vận tốc
góc quanh trục hình học thẳng đứng của nó. Xác định vận tốc dòng chất lỏng chảy qua lỗ nhỏ ở thành bình
(vận tốc đối với bình) khi chuyển động của bình đã ổn định.
Bài giải:
Xem hình bên. Ta chuyển sang hệ quy chiếu, trong đó chất lỏng đứng yên.
Trong hệ quy chiếu này có thêm hai lực quán tính: lực hướng tâm và lực Coriolis.
Lực Coriolis không thực hiện công. Nó chỉ làm cong dòng chảy, nhưng không
ảnh hưởng đến tính đúng đắn của công thức Bernuli. Lực hướng tâm tạo thêm
một số hạng mới của thế năng. Tổng thế năng của một đơn vị khối lượng chất

lỏng sẽ là , do đó phương trình Bernuli được viết dưới dạng

trong đó là vận tốc tương đối của chất lỏng ( tức là vận tốc so với hệ quy chiếu quay). Hằng số Bernuli
như nhau đối với mọi dòng chảy và các dòng chảy đều bắt đầu từ gần bề mặt chất lỏng, tại đó vận tốc nhỏ
không đáng kể.

Áp dụng phương trình trên cho dòng chảy AB, đặt gốc tọa độ tại điểm A thì ,
, , , , ta nhận được

20
.

21
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết,
Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tường (2006), Vật lí 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Tô Giang (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí trung học phổ thông - Cơ học 1, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
3. P.F.I.E.V (2007), Cơ học chất lỏng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Ngọc Tuấn (2016), Tuyển tập đề thi olympic Vật lí đặc sắc trên thế giới, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
5. Phan Hồng Liên, Lâm Văn Hùng, Nguyễn Trung Kiên (2013), Tuyển tập các bài tập Vật lí đại cương, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.

23

You might also like