ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KỲ HOÁ 10

You might also like

You are on page 1of 27

ĐỀ CƯƠNG ÔN CUỐI KỲ HOÁ 10

CĐ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ.


I.TPNT:
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

 A. electron và neutron.
 B. proton và neutron.
 C. neutron và electron.
 D. electron, proton và neutron.
Câu 2: Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng

 A. tổng số proton và neutron.


 B. số proton.
 C. tổng số proton và electron.
 D. số neutron
Câu 3: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

 A. electron.
 B. electron và neutron.
 C. proton và neutron.
 D. proton và electron.
Câu 4: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

 A. electron.
 B. proton.
 C. neutron.
 D. neutron và electron.
Câu 5: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

 A. proton.
 B. electron.
 C. neutron.
 D. neutron và electron.
Câu 6. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên

 A. số hạt proton = số hạt neutron


 B. số hạt electron = số hạt neutron
 C. số hạt electron = số hạt proton
 D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron
Câu 7: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

 A. Số proton và điện tích hạt nhân


 B. Số proton và số electron
 C. Số khối A và số neutron
 D. Số khối A và điện tích hạt nhân
Câu 8: Điện tích hạt nhân của nguyên tử Chlorine có 17 electron là

 A. -17.
 B. +17.
 C. 17+.
 D. 17-
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

 A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.


 B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
 C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
 D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

 A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
 B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
 C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron. (N).
 D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
Câu 11: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

 A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = + 1.


 B. Neutron,m ≈ 1 amu, q= 0.
 C. Electron, m ≈ 1 amu, q= - 1.
 D. Proton, m ≈ 1amu, q= - 1.
Câu 12: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố X là

 A. 18.
 B. 23.
 C. 17.
 D. 15.
Câu 13: Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, neutron và electron là 10. Số khối bằng 7. Điện tích hạt nhân của Y là

 A. 10+.
 B. 7+.
 C. 3+.
 D. 4+.
Câu 14: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là 26+.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron.

(3) Số khối (A) luôn là một số nguyên.

(4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.

Số phát biểu sai là:

 A. 3.
 B. 4.
 C. 1.
 D. 2.
Câu 16: Tổng số hạt proton trong hợp chất XY2 bằng 32. Nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 8 electron. X và Y lần lượt là

 A. O và S.
 B. F và Mg.
 C. Mg và F.
 D. S và O.
Câu 17: Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử
helium?

 A. 2,72%.
 B.0,272%.
 C. 0,0272%.
 D. 0.0227%.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.

(2) Lớp vỏ của tất cả các nguyên tử đều chứa electron.

(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton.

(4) Trong nguyên tử, hạt mang điện là nơtron và electron.

(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 19: Phân tử AB2 có tổng số hạt proton, neutron, electron là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số
hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 4. Công thức phân tử AB2 là

 A. SO2
 B. NO2
 C. CO2
 D. CS2
Câu 20: Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M
nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt. Phần trăm khối lượng của M trong MX là

 A. 44,44%.
 B. 55,56%.
 C. 71,43%.
 D. 28,57%.
II.NTHH
Câu 1: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có

 A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.


 B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
 C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
 D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
Câu 2: Cho các nguyên tử sau: 3517A, 179B, 178C, 3717D. Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là:

 A. A và B.
 B. B và C.
 C. C và D.
 D. A và D.
Câu 3: Cho các nguyên tử 3517A, 3516B, 188C, 179D, 178E. Cặp nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau:

 A. C và E.
 B. C và D.
 C. A và B.
 D. B và C.
Câu 4: Nguyên tử có cùng số khối với 188O, là

 A. 167N.
 B. 188F
 C. 2010Ne.
 D. 168O.
Câu 5 : Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:

 A. 4019K và 4018Ar.
 B. 4019K và 4020Ca.
 C. O2 và O3.
 D. 168O và 178O.
Câu 6: Cho 3 nguyên tử: 126X, 147Y, 146Z. Các nguyên tử nào là đồng vị?

 A. X và Z
 B. X và Y
 C. X, Y và Z
 D. Y và Z
Câu 7: Từ hai đồng vị chlorine (3517Cl và 3717Cl) và đồng vị 11H, số loại phân tử HCl có thể được tạo thành là

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 8: Từ hai đồng vị hydrogen (11H và 21H) và đồng vị 168O, số loại phân tử H2O có thể được tạo thành là

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 9: Từ hai đồng vị hydrogen (11H và 21H) và hai đồng vị chlorine (3517Cl và 3717Cl), số loại phân tử HCl có thể được tạo thành là

 A. 2.
 B. 3.
 C. 4.
 D. 5.
Câu 10: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 23492U và 23592U , nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Cả hai là đồng vị của nguyên tố urani.


 B. Mỗi nguyên tử đều có 92 neutron.
 C. Hai nguyên tử có cùng số electron.
 D. Hai nguyên tử có số khối khác nhau.
Câu 11: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 3919K và 4019K. Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị.


 B. X và Y đều có 19 neutron
 C. X và Y có cùng số electron.
 D. X và Y có số khối khác nhau.
Câu 12: Cho các nguyên tử: 2613X, 2612Y, 2412Z. Phát biểu nào sau đây đúng?

 A. X và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.


 B. X, Y, Z là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
 C. Z và Y là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
 D. Z và X là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: 2613X, 5626Y, 2612Z?

 A. X và Z có cùng số khối.
 B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
 C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
 D. X và Y cùng số neutron.
Câu 14: Cho các nguyên tử X, Y, Z, T có các đặc điểm như sau:

(1) nguyên tử X có 17 proton và số khối bằng 35

(2) nguyên tử Y có 17 neutron và số khối 33

(3) nguyên tử Z có 17 neutron và 15 proton

(4) nguyên tử T có 20 neutron và số khối bằng 37

Những nguyên tử là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là

 A. X và Y.
 B. Y và T.
 C. Z và Y.
 D. X và T.
Câu 15: Cho 63Cu, 65Cu và 35Cl, 37Cl. Phân tử CuCl2 có phân tử khối nhỏ nhất là

 A. 35Cl63Cu35Cl.
 B. 35Cl65Cu37Cl.
 C. 37Cl65Cu37Cl.
 D. 35Cl65Cu35Cl.
Câu 16: Cho đồng 2 đồng vị 63Cu, 65Cu và oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Phân tử CuO có phân tử khối lớn nhất là

 A. 63Cu18O.
 B. 65Cu16O.
 C. 63Cu17O.
 D. 65Cu18O.
Câu 17: Nguyên tử cacbon có hai đồng vị bền: 126C chiếm 98,89 % và 136C chiếm 1,11 %. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là:

 A. 12,50.
 B. 12,02.
 C. 12,01.
 D. 12,06.
Câu 18: Trong tự nhiên, nguyên tố argon có ba đồng vị với hàm lượng tương ứng là: 4018 Ar (99,63%); 3618 Ar (0,31%)
và 3818 Ar (0,06%). Nguyên tử khối trung bình của Ar là:

 A. 38,00.
 B. 36,01.
 C. 39,99.
 D. 40,19.

Câu 19: Cho nguyên tử các nguyên tố sau:

(1) Nguyên tử X và Y có tính chất hóa học giống nhau vì có cùng điện tích hạt nhân.

(2) Nguyên tử Z và T là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

(3) Nguyên tử A và M là đồng vị của nhau do có số proton bằng số neutron.


(4) Nguyên tử X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

Số phát biểu đúng:

 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 20: Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần
trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là

 A. 27%.
 B. 50%.
 C. 54%.
 D. 73%.

III.VỎ NT.
Câu 1: Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là

 A. 2.
 B. 6.
 C. 10.
 D. 14.
Câu 2: Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?

 A. 1s.
 B. 2p.
 C. 3s.
 D. 2d.
Câu 3: Số electron tối đa trong lớp n là

 A. n2.
 B. 2n2.
 C. 0,5n2.
 D. 2n.
Câu 4: Ở lớp n = 3, số electron tối đa có thể có là

 A. 9.
 B. 18.
 C. 6.
 D. 3.
Câu 5: Các electron được điền theo thứ tự nào sau đây?

 A. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4s, …


 B. 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, …
 C. 1s, 2s, 2p, 3s, 4s, 3p, 3d, …
 D. 1s, 2s, 3s, 4s, 2p, 3p, 3d, …
Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử Helium (Z = 2) là

 A. 1s1.
 B. 1s12s1.
 C. 2s2.
 D. 1s2.
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử Lithium (Z = 3) là
 A. 1s3.
 B. 1s22p1.
 C. 1s22s1.
 D. 2s22p1.
Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tử Carbon (Z = 6) là

 A. 1s22s22p6.
 B. 1s22s22p2.
 C. 1s22s22p4.
 D. 2s22p4.
Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử Fluorine (Z = 9) là

 A. 1s22s22p2.
 B. 1s22s22p3.
 C. 1s22s22p5.
 D. 1s22s22p7.
Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Sodium (Z = 11) là

 A. 1s22s22p53s2.
 B. 1s22s22p63s1.
 C. 1s22s22p63s2.
 D. 1s22s22p43s1.
Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tử Aluminium (Z = 13) là

 A. 1s22s22p63s23p2.
 B. 1s22s22p63s1.
 C. 1s22s22p63s23p1.
 D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 12: Cấu hình electron của nguyên tử Phosphorus (Z = 15) là

 A. 1s22s22p63s23p3.
 B. 1s22s22p63s23p5.
 C. 1s22s22p63s23p13d2.
 D. 1s22s22p63s23p23d1.
Câu 13: Cấu hình electron của nguyên tử Chlorine (Z = 17) là

 A. 1s22s22p63s23p6.
 B. 1s22s22p63s23p5.
 C. 1s22s22p63s23p3.
 D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 14: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

 A. Si (Z=14).
 B. O (Z=8).
 C. Al (Z=13).
 D. Cl (Z=17).
Câu 15: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là

 A. 7.
 B. 6.
 C. 8.
 D. 5.
Câu 16: Cấu hình electron của nguyên tử Iron (Z = 26) là:

 A. 1s22s22p63s23p64s24p5.
 B. 1s22s22p63s23p63d64s2.
 C. 1s22s22p63s23p63d8.
 D. 1s22s22p63s23p64s24d5.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Trong một nguyên tử thì số neutron luôn bằng số electron.
 B. Các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
 C. Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron.
 D. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

 A. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp.
 B. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng khác nhau.
 C. Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái viết thường s, p, d, f, …
 D. Lớp n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất.
Câu 19: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6.Nguyên tố X là

 A. O (Z=8).
 B. Mg (Z=12).
 C. Na (Z=11).
 D. Ne (Z=10).
Câu 20: Cho các cấu hình electron sau

(1) 1s22s1.

(2) 1s22s22p63s23p1

(3) 1s2.

(4) 1s22s22p4.

(5) 1s22s22p63s23p63d54s1

(6) 1s22s22p63s23p5.

(7) 1s22s22p63s23p63d104s24p5

(8) 1s22s22p63s23p2

(9) 1s22s22p3.

Số cấu hình electron của nguyên tố phi kim là

 A. 4
 B. 5
 C. 6
 D. 7
BẢNG TUẦN HOÀN
I.CTBTH.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố:

 A. được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 B. có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
 C. có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng được xếp thành một cột.
 D. được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 - 18 nguyên tố.
Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà

 A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng.


 B. cấu hình electron giống hệt nhau.
 C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
 D. cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau.
Câu 3: Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là

 A. 8.
 B. 18.
 C. 7.
 D. 16.
Câu 4: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

 A. 3 và 3.
 B. 4 và 3.
 C. 3 và 4.
 D. 4 và 4.
Câu 5: Chu kì 2 của bảng hệ thống tuần hoàn

 A. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 11.


 B. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.
 C. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.
 D. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10.
Câu 6: Ở tất cả các chu kì (trừ chu kì 1), nguyên tố đầu chu kì luôn là

 A. kim loại kiềm thổ.


 B. kim loại kiềm.
 C. halogen.
 D. khi hiếm.
Câu 7: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn:

 A. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 18.


 B. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 19 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 36.
 C. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 3 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 10.
 D. bắt đầu từ nguyên tố có Z = 11 và kết thúc ở nguyên tố có Z = 19.
Câu 8: Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có

 A. 2 nguyên tố.
 B. 8 nguyên tố.
 C. 10 nguyên tố.
 D. 18 nguyên tố.
Câu 9: Chu kì 4 của bảng hệ thống tuần hoàn có

 A. 2 nguyên tố.
 B. 18 nguyên tố.
 C. 36 nguyên tố.
 D. 20 nguyên tố.
Câu 10: Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

 A. 8 và 18.
 B. 18 và 8.
 C. 8 và 8.
 D. 18 và 18.
Câu 11: Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc chu kì

 A. 15.
 B. 4.
 C. 19.
 D. 1.
Câu 12: Nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d74s2 thuộc chu kì

 A. 2.
 B. 4.
 C. 9.
 D. 27.
Câu 13: Nguyên tố có cấu hình electron [Ar]3d104s2 thuộc chu kì

 A. 2.
 B. 12.
 C. 10.
 D. 4.
Câu 14: Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. X thuộc chu kì

 A. 3.
 B. 8.
 C. 2.
 D. 4.
Câu 15: Anion Y- có cấu hình electron giống neon (Z = 10). Y thuộc chu kì

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 16: Cation Z3+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. Z thuộc chu kì

 A. 3.
 B. 4.
 C. 5.
 D. 13.
Câu 17: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A?

 A. [Ne]3s23p3.
 B. [Ar]3d14s2.
 C. [Ar]3d74s2.
 D. [Ar]3d54s2.
Câu 18: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?

 A. [Ar]3d34s2.
 B. [Ar]3d104s24p3.
 C. [Ar] 3d104s24p5.
 D. [Ne]3s23p5.
Câu 19: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?

 A. [Ar]3d104s24p6.
 B. [Ar]4s2.
 C. [Ne]3s23p6.
 D. [Ar]3d84s2.
Câu 20: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc nhóm

 A. IIIA.
 B. IIIB.
 C. VA.
 D. VB.
II.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
Câu 1: Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như chu kì trước (biến đổi tuần
hoàn) là do

 A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
 B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
 C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
 D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Câu 2: Trong một chu kì, từ trái sang phải thì điện tích hạt nhân

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 3: Trong một chu kì, từ trái sang phải thì số lớp electron

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 4: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì điện tích hạt nhân

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 5: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 6: Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 7: Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A

 A. tăng dần.
 B. giảm dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 8: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng

 A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.


 B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
 C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
 D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 9: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường

 A. giảm xuống.
 B. tăng lên.
 C. biến đổi không theo quy luật.
 D. không thay đổi.
Câu 10: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường

 A. giảm xuống.
 B. tăng lên.
 C. biến đổi không theo quy luật.
 D. không thay đổi.
Câu 11: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố

 A. giảm dần.
 B. tăng dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 12: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính phi kim của các nguyên tố

 A. giảm dần.
 B. tăng dần.
 C. biến đổi không theo quy luật.
 D. không thay đổi.
Câu 13: Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố

 A. giảm dần.
 B. tăng dần.
 C. không thay đổi.
 D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 14: Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

 A. Be
 B. Li
 C. Na
 D. K
Câu 15: Cho các nguyên tố 8O, 9F, 14Si, 16S. Nguyên tố có tính phi kim lớn nhất trong số các nguyên tố trên là

 A. O.
 B. F.
 C. S.
 D. Si.
Câu 16: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

 A. F, O, Li, Na.
 B. F, Na, O, Li.
 C. F, Li, O, Na.
 D. Li, Na, O, F.
Câu 17: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần
bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

 A. N, Si, Mg, K.
 B. K, Mg, Si, N.
 C. K, Mg, N, Si.
 D. Mg, K, Si, N.
Câu 18: Sắp xếp bán kính nguyên tử của , , , theo chiều giảm dần từ trái sang phải

 A. O, Li, Be,C.
 B. C, O, Be, Li.
 C. Li, Be, C, O.
 D. O, C, Be, Li.
Câu 19: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 10Ne được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

 A. Li, O, F, Ne.
 B. Ne, Li, O, F.
 C. Ne, F, O, Li.
 D. O, F, Ne, Li.
Câu 20: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

 A. F, O, Li, Na.
 B. F, Na, O, Li.
 C. Li, Na, O, F.
 D. Na, Li, O, F.
IV.BIẾN ĐỔI HC.
Câu 1: Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của R là:
 A. R2O.
 B. R2O3.
 C. R2O7.
 D. RO3.
Câu 2: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của R là:

 A. R2O.
 B. R2O3.
 C. R2O7.
 D. RO3.
Câu 3: Nguyên tố R thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của R là:

 A. RH.
 B. RH2.
 C. RH3.
 D. RH4.
Câu 4: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hợp chất khí với H của R là:

 A. RH.
 B. RH2.
 C. RH3.
 D. RH4.
Câu 5: Oxide cao nhất của R có dạng R2On, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

 A. RHn.
 B. RH2n.
 C. RH8–n.
 D. RH8–2n.
Câu 6: Oxide cao nhất của R có dạng R2O5, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

 A. RH.
 B. RH2.
 C. RH3.
 D. RH4.
Câu 7: Oxide cao nhất của R có dạng RO3, hợp chất khí với hydro của R có dạng:

 A. RH.
 B. RH2.
 C. RH3.
 D. RH4.
Câu 8: Hợp chất khí với H của R có dạng RH4, công thức oxide cao nhất của R có dạng:

 A. R2O5.
 B. RO2.
 C. R2O3.
 D. R2O7.
Câu 9: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxide cao nhất ứng với công thức R2O3?

 A. Mg.
 B. Al.
 C. Si.
 D. P.
Câu 10: Nguyên tố X thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

 A. XOH.
 B. X(OH)2.
 C. X(OH)3.
 D. X(OH)4.
Câu 11: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng
 A. XOH.
 B. X(OH)2.
 C. X(OH)3.
 D. X(OH)4.
Câu 12: Nguyên tố X thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

 A. HXO.
 B. HXO3.
 C. H2XO4.
 D. H3XO4.
Câu 13: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức hydroxide của X có dạng

 A. HXO.
 B. HXO3.
 C. H2XO4.
 D. H3XO4.
Câu 14: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

 A. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
 B. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
 C. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần đồng thời tính base của chúng giảm dần.
 D. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần đồng thời tính base của chúng tăng dần.
Câu 15: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

 A. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
 B. Tính acid và base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.
 C. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần đồng thời tính base của chúng giảm dần.
 D. Tính acid của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần đồng thời tính base của chúng tăng dần.
Câu 16: Cho các nguyên tố nhóm VIA và số hiệu nguyên tử tương ứng là 16S, 34Se, 52Te. Sắp xếp các hợp chất H2SO4, H2SeO4,
H2TeO4 theo chiều tăng dần tính acid

 A. H2SO4 < H2TeO4 < H2SeO4.


 B. H2SeO4 < H2TeO4 < H2SO4.
 C. H2SO4 < H2SeO4 < H2TeO4.
 D. H2TeO4 < H2SeO4 < H2SO4.
Câu 17: Sắp xếp các hợp chất H2CO3, H2SiO3, HNO3 theo chiều giảm dần tính acid

 A. H2SiO3 > H2CO3 > HNO3.


 B. HNO3 > H2SiO3 > H2CO3.
 C. HNO3 > H2CO3 > H2SiO3.
 D. H2SiO3 > HNO3 > H2CO3.
Sử dụng dữ kiện dưới đây để trả lời các câu hỏi 18, 19

Nguyên tố R có thể tạo ra oxide R2O5 tương ứng với với hóa trị cao nhất. Trong hợp chất của nó với hydro, nguyên tố R chiếm 82,35 % về
khối lượng.

Câu 18: Hóa trị của R trong hợp chất với hydro là

 A. 2.
 B. 3.
 C. 4.
 D. 5.
Câu 19: Nguyên tố R là

 A. nitrogen
 B. phosphorus.
 C. sufur.
 D. carbon.
Câu 20: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công
thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là

 A. Zn.
 B. Cu.
 C. Mg.
 D. Fe
V.Ý NGHĨA BTH
Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.

(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.

(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.

(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.

(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

 A. 2
 B. 3
 C. 4
 D. 5
Câu 2: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hydroxide của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.

Thứ tự tang dần tính base của X’, Y’, Z’ là

 A. X’ < Y’ < Z’
 B. Y’ < X’ < Z’
 C. Z’ < Y’ < X’
 D. Z’ < X’ < Y’
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

 A. Trong số các nguyên tố bền, caesium là kim loại mạnh nhất.


 B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.
 C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
 D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.
Câu 4: Một nguyên tố Y đứng liền trước nguyên tố X trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Y đứng liền trước Z trong cùng một
nhóm A. Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Số hiệu nguyên tử theo thứ tự tăng dần là X < Y < Z.


 B. Bán kính nguyên tử theo thứ tự tang dần là Z < Y < X.
 C. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen tăng dần theo thứ tự: Z < Y < X.
 D. Trong các hydroxide, tính acid tăng dần theo thứ tự: hydroxide của Z < hydroxide của Y < hydroxide của X.
Câu 5: Yếu tố nào quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố?

 A. Khối lượng nguyên tử.


 B. Cấu hình electron.
 C. Số neutron.
 D. Số lớp electron.
Câu 6: Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

(1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.
(2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

(5) Hóa trị trong hợp chất với hydro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 7: X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A, trong cùng một chu kì lớn. Oxide cao nhất của X và Y có công thức hóa học là X2O3 và
YO2.

Có các phát biểu sau đây:

(1) X và Y đứng cạnh nhau.

(2) X là kim loại còn Y là phi kim.

(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.

(4) Hợp chất của X và Y với hydro lần lượt là XH5 và YH4.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là

 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 8: Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây là đúng?

 A. Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì.


 B. Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T.
 C. Công thức hydroxide của Z là Z(OH)3.
 D. X là phi kim mạnh nhất trong chu kì.
Câu 9: R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton
và nơtron của R < 34. R là:

 A. O
 B. C
 C. N
 D. S
Câu 10: A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2
muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y lần lượt là:

 A. Na và K
 B. K và Rb
 C. Li và Na
 D. Rb và Cs
Câu 11: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:

 A. Al, Mg, Na, K.


 B. Mg, Al, Na, K.
 C. K, Na, Mg, Al.
 D. Na, K, Mg,Al.
Câu 12: Tính acid của các acid HCl, HBr, HI, H2S được sắp xếp theo trật tự nào?

 A. HCl > HBr > HI > H2S


 B. HI > HBr > HCl > H2S
 C. H2S > HCl > HBr > HI
 D. H2S > HI > HBr > HCl
Câu 13: Tính base tăng dần trong dãy :

 A. Al(OH)3; Ba(OH)2; Mg(OH)2


 B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
 C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3
 D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
Câu 14: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p1. Nếu xếp theo
chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng

 A. T < X < Y
 B. T < Y < Z
 C. Y < T < X
 D. Y < X < T
Câu 15: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì

 A. Phi kim mạnh nhất là iodine.


 B. Kim loại mạnh nhất là Lithium.
 C. Phi kim mạnh nhất là oxygen.
 D. Phi kim mạnh nhất là fluorine.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?

 A. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân một cách tuần hoàn.
 B. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
 C. Tính chất của các nguyên tố và hợp chất của nó biến thiên theo chiều giảm dần của khối lượng một cách tuần hoàn.
 D. Có thể dự đoán được tính chất hóa học của các nguyên tố dựa vào cấu hình electron của nó trong bảng tuần hoàn.
Câu 17: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi
như thế nào?

 A. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử;
 B. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử;
 C. Biến đổi liên tục theo chiều tăng của điện tích hạt nhân;
 D. Biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Câu 18: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:

1) Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17

2) Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VIIA

3) Cl là nguyên tố phi kim

4) Oxide cao nhất là Cl2O5

5) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4

Số phát biểu đúng là?

 A. 3.
 B. 4.
 C. 5.
 D. 6.
Câu 19: Nguyên tố oxygen (O) ở ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA. Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu hình electron của oxygen (O) là: 1s22s22p5

(2) O là nguyên tố phi kim

(3) Oxide cao nhất là SO2

(4) Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

(5) O thuộc nguyên tố p

Số phát biểu đúng là?

 A. 2.
 B. 3.
 C. 4.
 D. 5.
Câu 20: Nguyên tố Sufur (S) ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. Tính chất cơ bản của đơn chất nitrogen là gì?

 A. Tính kim loại.


 B. Tính phi kim.
 C. Tính acid.
 D. Tính base.

CĐ 3.LIÊN KẾT HOÁ HỌC


I.QUY TẮC OCTET
Câu 1: Liên kết hóa học là?

 A. Sự kết hợp giữa phân tử khác với nhau.


 B. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
 C. Sự kết hợp giữa electron của các phân tử.
 D. Sự kết hợp giữa các electron ngoài cùng của các phân tử.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

 A. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
 B. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết.
 C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
 D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.
Câu 3: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

 A. Helium (He).
 B. Neon (Ne).
 C. Argon (Ar).
 D. Krypton (Kr).
Câu 4: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

 A. Argon (Ar).
 B. Magnesium (Mg).
 C. Silicon (Si).
 D. Neon (Ne).
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Argon khi tham gia hình thành liên
kết hóa học?

 A. Fluorine
 B. Oxygen
 C. Hydrogen
 D. Chlorine
Câu 6: Khi nguyên tử nhận electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?
 A. Điện tích âm.
 B. Điện tích dương.
 C. Không mang điện.
 D. Cả điện tích âm và điện tích dương.
Câu 7: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử Chlorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 8: Khí hiếm nào không có 8 elctron lớp ngoài cùng?

 A. Helium (He).
 B. Neon (Ne).
 C. Argon ( Ar).
 D. Krypton (Kr).
Câu 9: Nguyên tử có cấu hình electron bền vững là

 A. Na (Z = 11)
 B. Cl (Z = 17)
 C. Ne (Z = 10)
 D. O (Z = 8)
Câu 10: Trong phân tử CaCl2 nguyên tử Calcium nhường hay nhận bao nhiêu electron?

 A. Nhường 1 electron.
 B. Nhận 1 electron.
 C. Nhường 2 electron.
 D. Nhận 2 electron.
Câu 11: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là

 A. Mg + 2e ⟶ Mg2−
 B. Mg ⟶ Mg2++ 2e
 C. Mg + 6e ⟶ Mg6−
 D. Mg + 2e ⟶ Mg2+
Câu 12: Trong các nguyên tử của các nguyên tố sau: Ca, Cl, Fe, O, Mg. Có bao nhiêu nguyên tử có xu hướng nhận thêm electron để đạt
tới cấu hình bền vững?

 A. 2.
 B. 3.
 C. 4.
 D. 5.
Câu 13: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +11. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng

 A. Nhận 1 electron.
 B. Nhường 1 electron.
 C. Nhận 7 electron.
 D. Nhận 8 electron.
Câu 14: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?

 A. Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau.
 B. Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác.
 C. Sự kết hợp của các electron có trong phân tử.
 D. Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.
Câu 15: Các electron nào được tham gia vào quá trình tạo thành liên kết trong các phản ứng hóa học?

 A. Electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng.
 B. Electron lớp thứ nhất.
 C. Electron ở lớp thứ hai.
 D. Electron sát lớp ngoài cùng.
Câu 16: Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?

 A. Điện tích âm.


 B. Điện tích dương.
 C. Không mang điện.
 D. Cả điện tích âm và điện tích dương.
Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử chứa bao nhiêu electron lớp ngoài cùng thì đạt cấu hình bền vững?

 A. 5.
 B. 6.
 C. 7.
 D. 8.
Câu 18: Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của
nguyên tử nào?

 A. Khí hiếm.
 B. Kim loại nhóm IA.
 C. Kim loại nhóm IIA.
 D. Nhóm halogen.
Câu 19: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử N (Z = 15) theo quy tắc octet là

 A. N + 3e ⟶ N3−
 B. N ⟶ N3++ 3e
 C. N ⟶ N5++ 5e
 D. N ⟶ N2−+ 2e
Câu 20: Các phi kim với 5, 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng

 A. nhường 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.


 B. nhường 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
 C. nhận 3, 2 hoặc 1 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
 D. nhận 5, 6 hoặc 7 electron để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
II.LIÊN KẾT ION
Câu 1: Khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron sẽ tạo thành

 A. phân tử.
 B. ion.
 C. cation.
 D. anion.
Câu 2: Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành

 A. phân tử.
 B. ion.
 C. cation.
 D. anion.
Câu 3: Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành

 A. phân tử.
 B. ion.
 C. cation.
 D. anion.
Câu 4: Cho dãy các ion: Na+, Al3+, SO42-, NH4+, NO3-, Cl-, Ca2+. Số cation trong dãy trên là

 A.2.
 B. 3.
 C. 4.
 D. 5.
Câu 5: Quá trình tạo thành ion Al3+ nào sau đây là đúng?
 A. Al → Al3+ + 2e.
 B. Al → Al3+ + 3e.
 C. Al + 3e → Al3+.
 D. Al + 2e → Al3+.
Câu 6: Quá trình tạo thành ion Ca2+ nào sau đây là đúng?

 A. Ca → Ca2+ + 2e.
 B. Ca → Ca2+ + 1e.
 C. Ca + 2e → Ca2+.
 D. Ca + 1e → Ca2+.
Câu 7: Quá trình tạo thành ion O2- nào sau đây là đúng?

 A. O → O2- + 2e.
 B. O → O2- + 1e.
 C. O + 2e → O2-.
 D. O + 1e → O2-.
Câu 8: Quá trình tạo thành ion Cl- nào sau đây là đúng?

 A. Cl → Cl- + 1e.
 B. Cl → Cl- + 1e.
 C. Cl + 2e → Cl-.
 D. Cl + 1e → Cl-.
Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố khác, oxi có xu hướng:

 A. nhận thêm 1 electron.


 B. nhường đi 2 electron.
 C. nhận thêm 2 electron.
 D. nhường đi 6 electron.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố clo có 7 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố khác, oxi có xu hướng:

 A. nhận thêm 1 electron.


 B. nhường đi 2 electron.
 C. nhận thêm 2 electron.
 D. nhường đi 6 electron.
Câu 11: Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al có xu hướng tạo thành ion:

 A. Na+, Mg+, Al+.


 B. Na+, Mg2+, Al4+.
 C. Na2+, Mg2+, Al3+.
 D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ion?

 A. Ion là phần tử mang điện.


 B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
 C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
 D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 13: Liên kết ion có bản chất là

 A. sự dùng chung các electron.


 B. lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
 C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
 D. lực hút giữa các phân tử.
Câu 14: Liên kết ion thường tạo thành giữa hai nguyên tử

 A. kim loại điển hình.


 B.phi kim điển hình.
 C. kim loại và phi kim.
 D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 15: Phân tử KCl được hình thành do
 A. sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
 B.sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
 C. sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
 D. sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 16: Phân tử MgO được hình thành do

 A. sự kết hợp giữa nguyên tử Mg và nguyên tử O.


 B.sự kết hợp giữa ion Mg+ và ion O2-.
 C. sự kết hợp giữa ion Mg- và ion O+.
 D. sự kết hợp giữa ion Mg2+ và ion O2-.
Câu 17: Phân tử K2O được hình thành do

 A. sự kết hợp giữa 2 nguyên tử K và nguyên tử O.


 B.sự kết hợp giữa 2 ion K+ và ion O2-.
 C. sự kết hợp giữa 1 ion K+ và ion O2-.
 D. sự kết hợp giữa 1 ion K2+ và ion O-.
Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion?

 A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.


 B.Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
 C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
 D. Chứa các liên kết ion.
Câu 19: Trong các chất sau, chất nào có chứa liên kết ion ?

 A. H2O.
 B. Br2.
 C. NH3.
 D. KI.
Câu 20: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?

 A. HClO.
 B. Cl2.
 C. KCl.
 D. HCl.
Câu 21: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

 A. NH4Cl.
 B. NH3.
 C. HCl.
 D. H2O.
Câu 22: Chất nào sau đây chứa liên kết ion trong phân tử?

 A. H2SO4.
 B. NH4NO3.
 C. CH3OH.
 D. HCl.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất ion?

 A. KCl.
 B. H2S.
 C. CO2.
 D. Cl2.
Câu 24: Chất nào sau đây là hợp chất ion?

 A. H2CO3.
 B. Na2O.
 C. NO2.
 D. O3.
Câu 25: Chất nào sau đây là hợp chất ion?
 A. SO2.
 B. CO2.
 C. K2O.
 D. HCl
III.LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ.
Câu 1: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron thuộc loại liên kết

 A. ion.
 B. cộng hóa trị.
 C. kim loại.
 D. hydro.
Câu 2: Liên kết cộng hóa trị phân cực thường là liên kết giữa

 A. hai phi kim khác nhau.


 B. kim loại điển hình với phi kim yếu.
 C. hai phi kim giống nhau.
 D. hai kim loại với nhau
Câu 3: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa

 A. hai kim loại giống nhau.


 B. hai phi kim giống nhau.
 C. một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.
 D. một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 4: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây không phải là
hợp chất cộng hoá trị?

 A. NaF.
 B. CO2.
 C. CH4.
 D. H2O.
Câu 5: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2S là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là
2,58)?

 A. Liên kết ion.


 B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
 C. Liên kết hydro.
 D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 6: Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44)?

 A. Liên kết ion.


 B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
 C. Liên kết cho – nhận.
 D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 7: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết

 A. cộng hóa trị không cực.


 B. cộng hóa trị phân cực.
 C. ion.
 D. hydro.
Câu 8: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

 A. cộng hóa trị có cực.


 B. hydro.
 C. cộng hóa trị không cực.
 D. ion.
Câu 9: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

 A. ion.
 B. cộng hoá trị phân cực.
 C. hydro.
 D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 10: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

 A. ion.
 B. hydro.
 C. cộng hóa trị không cực.
 D. cộng hóa trị có cực.
Câu 11: Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?

 A. H2O.
 B. HCl.
 C. NH3.
 D. Cl2.
Câu 12: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

 A. NaCl, CaO.
 B. HCl, CO2.
 C. KCl, Al2O3.
 D. MgCl2, Na2O.
Câu 13: Cho độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16); S (2,58). Hãy cho biết trong các hợp chất sau: H2O ;
HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

 A. H2O, HCl, CO2, CCl4.


 B. H2O, HCl, H2S, CO2.
 C. H2O, HCl, H2S, CH4.
 D. HCl, H2S, CH4, CO2.
Câu 14: Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:

 A. Na2O ; KCl ; HCl.


 B. K2O ; BaCl2 ; CaF.
 C. Na2O ; H2S ; NaCl.
 D. CO2 ; K2O ; CaO.
Câu 15: Chọn đáp án đúng: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là?

 A. Cl2 ; O3 ; H2O.
 B. K2O ; Cl2 ; O3.
 C. O2 ; O3 ; H2O.
 D. O3 ; O2 ; H2.
Câu 16: Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không
phân cực?

 A. 2.
 B. 3.
 C. 5.
 D. 6.
Câu 17: Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

 A. CO2 ; SO2 ; HCl ; O2.


 B. CO2 ; SO2 ; Na2S ; NaCl.
 C. CO2 ; CO ; H2S ; HCl.
 D. CO2 ; HCl ; H2O ; AlCl3.
Câu 18: Dãy các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?

 A. HCl, KCl, HNO3, NO.


 B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
 C. N2, H2S, H2SO4, CO2.
 D. HCl, H2S, H3PO4, NO2.
Câu 19: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

 A. N2, CO2, Cl2, H2.


 B. N2, Cl2, H2, HCl.
 C. N2, HI, Cl2, CH4.
 D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 20: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:

 A. O2, H2O, NH3.


 B. H2O, HF, H2S.
 C. HCl, O3, H2S.
 D. HF, Cl2, H2O.
IV.LIÊN KẾT HYDROGEN-TT VANDERWAAL
Câu 1:Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một
nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là

 A. liên kết ion


 B. liên kết cộng hóa trị có cực
 C. liên kết cộng hóa trị không cực
 D. liên kết hydrogen
Câu 2: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?

 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 3:Liên kết hydrogen có tính chất nào sau đây?

 A. Không bền bằng liên kết ion;


 B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị;
 C. Không bền bằng liên kết cho – nhận;
 D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là

 A. sự chênh lệch độ âm điện lớn;


 B. sự chênh lệch năng lượng liên kết;
 C. do liên kết hidro trong phân tử;
 D. do bán kính của nguyên tử.
Câu 5: Giữa các phân tử C2H5OH

 A. không tồn tại liên kết hydrogen


 B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
 C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O
 D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C
Câu 6:Số phát biểu đúng về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…;

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết;

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ;

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

 A. 1.
 B. 2.
 C. 3.
 D. 4.
Câu 7: Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?

 A. Không có ảnh hưởng gì;


 B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;
 C. Làm tăng nhiệt độ sôi;
 D. Cả B và C đều đúng
Câu 8: Tương tác van der Waals là

 A. tương tác tĩnh điện giữa các phân tử.


 B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử.
 C. tương tác giữa các electron trong phân tử.
 D. tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.
Câu 9: Tương tác van der Waal có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất?

 A. Không có ảnh hưởng gì;


 B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;
 C. Làm tăng nhiệt độ sôi;
 D. Cả B và C đều đúng
Câu 10: Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals như thế nào?

 A. Giảm.
 B. Tăng.
 C. Tăng rồi giảm.
 D. Giảm rồi tăng.
Câu 11: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?

 A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals.


 B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine.
 C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
 D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.
Câu 12: Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là?

 A. Cl2, Br2, F2, I2;


 B. I2, Br2, Cl2, F2;
 C. F2, Cl2, Br2, I2;
 D. F2, Br2, Cl2, I2-.
Câu 13: Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?

 A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử;


 B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử;
 C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử;
 D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.
Câu 14: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

 A. lưỡng cực tạm thời


 B. lưỡng cực cảm ứng
 C. lưỡng cực vĩnh viễn
 D. một ion âm
Câu 15: Tại sao khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mà C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O?

 A. Các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hydrogen;
 B. Nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH;
 C. Khi chưng cất, C2H5OH ở điểm sôi thấp hơn nên bay hơi trước;
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì

 A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S


 B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
 C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen
 D. Giữa các phân tử H2S có liên kết hydrogen
Câu 18: Liên kết hydrogen có thể xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?

 A. C2H6
 B. H2S
 C. H3C-O-CH3
 D. NH3
Câu 19: Các tính chất vật lý của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi các yếu tố nào?

 A. Lực tương tác giữa các phân tử;


 B. Hình dạng của phân tử;
 C. Mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử;
 D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
TỰ LUẬN:
Bài 1:
a) Xác định vị trí của nguyên tố X (Z = 11) và Y (Z =16) trong bảng tuần hoàn, từ đó hãy nêu tính chất hoá học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim?
- Hoá trị cao nhất đối với oxi, hoá trị với hiđro là bao nhiêu?
- Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có).
- Công thức của oxit cao nhất và của hiđroxit. Chúng có tính axit hay bazơ?
b) Câu hỏi như trên đối với nguyên tố A (Z = 12) và B (Z = 17).
Bài 2: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là HR. Oxit cao nhất của nó chứa 61,2% O về khối lượng.
a) Tìm nguyên tử khối của R.
b) Viết cấu hình e của R
c) Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R.
Bài 3: Trình bày các giai đoạn hình thành liên kết trong các chất sau:
a. NaCl, NH3, H2O, CaO, C2H2, C2H6 ,.
b. CO2 , SO2, K2O, H2SO3, H3PO4
Bài 4: Cho 8,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 10%, thu được 4,928 lít khí
hidro (đktc) và dung dich B
a) Tìm kim loại A
b) Tính C% của dung dịch B
Bài 5: Cho 8,5 g hỗn hợp kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau vào nước thì thu được 3,36 lit khí H2 ở đkc.
a) Xác định tên mỗi kim loại kiềm.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 6: Cho một dd chứa 22g hỗn hợp muối natri của 2 halogen ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 47,5
gam 2 kết tủa.
a) Xác định tên mỗi halogen.
b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 9,6g hỗn hợp hai oxit của hai kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng 100ml dd HCl
13,27% (d=1,1g/ml). Xác định hai kim loại X, Y
Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp 2 muối cácbonat của 2 kim loại X,Y thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp bằng d2 HCl thu
được 4,88 lít CO2 (ĐKC). Hai kim loại X,Y là:
A. Be (M=9)và Mg (M=24) B. Mg (M=24) và Ca (M=40) C. Ca (M=40) và Sr (M=88) D. Sr (M=88) và Ba (M=137)
Bài 9:Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số prôton trong hai hạt nhân nguyên tử là 39. Xác định A, B.
Cho 19,8 g hỗn hợp A, B phản ứng vừa đủ với 33g d2 HCl thu được 8,96 lít khí (ĐKC) và một dung dịch X.
a) Tính khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong d2 X.(K=39, Ca=40, Li=7, Na=23, Cl=35,5; Mg=24; S=32, O=16, H=1)
Bài 10:Hai nguyên tố A và B thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng HTTH có tổng số prôton trong hai hạt nhân
nguyên tử là 16. Xác định A, B.
Cho 7,35 g hỗn hợp A, B phản ứng vừa đủ với 30g d2 H2SO4 thu được 8,96 lít khí (ĐKC) và một dung dịch X.
a) Tính khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong d2 X.(Be=9, Mg=24, Li=7, Na=23, Ca=40, S=32, O=16, H=1)

You might also like