You are on page 1of 2

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Bài tập 4.4

Mô hình EB-IB (và AS-AD nếu cần) và chính sách bình ổn hậu COVID-19 ở Việt Nam

Dùng mô hình EB-IB, bạn được yêu cầu thực hiện 3 (ba) công việc sau đây:

1. Định vị kinh tế vĩ mô Việt Nam cuối năm 2023.


2. Dựa vào vị trí nền kinh tế được định vị của nhóm, hãy đưa ra các kiến nghị chính sách
bình ổn theo lý thuyết.
3. Thực tế, các nhà chính sách và những người điều hành nền kinh tế có thể kết hợp những
chính sách hoàn toàn khác với lý thuyết đề nghị (ở câu 2). Họ thường căn cứ vào những
ràng buộc cụ thể của nền kinh tế. Theo bạn, đó có thể là những kết hợp chính sách gì? Tại
sao họ lại thực hiện như vậy? Tác động và hệ quả kéo theo của những lựa chọn chính
sách này có thể là gì?

Gợi ý: Bạn được yêu cầu sử dụng kiến thức tổng hợp về kinh tế vĩ mô, tập tin dữ liệu vie-
key-indicators-2023.xlsx và thông tin kinh tế hiện hành (cần sưu tập thêm)

Yêu cầu cụ thể

Bài làm của học viên cần bao hàm đầy đủ các nội dung chi tiết sau đây:

1. Định vị vị trí kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2023
 Dữ liệu, phân tích dữ liệu và các hình vẽ (biểu đồ) hỗ trợ từ các chỉ báo chính bao
gồm số liệu và kết quả tính toán.
o Bảng 1: Các chỉ báo cơ bản dùng xác định năm gốc.
o Bảng 2: Tính toán tỷ giá hối đoái thực song phương và đa phương.
o Bảng 3: So sánh Y và Yp.
 Trình bày tóm tắt kết quả tính tỷ giá hối đoái thực đa phương với dữ liệu cập nhật
gần nhất [bao gồm kết quả chọn năm gốc chuẩn xác; nội tệ (VND) bị định giá
cao/thấp, tính theo % là bao nhiêu?]
 Trình bày kết quả tính tỷ giá hối đoái thực song phương với 3 bạn hàng chủ lực
(trọng số thương mại lớn nhất) và ý nghĩa của từng tỷ giá này.
 Các khảo sát hay/và kết quả tính toán về tốc độ tăng trưởng GDP thông thường
nhằm đạt mức GDP tiềm năng.
 Các chỉ tiêu hỗ trợ khác (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, cán cân thương mại...)
nhằm định vị vị trí kinh tế vĩ mô năm 2023
 Đề xuất chính sách bình ổn theo lý thuyết. Giải thích tại sao các chính sách này có
thể giúp đưa nền kinh tế về vị trí cân bằng lý tưởng.
2. Các ràng buộc và giới hạn thực thi chính sách theo lý thuyết
 Trình bày quá trình thực thi chính sách quá khứ và hiện trạng gì có thể làm cho chính
sách theo lý thuyết khó phát huy tác dụng.
3. Chính sách khuyến nghị của nhóm
 Giải thích vì sao nhóm lại chọn giải pháp khác với lý thuyết và kết quả kỳ vọng của
các giải pháp này là gì? Thể hiện xu hướng di chuyển trên mô hình EB-IB.
 Quay lại giải thích rõ hơn về câu hỏi số 3 của bài tập nhóm: “Thực tế, các nhà chính
sách và những người điều hành nền kinh tế có thể kết hợp những chính sách hoàn
toàn khác với lý thuyết đề nghị (ở câu 2). Họ thường căn cứ vào những ràng buộc cụ
thể của nền kinh tế. Theo bạn, đó có thể là những kết hợp chính sách gì? Tại sao họ
lại thực hiện như vậy? Tác động và hệ quả kéo theo của những lựa chọn chính sách
này có thể là gì?”

Lưu ý:

 Có thể nhóm sẽ phải kết hợp với mô hình AS-AD khi nền kinh tế có những dấu hiệu
rơi vào các cú sốc cung tiêu cực (hay những trường hợp đặc thù mà mô hình EB-IB
không phản ánh được).
 Hình vẽ của mô hình phải được thực hiện bởi chính thành viên của nhóm
 Các bảng dữ liệu và kết quả tính toán đưa vào phần phụ lục
 Ghi tài liệu tham khảo rõ ràng và chuyên nghiệp

You might also like