You are on page 1of 4

Hệ thống kinh lạc theo YHCT

1. Đại cương

Việc hình thành hệ thống kinh lạc của người xưa dựa trên suy luận theo cách so sánh và dựa trên đúc
kết qua các quan sát lâu dài. Hệ thống kinh lạc đã được trình bày rời rạc qua các tài liệu cổ như Hoàng
đế nội kinh (400TCN), Nạn kinh, Châm cứu giáp ất kinh, đặc biệt được đề cập chủ yếu trong sách Linh
khu thiên 10,11,12,13 và một số thiên khác.

Như trong thiên 10 – Kinh mạch, sách Linh khu viết: “Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để
quyết được việc sống hay chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hòa hư thực mà người thầy thuốc
không thể không thông”.

Thiên 33 - Hải luận cũng viết: “Thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và
cốt tiết...”.

Điều 23 Nạn kinh ghi: “Kinh mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí âm dương thông nhau,
nhằm làm vinh cho cơ thể”.

Riêng là kỳ kinh bát mạch cũng được nhắc đến trong Nội kinh (Linh Khu, Tố Vấn, Nạn Kinh), rõ nhất là
trong Nạn Kinh. Nạn 27 ghi: Mạch có kỳ kinh bát mạch không bị ràng buộc với 12 Kinh, nói như vậy là
làm sao ? ... Phàm bát mạch này đều không ràng buộc với các Kinh Chính, cho nên gọi là Kỳ Kinh Bát
Mạch”. Nan thứ 27 cũng ghi: “Thực vậy, có mạch Dương Duy, có mạch Âm Duy, có mạch Dương Kiều, có
mạch Âm Kiều, có mạch Xung, có mạch Đốc, có mạch Nhâm, có mạch Đới”. Sách “Trung Quốc Châm Cứu
Học Khái Yếu” ghi: “Kỳ Kinh Bát Mạch là 1 số thông lộ đặc thù nhằm điều tiết sự vận hành của khí huyết.
Nó không có những quan hệ trực tiếp với ngũ tạng và lục phủ, lại càng không có những quan hệ tương
phối có tính cách biểu lý với nhau. Nhưng về mặt công năng, nó có thể bổ sung khi nào 12 Kinh Mạch bị
bất túc, đặc biệt là đối với 4 mạch Đốc, Nhâm, Xung và Đới”

https://tailieumienphi.vn/doc/ky-kinh-bat-mach-qwnttq.html

2. Ứng dụng:

Đóng vai trò lớn trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán cũng như trong điều trị theo YHCT:

Thiên 11 – Linh khu viết: “Ôi! Thấp nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh
dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên, cái học về y bắt
đầu từ đây, sự khéo léo của thầy thuốc phải đạt đến”.

2.1. Cơ chế và sự biến hóa của bệnh lý:

Thiên 56 - Bì bộ luận, sách Tố vấn viết: “Tà phạm bào bì thời tấu lí mở, do đó, tà phạm vào lạc mạch, tại
lạc mạch mãn thời phạm vào kinh mạch, kinh mạch mãn thời phạm vào tạng phủ”.
bệnh của tạng phủ có thể thông
qua kinh lạc mà phản ánh ra bên
ngoài => biểu hiện ở quan khiếu, vị
trí tương ứng

Kinh lạc ví như hệ thống nối


thông tạng phủ bên trong và
thể biểu bên ngoài

Khi tạng phủ bị bệnh thì kinh lạc sẽ


trở thành con đường truyền biến
bệnh giữa các tạng phủ

Kinh âm và kinh dương có quan hệ biểu lý tương hỗ nên các bệnh lý của tạng và phủ quan hệ biểu lý
cũng thường ảnh hưởng nhau.

2.2. Định hướng chẩn đoán:

- Dựa vào những biểu hiện bên ngoài tại các quan khiếu và những vị trí tương ứng để tiến hành chẩn
đoán bệnh của tạng phủ. Thiên 52 – Linh khi viết: “Nếu ta phân biệt 12 kinh của âm dương, ta sẽ biết
được bệnh sinh ra ở nơi đâu”.

- Dựa vào vị trí tuần hành của kinh mạch, quy luật lạc thuộc tạng phủ và những triệu chứng biểu hiện cụ
thể trên vị trí thuộc kinh mạch đó để tiến hành chẩn đoán. VD: đau đầu trước trán đa số liên quan kinh
Dương minh, đau 2 bên đầu là kinh Thiếu dương,...

- Dùng du huyệt có xuất hiện những phản ứng khác thường nằm trên một đường kinh nào đó để chẩn
đoán, xác định vị trí bệnh. Vd: Bệnh ở kinh Can ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du,...

- Dựa những trạng thái biến hóa và sắc trạch ở những vùng da khác nhau để chẩn đoán (vì bì bộ là các
khu da tương ứng với hệ kinh lạc, da lại phân thuộc về tạng phủ bên trong).

- Biện chứng lục kinh trong “Thương hàn luận” cũng được phát triển từ cốt lõi của hệ thống học thuyết
kinh lạc.

- Trên lâm sàng, còn phát hiện đường tuần hành của kinh lạc thông lên bì phu tại vị trí huyệt nơi kinh khí
tụ tập sẽ có triệu chứng điển hình khi tạng phủ của kinh đó bị bệnh, từ đó hỗ trợ chẩn đoán vị trí và tính
chất của bệnh. Vd: tạng Phế bệnh, Phế du có thể xuất hiện nốt sần hoặc ấn đau huyệt Trung phủ.

2.3. Chỉ đạo điều trị bệnh

Thiên 10 – Linh khu viết: “Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để quyết được việc sống hay chết,
là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hòa hư thực mà người thầy thuốc không thể không thông”.

Sách Y môn pháp luật cũng nhấn mạnh: “Phàm chữa bệnh mà không rõ tạng phủ, kinh lạc thì hễ đụng
đến việc là bị sai lầm”.
2.4. Châm cứu:

Ứng dụng học thuyết kinh lạc vào châm cứu:

- Nguyên tắc “tuần kinh sở qua, chủ trị sở cập”: các đường kinh có tác dụng chữa bệnh tại nơi nó
đi qua và những vùng lân cận như da, cân, xương và tạng phủ.
- Huyệt ở đường kinh nào thì có tác dụng chữa bệnh ở tạng phủ mà đường kinh đó có quan hệ
trực tiếp. Vd: huyệt trên kinh Vị có tác dụng chữa bệnh của bộ máy tiêu hóa
- Huyệt ở kinh dương chữa các bệnh thuộc dương chứng và phần dương. Huyệt ở kinh âm chữa
những bệnh thuộc âm chứng và phần âm
- Khi một đường kinh có bệnh, có thể dùng huyệt trên đường kinh có quan hệ biểu lý với đường
kinh đó để chữa
- Các đường kinh cùng tên ở tay và chân có thể dùng để chữa cho một chứng bệnh (đồng khí
tương cầu). Vd: đau nửa đầu, đau vai gáy dùng huyệt ở kinh thủ thiếu dương và túc thiếu dương
- Ứng dụng đặc điểm khí huyết của đường kinh. Thiên 78 - Cửu châm luận, sách Linh khu viết:
“Châm Dương minh cho xuất cả huyết lẫn khí, châm Thái dương chỉ cho xuất khí mà không cho
xuất huyết, châm Quyết âm nên cho xuất huyết mà không cho xuất khí”.

2.5. Xoa bóp, bấm huyệt:

Dựa vào đường kinh và huyệt vị mà thực hiện xoa bóp bấm huyệt để chữa các bệnh trong tạng phủ và
các bộ phận trong cơ thể.

2.6. Quy kinh thuốc:

Trương Nguyên Tố (Nhà Kim) căn cứ vào học thuyết Kinh lạc mà đề ra lý luận “dẫn dược báo sứ”.

“Thang dịch bản thảo - Tế tân” viết: “Thái dương dùng Khương hoạt, Thiếu âm dùng Tế tân, Dương minh
dùng Bạch chỉ, Quyết âm dùng Xuyên khung, Ngô dù, Thiếu dương dùng Sài hồ”.

=> Học thuyết Kinh lạc là lý luận chủ yếu chỉ đạo hình thành nên bài thuốc.

Lý luận tứ khí, ngũ vị của các vị thuốc và học thuyết Kinh lạc có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Đối với chứng hậu 12 kinh mạch, dựa trên triệu chứng của kinh mạch, tạng phủ để biết được tính hàn
nhiệt, hư thực của bệnh để quy nạp bệnh danh. Dựa trên triệu chứng của kinh lạc, tạng phủ để biện
chứng luận trị, từ đó ứng dụng lý luận tứ khí, ngũ vị của các vị thuốc, châm,... Ví dụ: cùng là thuốc tả hỏa,
các vị thuốc có lực tả hỏa cũng như vị trí khác nhau, như Hoàng liên tả Tâm hỏa, Hoàng cầm tả Phế hỏa
và Đại trường hỏa, Sài hồ tả Can Đởm hỏa và Tam tiêu hỏa, Bạch thược tả Tỳ hỏa, Tri mẫu tả Thận hỏa,
Mộc thông tả Tiểu trường hỏa, Thạch cao Vị hỏa.

2.7. Dự phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe:

Thiên Kinh biệt, sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh hay bệnh tật đều bắt nguồn
từ đó cả”.

Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc, cụ thể:

- 23h – 1h: Đởm: Ngủ để dưỡng dương khí


- 1h – 3h: Can: Giải độc Can, cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này, ngủ ngon để dưỡng Can
huyết
- 3h – 5h: Phế: Giải độc khí tạng Phế, thời điểm Phế kinh đẩy mạnh chính khí để tự chữa lành, ngủ
sâu để thông tạng Phế
- 5h – 7h: Đại trường: uống nước lúc bụng đói rồi đi đại tiện
- 7h – 9h: Vị: thời điểm lý tưởng để ăn sáng
- 9h – 11h: Tỳ: thời gian chính cho công việc và học tập
- 11h – 13h: Tâm: Con người dễ bị mệt mỏi, nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh
- 13h – 15h: Tiểu trường: Uống nhiều nước để bảo vệ huyết quản
- 15h – 17h: Bàng quang: Uống nước trong thời gian này mang lại hiệu quả cao nhất để kích thích
phủ BQ bài tiết chất độc.
- 17h – 19h: Thận: xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể
- 19h – 21h: Tâm: giữ tâm trạng thoải mái, thời gian rảnh rỗi cho công việc và học tập
- 21h – 23h: Tam tiêu: cần đi ngủ trước 23h để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”.

Mùa xuân khí tạng Can tăng lên, kinh Can phải được giải tỏa. Tạng Tâm được mùa hạ, mạnh thì phải điều
chỉnh kinh Tâm, mùa thu thì gió hanh khô để dưỡng kinh Phế, mùa đông nếu Thận khí yếu thì phải tăng
cường Thận khí.

Dựa vào các chức năng sinh lý của hệ thống kinh lạc, sự điều hòa kinh lạc được sử dụng để ngăn ngừa
bệnh tật. Vd huyệt Túc tam lý: quan trọng giúp tăng cường sức khỏe. Xông hơi huyệt Đại chùy có thể
ngăn ngừa cảm lạnh thông thường.

You might also like