You are on page 1of 16

BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I MÔN GDKT&PL11

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

Mức độ nhận thức


% Tổng
Vận dụng Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm
TT Chủ đề Bài học cao
CH CH CH CH CH
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Bài 1: Cạnh
tranh trong
1 1 1 2
kinh tế thị
Cạnh tranh, cung cầu
trường
trong kinh tế thị 10
Bài 2: Cung
trường
- cẩu trong
2 1 1 2
kinh tế thị
trường
Bài 3: Lạm
phát trong
3 Lạm phát, thất nghiệp 1 1 2
kinh tế thị
trường
12,5
Bài 4: Thất
nghiệp
4 2 1 3
trong kinh
Thị trường lao động, tế thị trường
việc làm Bài 5:Thị
trường lao
5 3 1 4 10
động, việc
làm
Ý tưởng, cơ hội kinh Bài 6: Ý
6 4 3 1 7 37,5
doanh và các năng tưởng, cơ
hội kinh
doanh và
các năng lực
lực cần thiết của
người kinh doanh
cần thiết
của người
kinh doanh
Bài 7: Đạo
7 Đạo đức kinh doanh đức kinh 3 3 1 6 25
doanh
Bài 8: Văn
8 Văn hoá tiêu dùng hoá tiêu 1 1 2 5
dùng
Tổng 16 0 12 0 0 1 0 1 28 0 100
Tỷ lệ % 40 30 20 10 28

ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

Các mức độ nhận thức


Vận
Nhận Thông Vận
TT dụng
Chủ đề Mạch kiến thức Mức độ đánh giá biết hiểu dụng
cao
T TL T TL T TL T TL
N N N N
1 Chủ đề 1: Cạnh Bài 1: Cạnh tranh trong Nhận biết: 1 0 1 0 0 0 0 0
tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường - Nêu được: Khái niệm cạnh tranh
nền kinh tế thị Thông hiểu:
trường - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh
tranh

- Phân tích được: Vai trò của cạnh tranh trong


nền kinh tế.
Vận dụng:
- Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không
lành mạnh.
Vận dụng cao:
- Phân tích được những biểu hiện tích cực và
tiêu cực hoạt động sản xuất kinh doanh cụ
thể.
Nhận biết:
- Nêu được: Khái niệm cung, cầu
Thông hiểu:
- Trình bày được: Các nhân tố ảnh hưởng đến
cung, cầu.
- Phân tích được: Mối quan hệ và vai trò của
Bài 2: Cung - cầu trong
2 quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế. 1 0 1 0 0 0 0 0
nền kinh tế thị trường
Vận dụng:
- Phê phán những biểu hiện vận dụng không
đúng quan hệ cung cầu trong nền kinh tế
Vận dụng cao:
- Phân tích được quan hệ cung - cầu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
3 Nhận biết: 1 0 1 0 0 0 0 0
- Nêu được: Khái niệm lạm phát, các loại
hình lạm phát và thất nghiệp.
– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc
kiểm soát và kiềm chế lạm phát
Thông hiểu:
Bài 3: Lạm phát - Mô tả được hậu quả của lạm phát đối với
nền kinh tế và xã hội.
– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến lạm
phát
Chủ đề 2: Vận dụng:
Lạm phát, thất - Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê
nghiệp phán những hành vi vi phạm chủ trương,
chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát
và kiềm chế lạm phát.
Vận dụng cao:
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế cũng như xã
hội của việc ban hành các chính sách vĩ mô
nhằm kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
Nhận biết:
- Nêu được: Khái niệm thất nghiệp. Các loại
hình thất nghiệp.
- Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc
kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Thông hiểu:
- Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với
nền kinh tế và xã hội.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất
4 Bài 4: Thất nghiệp nghiệp. 2 0 1 0 0 0 0 0
Vận dụng:
- Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê
phán những hành vi vi phạm chủ trương,
chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát
và kiềm chế thất nghiệp.
Vận dụng cao:
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế cũng như xã
hội của việc ban hành các chính sách vĩ mô
nhằm kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
5 Nhận biết: 3 0 1 0 0 0 0 0
- Nêu được: Khái niệm lao động. Khái niệm
thị trường lao động. Khái niệm việc làm, khái
niệm thị trường việc làm.
Thông hiểu:
Bài 5: Thị trường lao - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thị
Chủ đề 3: Thị trường động và việc làm trường lao động và thị trường việc làm.
lao động và việc làm - Xác định được mối quan hệ giữa thị trường
lao động và thị trường việc làm.
Vận dụng:
- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động
và việc làm của thị trường
Vận dụng cao:
Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản
thân để tham gia thị trường lao động và lựa
chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
Nhận biết:
6 - Nêu được: Ý tưởng kinh doanh là gì. Cơ
hội kinh doanh là gì
- Xác định được các nguồn giúp tạo ý tưởng
kinh doanh.

Thông hiểu:
- Giải thích được tại sao cần có ý tưởng kinh
Chủ đề 4: doanh.
Bài 6: Ý tưởng, cơ hội
Ý tưởng, cơ hội kinh
kinh doanh và các năng - Giải thích được tầm quan trọng của việc xây
doanh và các năng 4 0 3 0 0 2 0 0
lực dựng ý tưởng kinh doanh và xác định các cơ
lực
cần thiết của người kinh hội kinh doanh
cần thiết của người
doanh Vận dụng:
kinh doanh
- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người
kinh doanh.
- Đánh giá các cơ hội kinh doanh.
Vận dụng cao:
– Xây dựng được ý tưởng kinh doanh dưới
dạng bài tập thực hành; phân tích được ý
tưởng kinh doanh và năng lực kinh doanh của
bản thân.
7 Chủ đề 5: Bài 7: Đạo đức kinh Nhận biết: 3 0 3 0 0 0 0 1
Đạo đức kinh doanh doanh Nêu được: Quan niệm về đạo đức kinh
doanh. Vai trò của đạo đức kinh doanh.
Thông hiểu:
- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh
doanh.
Vận dụng:
- Phê phán được những biểu hiện vi phạm
đạo đức kinh doanh.
- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của
nhà kinh doanh.
Vận dụng cao
- Vận động người thân trong gia đình thực
hiện đạo đức kinh doanh.
8 Nhận biết:
- Nêu được: Vai trò của văn hoá tiêu dùng
đối với sự phát triển kinh tế
- Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng.
Thông hiểu:
- Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá
tiêu dùng Việt Nam
Chủ đề 6: - Trình bày được các biện pháp xây dựng văn
Bài 8: Văn hoá tiêu Bài 8: Văn hoá tiêu dùng hoá tiêu dùng. 1 0 1 0 0 0 0 0
dùng Vận dụng:
– Phê phán được những biểu hiện không có
văn hoá trong tiêu dùng.
Vận dụng cao:
- Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có
văn hoá.
-Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân
làm người tiêu dùng có văn hoá.
9 Tổng 16 0 12 0 0 2 0 1

Câu 1(NB): Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của cạnh tranh là nói đến việc
A. ganh đua, đấu tranh. B. thu được nhiều lợi nhuận.
C. giành giật khách hàng. D. giành quyền lợi về mình.
Câu 2(NB): Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung của hàng hoá là
A. giá cả. B. nguồn gốc.
C. chất lượng. D. vị thế.
Câu 3(NB): Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ
A. hai con số trở lên. B. một con số trở lên.
C. không đến có. D. mọi ngành hàng.
Câu 4(NB): Trong nền kinh tế, căn cứ vào tính chất của thất nghiệp thì thất nghiệp được chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp
A. tự giác. B. quyền lực. C. không tự nguyện. D. luôn bắt buộc.
Câu 5(NB): Với loại hình thất nghiệp chu kỳ, khi nền kinh tế phát triển, các ngành sản xuất không ngừng mở rộng thì tỷ lệ thất nghiệp thường có xu
hướng
A. cao. B. thấp. C. giữ nguyên. D. cân bằng.
Câu 6(NB): Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao
động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Quyền uy. C. Phục tùng. D. Cưỡng chế.
Câu 7(NB): Khi tham gia vào thị trường lao động, người mua sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 8(NB): Đối với người lao động, khi tham gia vào thị trường việc làm nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Tăng thu nhập cá nhân. B. Tìm kiếm việc làm cho mình.
C. Tuyển được nhiều lao động mới. D. Hưởng phí trung gian môi giới.
Câu 9(NB): Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt?
A. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo.
C. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh.
Câu 10(NB): Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận
đó là
A. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh.
C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh.
Câu 11(NB): Nội dung nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định năng lực kinh doanh của một cá nhân?
A. Thách thức. B. Cơ hội. C. Điểm mạnh. D. Điểm tương đồng.
Câu 12(NB): Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện và tổ chức quy trình sản xuất để tối ưu hóa lợi nhuận là thể hiện năng lực kinh
doanh nào dưới đây?
A. Năng lực lãnh đạo. B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực quản lý. D. Năng lực học tập.
Câu 13(NB): Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào
A. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động sản xuất – kinh doanh.
C. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động tiêu dùng sản phẩm.
Câu 14(NB): Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo doanh nghiệp?
A. Quản lí doanh nghiệp. B. Bảo trợ truyền thông.
C. Làm công tác xã hội. D. Bảo lãnh ngân hàng.
Câu 15(NB): Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính
A. nóng nảy. B. trung thực. C. cương quyết. D. nhân nhượng.
Câu 16(NB): Văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ là thể hiện đặc điểm nào dưới đây trong văn hoá tiêu dùng Việt
Nam?
A. Tính kế thừa. B. Tính giá trị. C. Tính thời đại. D. Tính hợp lí.
Câu 17(TH): Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế?
A. Hủy hoại tài nguyên môi trường. B. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Tăng cường đầu cơ tích trữ.
Câu 18(TH): Trong nền kinh tế thị trường, khi các chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới sẽ giảm điều này sẽ
tác động tới cung hàng hóa như thế nào?
A. Cung giảm xuống. B. Cung tăng lên.
C. Cung không đổi. D. Cung bằng cầu.
Câu 19(TH): Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế?
A. Tăng lãi suất. B. Giảm lãi suất. C. Tăng cung tiền. D. Đổi tiền mới.
Câu 20(TH): Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Cơ chế tinh giảm lao động. B. Thiếu kỹ năng làm việc.
C. Không hài lòng với công việc. D. Do vi phạm hợp đồng lao động.
Câu 21(TH): Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ có xu hướng như thế nào đối với tốc độ tăng
lao động trong các khu vực sản xuất vật chất?
A. Tăng nhanh hơn. B. Tăng chậm hơn. C. Giảm sâu hơn. D. Luôn cân bằng.
Câu 22(TH): Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất.
Câu 23(TH): Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Niềm đam mê kinh doanh. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận.
C. Khẳng định bản thân. D. Vì mục đích nhân đạo.
Câu 24(TH): Có kiến thức, kĩ năng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 25(TH): Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ.
C. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng.
Câu 26(TH): Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?
A. Hợp tác cùng phát triển. B. Không sản xuất hàng giả.
C. Cạnh tranh bình đẳng. D. Bảo đảm lợi ích chính đáng.
Câu 27(TH): Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế thường xuyên
A. giữ chữ tín với khách hàng. B. trung thực trong sản xuất.
C. bảo vệ lợi ích khách hàng. D. xâm phạm lợi ích khách hàng.
Câu 28(TH): Đối với lĩnh vực văn hóa – xã hội, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Giữ gìn các giá trị truyền thống. B. Phát huy các tập quán tốt đẹp.
C. Xây dựng chiến lược sản xuất. D. Lưu truyền giá trị chuẩn mực.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1 (2 điểm): Với lợi thế gần các trường học, sau khi tìm hiểu thực tế các cửa hàng kinh doanh đồ dùng học tập trên địa bàn còn khá sơ sài
chưa có sức thu hút học sinh. Rất nhanh chóng, anh H đã lên kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện chớp lấy thời cơ để mở cửa hàng kinh doanh dụng
cụ học tập. Để có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, anh H tích cực tìm kiếm các đồ dùng học tập độc đáo, có mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu
của học sinh thay vì đơn giản như các đồ dùng học tập đại trà trên thị trường. Sự nhạy bén và linh hoạt trong việc chớp lấy thời cơ để cung cấp các
mặt hàng phù hợp thị hiếu của học sinh đã giúp anh H gặt hái được những thành công ban đầu.
a. Trong trường hợp này anh H đã xây dựng ý tưởng kinh doanh hay cơ hội kinh doanh? Em hãy chỉ rõ ý tưởng kinh doanh hoặc cơ hội kinh
doanh mà anh H đã xác định trong trường hợp trên? Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?
b. Theo em năng lực gì đã giúp anh H có những thành công ban đầu?
Câu 2 (1 điểm): Năm 2016 sau khi ra mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7, mặc dù được khách hàng hết sức đón nhận. Tuy nhiên sau
đó hãng phát hiện dòng sản phẩm này có một số lỗi nhỏ có thể gây nguy hiểm cho khách hàng. Samsung đã quyết định tiến hành thu hồi toàn bộ sản
phẩm và hoàn tiền đối với tất cả các khách hàng đã mua sản phẩm này tại Việt Nam và trên toàn thế giới cũng như công khai xin lỗi tới khách hàng.
Từ những hiểu biết của mình về vấn đề đạo đức kinh doanh, em có đánh giá như thế nào về việc làm của chủ thể kinh doanh trong trường hợp
trên? Theo em việc làm này có tác động như thế nào đến chủ thể kinh tế đó?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A A A C B A B B C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C B A B B C A A A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A A D B C D D C

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu Gợi ý trả lời Điểm
Câu 1 a. Anh H đã xác định được cơ hội kinh doanh
- Cơ hội kinh doanh ở đây là: Kinh doanh văn phòng phẩm
- Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh đã giúp anh H xác định được điểm yếu của các
cửa hàng bên cạnh là kinh doanh các đồ dung học tập truyền thống để từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh
cho bản thân một cách phù hợp từ đó thu về lợi nhuận cho mình
b. Anh H có năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh: Sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp các chủ thể
có thể nắm bắt được thời cơ để đi tắt, đón đầu trong việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn
- Việc công ty điện thoại Sam sung quyết định thu hồi toàn bộ các sản phẩm bị lỗi và tiến hành hoàn tiền
cũng như công khai xin lỗi khách hàng là hành vi thể hiện công ty đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh thể
hiện ở chỗ
+ Công ty đã luôn tôn trọng và đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
Câu 2 + Luôn giữ chữ tín về chất lượng với khách hàng, sẵn sãng xin lỗi và giải quyết quyền lợi chính đáng của
khách hàng
- Việc làm này có tác động tới doanh nghiệp
+ Có thể gây ra hậu quả về kinh tế đối với doanh nghiệp đó là tăng chi phí, giảm lợi nhuận
+ Giúp doanh nghiệp giữ uy tín với khách hàng, gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Câu 1. Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Triệt tiêu quyền lợi khách hàng. B. Xác định chiến lược kinh doanh.
C. Xây dựng chiến lược sản phẩm. D. Tạo được ấn tượng với khác hàng.
Câu 2. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm
ưu thế trong tuyển dụng?
A. lao động có trình độ thấp. B. Lao động được đào tạo.
C. Lao động giản đơn. D. Lao động không qua đào tạo.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. B. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh.
C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu. D. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế.
Câu 4. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là
A. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng. B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. D. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
Câu 5. Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xã hội được biểu hiện thông qua thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả.
C. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hàng
D. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.
Câu 6. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây?
A. Đam mê. B. Lợi thế. C. Hiểu biết. D. Bệnh lý.
Câu 7. Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây?
A. Tổ chức nhân sự, hành chính. B. Bổ sung kiến thức chuyên ngành.
C. Nắm bắt kiến thức sản xuất. D. Nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Câu 8. Một trong những năng lực cần thiết của người sản xuất kinh doanh đó là năng lực
A. chuyên môn, nghiệp vụ. B. chống lạm phát giá cả.
C. gian lận và trốn thuế. D. chống thất nghiệp.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Nguồn lực. B. Chi phí sản xuất.
C. Giá cả. D. Năng suất lao động.
Câu 10. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Khả năng huy động các nguồn lực. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Nhu cầu của thị trường. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
Câu 11. Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ
A. không đáng kể. B. không xác định
C. một con số. D. hai con số trở lên.
Câu 12. Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là
A. năng lực lãnh đạo. B. năng lực hùng biện.
C. năng lực thuyết trình. D. năng lực làm việc nhóm.
Câu 13. Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính sáng tạo. B. tính nhân đạo.
C. tính xã hội. D. tính phi lợi nhuận.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Giá cả hàng hóa tăng lên. B. Cầu có xu hướng tăng lên.
C. Thu nhập người dân tăng. D. Chi phí sản xuất tăng lên.
Câu 15. Khi người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành khi đó người lao động đó
đang
A. phát triển. B. thất nghiệp. C. tự tin. D. trưởng thành.
Câu 16. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa?
A. Kỳ vọng của người sản xuất. B. Tâm lý của người tiêu dùng.
C. Thị hiếu của người tiêu dùng. D. Tâm trạng của người mua hàng.
Câu 17. Nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái
niệm
A. thị trường tài chính. B. thị trường lao động.
C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ
Câu 18. Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Kinh doanh mặt hàng gì. B. Đóng góp cho nền kinh tế.
C. Đóng góp cho gia đình. D. Thời gian sẽ thành công.
Câu 19. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật
A. cấm. B. quy định. C. không cấm. D. bắt buộc.
Câu 20. Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện ở phẩm chất nào dưới đây?
A. Tính thật thà. B. Tính trung thực. C. Tính kiên trì. D. Tính quyết đoán.
Câu 21. Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu
cầu sẽ bị đào thải là hình thức
A. thất nghiệp tự nguyện. B. thất nghiệp chu kỳ.
C. thất nghiệp tạm thời. D. thất nghiệp cơ cấu.
Câu 22. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự
A. thỏa hiệp. B. thỏa mãn. C. ganh đua. D. ký kết.
Câu 23. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó phải có
A. chữ tín. B. địa vị. C. nhiều tiền. D. cổ phiếu.
Câu 24. Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu
dùng Việt Nam?
A. Tính kế thừa. B. Tính thời đại C. Tính hợp lí. D. Tính giá trị.
Câu 25. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp?
A. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. B. Bị kỷ luật do vi phạm hợp đồng.
C. Do cơ sở kinh doanh đóng cửa. D. Mất cân đối cung cầu lao động.
Câu 26. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính
A. nhân nhượng. B. tư lợi C. trách nhiệm. D. vô tư.
Câu 27. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ. B. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
C. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động. D. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 28. Thị trường lao động được cấu thành bởi các yếu tố
A. thu nhập của người lao động. B. hợp đồng lao động.
C. cung, cầu, giá cả sức lao động. D. tiền công, tiền lương.
PHẦN II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 Nhận thấy nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng. Anh T có dự định sẽ đầu tư kinh
phí mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra quyết định kinh doanh, anh
đã phân tích nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ có thể hỗ trợ anh khi cần thiết
cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người kinh doanh khác trên thị trường.
a. Trong trường hợp này anh T đã xây dựng ý tưởng kinh doanh hay cơ hội kinh doanh. Em
hãy chỉ rõ ý tưởng kinh doanh hoặc cơ hội kinh doanh mà anh T đã xác định trong trường hợp
trên. Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?
b. Theo em trong trường hợp này anh T đã thể hiện tốt năng lực gì trong kinh doanh?
Câu 2 Năm 2022, sau khi nhận được thư tố cáo của người dân, cơ quan điều tra đã ra kết
luận về việc Công ty bảo hiểm Manulife và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) "bắt tay nhau"
trong việc lừa khách hàng gửi tiết kiệm, "hô biến" tiền gửi tiết kiệm của khách thành hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ gây thiệt tại to lớn về tài sản đối với khách hàng và gây bức xúc trong dư luận
xã hội.
Từ những hiểu biết của mình về vấn đề đạo đức kinh doanh, em có đánh giá như thế nào về
việc làm của các chủ thể kinh doanh trong trường hợp trên. Theo em việc làm đó sẽ gây hậu quả
như thế nào đối với các chủ thể kinh tế đó?
------
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A B A C A A A C B D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B B B A B D C C D C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A C B A B B A C

II. PHẦN TỰ LUẬN


Gợi ý trả lời

Câu Điểm

Câu 1
- Anh T đã xây dựng được ý tưởng kinh
doanh
- Ý tưởng kinh doanh của anh T là: Kinh
doanh thực phẩm sạch.
- Việc xác định và đánh giá các yếu tố
trước khi kinh doanh điều này giúp anh có
thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá
trị cho người mua, đạt được mục tiêu lợi
nhuận, tránh được sự thất bại trong kinh
doanh.
- Anh T có năng lực phân tích và đánh giá
cơ hội kinh doanh: Trước khi tiến hành
kinh doanh, anh T đã nghiên cứu, phân tích
các yếu tố các ảnh hưởng tới chiến lược
kinh doanh của mình, việc làm này giúp
anh có thể tránh được những rủi ro khi tiến
hành kinh doanh
Câu 2
- Hành vi hô biến" tiền gửi tiết kiệm của
khách thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
của 2 chủ kinh tế trên là hành vi vi phạm
pháp luật và vi phạm đạo đức kinh doanh
+ Việc làm của hai chủ thể kinh doanh là
Công ty bảo hiểm Manulife và Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB) đã vi phạm các
chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh
+ Đây là hành vi lừa dối khách hàng, không
trung thực vi phạm các nguyên tắc và
chuẩn mực trong kinh doanh, xâm phạm tới
lợi ích chính đáng của khách hàng
- Hậu quả của hành vi này đối với các chủ
thể kinh tế
+ Đây là hành vi vi phạm pháp luật nên các
chủ thể kinh tế này có thể bị xử lý theo quy
định của pháp luật
+ Hành vi này làm cho uy tín của doanh
nghiệp bị giảm sút, sự việc này làm cho
khách hàng mất niềm tin ở doanh nghiệp,
lớn hơn có thể làm cho doanh nghiệp bị
phá sản.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A A A C B A B B C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C B A B B C A A A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án A A D B C D D C

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu Gợi ý trả lời Điểm
Câu 1 - Anh H đã xác định được cơ hội kinh doanh 2 điểm
- Cơ hội kinh doanh ở đây là: Kinh doanh văn phòng phẩm
- Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh đã giúp anh H
xác định được điểm yếu của các cửa hàng bên cạnh để từ đó xây dựng kế
hoạch kinh doanh cho bản thân một cách phù hợp từ đó thu về lợi nhuận
cho mình
- Anh H có năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh: Sự nhạy bén, nắm bắt cơ
hội kinh doanh giúp các chủ thể có thể nắm bắt được thời cơ để đi tắt, đón
đầu trong việc kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn
- Việc công ty điện thoại Sam sung quyết định thu hồi toàn bộ các sản
phẩm bị lỗi và tiến hành hoàn tiền cũng như công khai xin lỗi khách hàng
là hành vi thể hiện công ty đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh thể hiện ở
chỗ
+ Công ty đã luôn tôn trọng và đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
+ Luôn giữ chữ tín về chất lượng với khách hàng, sẵn sãng xin lỗi và giải
Câu 2 1 điểm
quyết quyền lợi chính đáng của khách hàng
- Việc làm này có tác động tới doanh nghiệp
+ Có thể gây ra hậu quả về kinh tế đối với doanh nghiệp đó là tăng chi phí,
giảm lợi nhuận
+ Giúp doanh nghiệp giữ uy tín với khách hàng, gắn kết mối quan hệ giữa
khách hàng và doanh nghiệp

You might also like