You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I.

A. GIÁO DỤC CÔNG DÂN


Bài 1: Chí công vô tư
1. Thế nào là chí công vô tư?
- Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải
quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi
ích cá nhân.
- Chí công vô tư không chỉ biểu hiện qua lời nói mà còn phải được biểu hiện qua việc
làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc
2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- Ủng hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động không chí công vô tư.
Bài 2: Tự chủ
1.Thế nào là tự chủ?
- Tự chủ là làm chủ bản thân.
Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong
mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện của tính tự chủ
- Thái độ bình tĩnh tự tin. Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh
giá bản thân mình.
3. Ý nghĩa của tính tự chủ
- Tự chủ là 1 đức tính quí giá.
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
Xem xét thái độ, lời nói, hành/động,
việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
1. Thế nào là Dân chủ, kỉ luật?
* Dân chủ là:
- Mọi người làm chủ công việc
- Mọi người được viết được cùng tham gia.
- Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát
* Kỉ luật là:
- Tuân theo quy định của cộng đồng
- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.
2. Tác dụng
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân
- Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt
3. Rèn luyện như thế nào?
- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật
- Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy Dân
chủ, kỉ luật.
- HS vâng lời bố mẹ thực hiện quy định của trường.
6. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau.
Dân chủ mà không có kỉ luật sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, vô chính phủ. Và ngược
lại, nến có kỉ luật mà thiếu dân chủ sẽ dẫn đến sự áp đặt chủ quan, không sáng tạo,
không hiệu quả. Do đó dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật, ngược lại, kỉ luật là điều
kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

B. VẬT LÝ
Câu 1. Phát biểu định luật Ôm và cho biết điện trở phụ thuộc U, I như thế nào.
Trả lời :
Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt
vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn
U
R = I . Tăng U => I giảm. Giảm U => I tăng
Câu 2.
a. Mắc hai điện trở song song có giá trị lần lượt là R = 82 và R2 = 62 vào hai đầu.
đoạn mạch có hiệu điện thế U= 4,55V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là bao
nhiêu?
Trả lời :
R 1. R 2 8.6 24
Vì R1 // R2 => Rtđ = R 1+ R 2 = 8+6 = 7 (ôm)
4 ,55
U 637
I= Rtđ
= 24 = 480 (ôm)
7
b. Mặc hai điện trở song song có giá trị lần lượt là R = 82 và R2 = 62 vào hai đầu đoạn
mạch có hiệu điện thế U= 4,55V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là bao nhiêu?
Trả lời:
Ta có R1 nối tiếp R2
=> Điện trở tương đương là : Rtđ = R1+R2 = 8+6 =14 (ôm)
=> Cường độ dòng điện của mạch là:
U 4 ,55 13
I= Rtđ
= 14
= 40
= 0,325 (A)
Vậy I đoạn mạch là 0,325A

Câu 3, Điện trở của vật dẫn phụ thuộc những yếu tố nào? Nếu giảm tiết diện dây
dẫn N lần thì điện trở dây dẫn tăng hay giảm (tăng)
Trả lời:
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu dây dẫn
Câu 4. Nhóm vật liệu nào dẫn điện tốt?
Nhóm kim loại : Au > Ag > Cu > Al > Fe > N
Câu 7. Một dây dẫn bằng nicrôm dài 30 m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu
điện thế 220 V (biết điện trở suất của nicrôm là 1,1.10-6 2.m). Cường độ dòng
điện chạy qua dây dẫn này là bao nhiêu?
Trả lời :

Câu 8. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5A khi nó được mắc vào
hiệu điện thế 36V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm đến 0,2A thì hiệu
điện thể phải là bao nhiêu?
Trả lời:

Ta có: , Trong đó I2 = I1 + 0,2 A = 1,5 + 0,2 = 1,7 A


Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,2A thì hiệu điện thế phải là:
U1 36
U2 = I 1 .I2 = 1, 5 .1,7 = 40,8V
Câu 9. Lưu ý khi sử dụng biến trở là gì?

Câu 10. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R1 = 90 Ω , R2 = 10 Ω,


ampe kế A, chỉ 0,2A. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là bao
nhiêu?
R1 = 90Ω; R2 = 10Ω; IA1 = 0,2A
a) UAB = ?
a. Do hai điện trở mắc song song với nhau nên hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn
mạch bằng hiệu điện thế giữa mỗi đầu đoạn mạch rẽ.
=> Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:
UAB=I1.R1=90.0,2=18V

Câu 11. Một biến trở có ghi (45M Ω-15A). Nêu ý nghĩa các con số ghi trên biến
trở. Hiệu điện thế lớn nhất mà biến trở này chịu được là bao nhiêu?
+) 45M Ω – điện trở lớn nhất của biến trở;
+) 15A – cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được.
b) Hiệu điện thế lớn nhất : Umax = Imax × Rmax = 45 × 15 = 675V.
13
Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.6, trong đó các điện trở R1 = 14Ω ; R2 = 8Ω ;
R3 = 24Ω ; dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A
a) Tính các cường độ dòng điện trên I2 , I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3
b) Tính các hiệu điện thế UAC ; UCB và UAB

Trả lời:
Tóm tắt:
R1 = 14Ω; R2 = 8Ω; R3 = 24Ω; I1 = 0,4A
a) I2 = ?; I3 = ?
b) UAC = ?; UCB = ?; UAB = ?

a) R2 mắc song song với R3 nên U23 = U2 = U3


↔ I2.R2 = I3.R3 ↔ I2.8 = I3.24 ↔ I2 = 3I3 (1)
Do R1 nt R23 nên I = I1 = I23 = 0,4A = I2 + I3 (2)
Mà R2 // R3 nên I2 + I3 = I23 = 0,4A (2)
Từ (1) và (2) → I3 = 0,1A; I2 = 0,3A
b)
UAC = U1 = I1.R1 = 0,4.14 = 5,6V
UCB = U23 = U2 = I2.R2 = 0,3.8 = 2,4V
UAB = UAC + UCB = 5,6 + 2,4 = 8V (vì hai đoạn mạch AC và CB nối tiếp nhau)

Câu 14. Có mạch điện có sơ đồ như hình 4.1, trong đó điện trở R = 10 ôm, R2 =
20 ôm, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V.
a) Số chỉ của vôn kế và ampe kế là bao nhiêu?
b) Chỉ với hai điện trở trên đây, nếu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong
mạch lên gấp ba lần (có thể thay đổi UAB).

C. SINH HỌC
Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) qua quá trình sinh sản.
- Ý nghĩa:
+ Trong chọn giống: tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con người có những
điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo ra giống mới có năng suất
và phẩm chất tốt.
+ Trong tiến hóa: Tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi ở
nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng.
Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá
trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân. Ở kì
này NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau tâm động (eo thứ nhất)
chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân
bào. Ở kì giữa chiều dài của NST đã co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm,
đường kính từ 0,2 đên 2 μm, có dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc hình chữ
V.
Câu 3: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Kết
quả của quá trình nguyên phân.

Kì - Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và
đầu nhân con tiêu biến.
- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động
đính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

Kì Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích
giữa đạo của thoi phân bào.

Kì 2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li
sau về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.

Kì Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.
cuối
Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST
giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

Câu 4: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?


Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành
phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân (các đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần
và trình tự sắp xếp các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.
Câu 5: Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo
chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng
các liên kết hiđro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn cao 34A°, gồm 10 cặp nuclêôtit.
Đường kính vòng xoắn là 20A0.

Câu 6: Cho một đoạn mạch đơn của phân tử ADN, yêu cầu viết đoạn mạch đơn
bổ sung với nó.
Đoạn mạch đơn bổ sung có trình tự sắp xếp như sau:
T– A – X – G – A – T – X – A – G
Mạch ADN hoàn chỉnh:

D. ĐỊA LÝ
Câu 1 : Vẽ biểu đồ miền
Bước 2 : Vẽ biểu đồ

- Xây dựng hình chữ nhật hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).

- Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau (0, 10, 20,... 100 hoặc 0, 20,
40,...,100).

- Năm đầu tiên và năm cuối cùng chính là trục tung 2 bên.

- Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo
thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa
nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.

- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ
thường thể hiện thời gian (năm).

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

- Ghi số liệu ở giữa của miền (không giống cách ghi như biểu đồ đường).

- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

- Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục - một
trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này rất ít).

- Lưu ý khoảng cách năm thật chính xác.

- Trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,... cần
phải xử lý % trước khi vẽ.

3. Cách nhận xét biểu đồ miền

- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số
liệu.

- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như
thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu tố c (mức
chênh lệch).
- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay
không?

- Kết luận và giải thích.


Câu 2 : Phân tích các điều kiện tự nhiên cho phép Việt Nam phát triển công
nghiệp nhiệt đới
Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp
nhiệt đới đa dạng.
a. Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành
nông nghiệp.
- Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính: đất phù sa và đất feralit
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, tập trung tại các đồng bằng, thích hợp nhất với cây
lúa nước, các loại cây ngắn ngày.
+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp
trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha. Sử dụng hợp lí tài nguyên
đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
- Thuận lợi: Cơ cấu cây trồng đa dạng; Nơi đất tập trung hình thành vùng chuyên môn
hóa.
- Hạn chế: Diện tích đất nông nghiệp dần thu hẹp. Đất ngập mặn, nhiễm mặn, nhiễm
phèn cần cải tạo lớn.
b. Tài nguyên khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và
theo độ cao.
- Thuận lợi:
+ Cây trồng phát riển quanh năm.
+ Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Hạn chế:
+ Sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển.
+ Khó khăn cho thu hoạch, ...
+ Gây ngập úng, sương muối, rét hại, hạn hán…
c. Tài nguyên nước
- Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày
đặc, nước ngầm khá dồi dào.
- Thuận lợi: Cung cấp nguồn nước trồng lúa, nước tưới quan trọng.
- Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô cần xây dựng hệ
thống thủy lợi hợp lí.
d. Tài nguyên sinh vật
Động, thực vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng,
vật nuôi có chất lượng tốt.
Câu 3 : Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội thúc đẩy ngành công nghiệp ở Việt
Nam
a. Dân cư và lao động
- Dân số đông → thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được
nâng cao nên → sức mua đang tăng lên.
- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → Điều kiện để
phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư
nước ngoài.
b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
+ Trình độ công nghệ còn thấp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.
c. Chính sách phát triển công nghiệp
- Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp.
- Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước;
khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế
đối ngoại.
d. Thị trường
- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng
ngoại nhập.
- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát
triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh
hoạt hơn. LỊCH SỬ
I – TRẮC NGHIỆM: Ôn trọng tâm 2 bài: BÀI 2 & BÀI 5
BÀI 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm
90 của thế kỉ XX
I. SỰ KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA LIÊN BANG XÔ VIẾT
- Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973, Ban lãnh đạo Liên
Xô không tiến hành cải tổ về kinh tế xã hội làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng
toàn diện.
Cuộc biểu tình đòi li khai ở Litva
- Công cuộc cải tổ:
Tổng thống Goóc-ba-chốp
+ Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải
tổ, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Do chưa có sự chuẩn bị và thiếu đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên công
cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đây khó khăn.
+ Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.
+ Ngày 19 – 8 – 1991, một số lãnh đạo đảng và nhà nước tiến hành đảo chỉnh lật đổ
Goóc-ba-chốp nhưng thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà
nước liên bang hầu như tê liệt, các nước cộng hòa đua nhau đòi tách khỏi liên bang.
Xe tăng ở Quảng trường Đỏ trong cuộc đảo chính năm 1991
- Ngày 21 – 12 – 1991, 11 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết họp và kí quyết
định giải tán Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25 – 12 – 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang
Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống đánh dấu sự chấm dứt của Liên bang Xô
viết.
II. CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
- Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc.
- Biểu hiện:
+ Cuối năm 1988, khủng hoảng ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, các cuộc mít tinh, biểu
tình ở các nước diễn ra dồn dập đòi cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên chính trị,…
+ Bên ngoài các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức chống phá
.+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
thực hiện đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do.
- Kết quả: các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng cử, giành chính quyền nhà nước,
các Đảng Cộng sản thất bại không còn nắm quyền.
=> Cuối năm 1989, chế độ XHCN bị sụp đổ ở hầu hết các nướ Đông Âu.
- Ngày 28 – 6 – 1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động.
- Ngày 1 – 7 – 1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
=> Chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống
XHCN trên thế giới.
BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hâu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc
địa của thực dân phương Tây.
- Tháng 8 – 1945, nghe tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước ĐNA nổi dậy giành
chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
- Nhiều nước ĐNA phải tiến hành cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm
lược trở lại của thực dân phương Tây, đến giữa những năm 50 lần lượt giành được độc
lập.
- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can
thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát
triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-
pu-chia.
- Thái Lan, Phi-lip-pin tham gia khối SEATO, In-đô-nê-xia và Miến Điện thi hành
chính sách đối ngoại trung lập.
=> Các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ĐNA chủ trường
thành lập một tổ chức liên minh khu vực với mục đích:
+ Cùng nhau hợp tác phát triển.
+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái
Lan họp tại Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
b. Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành
viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
c. Nguyên tắc hoạt động:
- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam
Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định nhưng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các
nước thành viên:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả.
d. Quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương
- Trước năm 1978, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến thăm lẫn
nhau giữa hai nhóm nước.
- Sau năm 1978, do vấn đề Cam-pu-chia quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các
nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.
- Từ cuối những năm 70, nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng mạnh.
III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”
- Tháng 1 – 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN .
- Tháng 7 – 1992, Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Ba-li đến tháng 7 – 1995, Việt
Nam gia nhập ASEAN, tháng 9 – 1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN .
- Tháng 4 -1999, kết nạp Cam-pu-chia.
- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một
Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).
- Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).
II- TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày quá trình ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
- Ngày 8/8/1967. Hiệp hội các nước ĐNÁ viết tắt là ASEAN được thành lập tại
BangKok –Thái Lan với sự tham gia của 5 nước: Indonexia, Malaysia,
Philipines, Singapore, Thái Lan
- Năm 1984: Bru-nây tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức
- Năm 1995: Việt Nam tham gia trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức
- Năm 1997: Lào và Myanmar cũng gia nhập tổ chức
- Năm 1999: Campuchia được kết nạp là thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN
Câu 2: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô và cuối những năm 80 của thế kỉ XX, có đem lại
kết quả như mong muốn không? Vì sao?
- Công cuộc cải tổ của Liên Xô không đem lại kết quả như mong muốn ngược lại
còn đẩy Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng và cuối cùng dẫn tới sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô
- Girai thích: Công cuộc cải tổ của Liên Xô còn nhiều điểm hạn chế như: Không
có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và thiếu đường lối chiến lược toàn
diện nhất quán; Sự giao đông về lập trường tư tưởng dẫn đến mất phương hướng
chính trị; Không giải quyết đúng đắn giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị
Câu 3: Qúa trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội CN ở các nước Đông Âu
diễn ra như thế nào?
- Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan sau đó lan nhanh ra các nước Đông Âu
khác
- Các thế lực chống CNXH ra sức kích động quần chúng đẩy mạnh các hoạt động
chống phá; Ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển
cử tự do
 Kết quả: Qua tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu các thế lực chống
CNXH đã thắng cử dành được chính quyền nhà nước; Các Đảng Cộng Sản thất
bại, không còn nắm chính quyền. Tới cuối năm 1989 chế độ XHCN đã bị sụp đổ
ở hầu hết các nước Đông Âu
Câu 4: Nguyên tắc của hiệp ước Ba-Li

Câu 5: Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:


+ Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham
gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng
sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
+ Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất
nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.
+ Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách
thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.
HÓA HỌC
I- Trắc nghiệm
1: Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối
1. Tính chất hóa học của oxit

Oxit axit Oxit bazơ

Một số oxit axit + H2O → dung Một số oxit bazơ + H2O → dung dịch
dịch axit (đổi màu quỳ tím → đỏ) kiềm (đổi màu quỳ tím → xanh)
Tác CO2 + H2O → H2CO3 CaO + H2O → Ca(OH)2
dụng
với Oxit axit tác dụng được với nước: Oxit bazơ tác dụng được với nước:
nước SO2, SO3, N2O5, P2O5… Na2O, K2O, BaO,..
Không tác dụng với nước: SiO2, Không tác dụng với nước: FeO, CuO,
… Fe2O3,…

Tác Axit + Oxit bazơ → muối + H2O


dụng Không phản ứng
với axit FeO + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O

Tác Bazơ + Oxit axit → muối (muối


dụng trung hòa, hoặc axit) + H2O
với Không phản ứng
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
bazơ
kiềm CO2 + NaOH → NaHCO3

Tác
dụng Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối
Không phản ứng
với oxit CaO + CO2 → CaCO3
axit

Tác Oxit axit + Oxit bazơ (tan) →


dụng muối Không phản ứng
với oxit
bazơ MgO + SO3 → MgSO4

Oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, Oxit trung tính (oxit không tạo muối)
Cr2O3) NO, CO,…

Tác Không phản ứng Không phản ứng


dụng
với
nước

Tác
dụng Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Không phản ứng
với axit

Tác
dụng Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 +
Không phản ứng
với 3H2O
bazơ

Phản Tham gia phản ứng oxi hóa khử


ứng oxi Không phản ứng
hóa khử 2NO + O2 2NO2

2. Tính chất hóa học của axit, bazơ


Axit Bazơ

đổi màu quỳ tím → xanh


Chất
Đổi màu quỳ tím → đỏ Đổi màu dung dịch phenolphatalein từ
chỉ thị
không màu thành màu hồng

Tác - Axit (HCl và H2SO4 loãng) + Một số nguyên tố lưỡng tính như Zn,
dụng kim loại (đứng trước H trong dãy Al, Cr, …
với kim hoạt động hóa học) → muối + H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 +
loại Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 3H2

Tác Một số bazơ lưỡng tính (Zn(OH)2,


dụng Bazơ + axit → muối + nước
Al(OH)3, …) + dung dịch kiềm
với NaOH + HCl → NaCl + H2O
bazơ Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tác Bazơ + axit → muối + nước


dụng
với axit H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Bazơ + oxit axit → muối axit hoặc


Tác
muối trung hòa + nước
dụng
Không phản ứng
với oxit SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
axit
SO2 + NaOH → Na2HSO3 + H2O
Tác
dụng Axit +oxit bazơ → muối + nước Một số oxit lưỡng tính như ZnO, Al2O3,
với oxit CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O Cr2O3,… tác dụng với dung dịch bazơ
bazơ

Tác Axit + muối → muối mới + axit


dụng Bazơ + muối → Bazơ mới + muối mới
mới
với KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
muối HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Phản
ứng Một số axit oxit axit + nước Bazơ không tan oxit bazơ + nước
nhiệt
phân H2SO4 SO3 + H2O Cu(OH)2 CuO + H2O

3. Tính chất hóa học của muối


Tính
chất hóa Muối
học

Kim loại + muối → muối mới + kim loại mới


Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Điều kiện: Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca,…) đẩy kim loại đứng sau
(trong dãy hoạt động hóa học) ra khỏi dung dịch muối của chúng.
Tác
dụng với Kim loại Na, K, Ca… khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho kim
kim loại loại mới vì:
Na + CuSO4 →
2Na + H2O → NaOH + H2
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

Tác Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới


dụng với
bazơ FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Tác Muối + axit → muối mới + axit mới


dụng với
axit BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + AgCl
Tác Muối + muối → 2 muối mới
dụng với
muối BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao


Nhiệt
phân CaCO3 CaO + CO2
muối
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ

3: Phản ứng trao đổi là gì ?


Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia
phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp
chất mới.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có
chất không tan hoặc chất khí.
Ví dụ:
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Ví dụ:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
4: Ứng dụng của canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, natri hiđroxit, muối ăn
4.1: Ứng dụng của canxi oxit
CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho
công nghiệp hóa học.
- Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công
nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
- Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
4.2: Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4).
- Ngoài ra, SO2 còn dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng
làm chất diệt nấm mốc,…
4.3: Ứng dụng của natri hiđroxit
Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Nó được dùng
trong:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
4.4: Ứng dụng của muối ăn
Muối NaCl có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, nó được dùng để:
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm. Muối iot là muối ăn NaCl có trộn thêm một ít
KIO3 + KI.
- Làm nguyên liệu để sản xuất: Na, NaOH, H2, Cl2, Na2CO3, nước gia – ven, …
II- TỰ LUẬN
DẠNG 1: Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển đổi hóa học
BÀI TẬP MINH HỌA
BÀI 3-SGK/41
Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:

a) (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 ↓ + 2FeCl3


(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
(3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 ↓ + 3Na2SO4
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O


(6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

b) (1) 2Cu + O2 2CuO

(2) CuO + H2 Cu + H2O


(3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

(6) Cu(OH)2 CuO + H2O


BÀI 1-SGK/71
Bài 1: Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây :

Lời giải:

BÀI 1 – SGK/11
Bài 1: Viết phương trình hóa học cho mỗi biến đổi sau:

Lời giải:
(1) S + O2 SO2
(2) SO2 + CaO → CaSO3
Hay SO2 + Ca(OH)2(dd) → CaSO3↓ + H2O
(3) SO2 + H2O ⇆ H2SO3
(4) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
Hoặc H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O
(5) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Không nên dùng phản ứng:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O vì HCl dễ bay hơi nên khí SO2 thu được sẽ
không tinh khiết.
(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Hoặc SO2 + Na2O → Na2SO3
Bài 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học sau:

Lời giải:
Phương trình hóa học của các phản ứng:

(1) CaCO3 CaO + CO2


(2) CaO + H2O → Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(4) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
(5) Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
DẠNG 2: BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy
chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2
Viết những phương trình phản ứng hóa học.
Lời giải:
a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung
dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất
ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng
:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống
nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Bài 4: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl,
Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng
trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.
Lời giải:
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:
• Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.
• Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.
– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của
nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và
Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.

NaCl Na2SO4

Ba(OH)2 x Kết tủa trắng

NaOH x x

PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.


Bài 1: Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri
sunfat và dung dịch natri cacbonat:
a) Dung dịch bari clorua.
b) Dung dịch axit clohiđric.
c) Dung dịch chì nitrat.
d) Dung dịch bạc nitrat.
e) Dung dịch natri hiđroxit.
Giải thích và viết phương trình hóa học.
Lời giải:
Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.
– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 cho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác
dụng.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
– Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ
rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.
DẠNG 3: NÊU HIỆN TƯỢNG XẢY RA, GIẢI THÍCH VÀ VIẾT PTHH
BÀI 5/TR33:
Bài 5: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau
đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của
dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Lời giải:
Câu c đúng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám
ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh
của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
(Lưu ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)
DẠNG 4: BÀI TẬP TÍNH THEO PTHH: OXIT TÁC DỤNG VỚI BAZƠ
AXIT TÁC DỤNG VỚI KIM LOẠI

BÀI 4/TR9:
Bài 4: Biết 2,24 lit khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản
phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Lời giải:

a) Phương trình phản ứng hóa học:


CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
b) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta nhận thấy:
nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol, VBa(OH)2 = 200ml = 0,2 lít

c) Dựa vào phương trình phản ứng trên ta có:


nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol.
⇒ mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g.
CÔNG NGHỆ
Câu 1: Nêu những yêu cầu đối với người làm nghề nấu ăn
ĐÁP ÁN: Yêu cầu của nghề
• Muốn việc nấu ăn có hiêu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của cơ
thể, người làm nghề nấu ăn phải:
◦ Có đạo đức nghề nghiệp;
◦ Nắm vững kiến thức chuyên môn;
◦ Có kĩ năng thực hành nấu nướng;
◦ Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm;
◦ Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu,dụng cụ cần thiết.
◦ Biết chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị,đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm,
đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn,làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt,
kích thích tiêu hoá, tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khoẻ.
Câu 2: Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ tráng men, thủy tinh, điện
1: Đồ tráng men, thủy tinh
- Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men
- Chỉ nên đun lửa nhỏ
- Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm
- Sử dụng xong, phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén, bát (xà phòng) và để khô
ráo
- Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men
2: Đồ dùng điện
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện
- Khi sử dụng: Sử dụng đúng quy cách
- Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước
Câu 3: Có mấy khu vực hoạt động trong nhà bếp? Cách bố trí thích hợp
- Có 5 khu vực hoạt động trong nhà bếp, đó là: Cất giữ thực phẩm; nấu nướng; bày
dọn thức ăn; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm;…
- Cách sắp xếp thích hợp:
 Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp;
 Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực
phẩm;
 Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp;
 Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn
để thức ăn vừa chế biến xong.
Câu 4: Tại sao phải quan tâm đến ATLĐ trong nấu ăn? Nguyên nhân gây tai nạn trong
nấu ăn
GIẢI THÍCH:
• Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì
khối lượng công việc được triển khai mỗi ngày rất nhiều và dồn dập như:
◦ Chuẩn bị thức ăn.
◦ Nấu nướng.
◦ Bày dọn ...
• Những công việc làm trong nhà bếp thường phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ
chuyên dùng dễ gây nguy hiểm.
• Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, để tránh xảy ra tai nạn nguy
hiểm như: đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật,
trượt ngã ...
NGUYÊN NHÂN:
• Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn để cắt, gọt, xiên…hoặc đặt không đúng vị trí thích
hợp.
• Sử dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích
hợp.
• Để thức ăn rơi vài làm trơn trượt.
• Khi đun nước, đặt vòi ấm ở vị trí không thích hợp.
• Để vật dụng ở trên cao quá tầm với.
• Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận.
• Sử dụng bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, nồi điện, ấm điện ... không đúng yêu
cầu.
Câu 5: Tại sao phải xây dựng thực đơn ? Trong ăn uống thường sử dụng loại thực đơn
nào? Lên một thưc đơn cho bữa ăn liên hoan & gia đình (6->8ng)
GIẢI THÍCH:
Để thực hiện một bữa ăn hợp lí (bữa ăn thường ngày hay liên hoan) cần phải tính toán
và lập kế hoạch triển khai để đáp ứng yêu cầu: Ăn món gì? Ăn như thế nào? Món nào
ăn trước? Món nào ăn sau? Món nào ăn kèm với món nào? Vì vậy cần phải xây dựng
thực đơn.
CÁC LOẠI THỰC ĐƠN:
- Thực đơn tự chọn;
- Thực đơn theo món ăn;
- Thực đơn theo bữa ăn.
LÊN THỰC ĐƠN CHO BỮA ĂN LIÊN HOAN & GIA ĐÌNG (6->8NG)
LIÊN HOAN: HUYỀN TRANG
Thực đơn liên hoan số 2
Món khai vị
 Súp tôm rau
 Nộm mực Thái Lan
Món chính
 Rau củ luộc
 Nem tôm thịt
 Gà quay mật ong
 Bò sốt tiêu đen
 Thịt cừu nướng
 Đậu Nhật chiên kim sa
 Cá chép hấp xì dầu
 Canh cua ngao
Món tráng miệng
 Trái cây thập cẩm
Đồ uống
 Rượu vang
 Nước ngọt (Coca/ Pepsi)
 Nước lọc
GIA ĐÌNH: HUYỀN TRANG
1. Thịt gà luộc
2. Rau củ xào thập cẩm
3. Canh su su và mọc
4. Nem rán
5. Sườn xào chua ngọt
6. Khoai lang kén
7. Giò lụa
8. Thịt hun khói
9. Xôi gấc nhân đậu xanh
10. Cơm trắng
11. Tráng miệng: Dưa lê, chè đậu đỏ

You might also like