You are on page 1of 2

Câu 1: Phân biệt các Khái niệm thị trường, cơ chế thị trường và kinh tế thị trường?

Liên hệ
với thực tiễn của Việt Nam?
- Khái niệm thị trường:
o Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán, trao đổi có thể một nơi như
chợ, cửa hàng hay một không gian ảo như wed internet. (theo nghĩa hẹp) Thị
trường là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế được đáp ứng thông qua việc trao
đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ tương ứng
với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, gồm các quan hệ cung- cầu,
cạnh tranh,… (theo nghĩa rộng)
- Khái niệm cơ chế thị trường:
o Cơ chế thị trường là hệ thống các quen hệ kinh tế mang tính tự điểu chỉnh
tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.
- Khái niệm kinh tế thị trường:
o KTTT là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, đó là nền kinh tế
hàng hoá phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều thông qua
cơ chế thị trường, chịu tác động và điều tiết từ các quy luật thị trường.
- Tóm lại, thị trường là nơi giao dịch, cơ chế thị trường là quy tắc và quy trình để thực
hiện giao dịch trên thị trường, và kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế dựa trên cơ
chế thị trường để điều hành các hoạt động kinh tế.
- Liên hệ với Việt Nam:
o Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN từ năm 1986 với các cơ chế thị trường ngày
càng hoàn thiện.
o Thị trường Việt Nam ngày càng phát triển với sự gia nhập của nhiều doanh
nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Các thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, tài
chính, bất động sản... đang dần hoạt động theo cơ chế cung-cầu.
o Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hoàn toàn tự do
và cạnh tranh hoàn hảo. Nhà nước vẫn có sự can thiệp và điều tiết nhất định.
Câu 2: Làm sơ đồ tư duy (mindmap) về các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường

You might also like