You are on page 1of 49

Lời giới thiệu

Quá trình hình thành tài liệu này là một chặng đường dài, đầy những bài học quý báu.

Trước năm 2019, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các tài liệu về Building Information
Modeling (BIM) từ Mỹ, Anh, Singapore, và nhiều quốc gia khác; với hy vọng tìm ra phương
pháp áp dụng BIM phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Từ tháng 1/2019, do yêu cầu công việc đang đảm nhiệm, tôi bắt đầu đào sâu vào nghiên cứu
ISO 19650-1:2018 và ISO 19650-2:2018. Dù gặp khó khăn khi tiếp xúc với tài liệu tiếng Anh
hàn lâm, nhưng nhờ sự hỗ trợ ngôn ngữ từ các bạn người bản xứ trong cùng một bộ phận
làm việc, tôi đã hiểu rõ nhiều kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, khi thử áp dụng vào thực tế, tôi
nhận ra nhiều nội dung không khả thi. Mặc dù nhiều đồng nghiệp người bản xứ đã hỗ trợ tôi
ở mức độ có thể, nhưng vẫn còn hạn chế.

Từ đầu năm 2020, tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và hiểu rõ hơn về chi tiết. Sau hơn nửa
năm, tôi nhận ra rằng kiến thức của mình chưa đủ để hiểu và áp dụng đúng những gì ISO
19650-1:2018 và ISO 19650-2:2018 đề cập đến. Tuy nhiên, tôi học được rằng đây là quá trình
cần thiết để các chuyên gia thiết kế điều chỉnh và phát triển công việc chuyên môn của họ.

Mãi cho đến tháng 3 năm 2021, tôi cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng kiến thức này trong công
việc hàng ngày của mình. Với mục tiêu áp dụng BIM cho Việt Nam, tôi đã thiết kế một chương
trình đào tạo cho cộng đồng kiến trúc sư ở Việt Nam. Khóa đào tạo có sự hợp tác của AGOhub
(do kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh sáng lập) và được hỗ trợ tư vấn chính sách ngành xây
dựng tại Việt Nam từ Kiến trúc sư Trần Quang Huy (người đã cùng tôi nghiên cứu BIM và áp
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế trước khi ISO 19650 xuất bản hai tập đầu). Khóa đào
tạo đã thu hút gần 100 kiến trúc sư và kỹ sư tham gia trong suốt 50 tuần (ít nhất là 9 giờ 1
tuần).

Đến tháng 4 năm 2022, khi có cơ hội gặp mặt trực tiếp với những người tham gia khóa đào
tạo, tôi nhận ra rằng vẫn còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng và gần như họ chưa làm được
gì cụ thể. Thất vọng, nhưng không nản chí, tôi tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng Việt
Nam chưa thực sự làm quen với ISO 19650-3:2020 và ISO 19650-5:2018, hai tài liệu quan
trọng định hình hướng dẫn chuyển đổi số. Do đó, tôi lại phải hệ thống lại kết quả nghiên cứu
của mình.

Đến tháng 10 năm 2022, tôi bắt đầu tiếp xúc với ISO 19650-4:2022 và hạnh phúc với việc hệ
thống hóa bộ tài liệu 5 tập mà không làm mất đi tính liên kết. Cho đến nay, nhiều đơn vị đã
dịch và xuất bản một số tập trong bộ tài liệu này. Tuy nhiên, để cung cấp thêm tài liệu tham
khảo cho những người làm BIM, tôi quyết định xuất bản bộ tài liệu mà bạn đang đọc.
Bộ tài liệu này bao gồm 5 tập được chuyển ngữ, không chỉ là dịch thuần túy. Chúng tôi đã cố
gắng để nội dung trở nên dễ hiểu với độc giả. Trang sau đây là danh sách những người tham
gia khóa đào tạo, được xem như đồng tác giả với tôi trong tập 1 và 2. Các phần còn lại, tác
giả là chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn là những người chịu trách nhiệm cuối cùng về nội
dung của bộ tài liệu này.

Một trách nhiệm quan trọng mà chúng tôi phải đảm nhận là việc bảo vệ quyền lợi bản quyền
của bộ tài liệu gốc. Tuy nhiên, với mong muốn đây là một tài liệu miễn phí để chia sẻ những
kiến thức hữu ích từ ISO với cộng đồng mong muốn áp dụng BIM ở Việt Nam, chúng tôi hy
vọng rằng họ sẽ thông cảm mà lượng thứ.

Trong nội dung của tài liệu, chắc chắn không tránh được những sai sót, chúng tôi trân trọng
mọi ý kiến đóng góp qua địa chỉ email npthien@hotmail.com hoặc trang Facebook Thien
Nguyen của tôi (đây cũng là địa chỉ bạn được hướng dẫn đã tải tài liệu này về).

Tài liệu này chỉ là bước đầu tiên để làm căn cốt cho BIM. Bước kế tiếp là tài tiệu có tên “Làm
sao để áp dụng ISO 19650 vào Việt Nam” gồm: “Phần 1: tòa nhà” và “Phần 2: hạ tầng”. Phần
1 đang trong giai đoạn hoàn thiện để có thể gửi đến các bạn trong mùa hè 2024, Phần 2 đang
tiến hành song song với 1 và hy vọng sẽ gửi đến các bạn vào mùa thu 2024. Chúng tôi cho
rằng hai tài liệu kế tiếp mới là phần thật sự cần thiết cho bạn nhưng sẽ không có tác dụng nếu
bạn không nắm vững năm tài liệu của bước đầu tiên.

Chân thành cảm ơn sự đồng hành và ủng hộ của mọi người.

Saigon, Xuân Giáp Thìn (2024)


Danh sách các học viên tham gia tìm hiểu và học tập ISO 19650 tập 1 và 2 của
AGOHUB
Điều phối chương trình: Nguyễn Tuấn Anh
Tư vấn chính sách chuyên môn: Trần Quang Huy
Bùi Bình Dương Lê Sỹ Phạm Hồng Việt
Bùi Công Kỳ Lê Trung Tiến Phạm Ngọc Thông
Bùi Hoàng Bảo Liên Công Doanh Phạm Quốc Hoàng
Bùi Thị Thu Hà Lương Minh Sang Phạm Thanh Tùng
Bùi Trí Thức Ngô Đức Phạm Tiến Thắng
Châu Minh Trang Ngô Ngọc Lê Trần Anh Sơn
Chu Huy Phú Nguyễn An Trung Trần Cao Thọ
Cù Chính Năng Nguyễn Đức Văn Trần Đăng Thuận
Đàm Huy Nguyễn Duy Thanh Trần Hải Bằng
Đặng Hữu Lam Nguyễn Hải Trình Trần Mạnh Hùng
Đặng Ngọc Tân Nguyễn Huy Hùng Trần Nam
Đặng Thanh Hải Nguyễn Lê Bách Trần Ngọc Thanh Thảo
Đào Khánh Lâm Nguyễn Mạnh Hùng Trần Quyết
Đào Thanh Hải Nguyễn Ngọc Sơn Trần Thúc Du
Đỗ Minh Đức Nguyễn Ngọc Thanh Hiền Trần Văn Sơn
Đỗ Thị Kim Oanh Nguyễn Nguyên Ngọc Trần Văn Tú
Đỗ Văn Dương Nguyễn Nhớ Trịnh Anh Khoa
Doãn Thị Vân Nguyễn Phương Lê Võ Huy Dũng
Dương Kiều Hưng Nguyễn Quang Duy Võ Lê Duy Khánh
Dương Quốc Chính Nguyễn Quang Thành Võ Ngọc Hiền
Dương Quốc Việt Nguyễn Thanh Hải Vũ Đình Thành
Hà Hưng Thịnh Nguyễn Thanh Hoàng Vũ Thị Thêu
Hồ Văn Luôn Nguyễn Thị Mai Vũ Tuấn Phương
Hoàng Hữu Hiếu Nguyễn Thị Thu Trang Vũ Xuân Sơn
Huỳnh Lâm Nguyễn Trung Kiên Vương Thị Thùy Dương
Lê Anh Dũng Nguyễn Trương Hoài Bảo Nguyễn Xuân Ngọc
Lê Hiển Nguyễn Tuấn Minh Phạm Duy Hiếu
Lê Hữu Tính Nguyễn Văn Thụy Lê Minh Hải
Lê Huy Nguyễn Việt Lê Ngọc Trung
Tổ chức và số hóa thông tin về tòa nhà và công
trình kỹ thuật dân dụng, bao gồm mô hình thông
tin công trình (BIM) — Quản lý thông tin sử dụng
mô hình thông tin công trình.

Phần 1: Các khái niệm và nguyên tắc.


Mục lục

0 Giới thiệu. ...................................................................................................................... 3


1 Phạm vi của tài liệu....................................................................................................... 5
2 Tài liệu viện dẫn. ........................................................................................................... 5
3 Thuật ngữ và định nghĩa. ............................................................................................. 5
3.1 Những thuật ngữ tổng quát. ................................................................................... 5
3.2 Những thuật ngữ liên quan đến tài sản và dự án. ................................................... 6
3.3 Những thuật ngữ liên quan đến quản lý thông tin. .................................................. 8
4 Thông tin tài sản và dự án, quan điểm và làm việc hợp tác. ................................... 11
4.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 11
4.2 Quản lý thông tin theo bộ tài liệu ISO 19650......................................................... 12
4.3 Các quan điểm quản lý thông tin. ......................................................................... 13
5 Định nghĩa thông tin cần dùng và kết quả trong mô hình thông tin. ...................... 14
5.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 14
5.2 Thông tin cần dùng của tổ chức (OIR). ................................................................. 16
5.3 Thông tin cần dùng của tài sản (AIR).................................................................... 16
5.4 Thông tin cần dùng của dự án (PIR). .................................................................... 16
5.5 Thông tin cần dùng để trao đổi (EIR). ................................................................... 17
5.6 Mô hình thông tin tài sản (AIM). ............................................................................ 17
5.7 Mô hình thông tin dự án (PIM). ............................................................................. 17
6 Chu trình chuyển giao thông tin. ............................................................................... 18
6.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 18
6.2 Đồng bộ với vòng đời của tài sản. ........................................................................ 18
6.3 Xác lập các thông tin cần dùng và lập kế hoạch chuyển giao thông tin. ................ 20
7 Chức năng quản lý thông tin dự án và tài sản.......................................................... 26
7.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 26
7.2 Các chức năng quản lý thông tin tài sản. .............................................................. 26
7.3 Các chức năng quản lý thông tin dự án. ............................................................... 27
7.4 Các chức năng quản lý thông tin được tạo lập. .................................................... 27
8 Khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao. ........................................................ 27
8.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 27
8.2 Mức độ năng lực và rà soát năng lực. .................................................................. 28
9 Làm việc cộng tác dựa trên gói thông tin. ................................................................ 28
10 Thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin. ........................................................... 29
10.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 29
10.2 Thời điểm chuyển giao thông tin. .......................................................................... 30
10.3 Ma trận trách nhiệm.............................................................................................. 30
10.4 Xác định chiến lược cộng sinh và cấu trúc phân rã cho các gói thông tin. ............ 30

1
11 Quản lý việc hợp tác sản xuất thông tin. .............................................................. 31
11.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 31
11.2 Cấp độ cần thiết của thông tin. ............................................................................ 32
11.3 Chất lượng thông tin............................................................................................. 33
12 Giải pháp và quy trình làm việc của môi trường dữ liệu nguồn (CDE). ............. 33
12.1 Nguyên tắc. .......................................................................................................... 33
12.2 Công việc đang làm (WIP). ................................................................................... 35
12.3 Chuyển giao để kiểm tra/kiểm lại/chấp thuận. ...................................................... 35
12.4 Chia sẻ (Shared). ................................................................................................. 35
12.5 Chuyển giao để " kiểm lại /công nhận". ................................................................ 36
12.6 Phát hành (Published). ......................................................................................... 36
12.7 Lưu trữ (Archived). ............................................................................................... 36
13 Tóm tắt về "mô hình thông tin công trình (BIM) theo bộ tài liệu ISO 19650". .... 37
PHỤ LỤC (A). ...................................................................................................................... 40

2
0 Giới thiệu.
Tài liệu này đề xuất các khái niệm và nguyên tắc được khuyến khích cho các tiến trình công
việc trong ngành xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý và sản xuất thông tin trong suốt vòng đời của
tài sản xây dựng (được gọi là "quản lý thông tin") khi sử dụng mô hình thông tin công trình
(BIM). Những tiến trình công việc này có thể mang lại kết quả tích cực cho: i. chủ sở hữu/quản
lý tài sản, ii. người sử dụng tài sản, iii. chuỗi cung ứng ứng và những người tham gia tài trợ
dự án để hoàn tất dự án. Những kết quả tích cực có thể bao gồm: i. tăng cơ hội, ii giảm thiểu
rủi ro iii. giảm chi phí. Cần lưu ý rằng: những nội dung trong tài liệu này chỉ mang tính đề xuất.
Do đó, người sử dụng tài liệu này tự chọn lựa những nội dung trong tài liệu và chịu trách nhiệm
về kết quả của việc sử dụng chúng.

Đối tượng dự kiến mà tài liệu nhắm đến:


• Những người liên quan đến việc xác định các hợp đồng kinh tế, thiết kế, thi công
và/hoặc vận hành các tài sản.
• Những người tham gia trong các hoạt động quản lý tài sản, bao gồm cả vận hành và
bảo dưỡng.

Tài liệu này áp dụng cho các tài sản xây dựng và dự án xây dựng ở mọi quy mô và mức độ
phức tạp; bao gồm các bất động sản lớn, mạng lưới hạ tầng, từng tòa nhà và các cấu trúc hạ
tầng cụ thể, cũng như các dự án hoặc loạt dự án triển khai chúng. Tuy nhiên, các khái niệm
và nguyên tắc được đề cập trong tài liệu này nên được áp dụng sao cho cân đối và phù hợp
với quy mô và độ phức tạp của tài sản hoặc dự án. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh
nghiệp vừa và nhỏ được giao trách nhiệm để quản lý tài sản hoặc triển khai dự án. Cũng quan
trọng không kém là quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế và triển khai cho các doanh
nghiệp này nên được đan xen trong khả năng có thể của quy trình hiện tại về mua sắm kỹ
thuật và triển khai.

Các khái niệm và nguyên tắc đề ra trong tài liệu này hướng đến tất cả những người liên quan
đến vòng đời của tài sản. Những người này bao gồm (nhưng không giới hạn): i. chủ sở
hữu/quản lý tài sản, ii. Các khách hàng, iii. quản lý tài sản, iv. đội ngũ thiết kế v. đội ngũ thi
công, vi. các nhà sản xuất thiết bị, vii. Các chuyên gia kỹ thuật, viii. các cơ quan quản lý xã
hội, ix. các nhà đầu tư, x. các công ty bảo hiểm và xi. người sử dụng tài sản.

Các yêu cầu cụ thể cho quản lý thông tin trong quá trình giao những tài sản đã xây dựng được
cung cấp trong ISO 19650-2. Các yêu cầu này dựa trên các khái niệm và nguyên tắc trong tài
liệu này, nhưng đối với riêng nó, tài liệu này không có nghĩa vụ áp dụng ISO 19650-2 hoặc bất
kỳ phần nào khác của các phần trong bộ tài liệu ISO 19650 sắp được xuất bản."

Có nhiều cách khác nhau để chủ sở hữu/tổ chức vận hành tài sản hoặc khách hàng có thể
đáp ứng tốt nhất nhu cầu cụ thể của họ hoặc đáp ứng với bối cảnh của mỗi quốc gia của họ.

3
Điều này bao gồm: cách thiết lập và thực hiện lộ trình hợp đồng kinh tế cũng như cách phân
bố các thỏa thuận. Các khái niệm và nguyên tắc quản lý thông tin mô tả trong tài liệu này nên
được áp dụng và thực hiện phù hợp với các hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của các đơn vị hoạt
động quản lý tài sản hoặc các công việc chuyển giao dự án. Thông tin cần dùng nên được chỉ
định hoặc hướng dẫn cách thức thực hiện. Bên cạnh đó các chi tiết nên được thống nhất đúng
thời hạn để các yêu cầu được thỏa mãn một cách hiệu quả và hiệu suất mong muốn.

Sự hợp tác giữa các bên tham gia vào các dự án xây dựng và quản lý tài sản đóng vai trò
quan trọng trong việc giao nhận và vận hành tài sản một cách hiệu quả. Các tổ chức cùng làm
việc trong các môi trường hợp tác mới thì chất lượng ngày càng được cao hơn vì tận dụng
được kiến thức và kinh nghiệm của nhau. Một kết quả quan trọng khi làm việc trong môi trường
hợp tác này là khả năng truyền thông, tái sử dụng và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, và
giảm nguy cơ mất mát, mâu thuẫn hoặc hiểu lầm.

Làm việc hợp tác thực sự không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau mà còn ở mức độ
sâu hơn của tiến trình được tiêu chuẩn hóa và khác với những gì thường đã trải nghiệm, có
như vậy thì thông tin được sản xuất và sẵn có mới đạt được sự thống nhất và kịp thời. Thông
tin cần dùng phải được truyền dẫn dọc theo chuỗi cung ứng cho đến điểm mà thông tin có thể
được sản xuất một cách hiệu quả nhất và thông tin cần được tổng hợp khi nó được truyền trở
lại. Hiện nay, một nguồn lực đáng kể bị phí phạm vào việc sửa chữa thông tin không có cấu
trúc hoặc quản lý thông tin không chính xác. Nguyên nhân do: i. những người có trách nhiệm
không được đào tạo, ii. giải quyết vấn đề xuất phát từ sự không đồng bộ của các đội ngũ
chuyển giao và iii. giải quyết vấn đề liên quan đến tái sử dụng thông tin và sao chép thông tin.

Để cải thiện các phiên bản sau của bộ tài liệu ISO 19650, các chủ sở hữu tài sản quốc gia,
các khách hàng công và các cơ quan chức năng được khuyến nghị thu thập thông tin và kinh
nghiệm về việc triển khai và sử dụng nó.

Bộ tài liệu ISO 19650 có thể hưởng lợi từ một quy trình chính thức để quản lý tài sản, ví dụ
như trong chuỗi tiêu chuẩn ISO 55000. Bộ tài liệu ISO 19650 cũng có thể hưởng lợi từ một
phương pháp có hệ thống về chất lượng trong tổ chức, ví dụ như trong ISO 9001, tuy nhiên
việc chứng nhận theo ISO 9001 không phải là một yêu cầu của bộ tài liệu ISO 19650. Các tiêu
chuẩn khác liên quan đến cấu trúc thông tin và phương pháp giao nhận cũng được liệt kê
trong phần tham khảo.

4
1 Phạm vi của tài liệu.
Tài liệu này phác thảo các khái niệm và nguyên tắc quản lý thông tin ở giai đoạn trưởng thành
được mô tả là “mô hình thông tin công trình (BIM) theo bộ tài liệu ISO 19650”.

Tài liệu này cung các khuyến nghị về khuôn khổ quản lý thông tin bao gồm: i. trao đổi, ii. ghi
lại, iii. phiên bản hóa và iv. tổ chức cho tất cả các bên tham gia.

Tài liệu này có thể áp dụng cho toàn bộ vòng đời của bất kỳ tài sản xây dựng nào, bao gồm:
các thời đoạn chuẩn bị + thực hiện dự án (i. lập kế hoạch chiến lược, ii. thiết kế ban đầu, iii.
kỹ thuật, iv. phát triển, v. tài liệu và thi công), thời đoạn vận hành (i. vận hành hàng ngày, ii.
bảo trì, iii. tân trang, iv sửa chữa và v. kết thúc vòng đời).

Tài liệu này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các tài sản hoặc dự án ở bất kỳ quy mô
và mức độ phức tạp nào, để không cản trở tính linh hoạt và đa dạng nhưng đặc trưng cho
từng chiến lược mua sắm tiềm năng cũng như để giải quyết chi phí thực hiện tài liệu này.

Tài liệu này có thể được điều chỉnh cho các tài sản hoặc dự án ở mọi quy mô và mức độ phức
tạp, để không làm trở ngại đến tính linh hoạt và đa dạng của từng dự án để phù hợp với các
hình thức chiến lược mua sắm tiềm năng và để giải quyết chi phí triển khai tài liệu này.

2 Tài liệu viện dẫn.


Không có tài liệu nào được viện dẫn trong tài liệu này

3 Thuật ngữ và định nghĩa.


Với mục đích của tài liệu này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã được nêu trong ISO
19650-1 cũng như các thuật ngữ và định nghĩa sau. Những thuật ngữ đã có trong ISO và IEC
sẽ được tìm thấy tại các địa chỉ sau:

• https://www.iso.org/obp
• http://www.electropedia.org/

3.1 Những thuật ngữ tổng quát.


3.1.1 responsibility matrix.
Ma trận trách nhiệm

Sử dụng một hình thức mô tả bất kỳ để phân định rõ trách nhiệm của một/nhiều người thực
hiện các công việc khác nhau để cùng hoàn thành một nhiệm vụ hoặc sản phẩm.

5
3.1.2 space.
Không gian
Phạm vi ba chiều có giới hạn được xác định về mặt vật thể hoặc quy ước

3.2 Những thuật ngữ liên quan đến tài sản và dự án.
3.2.1 Actor.
Thành viên dự án
Cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị thuộc tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng

Ghi chú 1: Các đơn vị thuộc tổ chức bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các phòng ban, nhóm.

Ghi chú 2: Trong ngữ cảnh của tài liệu này, các quá trình xây dựng diễn ra trong thời đoạn
chuyển giao (3.2.11) và thời đoạn vận hành (3.2.12).

3.2.2 appointment.
Thỏa thuận
Hướng dẫn đã được đồng thuận để chuyển giao thông tin (3.3.1) về công việc, hàng hóa hoặc
dịch vụ.

Ghi chú 1: Thuật ngữ này được sử dụng dù có hay không có một thỏa thuận chính thức giữa
các bên.

3.2.3 appointed party.


Bên tạo lập thông tin – bên tạo lập
Bên chuyển giao thông tin (3.3.1) về công việc, hàng hóa hoặc dịch vụ.

Ghi chú 1: Một/Nhiều cá nhân nên được xác định cho mỗi nhóm chuyển giao (3.2.6) nhưng
điều này có thể là cùng một tổ chức với một trong các nhóm tạo lập (3.2.7).

Ghi chú 2: Thuật ngữ này được sử dụng dù có hay không có một thỏa thuận bằng văn bản
chính thức (3.2.2).

3.2.4 appointing party.


Bên khai thác thông tin – bên khai thác
Bên nhận thông tin (3.3.1) về công việc, hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ quan tâm từ Ban quản
trị thông tin (ban QTTT)

Ghi chú 1: Ở một số quốc gia, bên khai thác có thể được gọi là khách hàng (3.2.5), chủ nhân
hoặc người sử dụng nhưng bên khai thác không bị giới hạn trong những chức năng này.

Ghi chú 2: Thuật ngữ này được sử dụng dù có hay không có một thỏa thuận chính thức (3.2.2)
giữa các bên.

6
3.2.5 client.
Chủ đầu tư
Thành viên dự án (3.2.1) chịu trách nhiệm khởi động một dự án và phê duyệt tóm tắt dự án.

3.2.6 delivery team.


Nhóm chuyển giao
Ban QTTT và các nhóm tạo lập của họ

Ghi chú 1: Một nhóm chuyển giao có thể có quy mô bất kỳ, từ một người, thực hiện tất cả các
chức năng cần thiết, cho đến phức tạp là các nhóm tạo lập (3.2.7) nhiều cấp; các nhóm tạo
lập có thể có các nhóm tạo lập con. Quy mô và cấu trúc của mỗi nhóm chuyển giao phản ánh
quy mô và độ phức tạp của các hoạt động quản lý tài sản hoặc triển khai dự án.

Ghi chú 2: Có thể bổ nhiệm đồng thời và/hoặc tuần tự nhiều nhóm chuyển giao liên quan đến
một tài sản hoặc dự án duy nhất, phản ánh quy mô và độ phức tạp của các hoạt động quản lý
tài sản hoặc triển khai dự án.

Ghi chú 3: Một nhóm chuyển giao có thể bao gồm nhiều nhóm tạo lập từ bên trong tổ chức
của họ và bất kỳ các bên tạo lập nào.

Ghi chú 4: Một nhóm chuyển giao có thể được hình thành bởi bên khai thác (3.2.4) thay vì
Ban QTTT tự tổ chức.

3.2.7 task team.


Nhóm tạo lập
Tập hợp các cá nhân được tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể

3.2.8 asset.
Tài sản
Bất cứ gì có giá trị tiềm ẩn hoặc thực tế đối với một tổ chức

3.2.9 project information.


Thông tin dự án
Thông tin (3.3.1) được sản xuất hoặc được sử dụng trong một dự án cụ thể

3.2.10 life cycle.


Vòng đời
Tuổi thọ của tài sản (3.2.8) tính từ khi đặt ra yêu cầu cho đến khi chấm dứt sử dụng, bao gồm
quá trình: ý định, phát triển, vận hành, hỗ trợ bảo dưỡng và loại bỏ.

3.2.11 delivery phase.


Thời đoạn chuyển giao

7
Một phần của vòng đời (3.2.10), trong đó một tài sản (3.2.8) được thiết kế, thi công để đưa vào
vận hành.

3.2.12 operational phase.


Thời đoạn vận hành
Một phần của vòng đời (3.2.10), trong đó một tài sản (3.2.8) được sử dụng, vận hành và bảo
dưỡng

3.2.13 trigger event.


sự kiện thông tin
Sự kiện được lên kế hoạch hoặc không được lên kế hoạch làm thay đổi một tài sản (3.2.8)
hoặc trạng thái của nó trong suốt vòng đời (3.2.10), gây ra việc trao đổi thông tin (3.3.7)

Ghi chú 1: Trong thời đoạn chuyển giao (3.2.11), các sự kiện thông tin thường phản ánh sự
kết thúc của các giai đoạn dự án.

3.2.14 key decision point.


Thời điểm quyết định then chốt
Thời điểm cụ thể trong vòng đời (3.2.10) khi một quyết định quan trọng đối với phương hướng
hoặc khả năng thực hiện của tài sản (3.2.8) được đưa ra.

Ghi chú 1: Trong một dự án, chúng thường đồng bộ với các giai đoạn dự án.

3.3 Những thuật ngữ liên quan đến quản lý thông tin.
3.3.1 Information.
Thông tin
Cách diễn đạt của dữ liệu theo một cách khác để phù hợp với việc giao tiếp/hiểu/xử lý

Ghi chú 1: Thông tin có thể được xử lý bằng cách thủ công hoặc tự động. [NGUỒN: IEC
82045-1:2001, 3.1.4, được sửa đổi — Thuật ngữ đã được thay đổi từ "dữ liệu" thành "thông
tin": trong định nghĩa, từ "thông tin" đã được thay thế bằng "dữ liệu".]

3.3.2 information requirement.


Thông tin cần dùng
Mô tả chi tiết thông tin (3.3.1) sẽ được sản xuất có nội dung gì, khi nào phải có, tạo lập bằng
cách nào và chuyển giao cho ai.

3.3.3 organizational information requirements (OIR).


Thông tin cần dùng của tổ chức
Thông tin cần dùng (3.3.2) liên quan đến các mục tiêu của bên khai thác

8
3.3.4 asset information requirements (AIR).
Thông tin cần dùng của tài sản
Thông tin cần dùng (3.3.2) liên quan đến việc vận hành của một tài sản (3.2.8)

3.3.5 project information requirements (PIR).


Thông tin cần dùng của dự án
Thông tin cần dùng (3.3.2) liên quan đến việc giao nhận một tài sản (3.2.8)

3.3.6 exchange information requirements (EIR).


Thông tin cần dùng để trao đổi
Thông tin cần dùng (3.3.2) liên quan đến một thỏa thuận (3.2.2)

3.3.7 information exchange (động từ).


Trao đổi thông tin
Hành động đáp ứng một thông tin cần dùng (3.3.2) hoặc một phần của nó

3.3.8 information model.


Mô hình thông tin
Tập hợp các gói thông tin (3.3.12) chứa các thông tin có cấu trúc và phi cấu trúc

3.3.9 asset information model (AIM).


Mô hình thông tin tài sản
Mô hình thông tin (3.3.8) liên quan đến thời đoạn vận hành (3.2.12)

3.3.10 project information model (PIM).


Mô hình thông tin dự án
Mô hình thông tin (3.3.8) liên quan đến thời đoạn chuyển giao (3.2.11)

Ghi chú 1: Trong dự án, mô hình thông tin dự án có thể được sử dụng để truyền đạt mục đích
thiết kế (đôi khi được gọi là mô hình mục đích thiết kế) hoặc thể hiện ảo của tài sản (3.2.8) sẽ
được xây dựng (đôi khi được gọi là mô hình công trình ảo)

3.3.11 federation.
Sự thiết lập mô hình thông tin cộng sinh (mô hình cộng sinh)
Sự tạo nên một mô hình thông tin (3.3.8) bằng cách liên kết các gói thông tin (3.3.12) riêng
biệt.

Ghi chú 1: các gói thông tin riêng biệt được sử dụng trong quá trình liên kết lại để cộng sinh
có thể đến từ các nhóm tạo lập (3.2.7) khác nhau.

3.3.12 information container.


Gói thông tin

9
Tập hợp thông tin (3.3.1) được định danh và duy trì để sử dụng lâu dài cũng như có thể truy
xuất từ bên trong một tập tin, hệ thống hoặc hệ thống lưu trữ được tổ chức theo hình thức phả
hệ.

Ví dụ: bao gồm thư mục con, tập tin thông tin (bao gồm mô hình, tài liệu, bảng, thống kê),
hoặc tập hợp con riêng biệt của một tập tin thông tin như: một chương hoặc phần, lớp hoặc
ký hiệu.

Ghi chú 1: gói thông tin có cấu trúc bao gồm các mô hình hình học, thống kê và cơ sở dữ liệu.
Các gói thông tin phi cấu trúc bao gồm tài liệu, video clip và bản ghi âm.

Ghi chú 2: thông tin tồn tại và liên tục trong một khoảng thời gian đủ dài để phải được quản
lý; thông tin nhất thời như kết quả tìm kiếm trên internet sẽ bị loại trừ không tồn tại trong gói
thông tin.

Ghi chú 3: việc đặt tên cho mỗi gói thông tin phải tuân theo quy ước đặt tên đã được thống
nhất.

3.3.13 status code.


Mã trạng thái
Là một loại thông tin thành phần phải có trong tên của một gói thông tin để biết được gói thông
tin đang ở trạng thái nào (đang hình thành, đang xét duyệt, đang nghiệm thu, …).

3.3.14 building information modeling (BIM).


Mô hình thông tin công trình
Sử dụng các phương cách thể hiện bằng kỹ thuật số có thể chia sẽ được của một tài sản
(3.2.8) đã có để tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để
hình thành một cơ sở đáng tin cậy phục vụ việc ra quyết định.

Ghi chú 1: Tài sản xây dựng bao gồm nhưng không giới hạn ở các tòa nhà, các cầu, các con
đường, các nhà máy xử lý.

3.3.15 common data environment.


Môi trường dữ liệu nguồn
Nguồn thông tin (3.3.1) đã thống nhất cho bất kỳ dự án hoặc tài sản (3.2.8) cụ thể nào, để thu
thập, quản lý và phổ biến từng gói thông tin (3.3.12) thông qua một quy trình được quản lý

Ghi chú 1: một quy trình làm việc trong CDE mô tả các tiến trình được sử dụng và giải pháp
cấu trúc CDE là cơ sở để công nghệ hỗ trợ các tiến trình đó.

3.3.16 level of information need.


Cấp độ cần thiết của thông tin
Khuôn khổ xác định phạm vi và mức độ chi tiết cần thiết của thông tin (3.3.1)

10
Ghi chú 1: một mục đích của việc định nghĩa cấp độ cần thiết của thông tin là để tránh việc
chuyển giao quá nhiều thông tin tại một thời điểm nào đó.

3.3.17 Capability.
Khả năng
Thước đo khả năng thực hiện và hoạt động

Ghi chú 1: Trong ngữ cảnh của tài liệu này, điều này liên quan đến kỹ năng, kiến thức hoặc
chuyên môn để quản lý thông tin (3.3.1)

3.3.18 Capacity.
Năng lực
Nguồn lực sẵn có để thực hiện và hoạt động

Ghi chú 1: Trong ngữ cảnh của tài liệu này, điều này liên quan đến các phương tiện, nguồn
lực và quy định để quản lý thông tin (3.3.1)

4 Thông tin tài sản và dự án, quan điểm và làm việc hợp tác.
4.1 Nguyên tắc.
Mô hình thông tin tài sản (AIM) và mô hình thông tin dự án (PIM) là các kho chứa có cấu trúc
mà thông tin trong kho chứa này là cần thiết để ra quyết định trong suốt vòng đời của một tài
sản trong môi trường xây dựng. Điều này bao gồm thiết kế và xây dựng các tài sản mới, cải
tạo các tài sản hiện tại, và vận hành cũng như bảo trì tài sản. Dự kiến rằng lượng thông tin
được lưu trữ trong các mô hình thông tin và các mục đích sử dụng khác nhau chủ yếu sẽ tăng
lên trong quá trình chuyển giao dự án và quản lý tài sản.

AIM và PIM có thể bao gồm thông tin có cấu trúc và không có cấu trúc. Ví dụ về thông tin có
cấu trúc bao gồm các mô hình hình học, bảng tính và cơ sở dữ liệu. Ví dụ: về thông tin không
có cấu trúc bao gồm tài liệu, đoạn video và bản ghi âm. Nguồn thông tin vật thể như mẫu đất
và sản phẩm nên được quản lý bằng cách sử dụng quy trình quản lý thông tin mô tả trong tài
liệu này thông qua các tham chiếu chéo thích hợp, ví dụ như số mẫu.

Hầu hết các dự án liên quan đến công việc trên các tài sản đã tồn tại, ngay cả khi đó là một
khu vực trước kia chưa được phát triển. Những dự án này nên bao gồm một số thông tin về
tài sản đã có (tài sản hiện trạng) để hỗ trợ việc phát triển bản tóm tắt dự án và bản kế hoạch
thực hiện dự án của Ban QTTT.

Các quy trình quản lý thông tin trong tài liệu này bao gồm việc chuyển thông tin liên quan giữa
AIM và PIM ở đầu và cuối mỗi dự án.

11
Thông tin về tài sản và dự án có giá trị đáng kể đối với các bên khai thác, bên QTTT và các
bên tạo lập tham gia vào quản lý tài sản và chuyển giao dự án. Điều này bao gồm cả khi không
có các thỏa thuận nào tồn tại. Các bên khai thác, QTTT và tạo lập sẽ bao gồm chủ sở hữu,
người vận hành và quản lý tài sản đã xây dựng xong, cũng như những người thực hiện dự án
thiết kế và thi công. Thông tin về tài sản và dự án cũng có giá trị đối với những người hoạch
định chính sách, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, bảo hiểm và các bên bên ngoài khác.

Các khái niệm và nguyên tắc được đề ra trong tài liệu này nên được áp dụng một cách cân
đối và phù hợp với quy mô và độ phức tạp của tài sản hoặc dự án.

4.2 Quản lý thông tin theo bộ tài liệu ISO 19650.


Các khuyến nghị và yêu cầu về quản lý thông tin trong bộ tài liệu ISO 19650 được dựa trên
việc các bên bên khai thác, QTTT và tạo lập làm việc cộng tác với nhau, và tất cả các bên nên
tham gia vào việc triển khai bộ tài liệu ISO 19650.

Quản lý thông tin có thể được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các giai đoạn phát triển theo thời
gian được hiển thị là Giai đoạn 1, 2 và 3 trong Hình 1. Hình này cho thấy rằng việc phát triển
các tiêu chuẩn, tiến bộ trong công nghệ và các hình thức quản lý thông tin phức tạp hơn đều
kết hợp để mang lại lợi ích kinh doanh ngày càng tăng. Bộ tài liệu ISO 19650 được ứng dụng
chủ yếu ở Giai đoạn 2, nhưng cũng có thể áp dụng một phần ở Giai đoạn 1 và 3.

Giai đoạn 2 cũng được xác định là "Mô hình thông tin công trình theo bộ tài liệu ISO 19650".
Đây là nơi sử dụng một sự kết hợp giữa các quy trình quản lý thông tin thủ công và tự động
để tạo ra một mô hình thông tin đồng bộ. Mô hình thông tin này bao gồm tất cả các gói thông
tin được chuyển giao bởi các nhóm tạo lập liên quan đến một tài sản hoặc một dự án.

Hình 1 - Quan điểm về các giai đoạn trưởng thành của quản lý thông tin dạng tương
tự và số

12
4.3 Các quan điểm quản lý thông tin.
Các quan điểm quản lý thông tin khác nhau nên được nhận thức bởi quy trình quản lý thông
tin và nên được đan xen trong quy trình theo các cách sau:
• Trong việc mô tả rõ ràng nội dung thông tin cần dùng.
• Trong kế hoạch chuyển giao thông tin.
• Trong thực hiện chuyển giao thông tin.

Các quan điểm quản lý thông tin nên được định nghĩa dựa trên từng trường hợp cụ thể, nhưng
bốn quan điểm được mô tả trong Bảng 1 được khuyến nghị. Các quan điểm khác cũng có thể
hữu ích, tùy thuộc vào tính chất của tài sản hoặc dự án.

Bảng 1 – Các quan điểm quản lý thông tin

Quan điểm Mục đích Sản phẩm mẫu


Để thiết lập và duy trì mục đích của Kế hoạch kinh doanh.
Quan điểm của chủ tài tài sản hoặc dự án. Đánh giá danh mục tài sản
sản Để đưa ra các quyết định kinh chiến lược.
doanh chiến lược. Phân tích chi phí vòng đời.
Để xác định các yêu cầu thực sự Tóm tắt dự án.
Quan điểm của người của người sử dụng và đảm bảo Mô hình thông tin tài sản.
sử dụng tài sản giải pháp tài sản có chất lượng và Mô hình thông tin dự án.
năng lực phù hợp. Tài liệu sản phẩm.
Lập kế hoạch và tổ chức công việc, Các kế hoạch, ví dụ như:
Quan điểm của nhóm
huy động các nguồn lực phù hợp, Kế hoạch thực hiện BIM.
chuyển giao hay quản
điều phối và kiểm soát sự phát Sơ đồ tổ chức.
lý tài sản
triển. Xác lập chức năng.
Để đảm bảo lợi ích của cộng đồng Quyết định chính sách.
được quan tâm trong suốt vòng đời Quy hoạch khu vực.
Quan điểm của xã hội
của tài sản (lập kế hoạch, chuyển Giấy phép xây dựng,
giao và vận hành). nhượng quyền.
Ghi chú: các sản phẩm chuyển giao dạng mẩu (template) có liên quan góc nhìn của từng
quan điểm và không chỉ ra quyền sở hữu các sản phẩm bàn giao hoặc ai thực hiện công
việc để tạo ra các bàn giao đó.

13
5 Định nghĩa thông tin cần dùng và kết quả trong mô hình thông tin.
5.1 Nguyên tắc.
Bên khai thác nên hiểu rõ về thông tin nào có liên hệ với tài sản hoặc dự án của họ là cần thiết
nhằm hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức hoặc dự án của họ. Những yêu cầu này có thể xuất
phát từ tổ chức của họ hoặc các bên liên quan bên ngoài. Bên khai thác nên trình bày rõ
những yêu cầu này đến các tổ chức và các cá nhân khác là những người cần biết để chi tiết
hóa hoặc thông báo công việc của họ. Điều này áp dụng cho cả tài sản và dự án có mọi quy
mô, nhưng các nguyên tắc trong tài liệu này nên được áp dụng một cách tỷ lệ.

Các bên tạo lập và Ban QTTT có thể thêm thông tin cần dùng của họ vào những yêu cầu họ
nhận được. Một số thông tin cần dùng có thể được chuyển đến các đối tác của họ, đặc biệt là
khi cần trao đổi thông tin trong một nhóm chuyển giao và những thông tin này không cần phải
trao đổi với bên khai thác.

Bên khai thác nên nêu rõ mục đích của họ đối với nội dung thông tin cần dùng, bao gồm các
khía cạnh của tài sản mà họ cần quản lý. Những mục đích này có thể bao gồm:

• Danh mục tài sản: chuyển giao một danh mục về tài sản để hỗ trợ kiểm toán và báo
cáo chính xác; điều này nên bao gồm cả về không gian và tài sản vật thể cùng với các
nhóm tài sản của chúng.
• Hỗ trợ cho trách nhiệm tuân thủ và trách nhiệm pháp lý: bên khai thác nên chỉ định
những thông tin cần thiết để hỗ trợ việc duy trì sức khỏe và an toàn cho người sử dụng
tài sản.
• Quản lý rủi ro: thông tin cần được yêu cầu hoặc giữ bí mật để hỗ trợ quản lý rủi ro, đặc
biệt là để xác định và xem xét các rủi ro mà một dự án hoặc tài sản có thể phải đối
mặt, ví dụ: rủi ro từ thiên tai, sự kiện thời tiết cực đoan hoặc hỏa hoạn.
• Hỗ trợ câu hỏi trong công việc: bên khai thác nên xác định những thông tin cần thiết
để hỗ trợ việc xem xét kỳ vọng đầu tư về quyền sở hữu và vận hành tài sản; điều này
nên bao gồm sự phát triển liên tục của các ảnh hưởng và mặt tích cực của tài sản từ
thời đoạn chuyển giao sớm nhất trở đi:
o Quản lý công suất và kỳ vọng sử dụng: cần chuyển giao tài liệu về công suất
và kỳ vọng sử dụng của tài sản để hỗ trợ so sánh giữa kỳ vọng sử dụng và sử
dụng thực tế và quản lý danh mục đầu tư;
o Quản lý an ninh và giám sát: cần chuyển giao thông tin để hỗ trợ quản lý an
ninh và giám sát của tài sản cũng như các khu vực lân cận hoặc liền kề theo
yêu cầu an ninh;
o Hỗ trợ cho công việc sửa chữa/cải tạo: cần hỗ trợ việc sửa chữa/cải tạo từng
không gian hoặc từng vị trí hay toàn bộ tài sản với thông tin chi tiết về hiệu suất,

14
trong các khía cạnh như diện tích, không gian, sức chứa, điều kiện môi trường
và khả năng chịu tải của kết cấu;
o Tác động dự kiến và thực tế: bên khai thác nên yêu cầu thông tin liên quan đến
các ảnh hưởng từ chất lượng, chi phí, kế hoạch, carbon (CO2e), năng lượng,
chất thải, tiêu thụ nước hoặc các tác động môi trường khác;
o Vận hành: cần chuyển giao thông tin cần thiết cho các hoạt động thông thường
của tài sản để giúp bên khai thác dự kiến chi phí vận hành tài sản;
o Bảo trì và sửa chữa: cần chuyển giao thông tin về các nhiệm vụ bảo trì đề xuất,
bao gồm bảo trì định kỳ dự kiến, để giúp bên khai thác dự kiến và lập kế hoạch
cho chi phí bảo trì;
o Thay thế: cần có thông tin về dịch vụ thay thế dự kiến hoặc nguồn thông tin
tham chiếu về thời gian sử dụng và chi phí, để bên khai thác dự kiến chi phí
thay thế; việc tái chế của tài sản vật thể nên được hỗ trợ với thông tin chi tiết
liên quan đến các vật liệu chính;
o Chấm dứt hoạt động và thanh lý: cần chuyển giao thông tin về quá trình gỡ bỏ
đề xuất để giúp bên khai thác dự kiến và lập kế hoạch cho chi phí cuối đời.

Các thông tin cần dùng liên quan đến thời đoạn chuyển giao của một tài sản nên được biểu
đạt dưới dạng các giai đoạn dự án mà bên khai thác hoặc ban QTTT dự kiến có thể sử dụng.
Các thông tin cần dùng liên quan đến thời đoạn vận hành của một tài sản nên được biểu đạt
dưới dạng các sự kiện thông tin trong thời đoạn vận hành để có thể dự kiến các kế hoạch
như: bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo trì đột xuất, kiểm tra thiết bị chống cháy, thay thế linh kiện
hoặc thay đổi nhà quản lý tài sản.

Các loại thông tin cần dùng và mô hình thông tin khác nhau được hiển thị trong Hình 2 và
được giải thích trong các phần 5.2 đến 5.7.

Ghi chú: Trong hình vẽ trên, "bao gồm" có nghĩa là "có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin
cần thiết", "đóng góp" có nghĩa là "có khả năng cung cấp một phần thông tin cần thiết", "xác
định" có nghĩa là "xác định nội dung, cấu trúc và phương pháp".

Hình 2 - Tính phả hệ của thông tin cần dùng

15
5.2 Thông tin cần dùng của tổ chức (OIR).
OIR giải thích thông tin cần dùng để đáp ứng hoặc thông báo các mục tiêu chiến lược cấp cao
của bên khai thác. Những yêu cầu này có thể phát sinh vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

• Hoạt động kinh doanh chiến lược;


• Quản lý tài sản chiến lược;
• Thiết lập quy hoạch danh mục đầu tư;
• Trách nhiệm pháp lý;
• Xây dựng chính sách.

OIR có thể tồn tại vì những lý do khác ngoài quản lý tài sản, ví dụ như liên quan đến việc nộp
tài khoản tài chính hàng năm. Những OIR này không được xem xét thêm trong tài liệu này.

5.3 Thông tin cần dùng của tài sản (AIR).


AIR đề cập đến các khía cạnh liên quan đến quản lý, thương mại và kỹ thuật của việc sản xuất
thông tin tài sản. Các khía cạnh liên quan đến quản lý và thương mại nên bao gồm tiêu chuẩn
thông tin cũng như các phương pháp và quy trình sản xuất mà nhóm chuyển giao sẽ thực
hiện.

Các khía cạnh kỹ thuật của AIR phải chỉ rõ những thông tin chi tiết cần thiết để trả lời các OIR
liên quan đến tài sản. Những yêu cầu này nên được biểu đạt sao cho có thể kết hợp vào các
thỏa thuận quản lý tài sản để hỗ trợ tổ chức ra quyết định.

Một bộ AIR nên được chuẩn bị dựa trên mỗi sự kiện thông tin trong quá trình vận hành tài sản
và nếu cần thiết cũng nên tham khảo các yêu cầu về an ninh.

Trong chuỗi cung ứng, khi Ban QTTT nhận được AIR từ bên khai thác họ có quyền chia nhỏ
và phân bổ chúng vào bất kỳ thỏa thuận nào của chuỗi cung ứng. Trước khi phân bổ, các AIR
có thể được bổ sung bằng các AIR khác do Ban QTTT của nhóm chuyển giao đã đồng thuận.

Thông qua chiến lược và kế hoạch quản lý tài sản, có thể tồn tại nhiều thỏa thuận khác nhau.
AIR từ tất cả những điều này sẽ tạo thành một tập hợp duy nhất các thông tin cần dùng đã
được thống nhất và có đủ điều kiện để phối hợp, để giải quyết tất cả OIR liên quan đến tài
sản.

5.4 Thông tin cần dùng của dự án (PIR).


PIR giải thích thông tin cần thiết để trả lời hoặc thông báo các mục tiêu chiến lược cấp cao
của bên khai thác liên quan đến một dự án xây dựng cụ thể. PIR được xác định từ cả quy
trình quản lý dự án và quy trình quản lý tài sản.

Cần chuẩn bị một bộ thông tin cần dùng cho từng thời điểm quyết định quan trọng của bên
khai thác trong suốt dự án.

16
Các khách hàng lặp lại có thể phát triển một bộ PIR chung có thể được áp dụng, có hoặc
không có sửa đổi, trên tất cả các dự án của họ.

5.5 Thông tin cần dùng để trao đổi (EIR).


EIR đề cập đến các khía cạnh liên quan đến quản lý, thương mại và kỹ thuật của việc sản xuất
thông tin tài sản. Các khía cạnh quản lý và thương mại nên bao gồm tiêu chuẩn thông tin cũng
như các phương pháp và quy trình sản xuất mà nhóm chuyển giao sẽ thực hiện.

Về khía cạnh kỹ thuật của EIR phải chỉ rõ những thông tin chi tiết cần thiết để trả lời PIR.
Những yêu cầu này nên được diễn đạt sao cho có thể kết hợp vào các thỏa thuận của dự án.
EIR thường phải phù hợp với các sự kiện thông tin thể hiện sự hoàn thành của một số hoặc
tất cả các giai đoạn dự án.

EIR nên được xác định mỗi khi các thỏa thuận đã được thiết lập. Đặc biệt, khi ban QTTT nhận
được EIR thì có thể được chia thành từng phần và phân bổ vào bất kỳ thỏa thuận nào của họ
để có thể tiếp tục phát triển theo chuỗi cung ứng. Khi các nhóm tạo lập nhận được EIR, bao
gồm EIR được bổ sung từ nhóm chuyển giao, thì bên tạo lập có thể bổ sung EIR của chính
họ. Một số các EIR có thể được chuyển đến các bên tạo lập con của họ, đặc biệt là khi việc
trao đổi thông tin trong một nhóm chuyển giao là cần thiết và thông tin này không cần trao đổi
với bên khai thác.

Trong một dự án, có thể tồn tại nhiều thỏa thuận khác nhau. EIR từ tất cả các thỏa thuận này
nên tạo thành một bộ thông tin cần dùng duy nhất, nhất quán và điều chỉnh đủ để đáp ứng tất
cả các PIR.

5.6 Mô hình thông tin tài sản (AIM).


AIM hỗ trợ các quy trình quản lý tài sản mang tính chiến lược và thường nhật do bên khai thác
thiết lập. Nó cũng có thể chuyển giao thông tin khi bắt đầu quá trình chuyển giao dự án. Ví dụ:
AIM có thể chứa sổ đăng ký thiết bị, chi phí bảo trì tích lũy, hồ sơ về ngày lắp đặt và bảo trì,
chi tiết về quyền sở hữu tài sản và các chi tiết khác mà bên khai thác coi là có giá trị và mong
muốn quản lý một cách có hệ thống.

5.7 Mô hình thông tin dự án (PIM).


PIM hỗ trợ việc thực hiện dự án và đóng góp vào AIM để hỗ trợ các hoạt động quản lý tài sản.
PIM cũng nên được lưu trữ để chuyển vào kho lưu trữ dài hạn của dự án, làm cơ sở cho việc
hình thành nhật ký thông tin được tạo lập, nhằm thỏa mãn yêu cầu kiểm toán. Ví dụ: PIM có
thể chứa các chi tiết về hình học dự án, vị trí thiết bị, yêu cầu hiệu suất trong quá trình thiết kế
dự án, phương pháp xây dựng, tiến độ, chi phí và chi tiết về các hệ thống, thành phần và thiết
bị được lắp đặt, bao gồm các yêu cầu bảo trì, trong quá trình thi công dự án.

17
6 Chu trình chuyển giao thông tin.
6.1 Nguyên tắc.
Việc xác định và chuyển giao thông tin về dự án và tài sản tuân theo bốn nguyên tắc bao quát,
mỗi nguyên tắc đó là chủ đề được thảo luận chi tiết hơn trong tài liệu này:

1. Thông tin cần thiết để hình thành quyết định trong tất cả các giai đoạn của vòng đời tài sản,
bao gồm cả khi có ý định phát triển tài sản mới, sửa đổi hoặc cải tiến tài sản hiện có hoặc
ngừng hoạt động tài sản, tất cả đều là một phần của quá trình trong tổng thể hệ thống quản lý
tài sản.

2. Thông tin được xác định dần dần thông qua các bộ yêu cầu do bên khai thác xác định và
việc chuyển giao thông tin được các nhóm chuyển giao lập kế hoạch và chuyển giao dần dần.
Ngoài ra, một số thông tin tham khảo cũng có thể được bên khai thác chuyển giao cho một
hoặc nhiều bên tạo lập.

3. Trong trường hợp nhóm chuyển giao có nhiều hơn một bên thì các thông tin cần dùng phải
được chuyển cho bên liên quan nhất hoặc đến thời điểm mà thông tin có thể được chuyển
giao dễ dàng nhất.

4. Trao đổi thông tin bao gồm việc chia sẻ và phối hợp thông tin thông qua CDE, sử dụng các
tiêu chuẩn mở bất cứ khi nào có thể và các quy trình vận hành được xác định rõ ràng để tạo
điều kiện cho tất cả các tổ chức liên quan có cách tiếp cận nhất quán.

Những nguyên tắc này nên được áp dụng theo cách tương xứng với bối cảnh quản lý tài sản
hoặc chuyển giao dự án.

6.2 Đồng bộ với vòng đời của tài sản.


AIM và PIM được tạo ra trong suốt vòng đời thông tin. Những mô hình thông tin này được sử
dụng trong suốt vòng đời của tài sản để đưa ra các quyết định liên quan đến tài sản và dự án.

Hình 3 minh họa vòng đời của tài sản cho các thời đoạn vận hành và chuyển giao của tài sản
(vòng tròn màu xanh lá cây) và một số hoạt động quản lý thông tin (điểm A đến C). Ngoài ba
điểm được hiển thị trong hình, việc xác minh ý định của người thiết kế phải diễn ra thông qua
việc xem xét hiệu suất của tài sản trong thời đoạn vận hành. Thời gian sẽ phụ thuộc vào thời
điểm và tần suất kiểm tra sau khi hoàn thành đồng thời đánh giá được hiệu suất thực hiện.
Nếu việc xác minh không thành công thì có thể yêu cầu các công việc cần phải thực hiện để
khắc phục. Trong thời đoạn vận hành, các sự kiện thông tin diễn ra có thể yêu cầu phản hồi
quản lý thông tin, dẫn đến một hoặc nhiều trao đổi thông tin.

Hình 3 cũng cho thấy bộ tài liệu ISO 19650 về quản lý thông tin diễn ra trong bối cảnh hệ thống
quản lý tài sản, chẳng hạn như: i. ISO 55000 hoặc khuôn khổ quản lý dự án, ii. ISO 21500,

18
bản thân nó diễn ra trong bản thân tổ chức chức để quản lý thông qua hệ thống quản lý chất
lượng như là, iii. ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng hoặc các tiêu chuẩn khác như ISO
8000 (chất lượng dữ liệu) và ISO/IEC 27000 (quản lý an ninh thông tin) và ISO 31000 (quản
lý rủi ro) cũng có liên quan nhưng được bỏ qua trong hình để giảm sự phức tạp có khả năng
gây ra bối rối cho người đọc.

Các nguyên tắc chính sau đây (như được nêu trong ISO 55000) rất quan trọng đối với việc
quản lý thông tin tài sản như được nêu trong bộ tài liệu ISO 19650:

• bên khai thác liên kết cụ thể việc quản lý tài sản với việc đạt được các mục tiêu công
việc của mình thông qua các chính sách, chiến lược và kế hoạch quản lý tài sản;
• thông tin tài sản phù hợp và kịp thời là một trong những yêu cầu cơ bản để quản lý tài
sản thành công; và
• sự lãnh đạo và quản trị liên quan đến quản lý thông tin tài sản xuất phát từ ban lãnh
đạo cao nhất của chủ sở hữu hay người điều hành tài sản.

Các nguyên tắc chính sau đây (như được nêu trong ISO 9001) rất quan trọng đối với việc
quản lý thông tin tài sản như được nêu trong bộ tài liệu ISO 19650:

• tập trung vào khách hàng (là người nhận hoặc người sử dụng thông tin về tài sản hoặc
dự án);
• sử dụng chu trình Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Cải tiến (để phát triển và chuyển
giao thông tin về tài sản hoặc dự án);
• sự tham gia của mọi người và khuyến khích các hoạt động chuyên môn là trọng tâm
để mang lại kết quả đầu ra thống nhất với nhau; và
• tập trung vào việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm và cải tiến liên tục.

Hình 3 - Tổng quát về vòng đời quản lý thông tin tài sản và dự án

19
6.3 Xác lập các thông tin cần dùng và lập kế hoạch chuyển giao thông tin.
6.3.1 Các nguyên tắc.
Tất cả thông tin về tài sản và dự án sẽ được chuyển giao trong vòng đời của tài sản phải được
bên khai thác xác lập thông qua các bộ mà mỗi bộ là tập hợp các thông tin cần dùng. Các
thông tin cần dùng liên quan phải được chuyển giao cho từng Ban QTTT tiềm năng như một
phần của tiến trình thực hiện các hợp đồng kinh tế. Điều này cũng áp dụng khi hướng dẫn
công việc được một bộ phận của tổ chức ban hành cho một bộ phận khác trong cùng tổ chức.
Ban QTTT tiềm năng nên chuẩn bị câu trả lời cho từng yêu cầu và được bên khai thác xem
xét trước khi giao nhiệm vụ thực hiện thỏa thuận. Sau đó, việc đáp ứng các thông tin cần dùng
sẽ được quản lý và phát triển bởi mỗi Ban QTTT và đưa vào kế hoạch cho các hoạt động
quản lý tài sản hoặc chuyển giao dự án của họ. Thông tin được quản lý và chuyển giao bởi
mỗi Ban QTTT và được tiếp nhận bởi bên nào đã định rõ được các yêu cầu. Các vòng phản
hồi chuyển giao thông tin có thể được sửa đổi nếu cần thiết. Sơ đồ chung cho quá trình này
được thể hiện trong Hình 4.

Đánh giá rủi ro được văn bản hóa trong việc chuyển giao thông tin tài sản hoặc dự án, phải
được đưa vào đánh giá rủi ro tổng thể về tài sản hoặc dự án để biết được hậu quả và khả
năng xảy ra khi chuyển giao thông tin, để mọi thành viên của dự án hiểu cũng như thực hiện
trong việc truyền đạt và quản lý. Các khái niệm và nguyên tắc trong tài liệu này cần được xem
xét khi đánh giá rủi ro chuyển giao thông tin.

Các thông tin cần dùng được xác lập để giải quyết các câu hỏi cần được trả lời nhằm đưa ra
các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản tại các thời điểm khác nhau trong quá trình
chuyển giao và vận hành tài sản. Kế hoạch chuyển giao thông tin được thiết lập mỗi khi một
Ban QTTT được chỉ định thực hiện thỏa thuận liên quan đến các hoạt động quản lý tài sản
hoặc chuyển giao dự án. Điều này bao gồm các thỏa thuận song song do bên khai thác thực
hiện liên quan đến thiết kế, xây dựng hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác và các thỏa thuận tuần tự
được thực hiện để hình thành chuỗi cung ứng, chẳng hạn như trong một nhóm xây dựng.

Hình 4 - Đặc điểm chung và thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin.

20
Hình 5 minh họa việc phân chia các tiến trình quản lý thông tin và cách chúng áp dụng cho
từng thỏa thuận trong một dự án. Một phân chia tiến trình tương tự sẽ được áp dụng cho mỗi
thỏa thuận trong quá trình quản lý tài sản.

Hình 5 - Minh họa việc phân chia các quá trình con.

Chuỗi thông tin cần dùng và chuyển giao thông tin có một số đặc điểm chính được giải thích
ở 6.3.2 đến 6.3.5 và được minh họa việc xác định đối tác thực hiện một thỏa thuận cụ thể.

Các nguyên tắc khác liên quan đến chức năng quản lý thông tin, khả năng hợp tác làm việc
và bên tạo lập được nêu trong Điều 7, 8 và 9. Các nguyên tắc khác liên quan đến lập kế hoạch
chuyển giao thông tin được nêu trong Điều 10. Các nguyên tắc khác liên quan đến sản xuất
và chuyển giao thông tin được nêu trong Điều 11 và 12.

6.3.2 Nhóm chuyển giao cung cấp thông tin cho chủ sở hữu hoặc người điều
hành tài sản hoặc khách hàng quyết định.
Hình 6 cho thấy một ví dụ về một quyết định quan trọng được đưa ra bởi bên khai thác. Quyết
định đó được đưa ra tại thời điểm quyết định then chốt, hình thoi, nơi một tập hợp các thông
tin cần dùng đã được xác lập và chuyển đến nhóm chuyển giao (Ban QTTT và các bên tạo
lập phù hợp). Thông tin được chuyển giao thông qua việc trao đổi thông tin, vòng tròn tô đặc.

Bên khai thác nên xác định các dịp hoặc thời điểm họ phải đưa ra các quyết định then chốt và
chính xác những thông tin họ yêu cầu từ nhóm chuyển giao để đưa ra mỗi quyết định. Bất kỳ
thay đổi quan trọng nào đối với các thông tin cần dùng phải được thảo luận và thống nhất giữa
bên khai thác và ban QTTT, một trong hai bên đều có thể đưa ra yêu cầu như vậy.

21
Hình 6 - Mối liên hệ giữa quyết định then chốt và thông tin từ Ban QTTT.

6.3.3 Thẩm tra và thẩm định thông tin ở đầu và cuối trong mỗi giai đoạn của
dự án.
Hình 7 thể hiện việc trao đổi thông tin xảy ra trong giai đoạn nằm giữa (n) một giai đoạn chuyển
giao đã hoàn thành (n-1) và giai đoạn sẽ chuyển giao sẽ phải hoàn thành (n+1) kế tiếp của
bên khai thác (hình chữ nhật trên) và bên chuyển giao (hình chữ nhật dưới)

Hình tròn (có chữ n bên trong) là công việc trao đổi thông tin của giai đoạn đang tiến hành
(nằm giữa hai ô chữ nhật tô đặc). Các mũi tên dọc, lên và xuống, biểu thị thông tin cần dùng
và thông tin chuyển giao giữa bên khai thác và Ban QTTT.

Các mũi tên tròn ở bên trái biểu thị việc chuyển giao thông tin cần dùng bởi bên khai thác.
Trước khi chuyển giao bên khai thác phải kiểm tra thông tin của giai đoạn đã hoàn thành. Nội
dung kiểm tra thông tin cần thiết (bị thiếu, chất lượng kém, …) này có thể xảy ra nhiều lần và
chỉ kết thúc sau khi đã đồng thuận với Ban QTTT.

Các mũi tên tròn ở bên phải biểu thị việc chuyển giao thông tin từ Ban QTTT chuyển giao đển
bên khai thác. Trước khi chuyển giao, cần phải kiểm tra thông tin (lần 1) đó so thông tin đã
nhận ban đầu cũng như đủ điều kiện để thực hiện giai đoạn kế tiếp. Nội dung kiểm tra thông
tin (lần 2) cần thiết (bị thiếu, chất lượng kém, …) này có thể xảy ra nhiều lần và chỉ kết thúc
sau khi đã đồng thuận với bên khai thác và chấp nhận những thông tin chuyển giao thành tài
sản chính thức.

22
Trong các phương pháp thẩm tra và thẩm định, điều rất quan trọng là quy trình chấp nhận và
tiếp nhận đã được thống nhất và được lập thành văn bản trước khi bất kỳ việc trao đổi thông
tin nào diễn ra.

Đặc biệt quan trọng là phải thực hiện kiểm tra thông tin lần thứ hai, để bắt đầu giai đoạn kế
tiếp của dự án. Nếu có sự thay đổi về bên tạo lập giữa một giai đoạn và giai đoạn tiếp theo,
cần đặc biệt chú ý đến khả năng sử dụng của thông tin đã nhận được. Kiểm tra thông tin lần
thứ hai cũng nên được thực hiện khi có sự trì hoãn trước khi giai đoạn dự án tiếp theo bắt
đầu. Tuy nhiên, trong một số tình huống kiểm tra thông tin lần thứ hai không cần thiết, ví dụ
như khi cùng một Ban QTTT đang triển khai liên tục cả hai giai đoạn của dự án mà không có
sự trì hoãn giữa hai giai đoạn.

Thông tin cũng cần được kiểm tra nếu có sự thay đổi Ban QTTT trong giai đoạn dự án. Trong
những trường hợp này, mọi hạn chế về việc sử dụng thông tin của bên tạo lập trước đó đều
phải được tính đến.

Hình 7 - Kiểm tra thông tin trong quá trình trao đổi thông tin.

6.3.4 Thông tin được rút ra từ toàn bộ các bên chuyển giao.
Hình 8 thể hiện cách thông tin được chuyển giao tại thời điểm trao đổi thông tin được thu thập
từ tất cả các bên chuyển giao cho công việc thiết kế, ở bên trái, và cho công việc thi công, ở
bên phải. Đối với hình thức chuyển giao đang được minh họa, các đường chấm ngang biểu
thị, ví dụ, các cấp độ của thỏa thuận từ trên xuống dưới. Mỗi Ban QTTTT có thể ủy nhiệm toàn
bộ hoặc một phần của thông tin cần dùng nhận được từ bên khai thác và cũng có thể thêm
vào các thông tin cần dùng của riêng mình. Vai trò của mỗi Ban QTTT trong việc đáp ứng AIR
hoặc EIR, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, nên được định nghĩa trong các kế hoạch chuyển
giao. Thông tin được thu thập bởi mỗi Ban QTTT từ nhóm chuyển giao của họ gửi đến bên
khai thác, với quá trình kiểm tra và có thể yêu cầu gửi lại như được giải thích trong Hình 7.

23
Nếu các bên mới tham gia đội ngũ các nhóm chuyển giao, kế hoạch chuyển giao nên được
cập nhật để bao gồm và xác nhận thông tin mà họ sẽ đóng góp vào các trao đổi thông tin trong
tương lai.

Hình 8 - Ví dụ về thông tin được chuyển giao bởi toàn bộ các nhóm chuyển giao.

6.3.5 Tóm tắt về việc chuyển giao thông tin từ các nhóm chuyển giao dự án
và và quản lý tài sản.
Hình 9 minh họa quá trình truyền dẫn các yêu cầu và chuyển giao thông tin đến một đối tác
cụ thể cho việc thực hiện một thỏa thuận. Có thể sử dụng các cách sắp xếp khác nhau của
các giai đoạn dự án, các thời điểm quyết định then chốt khác nhau và các trao đổi thông tin
khác nhau so với những minh họa trong hình này. Một ví dụ là việc chuyển giao thông tin theo
tiến độ từ bên nhà thầu thi công đến khách hàng trong quá trình thi công. Tuy nhiên, các đặc
điểm quan trọng được giải thích trong 6.3.2, 6.3.3 và 6.3.4 nên áp dụng cho tất cả các thỏa
thuận đã được sắp xếp trong quá trình chuyển giao dự án và quản lý tài sản.

24
Ghi chú: Trong một số tình huống cụ thể, việc trao đổi thông tin cũng có thể xảy ra giữa các
bên tạo lập. Để đơn giản, những trường hợp này không được thể hiện trong hình vẽ.

Hình 9 - Ví dụ về việc chuyển giao thông tin thông qua trao đổi thông tin để hỗ trợ các
quyết định then chốt của bên khai thác.

25
7 Chức năng quản lý thông tin dự án và tài sản.
7.1 Nguyên tắc.
Sự rõ ràng về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi của bất kỳ nhiệm vụ nào là
những khía cạnh thiết yếu để quản lý thông tin hiệu quả. Các chức năng nên được đưa vào
các thỏa thuận, thông qua lịch trình của từng thỏa ttuận cụ thể hoặc bằng cách đề cập đến
các nghĩa vụ chung hơn.

Tài liệu này xác định các loại chức năng quản lý thông tin cần được xem xét cũng như trách
nhiệm của chúng và nên được nghiên cứu cùng với các tài liệu khác liên quan trong một thỏa
thuận. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn quản lý thông tin cần được phân bổ cho các bên
căn cứ vào sự phù hợp và khả năng thực hiện của họ. Trong các doanh nghiệp hoặc dự án
nhỏ hơn, nhiều chức năng có thể được thực hiện bởi cùng một cá nhân hoặc một bên.

Chức năng quản lý thông tin không nên đề cập đến trách nhiệm thiết kế. Tuy nhiên, đối với
các tài sản hoặc dự án nhỏ hơn hoặc ít phức tạp hơn, chức năng quản lý thông tin có thể
được thực hiện song song với các chức năng khác như quản lý tài sản, quản lý dự án, giám
đốc thiết kế hoặc giám đốc thi công.

Điều quan trọng là không nhầm lẫn chức năng và trách nhiệm với chức danh công việc hoặc
với chức danh chuyên môn hoặc chức danh khác.

Trong các hoạt động quản lý tài sản hoặc chuyển giao dự án phức tạp, có thể xác định một
chức năng cụ thể là hỗ trợ thông tin hoặc quản lý quy trình thông tin để hỗ trợ làm việc nhóm
và cộng tác. Điều này sẽ cho phép tập trung tốt hơn vào các khía cạnh khác nhau của quản
lý thông tin nhằm triển khai hiệu quả tiến trình quản lý thông tin.

7.2 Các chức năng quản lý thông tin tài sản.


Độ phức tạp của các chức năng quản lý thông tin tài sản nên phản ánh quy mô và độ phức
tạp của tài sản hoặc danh mục tài sản đang được quản lý. Điều quan trọng là các chức năng
phải được phân công vào mọi thời điểm trong suốt vòng đời của tài sản. Tuy nhiên, do tính
chất dài hạn của quản lý tài sản, rất có thể chức năng sẽ được thực hiện bởi một chuỗi các tổ
chức hoặc cá nhân khác kế thừa. Do đó, điều quan trọng là việc lập kế hoạch kế nhiệm cần
được xác định đúng trong quy trình quản lý thông tin.

Liên quan đến tài sản, việc quản lý thông tin tài sản có thể được giao cho một hoặc nhiều cá
nhân từ bộ máy nhân sự của bên khai thác. Điểm quan trọng của việc quản lý thông tin tài sản
là lãnh đạo trong công việc: i. xác minh thông tin được chuyển giao từ mỗi bên tạo lập và ii.
ủy quyền đem thông tin vào Hệ thống Quản lý Thông tin Tài sản (AIM). Chức năng quản lý
thông tin tài sản nên được giao từ giai đoạn sớm nhất của quản lý tài sản.

26
Ở cuối bất kỳ dự án nào, thông tin chủ chốt cần được chuyển giao bao gồm thông tin cần thiết
cho việc vận hành và bảo dưỡng của tài sản. Do đó, quản lý thông tin tài sản nên được tham
gia vào tất cả các giai đoạn của việc chuyển giao dự án như được xác định trong Bảng 1.

7.3 Các chức năng quản lý thông tin dự án.


Mức độ phức tạp của các chức năng quản lý thông tin dự án nên phản ánh được quy mô và
mức độ phức tạp của thông tin dự án. Điều quan trọng là các chức năng quản lý thông tin phải
được phân bổ vào mọi thời điểm trong suốt dự án, nhưng chuỗi thỏa thuận và phạm vi của
chúng nên phản ánh lộ trình mua sắm đang được sử dụng.

Quản lý thông tin dự án đòi hỏi sự lãnh đạo trong việc thiết lập tiêu chuẩn thông tin của dự án,
các phương pháp và quy trình sản xuất cũng như CDE của dự án.

Bên khai thác phân bổ trách nhiệm chuyển giao thông tin cho các Ban QTTT khi thích hợp.
Việc phân bổ các trách nhiệm này phải cụ thể theo dự án và phải được ghi lại trong (các) tài
liệu liên quan đến từng thỏa thuận.

7.4 Các chức năng quản lý thông tin được tạo lập.
Khi các nhóm chuyển giao được chia thành các nhóm tạo lập thì chức năng quản lý thông tin
phải được phân công cho từng nhóm tạo lập. Quản lý thông tin ở cấp độ nhóm tạo lập liên
quan đến cả thông tin liên quan đến việc tạo lập đó và yêu cầu phối hợp thông tin với các kết
quả tạo lập khác.

8 Khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao.


8.1 Nguyên tắc.
Bên khai thác nên xem xét khả năng và năng lực của nhóm chuyển giao tiềm năng để đáp
ứng các thông tin cần dùng. Việc xem xét này có thể được thực hiện bởi bên khai thác, bởi
chính nhóm chuyển giao tiềm năng hoặc bởi một bên độc lập. Phạm vi xem xét phải được
chuyển giao cho nhóm chuyển giao tiềm năng. Việc xem xét có thể được hoàn thành qua
nhiều bước, ví dụ như khi áp dụng phương pháp sơ tuyển, nhưng phải hoàn thành trước khi
tiến hành chấp nhận một đối tác thực hiện thỏa thuận.

Khả năng đề cập đến việc có thể hoàn thành một yêu cầu cụ thể, ví dụ như bằng cách có đủ
kinh nghiệm, kỹ năng hoặc nguồn lực kỹ thuật cần thiết. Năng lực đề cập đến việc có thể thỏa
mãn một yêu cầu trong thời lượng đã được quy định.

Khi có một thỏa thuận mới được thực hiện trong một thỏa ước khung hoặc thỏa ước dài hạn
tương tự, thì phạm vi của việc xem xét có thể được giảm xuống chỉ là các khía cạnh liên quan
đến khả năng và năng lực. Ví dụ, trong một thỏa ước khung dự án, kinh nghiệm của nhóm

27
chuyển giao tiềm năng và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin có thể không cần phải được
đánh giá cho mỗi dự án mới trừ khi các yêu cầu khác biệt đáng kể so với các dự án trước đó.
Trong một thỏa ước khung về lịch trình bảo dưỡng tài sản, năng lực của bên chuyển giao tiềm
năng chỉ cần được đánh giá lại tại các khoảng thời gian đã định trước trong thời kỳ thỏa ước
khung thay vì trước mỗi hoạt động bảo dưỡng.

8.2 Mức độ năng lực và rà soát năng lực.


Việc đánh giá năng lực của một nhóm chuyển giao và năng lực tối thiểu phải có phải bao gồm
những nội dung sau:

• cam kết tuân thủ tiêu chuẩn này và các thông tin cần dùng;
• khả năng làm việc theo cách hợp tác của nhóm chuyển giao tiềm năng và kinh
nghiệm của họ trong làm việc cộng tác dựa trên gói thông tin;
• khả năng tiếp cận và kinh nghiệm các công nghệ thông tin đã được quy định hoặc
dự kiến trong phạm vi các thông tin cần dùng của bên khai thác hay bên chuyển
giao đề suất/bổ sung; và
• số lượng nhân sự có kinh nghiệm và được trang bị phù hợp trong nhóm chuyển
giao tiềm năng sẽ sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ của dự án hoặc tài sản được
đề xuất.

9 Làm việc cộng tác dựa trên gói thông tin.


Việc hợp tác sản xuất thông tin phải được định nghĩa theo các thuật ngữ chung về thông tin
có cấu trúc để cho phép đạt được các nguyên tắc cơ bản của hoạt động cộng tác dựa trên
các gói thông tin. Những nguyên tắc cơ bản này như sau:

a. các tác giả tạo lập thông tin, tuân theo các thỏa thuận sở hữu trí tuệ mà họ kiểm soát
và kiểm tra, chỉ tìm nguồn thông tin đã được phê duyệt từ những yếu tố khác như tham
khảo, xem xét mô hình tổng hợp hoặc trao đổi thông tin trực tiếp;
b. chuyển giao thông tin cần dùng được xác lập rõ ràng ở mức cao, bởi các bên liên quan
đến dự án hoặc tài sản, và ở các cấp độ chi tiết được bên khai thác đề xuất;
c. căn cứ vào yêu cầu của bên khai thác, xem xét phương pháp tiếp cận, khả năng và
năng lực được đề xuất của từng nhóm chuyển giao trước khi được bên khai thác bổ
nhiệm chính thức.
d. chuyển giao CDE để quản lý và lưu trữ thông tin được chia sẻ, với tính khả dụng phù
hợp và an toàn cho tất cả các cá nhân hoặc các bên được yêu cầu sản xuất, sử dụng
và duy trì các thông tin đó;
e. các mô hình thông tin được phát triển bằng cách sử dụng các công nghệ có thể phù
hợp với tài liệu này;

28
f. các quy trình liên quan đến An ninh thông tin cần được áp dụng trong suốt thời gian
sử dụng của tài sản để giải quyết các vấn đề như truy cập trái phép, mất hoặc hỏng
thông tin, xuống cấp và lỗi thời trong chừng mực có thể thực hiện được.

10 Thiết lập kế hoạch chuyển giao thông tin.


10.1 Nguyên tắc.
Lập kế hoạch chuyển giao thông tin là trách nhiệm của mỗi bên QTTT và bên tạo lập. Các kế
hoạch phải được xây dựng để đáp ứng các thông tin cần dùng do bên khai thác đặt ra và phải
phản ánh phạm vi công việc của thỏa thuận trong vòng đời tổng thể của tài sản. Mỗi kế hoạch
chuyển giao thông tin cần nêu rõ:

• phương thức để thông tin sẽ đáp ứng các yêu cầu được xác định trong AIR hoặc EIR;
• thời điểm thông tin sẽ được chuyển giao, ban đầu liên quan đến các giai đoạn dự án
hoặc các mốc quan trọng trong quản lý tài sản và sau đó liên quan đến ngày chuyển
giao thực tế;
• phương thức chuyển giao thông tin;
• phương thức phối hợp thông tin với thông tin từ các bên tạo lập có liên quan khác;
• thông tin nào sẽ được chuyển giao;
• ai sẽ chịu trách nhiệm chuyển giao thông tin; và
• người nhận thông tin dự kiến.

Tối thiểu, một số kế hoạch chuyển giao thông tin phải được thực hiện bởi Ban QTTT hoặc bên
tạo lập trước khi chỉ định, vì điều này sẽ là một phần của quá trình xem xét do bên khai thác
thực hiện. Sau đó, có thể cần lập kế hoạch chi tiết hơn sau khi xác định được đối tác thực
hiện các thỏa thuận và kế hoạch này như một phần của quá trình chuẩn bị. Cần lập kế hoạch
chuyển giao thông tin bổ sung nếu có thay đổi về thông tin cần dùng hoặc đối với nhóm chuyển
giao.

Nhóm chuyển giao nên xem xét giải pháp quản lý thông tin trước khi bắt đầu bất kỳ nhiệm vụ
thiết kế kỹ thuật, thi công hoặc quản lý tài sản nào. Nội dung nên bao gồm những điều sau
đây:

• các điều kiện cần thiết cho các thỏa thuận và các sửa đổi đã được chuẩn bị và thống
nhất;
• các quá trình quản lý thông tin đã được thiết lập;
• kế hoạch chuyển giao thông tin có tính đến năng lực của nhóm chuyển giao;
• kỹ năng và năng lực thích hợp của nhóm chuyển giao; và
• công nghệ hỗ trợ và cho phép quản lý thông tin theo tiêu chuẩn này.

29
Cần phải có kế hoạch đào tạo liên quan đến kỹ năng và năng lực.

Thông tin phải được chuyển giao thông qua trao đổi thông tin được xác định trước. Việc trao
đổi thông tin có thể diễn ra giữa các bên tạo lập và ban QTTT, cũng như giữa các bên tạo lập.

Việc chuyển giao thông tin phù hợp với thông tin cần dùng phải là một trong những tiêu chí để
hoàn thành hoạt động quản lý dự án hoặc tài sản. Mỗi gói thông tin phải liên quan trực tiếp
đến một hoặc nhiều thông tin cần dùng đã được xác định trước.

10.2 Thời điểm chuyển giao thông tin.


Kế hoạch chuyển giao thông tin nên được xác định cho toàn bộ dự án hoặc cho giai đoạn
ngắn và trung hạn của quản lý tài sản theo lịch trình và thỏa thuận của các bên liên quan.
Trong tình huống phức tạp, điều này có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các kế hoạch
chuyển giao thông tin cho các công việc cho mỗi dự án hoặc quản lý tài sản.

Thời điểm chuyển giao thông tin nên được bao gồm trong mỗi kế hoạch chuyển giao thông
tin, với tham chiếu đến tiến độ yêu cầu của dự án và quản lý tài sản đã được biết đến.

10.3 Ma trận trách nhiệm.


Ma trận trách nhiệm phải được tạo ra như một phần của quá trình lập kế hoạch chuyển giao
thông tin ở một hoặc nhiều cấp độ chi tiết. Các trục của ma trận trách nhiệm cần xác định:

• chức năng quản lý thông tin; và


• các nhiệm vụ quản lý thông tin tài sản hoặc dự án hoặc các sản phẩm chuyển giao
thông tin nếu thích hợp.

Nội dung của ma trận trách nhiệm phải thể hiện chi tiết phù hợp liên quan đến các cột.

10.4 Xác định chiến lược cộng sinh và cấu trúc phân rã cho các gói thông
tin.
Mục đích của chiến lược cộng sinh và cấu trúc phân rã của gói thông tin là giúp lập kế hoạch
sản xuất thông tin bởi các nhóm tạo lập riêng biệt đến cấp độ cần thiết của thông tin như mô
tả trong 11.2.

Chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh (từ các gói thông tin) cần được phát triển khi
thiết lập kế hoạch thông tin. Nó sẽ giải thích cách chia mô hình thông tin thành một hoặc nhiều
bộ chứa các gói thông tin. Việc phân bổ có thể được thực hiện bằng cách xem mô hình thông
tin ở các góc độ khác nhau, chẳng hạn như chức năng, không gian hoặc hình học. Khái niệm
phân bổ chức năng căn cứ vào thông tin nên được cấu trúc như thế nào để có thể phân tích
được theo một yêu cầu nào đó. Quan điểm mô hình hình học thường được sử dụng trong thời
đoạn chuyển giao.

30
Chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh nên được phát triển thành một hoặc nhiều
cấu trúc phân rả của các gói thông tin trong quá trình thiết lập kế hoạch chi tiết để giải thích
chi tiết hơn về cách các gói thông tin liên quan đến nhau. Chiến lược này và cấu trúc phân rã
các gói thông tin giải thích phương pháp quản lý các giao tiếp được liên kết với nội dung trong
thời đoạn chuyển giao hoặc thời đoạn vận hành của nó. Các cách sắp xếp khác nhau của các
gói thông tin cần được xác định cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như khả năng tương
thích về chức năng, phối hợp không gian hoặc các giao tiếp hình học. Điều này phải phản ánh
đúng với mức độ phức tạp của tài sản hoặc dự án. Giải thích và ví dụ về các ứng dụng khác
nhau của liên kết và phân tích các gói thông tin được đưa ra trong Phụ lục A.

Chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh và cấu trúc phân rã gói thông tin cần được
cập nhật khi xuất hiện các nhóm tạo lập mới. Cập nhật cũng có thể được yêu cầu do tính chất
của công việc đang thực hiện bị thay đổi, đặc biệt khi điều này thay đổi từ quản lý tài sản sang
chuyển giao dự án và ngược lại.

Các gói thông tin trong cấu trúc phân rã của gói thông tin phải được tham chiếu chéo tới các
nhóm tạo lập khác. Trong trường hợp chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh (từ các
gói thông tin) và cấu trúc phân rã gói thông tin chỉ xác định một bộ gồm nhiều gói thông tin thì
mỗi nhóm tạo lập nên được phân bổ một hoặc nhiều gói thông tin từ bên trong bộ đó và mỗi
gói thông tin chỉ được phân bổ cho một nhóm tạo lập.

Xác định chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh và cấu trúc phân rã gói thông tin đều
là các hoạt động chiến lược liên quan đến dự án hoặc tài sản và chúng cần được sự đồng
thuận với các nhóm tạo lập khác. Chúng phải được sở hữu và quản lý bởi các bộ phận chức
năng đã hiểu rõ cách tiếp cận chiến lược để chuyển giao dự án và quản lý tài sản.

Chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh và cấu trúc phân rã gói thông tin nên được
thông báo cho tất cả các tổ chức tham gia dự án hoặc tài sản. Việc chuẩn bị và chuyển giao
các hình ảnh minh họa hoặc mô tả chi tiết có thể hữu ích. Cần xem xét các tác động về an
ninh khi truyền đạt chiến lược cộng sinh hoặc cấu trúc phân rã gói thông tin và điều này có thể
hạn chế sự lưu chuyển của chúng.

11 Quản lý việc hợp tác sản xuất thông tin.


11.1 Nguyên tắc.
Giải pháp CDE và quy trình làm việc với nó nên được triển khai để cho phép những ai cần
thông tin để thực hiện chức năng của họ có thể truy cập đượg. Giải pháp có thể được thực
hiện bằng nhiều cách và sử dụng một loạt các công nghệ khác nhau. Trong “BIM theo bộ ISO
19650”, giải pháp CDE và lưu trình cho phép phát triển mô hình thông tin cộng sinh. Điều này

31
bao gồm các mô hình thông tin từ các ban QTTT, các nhóm chuyển giao hoặc các nhóm tạo
lập khác nhau. Chất lượng an ninh và thông tin cần được xem xét và, khi thích hợp, được đan
xen vào định nghĩa hoặc các đề xuất cho CDE. Các khái niệm và nguyên tắc chi tiết hơn về
giải pháp CDE và quy trình làm việc có tại Điều 12.

Cần phát hiện và khắc phục các vấn đề trong mô hình thông tin trong quá trình tạo lập thông
tin thay vì chỉ phát hiện được sau khi chuyển giao thông tin. Các vấn đề có thể là không gian,
ví dụ như các yếu tố cấu trúc và dịch vụ xây dựng chiếm cùng một không gian hoặc về chức
năng, ví dụ như vật liệu chống cháy không tương thích với bậc chịu lửa yêu cầu của một bức
tường. Các vấn đề về phối hợp không gian có thể thuộc nhiều loại khác nhau, ví dụ như “cứng”
khi hai vật thể chiếm cùng một không gian hoặc “mềm” khi một vật thể chiếm không gian vận
hành hoặc bảo trì của vật thể khác hoặc “thời gian” khi hai vật thể hiện diện trong cùng một
nơi vào cùng một thời điểm. Nguyên tắc này củng cố yêu cầu về chiến lược thiết lập mô hình
thông tin cộng sinh (xem 10.4)

Thông tin chung nên được sử dụng trước khi sản phẩm cuối cùng được chọn lựa hoặc sản
xuất, chỉ định không gian cần thiết cho việc lắp đặt, kết nối, bảo dưỡng và thay thế, và sẽ được
thay thế bằng thông tin cụ thể ngay khi có sẵn."

Tất cả các quyền liên quan đến thông tin phải được quản trị thống nhất giữa các bên liên quan

11.2 Cấp độ cần thiết của thông tin.


Cấp độ cần thiết của thông tin của mỗi sản phẩm thông tin nên được xác định theo mục đích
của nó. Điều này bao gồm việc xác định chất lượng, số lượng và độ chi tiết phù hợp của thông
tin. Điều này được gọi là cấp độ cần thiết của thông tin và điều này có thể thay đổi từ sản
phẩm thông tin này sang sản phẩm thông tin khác.

Có một loạt các tiêu chí để xác định cấp độ cần thiết của thông tin. Ví dụ: hai tiêu chí bổ sung
nhưng độc lập có thể định nghĩa nội dung hình học và chữ số theo chất lượng, số lượng và
độ chi tiết. Khi những tiêu chí này đã được định nghĩa, chúng nên được sử dụng để xác định
cấp độ cần thiết của thông tin trên toàn dự án hoặc tài sản. Tất cả điều này nên được mô tả
rõ ràng trong OIR, PIR, AIR hoặc EIR.

Cấp độ cần thiết của thông tin nên được xác định bằng lượng thông tin tối thiểu cần thiết để
trả lời mỗi yêu cầu liên quan, bao gồm thông tin cần thiết từ các bên tạo lập khác, và không
nhiều hơn. Mọi thứ vượt quá mức tối thiểu này được coi là lãng phí. Các bên tạo lập nên xem
xét rủi ro rằng việc tự động nhập thông tin về đối tượng vào mô hình thông tin có thể đưa ra
cấp độ cần thiết của thông tin cao hơn so với yêu cầu.

32
Sự liên quan của một sản phẩm thông tin không phải luôn tương quan với độ chi tiết của nó.
Tuy nhiên, cấp độ cần thiết của thông tin chặt chẽ liên quan đến chiến lược cộng sinh (xem
10.4).

Mức độ quan trọng của độ chi tiết của thông tin chữ số tối thiểu phải được ngang bằng với độ
chi tiết của thông tin hình học.

11.3 Chất lượng thông tin.


Thông tin được quản lý trong CDE nên được đễ hiểu cho tất cả các bên. Những điều sau đây
sẽ hỗ trợ việc thống nhất cách hiểu giữa các bên:

• định dạng thông tin;


• định dạng chuyển giao;
• cấu trúc của mô hình thông tin;
• phương tiện cấu trúc và phân loại thông tin; và
• thuộc tính cho tên của căn cước dữ liệu, ví dụ như các đặc tính của các thành phần
trong công trình và thông tin có thể chuyển giao.

Việc phân loại các đối tượng nên tuân theo các nguyên tắc trong ISO 12006-2. Thông tin về
đối tượng nên tuân theo ISO 12006-3, để hỗ trợ trao đổi đối tượng.

Nên xem xét việc tự động kiểm tra thông tin trong CDE.

12 Giải pháp và quy trình làm việc của môi trường dữ liệu nguồn (CDE).
12.1 Nguyên tắc.
Nên sử dụng giải pháp và quy trình làm việc của CDE để quản lý thông tin trong quá trình
quản lý tài sản và chuyển giao dự án. Trong thời đoạn chuyển giao, giải pháp CDE và quy
trình làm việc hỗ trợ các quy trình quản lý thông tin trong ISO 19650-2:2018, 5.6 và 5.7.

Khi kết thúc dự án, các gói thông tin cần thiết cho việc quản lý tài sản phải được chuyển từ
PIM sang AIM. Các gói thông tin của dự án còn lại, bao gồm mọi thứ ở trạng thái lưu trữ, phải
được giữ lại ở dạng chỉ đọc để sử dụng trong trường hợp có tranh chấp và giúp rút ra bài học
kinh nghiệm. Khoảng thời gian để lưu giữ các gói thông tin dự án phải được xác định trong
EIR.

Các phiên bản trong quá trình hoàn chỉnh của từng gói thông tin khi hiện diện trong CDE phải
ở một trong ba trạng thái sau:

• work in progress: công việc đang làm (xem 12.2);


• shared: chia sẻ (xem 12.4); hoặc

33
• published: phát hành (xem 12.6).

Các gói thông tin đang trong quá trình hoàn chỉnh có thể tồn tại trên cả ba trạng thái, tùy thuộc
vào sự phát triển của chúng.

Cũng cần có trạng thái lưu trữ (xem 12.7) như là một nhật ký về tất cả các giao dịch của gói
thông tin để có thể dò tìm các dấu vết kiểm tra của quá trình phát triển các gói thông tin.

Các trạng thái này được thể hiện trong sơ đồ khái niệm ở Hình 10. Hình 10 cố tình không minh
họa sự phức tạp của quy trình làm việc của CDE, bao gồm nhiều lần lặp lại quá trình phát triển
của một gói thông tin, nhiều lần thẩm tra, thẩm định và nghiệm thu cũng như nhiều lần cập
nhật nhật ký lưu giữ các gói thông tin ở bất kỳ trạng thái nào khác vào kho lưu trữ.

Việc chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác phải tuân theo tiến trình phê duyệt và
nghiệm thu (xem 12.3 và 12.5).

Mỗi gói thông tin được quản lý thông qua CDE phải có căn cước dữ liệu bao gồm:

1. mã sửa đổi, phù hợp với tiêu chuẩn đã được thống nhất, ví dụ IEC 82045-1; và
2. mã trạng thái, hiển thị (các) thông tin được phép sử dụng.

Căn cước dữ liệu ban đầu được chỉ định bởi tác giả của nó và sau đó được điểu chỉnh bởi
quá trình phê duyệt và nghiệm thu. Việc sử dụng gói thông tin cho bất kỳ mục đích nào khác
ngoài mục đích sử dụng được chỉ định bởi mã trạng thái của nó sẽ gây nguy hiểm cho người
sử dụng.

Giải pháp cho một CDE cụ thể có thể bao gồm cả: i. khả năng quản lý cơ sở dữ liệu để quản
lý các thuộc tính và căn cước dữ liệu của gói thông tin, ii/ khả năng truyền tải để đưa ra thông
báo cập nhật cho các thành viên trong nhóm iii/ duy trì quá trình kiểm tra việc xử lý thông tin.

Toàn bộ mô hình thông tin không phải lúc nào cũng được tổ chức ở một nơi, đặc biệt đối với
các tài sản hoặc dự án lớn hoặc phức tạp hoặc các nhóm bị phân tán rộng rãi. Hình thức làm
việc hợp tác dựa theo gói thông tin cho phép quy trình làm việc của CDE được chuyển giao
trên các hệ thống máy tính hoặc nền tảng công nghệ khác nhau.

Những lợi ích của việc áp dụng giải pháp và quy trình làm việc CDE như vậy bao gồm:

• trách nhiệm về thông tin trong mỗi gói thông tin vẫn thuộc về tổ chức tạo ra nó và mặc
dù nó được chia sẻ và tái sử dụng nhưng chỉ tổ chức đó mới được phép thay đổi nội
dung;
• các gói thông tin dùng chung giảm thời gian và chi phí trong việc tạo ra thông tin phối
hợp; và
• Một hệ thống sẵn có dùng để theo dõi đầy đủ về quá trình sản xuất thông tin sau mỗi
giai đoạn giao nhận dự án và hoạt động quản lý tài sản."

34
Hình 10 - Khái niệm môi trường dữ liệu nguồn (CDE).

12.2 Công việc đang làm (WIP).


Trạng thái "Công việc đang làm" được sử dụng cho các gói thông tin đang được phát triển bởi
nhóm tạo lập của mình. Bất kỳ nhóm tạo lập nào khác sẽ không thể nhìn thấy hoặc truy cập
gói thông tin ở trạng thái này. Điều này đặc biệt quan trọng nếu giải pháp CDE được triển khai
thông qua một hệ thống chia sẻ, ví dụ như một máy chủ chung hoặc cổng thông tin web.

12.3 Chuyển giao để kiểm tra/kiểm lại/chấp thuận.


Quá trình trao đổi “kiểm tra/kiểm lại /chấp thuận” của một gói thông tin nhằm so sánh gói thông
tin với: kế hoạch chuyển giao thông tin, các tiêu chuẩn, các phương pháp và quy trình đã
thống nhất trong quá trình tạo lập thông tin. Việc trao đổi kiểm tra/kiểm lại /chấp thuận phải
được thực hiện bởi nhóm tạo lập đã tạo ra nó.

12.4 Chia sẻ (Shared).


Mục đích của trạng thái "chia sẻ" là để hỗ trợ sự phát triển và cộng tác của mô hình thông tin
mang tính cách nội bộ của một nhóm chuyển giao.

Gói thông tin ở trạng thái “chia sẻ" nên được tham khảo bởi tất cả các bên tạo lập thích hợp
(bao gồm những người trong các nhóm chuyển giao khác) để phối hợp với thông tin của họ,
miễn là tuân thủ các ràng buộc liên quan đến yêu cầu an ninh thông tin. Những gói thông tin
này nên có thể nhìn thấy và truy cập nhưng không thể chỉnh sửa. Nếu cần chỉnh sửa, một gói

35
thông tin nên được chuyển về trạng thái "Công việc đang làm - WIP" để được sửa đổi và được
gửi lại bởi tác giả của nó.

Trạng thái "chia sẻ" cũng được sử dụng cho các gói thông tin đã được phê duyệt để chia sẻ
với bên khai thác và sẵn sàng để được công nhận. Việc sử dụng trạng thái "chia sẻ" như vậy
có thể được gọi là trạng thái chia sẻ với khách hàng.

12.5 Chuyển giao để " kiểm lại /công nhận".


Bước chuyển đổi " kiểm lại /công nhận" nhằm so sánh tất cả các gói thông tin với các yêu cầu:
các thông tin không mâu thuẩn với nhau, thông tin đầy đủ và chính xác. Nếu một gói thông tin
đáp ứng các thông tin cần dùng, trạng thái của nó được chuyển sang trạng thái “phát hành".
Những gói thông tin không đáp ứng các thông tin cần dùng nên được chuyển về trạng thái
"Công việc đang làm" để được sửa đổi và gửi lại.

Bước công nhận (authorized) có thể tách biệt thành hai trạng thái thông tin:

1. Thông tin ở trạng thái phát hành để có thể an tâm sử dụng cho các giai đoạn
kế tiếp của chuyển giao dự án.
2. Thông tin ở trạng thái công việc đang làm (work in progress) có thể vẫn còn bị
thay đổi.

12.6 Phát hành (Published).


Trạng thái "phát hành" được sử dụng cho thông tin đã được công nhận để sử dụng, ví dụ như
trong xây dựng dự án mới hoặc trong vận hành của một tài sản.

PIM ở cuối dự án hoặc AIM trong quá trình vận hành tài sản chỉ chứa thông tin ở trạng thái
"phát hành" hoặc trạng thái "Lưu trữ".

12.7 Lưu trữ (Archived).


Trạng thái "lưu trữ" được sử dụng để sử dụng như một nhật ký của tất cả các thông tin đã
được chia sẻ và phát hành trong quá trình quản lý thông tin cũng như làm dấu vết của quá
trình phát triển của chúng. Một gói thông tin được tham chiếu trong trạng thái "lưu trữ" trước
đây ở trong trạng thái "phát hành" đại diện cho thông tin có thể đã được sử dụng cho công
việc thiết kế chi tiết hơn, xây dựng hoặc quản lý tài sản.

36
13 Tóm tắt về "mô hình thông tin công trình (BIM) theo bộ tài liệu ISO
19650".
Quản lý thông tin là một khái niệm riêng biệt so với việc sản xuất và chuyển giao thông tin,
nhưng lại liên quan chặt chẽ đến chúng. Quản lý thông tin nên được áp dụng trong toàn bộ
vòng đời của tài sản. Các chức năng quản lý thông tin nên được giao cho các tổ chức phù
hợp nhất (bên khai thác, ban QTTT, bên tạo lập) và không nhất thiết phải có sự phân công từ
các tổ chức mới.

Khối lượng thông tin được quản lý thường tăng cả trong thời đoạn chuyển giao và trong thời
đoạn vận hành. Tuy nhiên, chỉ thông tin có liên quan mới được làm sẵn hoặc chuyển giao giữa
các hoạt động trong thời đoạn vận hành và thời đoạn chuyển giao và ngược lại.

Một tiến trình quản lý thông tin được bắt đầu mỗi khi có một thỏa thuận mới của thời đoạn
chuyển giao hoặc thời đoạn vận hành, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận này có tính chất
chính thức hay không. Tiến trình này bao gồm việc chuẩn bị nội dung các thông tin cần dùng,
xem xét các đối tác tiềm năng liên quan đến quản lý thông tin, lập kế hoạch ban đầu và chi tiết
về cách và khi nào thông tin sẽ được chuyển giao, và xem xét các sản phẩm chuyển giao so
với thông tin cần dùng trước khi chúng được đan xen vào hệ thống vận hành. Quy trình quản
lý thông tin nên được áp dụng một cách cân đối với quy mô và độ phức tạp của dự án hoặc
hoạt động quản lý tài sản.

Các yêu cầu thông tin được truyền dẫn đến bên tạo lập có liên quan nhất trong một nhóm
chuyển giao. Các sản phẩm chuyển giao được thu thập bởi Ban QTTT trước khi gửi đến bên
khai thác thông qua quá trình trao đổi thông tin. Quá trình trao đổi thông tin cũng được sử
dụng để chuyển giao thông tin giữa các Ban QLTT nếu điều này đã được bên khai thác phê
duyệt.

Quy trình luân chuyển trong CDE được sử dụng để hỗ trợ sự hợp tác trong việc sản xuất,
quản lý, chia sẻ và trao đổi tất cả các thông tin trong các thời đoạn vận hành và thời đoạn
chuyển giao. Các mô hình thông tin chứa các sản phẩm chuyển giao thông tin liên kết được
tạo ra như là một kết quả của việc áp dụng quy trình CDE để đáp ứng các quan điểm của tất
cả các bên liên quan.

Trong quy trình quản lý thông tin, số lượng và mô tả các phần chia nhỏ vòng đời của tài sản
(hình chữ nhật đậm), các điểm trao đổi thông tin (hình tròn đậm) và các điểm quyết định cho
các nhóm chuyển giao, bên liên quan hoặc bên khai thác (hình thoi) nên phản ánh thực tế của
mỗi địa phương, yêu cầu của bên liên quan và bên khai thác, cũng như các thỏa thuận hoặc
yêu cầu cụ thể cho chuyển giao dự án hoặc quản lý tài sản. Những khái niệm và nguyên tắc
này được tóm tắt trong Hình 11.

37
Hình 11 - Tổng quan và minh họa quá trình quản lý thông tin.

Chú thích:

COMMON DATA ENVIRONMENT (CDE) PROCESS


Tiến trình phát triển của môi trường dữ liệu nguồn
0 Đánh giá hiệu suất mong muốn của dự án.
1 Bắt đầu tại đây để thiết lập kế hoạch chiến lược cho các thỏa thuận trong thời đoạn
chuyển giao và vận hành tài sản.
2 Xác lập các thông tin cần dùng và gửi đến các bên tạo lập tiềm năng.
3 Xét duyệt khả năng và kế hoạch chuyển giao thông tin ban đầu. Xác nhận thỏa
thuận.
4 Ban QTTT huy động và chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho việc chuyển giao thông tin.
5 Sản xuất thông tin trong suốt thời đoạn thực hiện dự án.
6 Sản xuất và bảo trì thông tin trong thời đoạn quản lý tài sản.
7 Thông tin của tài sản hiện trạng.
8 Mô hình thông tin của dự án (PIM).
• Hồ sơ/tài liệu.
• Thông tin chữ số.
• Thông tin hình học.
Sự kiện thông tin trong suốt thời đoạn chuyển giao – thường đồng bộ thời điểm
cuối của các giai đoạn.
9. Phần còn lại của mô hình thông tin dự án.

38
Mô hình thông tin tài sản.
• Hồ sơ /tài liệu.
• Thông tin chữ số.
• Thông tin hình học.
Những sự kiện thông tin theo kế hoạch hoặc đột xuất trong suốt thời đoạn vận
hành của một vòng đời tài sản.

10. Khối lượng thông tin.


11. Những thời điểm quyết định của nhóm chuyển giao.
12. Trao đổi thông tin từ hay nội bộ nhóm chuyển giao.
13. Những thời điểm quyết của khách hàng/chủ tài sản.
14. Những thời điểm quyết định của người sử dụng thông tin (xem 16).
15. Những thời điểm công nhận.
16. Những thời điểm quyết định then chốt được xác định bởi những người có trách
nhiệm.

39
PHỤ LỤC (A).
Minh họa về chiến lược cộng sinh và cấu trúc phân rã các gói thông tin.

A.1 Tổng quan.

Chiến lược cộng sinh và cấu trúc phân rã các gói thông tin là những khái niệm quan trọng
trong việc quản lý các mô hình thông tin cộng sinh trong “BIM theo bộ tài liệu ISO 19650”.

Cộng sinh và phân rã các gói thông tin nên được sử dụng để:

• cho phép các nhóm tạo lập khác nhau làm việc đồng thời trên các phần khác nhau của
mô hình thông tin mà không gây ra các vấn đề phối hợp, ví dụ như xung đột về không
gian hoặc sự không tương thích về chức năng;
• hỗ trợ an ninh thông tin;
• dễ dàng truyền tải thông tin bằng cách giảm kích thước của các gói thông tin riêng lẻ.

Phân rã thành gói thông tin và tổng hợp cũng có thể được sử dụng để giúp xác định phạm vi
dịch vụ cho các nhóm tạo lập.

A.2 Làm việc đồng thời.

Chiến lược cộng sinh cho phép làm việc đồng thời nên cần xác định ranh giới không gian trong
đó mỗi nhóm tạo lập nên xác định các hệ thống, tổ hợp các thành phần hoặc từng thành phần
xây dựng mà nhóm đó chịu trách nhiệm.

Đối với tài sản chủ yếu là tuyến tính, chẳng hạn như đường hầm đường sắt, chiến lược mô
hình cộng sinh có thể được xác định bằng mặt cắt có kích thước của đường hầm. Điều này
được minh họa trong Hình A.1 và trong trường hợp này, chiến lược được liên kết với các loại
hệ thống khác nhau được lắp đặt trong đường hầm.

Đối với một tài sản như tòa nhà, chiến lược thiết lập mô hình thông tin cộng sinh có thể được
xác định thông qua một tập hợp các không gian lồng vào nhau. Điều này được minh họa trong
Hình A.2. Phân tích gói thông tin được minh họa trong Hình A.3. Cả hai điều này đều được
liên kết với các bộ môn thiết kế khác nhau.

A.3 An ninh thông tin.

Một chiến lược cộng sinh hoặc cấu trúc phân rã các gói thông tin để hỗ trợ an ninh thông tin
nên tách các gói thông tin hoặc các phần không gian của tài sản theo quyền truy cập thông
tin.

Đối với một tài sản liên quan đến tư pháp hình sự, như một trại giam, có thể áp dụng các cấp
độ khác nhau của hạn chế đối với thông tin của khu đất xây dựng (như vị trí, đường đi của
phương tiện giao thông), thông tin thiết kế và xây dựng chung (như bản vẽ mặt bằng, các

40
không gian kề cận, các hệ thống xử lý sưởi và thông gió) và thông tin cụ thể về an ninh (như
chi tiết khóa của các phòng tù và khu cấm, chi tiết của các hệ thống giám sát, thủ tục sơ tán
hoặc quản thúc). Điều này được minh họa trong Hình A.4

A.4 Truyền tải thông tin.

Chiến lược liên kết nhằm hỗ trợ việc truyền tải các gói thông tin trong nhóm chuyển giao hoặc
đến và đi từ bên khai thác nên xem xét kích thước tập tin tối đa có thể thực hiện được để tải
lên và tải xuống với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được thống nhất, ví dụ: 250 Mb.
Mô hình thông tin sau đó sẽ được chia nhỏ để không có gói thông tin nào lớn hơn 250 Mb.

Chú thích:
1 Các đường điện trên đầu 7 Hệ thống thoát nước
2 Hệ thống điện 8 Hệ thống thông tin liên lạc
3 Tàu 9 Hệ thống tín hiệu
4 Hệ thống nước 10 Tín hiệu
5 Phạm vi hoạt động 11 Kết cầu đường hầm
6 Hệ thống ray 12 Lối thoát hiểm bằng chân

Hình A.1 - Minh họa cộng sinh các hệ thống mặt cắt hầm trong dự án đường sắt.

41
Hình A.2 - Minh họa chiến lược cộng sinh không gian theo bộ môn trong một dự án
xây dựng.

Hình A.3 - Minh họa cấu trúc phân rã các gói thông tin để làm việc đồng thời.

Hình A.4 - Minh họa cấu trúc phân rã gói thông tin để An ninh thông tin.
42

You might also like