You are on page 1of 7

Hướng dẫn cách đọc sách và luyện nghe hiệu quả ­ Dark Knight

( ngoaingudarkknight.tk )
Nguyên tắc:
­ Bạn không cần phải học thuộc từ mới hay ghi chú gì cả, chỉ cần tập trung đọc thôi. Mục
tiêu là đọc hết quyển sách và hiểu hết được nội dung của nó.

­ Chỉ tra từ điển để hiểu nghĩa và phát âm rồi đọc tiếp, nếu quên thì tra lại. Có những từ chỉ
cần tra 1 hoặc 2 lần thì bạn đã có thể nhớ được rồi. Nhưng cũng có những từ phải tra đi tra
lại cả chục lần bạn mới nhớ được, nhưng không sao, cứ tra :)) Vì một khi đã nhớ rồi thì bạn
sẽ không bao giờ quên.

­ Khi tra 1 từ vựng mới, cái bạn cần tập trung trước tiên không phải là ý nghĩa của nó mà là
phát âm của nó. Cố gắng nghe và bắt chước phát âm của nó cho tốt, rồi sau đó mới bắt đầu
xem nghĩa. ( Điều này cực kì quan trọng vì nó sẽ quyết định bạn có nghe tốt về sau hay
không ).

­ Phải đạt được đến cấp độ 2 của đọc hiểu và nghe hiểu ( tức là đọc hiểu và nghe hiểu
được trực tiếp bằng Tiếng Anh mà không cần phải dịch ). Như thế bạn mới có thể nâng cao
tốc độ đọc hiểu được, đồng thời khi nghe người khác nói Tiếng Anh cực nhanh bạn vẫn có
thể bắt kịp và hiểu được họ nói gì.

­ Chỉ đọc những quyển sách hay nội dung mà bạn cảm thấy hữu ích và thích thú ( Như thế
bạn sẽ có động lực để đọc và nghe hết cả quyển ​ ví dụ bạn chuyên về kinh tế, thì đọc sách
về kinh tế, quản lý, v.v... là tốt nhất ). ​
Tuy nhiên, trước mắt bạn phải đọc hết quyển Eat That
Frog của giáo trình này.​ ​
Vì khi đọc xong quyển sách này bạn sẽ có vô số từ vựng căn
bản, kỹ năng nghe được cải thiện, và đặc biệt là thiết lập được thói quen tự học cũng
như kỹ năng học sẽ giúp ích cho bạn về sau khi đọc những quyển sách khác​ .

­ Bạn có thể dành 30 phút đầu để đọc rồi 30 phút còn lại để nghe lại hết những gì mình đã
đọc. Hoặc bạn cố gắng đọc hết 1 trang rồi nghe lại trang đó 3 lần hoặc hơn. Thế nào cũng
được, tùy bạn chọn cách nào bạn cảm thấy phù hợp.

­ Chỉ sử dụng từ điển điện tử có kèm theo phần phát âm. Như thế bạn sẽ giúp tốc độ đọc
trở nên nhanh hơn. Đồng thời luyện phát âm được. Từ điển online Tôi hay dùng là​ ​
http://vdict.com/​​và ​
https://translate.google.com/?hl=vi​​​( google dịch )​. Từ điển Offline
tôi sử dụng là ​
Lingoes​ . Tôi khuyến khích các bạn sử dụng từ điển Lingoes để tra từ, vì từ
điển này hỗ trợ chức năng​ "Click 2 cái vào từ để tra nghĩa"​, với chức năng này bạn có thể
giúp cho quá trình học tập của mình t​ ăng tốc lên đến x20 lần​ .
Ví dụ minh họa:

Bước 1: Đọc

Bạn sẽ đọc đoạn dưới đây từ đầu đến cuối. Nếu gặp từ nào bạn không hiểu nghĩa thì cứ tra từ
điển ra.

Bước 2: Tra từ điển và phương pháp tra

Ví dụ từ mà bạn không biết là ​



swamped​ ​ ​trl + c​
thì bạn cứ copy nó ( click đúp 2 lần rồi bấm C ,
sau đó ​Ctrl + v​ ​dict.com​
để dán cho nhanh ). dán vào v để tra:
Tiếp theo, bạn khoan hãy xem nghĩa từ này vội. Click vào nút loa để nghe xem nó phát âm thế
nào đã. Bạn tập phát âm theo cho chính xác. Sau đó mới bắt đầu xem nghĩa.

Dựa vào kiến thức ngữ pháp mà bạn hiện biết, bạn hãy xác định xem từ ​
​ ​
swamped​này là
danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ trong ngữ cảnh hiện tại???

Theo như bạn thấy, trong từ điển từ ​



swamped​ ​này chỉ có 3 loại: danh từ, nội động từ và ngoại
động từ. Vị trí của từ ​

swamped​ ​này trong sách cũng không phải danh từ ⇒ Từ s ​wamped​ ​
này lấy theo nghĩa động từ là phù hợp nhất.

Nhưng trong từ điển vẫn có rất nhiều nghĩa, dựa vào ngữ cảnh của đoạn văn, bạn sẽ thấy ra
ngay nghĩa ​
“bị tràn ngập”​là hợp nhất trong ngữ cảnh này.

"You are literally swamped with work"​ =>Trong ngữ cảnh này có nghĩa là bạn có quá nhiều
việc đến nỗi quản lý không xuể, dẫn đến công việc tràn ngập.

Chú ý:​ ​Có những từ mặc dù đã tra ra được nghĩa nhưng bạn vẫn không hiểu được nghĩa chính
xác của nó trong câu văn là nói lên ý gì. Ví dụ từ ​
“​
caught”​rong ​
t​ “​
as soon as you get caught
up”​ .​Trong trường hợp này thì bạn có thể đoán ra ngay đây là một cụm từ hoặc thành ngữ, khi
đi riêng lẻ từng từ chúng sẽ không có ý nghĩa. Đến lúc này cách duy nhất là tra cả cụm từ. Bạn
vào google và gõ cả cụm xem nghĩa của nó thế nào.
Theo trang ​
​ ​
thì ​
http://www.thefreedictionary.com/​ ​
get caught up​​có nghĩa là “​

to get and hold (
something that has been in motion ) in a hand​ ”​Tức là ​
“ đuổi để bắt kịp cái gì đó hay đuổi
"​
bắt kịp​.

Hoặc bạn có thể gõ ​


“get caught up có nghĩa là gì?”​
trên google để tìm nghĩa Tiếng Việt của
nó.
Bước 3: Dịch nghĩa và hiểu nghĩa cả câu, từng câu một sau khi đã có đủ từ vựng( Tôi
nghĩ bước này bạn làm được :) )

Ví dụ:
Thank you for picking up this book. = Cám ơn bạn đã chọn mua quyển sách này.

Nếu bạn hiểu và dịch được y như trên thì chỉ mới là ở ​

Chú ý:​ cấp độ 1​
thôi.

Bạn phải nâng lên​


cấp độ 2​
. Đó là hiểu như thế này:

Thank you for picking up this book. = Thank you for picking up this book.

Tức là bạn sẽ đọc và hiểu trực tiếp bằng Tiếng Anh luôn, sau khi đã biết được nghĩa của nó.
Điều này sẽ giúp cho bạn nghe audio về sau dễ hơn rất nhiều, đồng thời cũng nâng tốc độ đọc
hiểu của bạn lên nhanh hơn.

Tại sao??? Tại vì nếu bạn không thể nghe và hiểu trực tiếp được bằng Tiếng Anh, cứ nghe đến
câu nào thì dịch đến câu đó... Khi nghe Brian Tracy đọc sách bạn sẽ không theo kịp. Vì ông ta
đọc với tốc độ rất nhanh. Nên cách duy nhất để bắt kịp ông ta là bạn phải đọc hiểu và nghe hiểu
trực tiếp bằng Tiếng Anh mà không cần phải dịch.

Bước 4: Mở Audio lên và nghe lại những gì bạn vừa đọc.

Tới đây nhiệm vụ của Bạn chỉ đơn giản là thả lỏng người ra và mở to file audio lên và ngồi lắng
nghe. Cố gắng hiểu trực tiếp bằng Tiếng Anh mà không cần phải dịch ( C ​ấp độ 2​ của nghe ​
hiểu , ​
Cấp độ 1 ​
là bạn nghe rồi dịch lại Tiếng Việt mới hiểu ).

Vì bạn đã đọc qua, hiểu qua và biết phát âm từ vựng hết rồi nên khi nghe bạn sẽ không gặp
mấy khó khăn để hiểu được nội dung Brian Tracy đang nói đâu.

Bước 5: Xem lại những từ vựng bạn đã quên hoặc không nghe được.

Trong quá trình nghe, chắc chắn có những từ mặc dù bạn đã đọc qua rồi, hiểu nghĩa rồi nhưng
đến khi nghe thì không thể nhận ra được nó hoặc đã quên nghĩa.....

Không sao, bạn xem lại sách, tra từ điển lại, luyện phát âm lại và nghe tiếp cho đến khi bạn
nghe và nhận ra và hiểu được nó.

Bước 6: Áp dụng lại từ Bước 1 ​


Bước 5 để đọc tiếp & học tiếp.
P/S:
​­ Cách học trên là áp dụng cho tất cả mọi người ( kể cả những bạn không cài đặt phần
mềm từ điển Lingoes vẫn có thể học được ).

­ Nêú như bạn đã cài từ điển Lingoes thì cách học cũng tương tự. Chỉ có điều bạn sẽ
học nhanh hơn mọi người​ ​
x20 lần ( Vì Lingoes hỗ trợ tra từ chỉ cần click vào từ đó 2 cái
)​
.


­ Nếu như bạn muốn cài từ điển Lingoes. Hãy xem Video hướng dẫn hoặc Ebook hướng
dẫn cài đặt của tôi, tất cả đều đi kèm theo giáo trình này.

Có gì không hiểu hoặc thắc mắc bạn cứ gọi điện thoại hoặc email hỏi tôi, tôi sẽ giải đáp
mọi thắc mắc và khó khăn cho bạn. :))

Phụ lục
( Lý giải phương pháp học )
Lý giải phương pháp học:
1. Tại sao phương pháp học lại đơn giản đến vậy?
­ Đúng vậy, chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó sẽ đem đến kết quả vô cùng bất ngờ cho bạn.

2. Có chắc là sau khi đọc và nghe hết quyển sách Eat That Frog trên theo phương
pháp học này tôi sẽ Nghe ­ Hiểu được Tiếng Anh lưu loát?
­ Đúng vậy, chỉ cần đọc và nghe hết được quyển sách này bạn đã có thể nghe và hiểu được
hầu hết Tiếng Anh trong các hoàn cảnh thông dụng, cho dù họ có nói nhanh cách mấy.

3. Có chắc là tôi sẽ hiểu được những gì Obama nói?


­ Chắc chắn 100%. Nếu không tin thì sau khi hoàn tất xong giáo trình này, bạn có thể mở 1
vài video của Obama lên để nghe thử. Tuy nhiên, sẽ có những câu ông ấy nói bạn sẽ không
hiểu vì bạn chưa có đủ từ vựng hay chưa từng nghe qua. Vì vậy nhiệm vụ của bạn là đọc
nhiều sách hơn, nghe nhiều sách hơn để có được lượng từ vựng nhiều hơn. Khi đã có đủ
lượng từ vựng cần thiết thì Obama nói câu gì bạn cũng có thể hiểu được.

4. Có chắc là học xong giáo trình này tôi sẽ nắm được 3000 từ thông dụng?
­ Đúng vậy, để viết được hết quyển sách này tác giả cũng phải dùng gần tới 3000 từ thông
dụng. Vì thế nếu như bạn có thể đọc hiểu và nghe hiểu hết được quyển sách này thì lượng
từ vựng bạn đang có cũng gần 3000 từ rồi đó. Đừng tự thỏa mãn với bản thân. Hãy đọc
nhiều sách thêm và nghe nhiều sách thêm thì vốn từ vựng của bạn sẽ không thua kém bất kỳ
1 người giỏi Tiếng Anh nào cả.

5. Có chắc là tôi sẽ thi TOEIC được trên 500 điểm sau khi học xong giáo trình này?
­ Chắc chắn! Nhưng học xong giáo trình này chỉ là điểm khởi đầu cho bạn mà thôi. Việc thi
TOEIC từ 500 điểm trở lên đòi hỏi bạn phải có k​ỹ năng nghe tốt v​à​vốn từ vựng tốt​ . Tuy
nhiên, vì bạn đã có được nền tảng căn bản khá tốt sau khi hoàn tất xong giáo trình này thì
mọi thứ sẽ không còn quá khó với bạn như trước nữa. Hãy đọc n ​hiều sách hơn​ ,​
nghe
nhiều sách hơn, ít nhất là đọc và nghe thêm 2 quyển sách nữa​ . Điều đó sẽ giúp cho bạn
ngày càng tiến bộ cả về kỹ năng nghe và vốn từ vựng. Sau đó hãy tự mình cam kết chỉ đọc
sách Tiếng Anh, báo Tiếng Anh và học tập bằng Tiếng Anh,... quá trình này thường không
lâu, chỉ mất khoảng 2­3 tháng. Lúc đó hãy thi TOEIC lại, bạn không cần phải ôn luyện gì cả,
chỉ cần vào thi, khi đó tôi đảm bảo điểm thi TOEIC của bạn sẽ không dưới 500 điểm.

6. Tại sao bạn lại không nhắc đến NGỮ PHÁP trong giáo trình này?
­ Chủ trương của tôi là nên hạn chế thấp nhất việc học ngữ pháp nếu có thể. Vì sao? V ​ì biết
nhiều ngữ pháp chỉ khiến bạn càng thiếu tự tin, trở nên hoài nghi và nhút nhát​ . Mỗi khi
đọc hay làm gì đó bạn sẽ tự hỏi rằng "Nó có đúng ngữ pháp hay chưa?". Thậm chí ngay cả
khi một câu vốn đã đúng ngữ pháp bạn vẫn sẽ ngờ vực và chưa tin rằng nó đã đúng. Và
chính vì những điều này sẽ chỉ khiến tốc độ học của bạn càng thụt lùi thêm mà thôi.
­ Tuy nhiên, tôi cũng không cổ súy cho việc hoàn toàn bỏ ngữ pháp không học. Vì ngữ pháp
giúp ích rất nhiều cho bạn trong viết văn cũng như tra từ điển và hiểu câu Tiếng Anh nói gì.
Vì thế lời khuyên của tôi là: ​
Bạn hãy học ngữ pháp, nhưng chỉ học ngữ pháp căn bản
vừa đủ để hiểu nghĩa của câu và tra từ thôi. Sau đó đừng quan tâm đến nó nữa, hãy
tập trung toàn bộ cho hành trình chinh phục Tiếng Anh của mình​ . Chỉ học ngữ pháp
chuyên sau khi bạn muốn trở thành Thạc Sỹ Tiếng Anh.
­ Nếu như bạn không biết chút gì về ngữ pháp Tiếng Anh. Hãy lên mạng gõ "12 thì căn bản
trong Tiếng Anh" để đọc, hoặc ra nhà sách mua sách ngữ pháp.

7. Nếu không biết nhiều ngữ pháp thì sao kiểm tra được điểm cao được?
­ Như tôi đã trả lời ở trên, thật sự là biết nhiều ngữ pháp mới khiến điểm kiểm tra của bạn
không được cao đấy. Vì khi đó bạn sẽ thiếu tự tin, trở nên ngờ vực và hoài nghi tất cả... cũng
chỉ bởi vì sợ sai ngữ pháp. Còn nếu không biết ngữ pháp thì sao? Thì bạn vẫn kiểm tra điểm
cao bình thường thôi. Vì những quyển sách, những văn bản và những tờ báo bạn đã đọc
chúng đã vốn được biên soạn rất kỹ lưỡng mới được in ra, nên việc chúng đúng ngữ pháp là
điều chắc chắn. Vì đọc nhiều Tiếng Anh và nghe nhiều Tiếng Anh, nên khi vào kiểm tra bạn
sẽ nhớ lại những mẫu câu mà mình đã từng đọc qua... cứ thế bạn sẽ làm bài đúng ngữ pháp
theo một cách tự nhiên nhất và tự tin nhất.

You might also like