You are on page 1of 2

1: ngĩa của câu : đến tháng bảy gió heo may mà nhìn thấy chuồn chuồn bay thì

là sắp có
bão
2: Ý nghĩa: Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết là kiến cánh bay ra nhiều, dọn tổ lên chỗ
cao báo hiệu sắp có mưa hoặc bão lụt.
3: thể hiện kinh nghiệm dự đoán thời tiết của cha ông ta từ thời xưa. Khi mây di chuyển
về phía biển thì trời quang, nắng. Khi mây kéo từ biển vào đất liền thì sẽ mang theo một
lượng không khí ấn và hơi nước, nên sẽ gây mưa.
4: Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm
về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp
con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào
những thời điểm khác nhau trong năm.
5: Cứ vào ngày mưa là sẽ biết trời chóng tối, còn ngày nắng thì chóng trưa, cần ra đồng
sớm hơn. Từ đó rút kinh nghiệm để công việc trồng trọt, chăn nuôi được tốt hơn.
6: nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa.
- Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ.
- Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại, đầy đủ và đúng
thời điểm.
- Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ làm cỏ, diệt trừ
sâu bệnh, v.v..
- Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho năng suất cao, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
7: Khi thời tiết nắng nóng thì sẽ thích hợp để trồng dưa, còn khi thời tiết mưa nhiều đất
ẩm thì sẽ thích hợp để trồng lúa nước. Kinh nghiệm giúp cho nhân dân ta chủ động lựa
theo thời tiết mà trồng loại cây cho phù hợp và có nắng suất cao.
8 . Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa : Chăn tằm thu hoạch có lời hơn
làm ruộng rất nhiều.
9. Người sống hơn đống vàng: là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con
người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Con
người quý như vàng.
10. Đói cho sạch rách cho thơm: Dù phải sống khó khăn thiếu thốn con người cũng
luôn phải giữ được phẩm chất đạo đức trong sáng đẹp đẽ.
11. Không thầy đố mày làm nên: Ông cha ta muốn nhắc nhở rằng để có được thành
công chúng ta không thể quên đi công dạy dỗ, dìu dắt và dẫn bước của những người đi
trước. Những người ấy sẽ là kim chỉ nam để hướng chúng ta đi đúng mức con đường
mà chúng ta muốn.
12. Câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn: Câu tục ngữ này không muốn hạ thấp vai
trò của người thầy mà câu tục ngữ muốn truyền thông điệp đó là chúng ta cần đa dạng
phương pháp học tập. Bởi sự hiểu biết của chúng ta vô cùng bé nhỏ nhưng kiến thức thì
bao la rộng lớn, nếu chỉ học khi ngồi trên ghế nhà trường thì chắc chắn vốn hiểu biết
của bạn sẽ rất hạn hẹp.
13. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi. Câu tục ngữ trên là lời của thế hệ trước nhắc nhở
thế hệ sau của chúng ta những bài học sâu sắc và hữu ích. Muốn thành thạo, giỏi giang
thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học
hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.
14. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là lời nhắc nhở con người phải xử sự sao
cho đúng, sống sao cho phải phép, phải luôn biết ơn những thế hệ đi trước, những người
đã lao động vất vả tạo ra thành quả để chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật
chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.
15. Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao: Một cây không thể
làm nên sức mạnh nhưng ba cây - số nhiều thì sẽ tạo thành núi vững chắc, kiên cố. Hay
nói cách khác, một cá nhân có thể yếu ớt nhưng khi tất cả cùng hợp lực, đoàn kết một
lòng thì sẽ tạo nên sức mạnh to lớn
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Khi một con ngựa ốm bỏ ăn, những con ngựa khác
trong tàu cũng bỏ ăn. Qua đó, câu tục ngữ muốn nói lên tình yêu thương giữa con người
với con người – đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Khi người ta biết coi nỗi đau của
người khác như của chính mình, thì người ta mới hiểu mình cần gì.
- Máu chảy ruột mềm: Chỉ về mối quan hệ máu mủ ruột thịt giữa những người thân. Ý
chỉ khi một người gặp khó khăn, hoạn nạn thì những người còn lại cũng sẽ không được
vui vẻ.
-Một miếng khi đói bằng một gói khi no: Ý nói khi cơ thể chúng ta đói mà được tiếp
nhận thức ăn, cho dù là ít ỏi nhưng lại mang đến cảm giác vui sướng, trân trọng và biết
ơn. Còn khi đã no bụng thì cho dù chúng ta ăn cao lương mĩ vị cũng sẽ cảm thấy thật
bình thường. Nói cách khác, khi đói, được giúp đỡ "một miếng" ăn nhỏ sẽ quý giá hơn
so với việc khi no được cho "một gói" đầy.
-Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục”: Ý chỉ những người sống ngay thẳng, luôn
làm những điều đúng đắn chứ quyết không chịu sống trong sự nhục nhã, thà chết mà
nhận được sự tôn trọng, giữ được mình còn hơn là sống trong sự chê bai. Đây cũng là
lời nhắc nhở mỗi con người nên giữ gìn nhân phẩm, lòng tự trọng.

You might also like