You are on page 1of 3

- Định vị bản thân để kiến tạo tố chất riêng:

Định vị bản thân là quá trình tự khám phá và tìm hiểu về bản thân, để giúp chúng ta xác định được giá
trị, sở thích, đam mê, điểm mạnh, điểm yếu,... của chính mình. Để tạo được một dấu ấn riêng, mỗi
người đều phải học cách hiểu được chính mình trước.

Mối liên hệ giữa định vị bản thân và tạo nên tố chất riêng có thể được hiểu như sau:

Định vị bản thân giúp chúng ta hiểu rõ bản thân mình, từ đó ta sẽ cải thiện được những điểm mạnh và
khắc phục những điểm yếu của bản thân, phát huy những tố chất tiềm ẩn. Khi hiểu rõ bản thân, chúng ta
biết được mình có những gì, giỏi gì, thích gì,... Từ đó, chúng ta có thể tập trung phát triển những tố chất
này, biến chúng thành thế mạnh của bản thân. “Tôi không sợ người luyện 10000 cú đá 1 lần, mà tôi chỉ
sợ người luyện 1 cú đá 10000 lần”

Định vị bản thân giúp chúng ta xác định mục tiêu và định hướng phát triển phù hợp nhất. Khi ta hiểu
được bản thân mình, chúng ta sẽ biết mình muốn trở thành người như thế nào, mục tiêu mà chúng ta
mong muốn nhất trong cuộc sống là gì. Từ đó, chúng ta có thể xây dựng mục tiêu và định hướng phát
triển phù hợp với bản thân, giúp phát huy tối đa phẩm chất riêng.

Định vị bản thân giúp chúng ta tự tin thể hiện bản thân mình ra bên ngoài. Khi hiểu rõ bản thân và biết
mình muốn gì, chúng ta sẽ tự tin thể hiện bản thân một cách chân thực và tự nhiên. Điều này sẽ giúp
chúng ta phát huy tối đa tố chất riêng của mình, tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh

Có thể nói, định vị bản thân là nền tảng rất quan trọng để tạo nên tố chất riêng của mỗi người.

Định vị bản thân tức là bạn đang xây dựng thương hiệu của bạn bao gồm mặt “hình thức” (vẻ ngoài) và
cả về mặt “nội dung”(tính cách, năng lực, cách sống) của bạn.

Vậy chúng ta có thể làm gì để định bị được bản thân?

-Tự khám phá bản thân: Hãy dành thời gian một khoảng thời gian để suy nghĩ, tự đánh giá về bản thân
mình. Hãy trả lời những câu hỏi như: Bạn là người như thế nào? Bạn có những giá trị gì? Bạn thích gì,
giỏi gì?... Định vị bản thân là trả lời câu hỏi với chính mình: Tôi là ai? Tôi đang ở đâu? Chỉ có bản thân
chúng ta mới thật sự biết mình muốn gì và cần gì.

-Lắng nghe ý kiến mọi người: lắng nghe những lời nhận xét đánh giá của những người xung quanh sẽ
giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn về chính bản thân mình

-Không ngần ngại thử sức ở những lĩnh vực mới: Hãy thử sức ở những lĩnh vực mới để khám phá những
tiềm năng của bản thân.

-Không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân: hãy không ngừng học hỏi và trau dồi bản thân để phát triển
những tố chất tiềm ẩn bên trong.
-Xây dựng cho bản thân một phong cách phù hợp với cá tính, môi trường và điều kiện của bản thân

Quy trình định vị bản thân:

+ Xác định mục tiêu: Tôi là ai? Tôi cần gì, muốn gì? Trả lời 6 câu hỏi WHO, WHAT, WHERE, WHEN, WHY,
HOW

+Phân tích và xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (yếu tố nội tại) và những cơ hội, thách
thức từ môi trường xung quanh đem lại cho chúng ta (yếu tố bên ngoài).

+ Đặt ra một kế hoạch để hành động: hiện thực hóa một cách có hệ thống việc định vị bản thân.

Cần lưu ý gì khi định vị bản thân?

+ “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”: có những công việc chúng ta có thể
“độc lập tác chiến”, những có những công việc để hoàn thiện hiệu quả cần đến sự hợp tác.

+ Kiểm soát bản thân: Âu Dương Phong quá hám sức mạnh mà không ngừng học Cửu Âm Chân Kinh, dẫn
tới tẩu hỏa nhập ma, trở nên điên dại. Lý Mạc Sầu vì tình mà lụy, từ một người phụ nữ xinh đẹp trở
thành một kẻ giết người không nương tay. Cả 2 người trên đã đánh mất đi cái sự cân bằng trong bản
thân họ. Không phải lúc nào ta cũng thực hiện được những gì mà mình mong muốn. Con người ta cũng
phải biết học cách buông bỏ đúng lúc. “Đừng để cố quá để rồi quá cố”

+ Tài năng luôn đi kèm với đức độ. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Phát triển tài năng cũng phải đi kèm với phát triển đạo đức.
- Tư duy phân tích và đổi mới sáng tạo để kiến tạo tố chất riêng:

Tư duy chỉ hoạt động của tinh thần, làm cho con người có những nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc
xung quanh và giúp con người có ứng xử thích hợp. Tư duy cũng là thước đo, phản ánh trình độ nhận
thức của con người; phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong của sự vật hiện
tượng.

Tư duy đi kèm sự chọn lọc: phải thu thập được những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề, tránh việc
làm rối loạn thông tin.

Tư duy đi kèm sự sáng tạo: nhiều vấn đề đòi hỏi nhiều cách suy nghĩ độc đáo táo bạo  cần sự sáng tạo
trong tư duy

Tư duy sáng tạo chỉ có giá trị khi nó có mục đích chính đáng, mục tiêu rõ ràng, mà để xác định được
mục tiêu rõ ràng, ta lại cần phải biết định vị bản thân. Nếu nó chỉ là viển vông hay những việc xa rời
thực tế, không thể biến thành những hành động cụ thể, thì nó không thể xem là tư duy sáng tạo.

Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại. Khả năng sáng tạo đến từ những tri thức chúng ta đang hiện có. Muốn
sáng tạo thì phải có nền tảng là tri thức.

Tư duy sáng tạo giúp chính ta:

+ Khám phá những điều mới mẻ: Tư duy đổi mới sáng tạo giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những
cách mới, từ đó khám phá những điều mới mẻ, chưa được biết đến. Điều này giúp chúng ta có những ý
tưởng mới, độc đáo, khác biệt.

+ Tìm ra những giải pháp sáng tạo: Tư duy đổi mới sáng tạo giúp chúng ta tìm ra những giải pháp sáng
tạo cho những vấn đề phức tạp. Điều này giúp chúng ta tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, mang lại
giá trị cho xã hội.

+ Tạo nên sự khác biệt, đột phá: Tư duy đổi mới sáng tạo giúp chúng ta tạo nên sự khác biệt giữa chúng
ta với những người khác. Điều này giúp chúng ta trở nên nổi bật, thu hút sự chú ý của người khác.

+ Khả năng sáng tạo: Khả năng sáng tạo giúp chúng ta tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, mang lại giá
trị cho xã hội. Điều này giúp chúng ta trở nên có ích và được mọi người ngưỡng mộ.

You might also like