You are on page 1of 2

HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. 1 SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC


1. Bản chất của nhà nước
a. Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội Cộng sản
nguyên thuỷ
- Sự phân công lao động lần thứ nhất: trồng trọt chăn nuôi tách
khỏi nhau và trở thành 2 ngành kinh tế độc lập. Ở xã hội này
chưa có người giàu, chưa có người nghèo, chưa có sự phân chia
giai cấp nên chưa có nhà nước.
- Sự phân công lao động lần thứ 2: thủ công nghiệp phát triển, xã
hội bắt đầu xuất hiện của cải dư thừa, sự phân biệt người giàu
người nghèo bắt đầu xuất hiện.
- Sau ba lần phân công lao động, chế độ tư hữu xuất hiện đã xuất
hiện có kẻ giàu, người nghèo. Và xã hội bắt đầu hình thành giai
cấp.
- Sau 3 lần phân công lao động xã hội, sự tích tụ của cải tập trung
vào những người giàu có, còn lại đa số quần chúng bị bần cùng
hoá.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, sự phân biệt giai cấp ngày
càng rõ rệt.
- Vì vậy đòi hỏi xã hội bắt buộc phải có một tổ chức quyền lực
mới để dàn xếp, điều tiết các cuộc xung đột giai cấp và giữ cho
các cuộc xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Sau này tổ chức ấy
phát triển và trở thành nhà nước.
- TÓM LẠI: NHÀ NƯỚC CHỈ PHÁT TRIỂN KHI Ở ĐÂU CÓ SỰ PHÂN
BIỆT GIAI CẤP.
b. Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước.
- Nhà nước xuất hiện 1 cách khách quan, nó là sản phẩm của một
xã hội phát triển đến 1 giai đoạn nhất định.
- Nhà nước “Không phải là một quyền lực áp đặt bên ngoài xã
hội”, mà là: “Một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng
tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột
và giữ cho sự xung đột ấy nằm trong vòng trật tự”
- Bản chất của nhà nước: bao gồm 2 bản chất, bản chất giai cấp
và bản chất xã hội
+ Ở phương diện giai cấp: nhà nước là công cụ bảo vệ cho các
giai tầng trong xã hội, mà chủ yếu là của giai cấp thống trị thực
hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.
+ Ở phương diện xã hội: nhà nước là một tổ chức xã hội được
sinh ra từ xã hội để duy trì quản lý xã hội vì lợi ích, sự tồn tại và
phát triển của cả xã hội tức là nhà nước không chỉ đại diện cho
giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị mà còn là
người đại diện cho lợi ích chung của xã hội.

You might also like