You are on page 1of 38

MỤC LỤC

2 45
LỜI MỞ ĐẦU KỶ NIỆM VỀ ERIC JOISEL
Đinh Trường Giang
3
BẢN TIN ORIGAMI THÁNG 1/2022 52
ĐIỂM KHỞI ĐẦU
4 CŨNG LÀ ĐIỂM KẾT THÚC
THẺ ĐÁNH DẤU TRANG SÁCH & Ngô Hạ
VÀI THÔNG TIN THÚ VỊ VỀ ORIGAMI
Nguyễn Việt Hưng 57
GIAN TRƯNG BÀY
5 Tác phẩm tiêu biểu
ORIGAMI PROFILES
Tác giả: John Smith 65
Người dịch: Nguyễn Bắc Hà DIAGRAM - VÕ SĨ SUMO
Nguyễn Võ Hiến Chương
10
SÁCH "ORIGAMI DESIGN SECRETS" 66
CHƯƠNG 4: “TRADITIONAL BASES” DIAGRAM - HỔ
Tác giả: Robert J.Lang Tạ Trung Đông
Người dịch: Phạm Minh Thiên Thành &
Nguyễn Tiến Huy 72
DIAGRAM - BAO LÌ XÌ
30 Phạm Hoàng Hải
MỞ TẤM MÀNG SIÊU KHỔNG LỒ
TRONG VŨ TRỤ 74
Tác giả: Sato Yasutaka DIAGRAM - BƯỚM VUA
Người dịch: Đặng Việt Tân Đặng Việt Tân

36 81
LƯỢC SỬ CỦA GIẤY DIAGRAM - HỔ
Nguyễn Hùng Cường Nguyễn Tú Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
“Câu chuyện Nếp gấp” là tạp chí được biên tập và phát hành bởi Vietnam Origami Group,
nhằm mục đích cập nhật tin tức, kiến thức về nghệ thuật gấp giấy Origami.
Hội Gấp giấy Việt Nam (Vietnam Origami Group, viết tắt là VOG) được thành lập vào ngày
17 tháng 3 năm 2005 bởi Hiba, trang web: https://origami.vn. Ban đầu VOG là một nhóm
nhỏ với hầu hết là các sinh viên tại một số tỉnh thành ở Việt Nam có cùng đam mê với nghệ
thuật gấp giấy Origami. Được sự giúp đỡ của các nghệ sĩ Origami tên tuổi trên thế giới,
những thành viên đã cùng nhau xây dựng diễn đàn trực tuyến, tham gia, tổ chức nhiều cuộc
triển lãm, buổi giới thiệu, giảng dạy về Origami ở các trường học, các trung tâm, các nhà văn
hóa và các sự kiện giao lưu văn hóa tại các thành phố lớn nhỏ trên toàn quốc. Các thành
viên tài năng cũng dần khẳng định được tên tuổi, được giới thiệu – mời tham dự các cuộc
triển lãm quốc tế. Cho tới nay VOG dần dần có những bước đi vững vàng để phát triển
thành một tổ chức hội chuyên nghiệp nhằm nghiên cứu sâu rộng và phát triển nghệ thuật
Gấp giấy tại Việt Nam về mọi mặt, lưu giữ và quảng bá tinh hoa của đất nước, con người
Việt Nam đến với thế giới thông qua Nghệ thuật gấp giấy Origami.

Ban biên tập xin chân thành cảm ơn những đóng góp của:

Nguyễn Hùng Nguyễn Võ Hiến Đinh Trường Nguyễn Việt Nguyễn Tú


Cường Chương Giang Hưng Tuấn

Đỗ Anh Đặng Việt Phạm Minh Phạm Hoàng


Tú Tân Thiên Thành Hải

Nguyễn Tiến Nguyễn Bắc Tạ Trung Ngô Hạ Nguyễn Tiến


Huy Hà Đông Kha

Lưu ý: Tạp chí này là thành quả của tập thể thành viên Vietnam Origami Group cùng những
người đóng góp nội dung khác, trên tinh thần chia sẻ nội bộ và phi lợi nhuận. Mọi hình thức
kinh doanh, sao chép, chuyển ngữ, phát tán tài liệu này phải được sự đồng ý của
Vietnam Origami Group và các bên liên quan.
Mọi góp ý và câu hỏi về nội dung tạp chí xin vui lòng gửi về địa chỉ: contact@origami.vn

2
BẢN TIN ORIGAMI THÁNG 1/2022
Việt Nam Thế giới
14-16/1/2022 10/1/2022
Kêu gọi nghệ sỹ cho triển lãm Origami trực
tuyến (hạn chót 28/2/2022):
https://papercircle.org/exhibits/

26/1/2022

Trải nghiệm gấp giấy nghệ thuật trong sự kiện


ra mắt bộ sưu tập GUCCI TIGER
1. Gucci Store Tràng Tiền Plaza, Hà Nội, với
các nghệ sỹ origami:
· Đỗ Anh Tú (VOG) Sách hướng dẫn origami miễn phí của nhóm
· Nguyễn Hùng Cường (VOG) tác giả Trung Quốc:
· Nguyễn Việt Hưng (VOG) https://drive.google.com/file/d/1EK14XFtThlyQ
2. Gucci store 80 Đông Du, Quận 1, TP. HCM, 2-AIgNeRqp852OpfDoqS/view?usp=sharing
với nghệ sỹ origami:
· Liên Quốc Đạt
31/1/2022

16/01/2022

Tái bản cuốn sách “VOG 2: Origami.vn” với


Workshop gấp giấy “Tạo vật mùa xuân” cùng diagram có màu và thêm một số trang:
nghệ sỹ origami Tạ Trung Đông (VOG). https://www.origami-shop.com/en/origamivn-
Địa điểm: The Nest, Nam Thi House, 152 Nam Kỳ colorized-expanded-edition-xml-
Khởi Nghĩa, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. 206_2649_208_2618-2968.html

3
THẺ ĐÁNH DẤU TRANG SÁCH
Hôm nay anh Nguyễn Việt Hưng – canhhacgiay sẽ Bước 3: Sau khi gấp và trình bày xong trên giấy,
chia sẻ kinh nghiệm về cách làm các tấm post card dùng dao cắt viền của tấm bìa để làm đẹp
với các mẫu Origami 2D đơn giản.
Tôi hay dùng dao cắt cong 4 góc của tấm bìa để làm
Bước 1: Chọn mẫu 2D đơn cho các mẫu post card, bookmark trông bắt mắt hơn.
giản để khi dán lên giấy bìa
Bước 4: Hãy sáng tạo nhiều nội dung từ một mẫu
cứng bên dưới ko bị nổi
ban đầu
quá
Từ một mẫu cơ bản ban đầu, chúng ta có thể nghĩ và
Vì đây là những tấm post card
thêm các chi tiết để có thể làm cho mẫu gấp thêm đa
hoặc là bookmark kẹp sách
dạng phong phú. Ví dụ như mẫu chim cánh cụt trên
nên yêu cầu mẫu gấp phải
kia, riêng việc vẽ mắt cho chúng cũng đã giúp tôi làm
đơn giản, mỏng và 2D. Bản
ra rất nhiều post card khác nhau Như là mắt cười, mắt
thân tôi hay chọn những mẫu
nhắm, mắt tròn, mắt chữ thập – lúc bị đau, mắt hình
dễ gấp trong các cuốn tạp chí NOA vì chúng đa dạng
xoáy tròn đồng tâm – lúc hoa mắt v…v… hoặc là có
nhiều màu sắc và rất đơn giản. Hầu hết các mẫu gấp
thể thêm các mẫu gấp nhỏ như con cá, bông tuyết, lá
đều là 2D.
rơi, vương miện đội đầu v….v…..
Bước 2: Tập gấp mẫu gấp đó trên giấy khổ to
Ngoài ra các bạn cũng
trước để luyện tập, sau đó gấp trên giấy khổ nhỏ
có thể thử những chú
sao cho phần trình bày vừa đủ trên 1 tấm
chim cánh cụt nhiều
bookmark khổ 12 cm x 5 cm
màu sắc Hồng, Lam,
Việc gấp đi gấp lại nhiều lần 1 mẫu gấp để rèn luyện là Xanh Lá, Da Cam
rất cần thiết, tránh việc gấp ngay từ giấy màu đẹp, khi v…v.. không nhất thiết
gấp hỏng sẽ lãng phí giấy. Khi đã gấp thành thạo mẫu chỉ là màu đen trắng
gấp, có các tỉ lệ giấy thích hợp, hãy ghi chú ra 1 quyển truyền thống.
sổ để sau này sử dụng lại không mất thời gian tìm hiểu
và nghiên cứu thêm một lần nữa.

Phần dành riêng choVÀI THÔNG


thành TIN và
viên VOG THÚ VỊ VỀngười
những ORIGAMI
đóng góp nội dung khác.

THỜI XA XƯA CÔNG DỤNG CỦA ORIGAMI LÀ GÌ?


Origami hiện đại có rất nhiều công dụng như là để
trang trí, để thiết kế trang phục, quần áo, thiết kế
những vật dụng có khả năng gấp lại được, thiết kế
những cây cầu uốn cong lên. Thậm chí NASA Cơ
quan Hàng không và Vũ trụ của Mỹ cũng nghiên cứu
và học Origami để thiết kế những mẫu vệ tinh với
phần cánh có khả năng gấp lại được để có thể để vừa
trong tàu vũ trụ trước khi mở rộng chúng khi đưa ra
ngoài không gian. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi
vào thời xa xưa, công dụng của Origami dùng để làm
gì hay chưa? Dưới đây là 4 công dụng của Origami
chúng tôi cho rằng đã được sử dụng từ thời xa xưa ở
Nhật Bản cho đến giờ:
1. Người xưa gấp những con hạc giấy, xâu lại
vào 1 sợi dây dài và làm thành những tấm rèm
cửa sặc sỡ màu sắc như thế này
2. Gấp những chiếc gác đũa dành cho bàn ăn
3. Gấp những lá thư với họa tiết trang trí nổi
4. Gấp búp bê cho ngày lễ bé gái mùng 3/3
Các bạn còn có những tấm hình liên quan đến công
dụng của Origami thời xưa, xin hãy chia sẻ cùng
chúng tôi nhé.
(Nguồn: Tổng hợp)

4
ORIGAMI PROFILES
Tác giả: John Smith - Người dịch: Nguyễn Bắc Hà
Bài viết được công bố với sự cho phép của Hội Origami Anh Quốc (BOS) 1
Link bài gốc: https://www.britishorigami.org/cp-resource/origami-profiles-by-john-smith

1. Định nghĩa Origami


Những nỗ lực gần đây trong việc định nghĩa Origami đã khiến tôi cân nhắc vấn
đề: cái nhìn của mỗi người về Origami tự thân đã hình thành nên một định nghĩa.
Bằng cách trình bày quan điểm cá nhân dưới dạng một profile2 trực quan, ta có thể
nhận ra điểm chung giữa những người chơi gấp giấy. Đây có vẻ là cách tiếp cận hiệu
quả hơn so với việc cố gắng cung cấp một định nghĩa chính xác.

2. Phương pháp
Ý tưởng là đưa ra một sơ đồ có tâm là hình thái Origami “thuần tuý” nhất, và chỉ
ra các hướng mà hình thái này có thể được biến đổi để tạo thêm hiệu ứng hoặc khai
phá thêm về kĩ thuật. Mỗi hướng đi và các biến thể từ hướng đi đó được thể hiện
bằng một đường trong biểu đồ.

3. Origami “thuần tuý”


Khái niệm “thuần tuý” ở đây không có ý phán xét mà chỉ đơn giản là thể hiện sự
giới hạn tới mức thấp nhất về mặt nguyên vật liệu và kĩ thuật để từ đó ta dễ dàng
thấy được các biến thể. Ở hình thái bị giới hạn nhất, kĩ thuật duy nhất được sử dụng
là gấp – không có điều này thì chúng ta không có Origami. Rõ ràng là vật liệu được
sử dụng phải có khả năng gấp được và giữ nếp gấp. Vì chúng ta muốn chọn mức
thấp nhất, chúng ta nên đảm bảo vật liệu chỉ có một màu, nói cách khác, mọi hiệu
quả đều có thể đạt được chỉ với việc gấp. Trong các hình dạng, chúng ta có thể chọn
hình cơ bản nhất và đơn giản nhất càng tốt. Hình tròn không hẳn là một lựa chọn
chấp nhận được với tôi vì Origami liên quan đến việc gấp đường thẳng. Tôi thích hình
vuông hơn – đa giác đều có số cạnh chẵn ít nhất và là hình cơ bản nhất trong các
hình dạng hoàn hảo. Vì thế tôi sẽ lấy hình vuông đơn sắc làm trung tâm của biểu đồ,
các vấn đề cũng không thay đổi nhiều lắm nếu tôi dùng hình tròn hoặc hình tam giác
nhưng tôi ưa thích sự đơn giản của hình vuông.

4. Biến đổi từ hình thái thuần tuý


Chúng ta có thể chia ra làm 8 cách để biến đổi hình thái “thuần tuý” ở trung tâm.
Những cách này được thể hiện trong Biểu đồ 1 và sẽ chỉ được định nghĩa ngắn gọn
tại đây:
- Hình dạng giấy: Đường bao của tờ giấy được biến đổi.
- Cắt xẻ: Các đường cắt được sử dụng.
- Hỗ trợ: Các dụng cụ, vật liệu khác được sử dụng để giữ hoặc thay đổi hình dạng
hoàn thiện của mẫu gấp.
- Đa lớp: Nhiều tờ giấy được xếp chồng lên nhau và gấp cùng lúc; các lớp giấy này
sẽ được dùng để tạo những hiệu ứng đặc biệt ở mẫu gấp hoàn thiện.
- Ghép: Mẫu gấp gồm nhiều tờ giấy, mỗi tờ gấp một phần riêng biệt sau đó được
ghép lại thành mẫu hoàn thiện.
- Kéo dài: Hình vuông được “kéo giãn”, trở thành chữ nhật và hơn thế nữa.
- Trang trí: Tờ giấy được tạo hiệu ứng bề mặt hoặc hoạ tiết trước hoặc sau khi tạo
mẫu gấp.
- Tạo hình: Điều này áp dụng cho các mẫu 3D, khi mà vật liệu được giữ ở dạng cong
nhờ những kĩ thuật đặc biệt.

1
British Origami Society
2
Tạm dịch: Hồ sơ

5
5. Những biến đổi và các môn nghệ thuật/ thủ công liên quan
Bây giờ chúng ta có thể xem xét chi tiết các thay đổi vật lí liên quan đến mỗi cách
trong 8 cách đã nêu trên và các môn nghệ thuật liên quan. Rồi sẽ có lúc một người
sẽ không còn coi một kĩ thuật nào đó là Origami nữa và trở thành một ranh giới cho
người đó.

Biểu đồ 1 cũng cho thấy các kết quả khi di chuyển từ hình thái “thuần tuý nhất”
của Origami theo 8 cách đã nêu. Ở một số trường hợp, tôi ghi kĩ thuật đó là “open-
ended”. Ý tôi ở đây là chúng ta không còn một hệ thống khép kín điển hình của
Origami – một quy trình tồn tại để tạo ra mẫu gấp và có thể quay lại điểm xuất
phát. Có thể rằng, hệ thống khép kín ấy có thể được phá vỡ bằng một cách nào đó
và đó là đặc tính của Origami.

Hình dạng giấy


Các đa giác đều chẳng hạn như tam giác, ngũ giác đều có thể đưa vào Origami.
Kent du Pre (4) đã hoàn thành tác phẩm như vậy với những hình đối xứng như gấp

6
hoa từ hình ngôi sao. Các hình không đều cũng đã thỉnh thoảng xuất hiện, những
hình thù xa lạ nhất xuất hiện trong cuốn “Paper Magic” (1) với các mẫu của Rolf
Harris. Cắt hình bóng (2) không bị giới hạn trong Origami dù rằng tất nhiên nó rất
gần với nghệ thuật cắt giấy.

Cắt xẻ
Ở dạng đơn giản nhất, các đường cắt được thực hiện trước khi gấp một cách đối
xứng và có tính toán để mở ra những phần giấy có sẵn nhằm tránh dồn giấy dày lên
quá mức. Lần đề cập gần nhất về kĩ thuật này là bởi Toshie Takahama - người đã gọi
nó là Kirikomi và thấy rằng nó rất phổ biến ở thời kì đầu của Origami Nhật Bản (3).
Uchiyama (5) đã nhận bằng sáng chế vào năm 1908 cho phong cách origami
“KOKO” trông có vẻ như có cùng ý tưởng. Các sách hướng dẫn của Nhật rất phổ biến
việc cắt giấy để ra được tai hoặc đuôi hoặc thậm chí cả chân. Có lẽ ví dụ nổi tiếng
nhất của chủ đề “cắt cho đỡ phải gấp” là ở mẫu Circus Pony của Fred Rohm (6), mẫu
sử dụng 2 đường cắt, một cho đôi tai và cái còn lại là để lấy đủ giấy cho phần chân.
Rohm cũng đã gấp chú ngựa này mà không cần cắt nhưng cần kĩ thuật phức tạp hơn
nhiều. Như vậy là chúng ta có 2 động cơ cho việc cắt như sau: một là để tạo ra
những cơ hội mới và hai là để tránh sự phức tạp khi thực hiện một mẫu hoàn toàn
bằng việc gấp. Việc cắt khoét các lỗ để thể hiện mắt và các bộ phận khác thỉnh
thoảng được tìm thấy trong sách của Nhật. Khi chúng ta gấp đôi để chuẩn bị cho
việc cắt giấy đối xứng thì rõ ràng ở đây, hành động gấp đã trở thành yếu tố thứ yếu
(2). Honda đã gọi hình thức thủ công bằng giấy này là Monkiri (cắt hoa văn) (7).
Bước cuối cùng của việc cắt là nghệ thuật cắt giấy, một vài ví dụ tuyệt vời nhất có lẽ
là đến từ Trung Quốc và rõ ràng ở đây chúng ta có một loại hình nghệ thuật “open-
ended” (8).

Hỗ trợ
Một hướng đi nữa xuất phát từ hình thái “thuần tuý” ở trung tâm là hỗ trợ hoặc
thêm các cơ chế trưng bày vào mẫu. Đơn giản nhất, chúng ta có thể dùng keo dán,
ghim hoặc Blue Tack để giữ mẫu theo dáng và vị trí như ý. Hoặc chúng ta cũng có
thể dùng dây thép hoặc bìa. “Cơ chế trưng bày” kì lạ nhất mà tôi biết là các mẫu của
Toyoaki Kawai (9). Trong một góc của gian hàng Livelihood Industry Pavilion tại hội
chợ EXPO’ 70, người ta đã dùng điện để làm bồ câu origami vỗ cánh.

Tạo hình
Giờ đây thông thường các mẫu gấp động vật sẽ đòi hỏi một công đoạn nắn cuối
đặc biệt là khi giấy foil được đưa vào sử dụng và mọi người có thể chắc chắn rằng
vật liệu sẽ giữ được hình dạng khi tạo hình. Một ví dụ hiện đại là các mẫu của Pat
Crawford (10). Neal Elias - người có lẽ đã đi đầu trong việc tạo hình 3D ở phương
Tây – luôn nhấn mạnh vào việc nắn chỉnh sau khi gấp (11). Kĩ thuật làm ướt giấy có
vẻ có nguồn gốc Nhật Bản, đã được trình diễn bởi Yoshizawa trong một Hội nghị tại
Birmingham (12). Một phương pháp nặn ướt khác, sử dụng bột nhão trong công
đoạn chuẩn bị, đã được Alice Gray bàn tới (13), cô ấy đã được Yoshizawa biểu diễn
trong một chuyến đi Nhật Bản. Các nếp gấp có khuynh hướng trở nên mềm dẻo và
chúng ta đang tiếp cận điêu khắc hơn là origami. Trong sự kết hợp tột đỉnh nhất của
nước và giấy, chúng ta, tất nhiên, ở trong thế giới của papier-mâché (hỗn hợp bột
giấy hoặc vụn giấy nhào với hồ dán) mà đó rõ ràng là một nghệ thuật “open-ended”.

Trang trí
Bước đơn giản nhất từ một màu đơn độc đó là một mặt có màu còn một mặt màu
trắng hoặc trống trơn. Một số lượng lớn mẫu Origami hiện đại khai thác sự khác biệt
màu sắc này. Một ví dụ thú vị là mẫu Robin của Joan Homewood (14). Chúng ta có
thể tận dụng hiệu ứng bề mặt của vật liệu, không nhất thiết phải là foil hay giấy.
Neal Elias thường sưu tầm foil có hoạ tiết và ông đã trưng bày các mẫu có 3 màu,

7
phụ thuộc vào việc chọn đúng hoạ tiết và cắt vật liệu của ông ấy, màu sắc sẽ nằm
đúng vị trí ông ấy mong muốn. Có một dạng trang trí còn mang tính giới hạn hơn ở
những tờ giấy của Nhật, chúng được in sẵn một thiết kế đặc biệt cho một mẫu nào
đó. Kết quả của quá trình này hiển nhiên là trang trí cho mẫu hoàn thiện, từ đó đi
sâu vào thuộc tính của nghệ thuật trang trí – một loại hình “open-ended”.

Kéo dài
Bằng cách kéo giãn hình vuông của chúng ta, ta có được các hình chữ nhật, rồi
các nan, và cuối cùng là dây. Các loại hình nghệ thuật liên quan là hai phương pháp
dệt Weaving và Macramé cũng là “open-ended”. Tuy nhiên với dây, chúng ta có trò
chơi dây – một trò chơi sử dụng hệ thống kín có sự tương đồng trực tiếp với Origami.

Đa lớp
Toshie Takahama đã cho ra đời một số ví dụ tuyệt vời cho biến thể này của
Origami (3). Các tờ giấy được gấp cùng nhau nhưng sẽ được tách ra vào lúc cuối để
lộ ra nhiều lớp giấy (thường với nhiều màu sắc khác nhau). Trong gấp hoa và có thể
cả làm búp bê, kĩ thuật đa lớp được khai thác một cách độc lập và ít liên quan đến
gấp giấy.

Ghép
Isao Honda (15) có thể là người đầu tiên công bố kĩ thuật sử dụng 2 tờ giấy riêng
rẽ, mỗi tờ được gấp để thể hiện một phần của con vật và rồi được ghép với nhau.
Ngoài cách của Honda ra thì ý tưởng này cũng khá truyền thống, ví dụ như mẫu
Pagoda trong quyển “Paper Magic” (1). Gần đây đã xuất hiện các kit để gấp một con
rồng từ các hình vuông với kích thước khác nhau. Có vẻ bước tiếp theo của hướng đi
này sẽ liên quan đến các tác phẩm collage sử dụng các vật Origami. Rõ ràng là bây
giờ chúng ta đang ở trong một loại hình nghệ thuật “open-ended”.

Biểu đồ
Biểu đồ vừa rồi được cô đọng và trình bày như dưới đây. Chúng ta có thể vẽ
profile của chúng ta lên nó. Để làm profile rõ ràng nhất có thể, một vòng tròn được
vẽ ở trung tâm và đây là giá trị tối thiểu cho đặc trưng riêng và định nghĩa hình thái
“thuần tuý nhất” của gấp giấy. Đây là hồ sơ của tôi để minh hoạ và không đi kèm
bất cứ tuyên bố nào rằng quan điểm của tôi về Origami là quan điểm “đúng”. Tôi vẽ
một đường để chỉ ra mức độ mà tôi thường chấp nhận là Origami theo quan điểm
của tôi.

Tôi không coi việc cắt là gấp giấy nên đường biểu thị của tôi đi qua vòng tròn
trung tâm. Tôi không thích tính giả tạo của việc sử dụng các phương thức ngoài gấp
ra để hỗ trợ hay trưng bày mẫu nên một lần nữa, đường biểu thị của tôi lại đi qua

8
vòng tâm. Tôi sẵn sàng chấp nhận việc nắn tạo hình nhưng muốn điều đó được thực
hiện bằng các nếp gấp chứ không phải bằng cách làm ướt, vậy nên đường biểu thị sẽ
xa khỏi vòng tròn trung tâm một chút. Về hình dạng thì, tôi vui vẻ với hình tam giác
nhưng hiếm khi xem xét đến các đa giác có nhiều hơn 4 cạnh.
Hình chữ nhật có vẻ hợp lí với tôi nhưng tôi chủ yếu dùng A4, tôi không vui vẻ
lắm với việc dùng băng dính. Sử dụng màu sắc khác nhau hoặc hoạ tiết trên hai mặt
của tờ giấy là hoàn toàn chấp nhận được, với điều kiện nó không dành riêng cho một
mẫu cụ thể nào đó. Ở bên trái dưới đây, tôi đưa ra một profile của Origami Nhật Bản
trong thời kì đầu. Bên phải là một biểu đồ có thể biểu thị quan điểm của một người
chuyên gấp các mẫu dùng môđun.

Bây giờ hãy thoải mái và vẽ profile của chính bạn lên biểu đồ nào. Tôi rất mong
chờ những bình luận của các bạn.

John. S. Smith

Danh mục tài liệu tham khảo


(lưu ý: các số là các số xuất hiện trong văn bản)
(1) “Paper Magic” – Robert Harbin – Oldbourne Press.
(2) “Cut Paper Silhouettes & Stencils” - Christian Rubi – Kays and Ward.
(3) “Creative Life with Creative Origami II.” - Toshie Takahama – Tokyo
(4) “The Origamian” vol 6 issue 2 – Origami Centre USA
(5) “The Origamian” vol 4 issue 1 – Origami Centre USA
(6) “Secrets of Origami” - Robert Harbin – Oldbourne Press.
(7) “Mon-Kiri” - Isao Honda – Japan Trading Pub.
(8) “Chinese Paper-Cut pictures” - Nancy Kwo – Academy Editions.
(9) “Origami” - Toyoaki Kawai – Color Books (Hoikusha)
(10) “Origami a step-by-step guide” - Robert Harbin – Hamlyn.
(11) “British Origami” No 24 1971 – BOS
(12) “British Origami” No 37 1972 – BOS
(13) “The Origamian” tập l3 kì 2 – Origami Centre USA
(14) “More Origami” - Robert Harbin – Hodders paperbacks
(15) “The World of Origami” No 2 - Isao Honda – Blanford Press.
(16) “Creative life with Creative Origami” - Toshie Takahama – Tokyo.

9
Phần dành riêng cho thành viên VOG và những người đóng góp nội dung khác.
ĐIỂM KHỞI ĐẦU
CŨNG LÀ ĐIỂM KẾT THÚC
Bài viết do tạp chí Elle thực hiện – tác giả: Ngô Hạ

Không có nếp không có nghĩa là không gấp. Như một đường tròn chứa vô số đường thẳng bên
trong nó. Có thể tạm khái quát như thế về trường phái sáng tạo của Đinh Trường Giang, người
tự cho mình không có khả năng kiến tạo phức tạp. Trong khi “phù thủy” gấp giấy Eric Joisel lại
thú nhận rằng ông vô cùng ngưỡng mộ “sự cách điệu, tối giản, mộc mạc” trong những tác
phẩm chất chứa cảm xúc của Đinh Trường Giang, điều mà Eric chưa bao giờ đạt được.

Từ Việt Nam, Ngô Hạ may mắn có được một cuộc chuyện trò nhỏ với nghệ sĩ về một vài
ngẫm suy giản đơn được nhìn lại sau hành trình dài chơi cùng giấy.

GIẤY VÀ SỰ CUỐN HÚT CỦA


ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Là một kiến trúc sư và người vẽ tranh, Đinh giấy. Sự cuốn hút của nghệ thuật xếp giấy
Trường Giang cũng có sự hứng thú đặc biệt nằm ở định luật bảo toàn. Tất cả mọi thứ đều
với nghệ thuật điêu khắc. Theo ông, điêu nằm trong một tờ giấy. Giấy trước hết là kỷ
khắc có hai hướng chính, thêm vào hoặc bớt vật về tuổi thơ. Ngày 8 tuổi, ông được bố mẹ
đi. Tượng gỗ hay đá đẽo ra từ hình khối, đất mua cho những cuốn sách về origami. Những
sét thì làm khung đắp đất thêm vào. Còn với năm 90, khi đã tốt nghiệp, ông tình cờ tìm lại
giấy bắt đầu hay kết thúc cũng chỉ là một tờ được quyển sách cũ, từ khoảnh khắc ấy ông
giấy. Trong số các loại hình nghệ thuật lẫn bắt đầu theo đuổi nghệ thuật xếp giấy.
vật liệu từng tiếp xúc, ông yêu thích nhất là

52
Giấy là vật liệu rất mong manh. Nghệ sĩ
thường chọn vật liệu có tính bền để duy trì
sức sống của tác phẩm. Nhưng ông lại yêu
sự mong manh của giấy. Mong manh giống
như đời sống. Vì mong manh nên lúc nào
mình cũng phải nâng niu, giữ gìn. Nó là một
lời nhắc nhở về cuộc sống, về thân phận con
người. Tờ giấy qua những nếp gấp biến
thành một vật thể, và mở ra lại vẫn là tờ
giấy. Mỗi vật liệu có vẻ đẹp riêng, ông quan
tâm đến việc làm sao bộc lộ hết vẻ đẹp của
tờ giấy hơn là dùng nhiều cách làm mới như
sơn phết hay can thiệp sâu nhằm mô phỏng
giấy khác đi. "Sao không tôn vinh bản chất
của hắn, mà lại muốn hắn làm giả một vật
liệu nào đó mà không phải là hắn?". Trong
mắt ông, giấy được coi là biểu tượng của một
vòng đời. Khi tạo dáng với giấy thì người ta
được phép giấu đi hay để lộ ra những thứ mà
mình muốn.

CON NGƯỜI CỦA SỰ IM LẶNG


Sáng tạo tác phẩm là nhu cầu trình diễn cảm sẵn, một cuộc gặp gỡ không toan tính. Im
xúc của người nghệ sĩ, với Đinh Trường lặng luôn là câu trả lời tốt nhất. Một nếp gấp
Giang phần lớn lại là giấu đi những thứ mình hơn ngàn từ ngữ. Đó cũng là cách ông giao
không muốn người khác biết. Giấy cho phép tiếp với nỗi buồn của bản thân. Đứng trước
ông ẩn mình. Người nghệ sĩ không cần những nỗi đau, lời nói đôi khi là thừa hoặc là
thuyết minh nhiều về tác phẩm. Sức sống không đủ. "Nước mắt không phải chảy ra
của tác phẩm nằm trong tâm khảm người ngoài mà chảy vào tim mình mới là điều đau
cảm nhận. Ông là người yêu những cuộc đối đớn nhất, tại vì không phải ai cũng có thể
thoại trong im lặng. “Khi im lặng, chúng ta có hiểu được".
thể lắng nghe được gì? Ta chỉ có thể lắng
nghe bằng cảm nhận của riêng mình”.

Chơi với giấy là một cuộc trò chuyện giữa đôi


bàn tay với giấy trong im lặng. Ông và tờ
giấy của mình như hai người bạn có thể hiểu
nhau mà không cần một thứ ngôn ngữ cụ thể
để diễn giải. Không bao giờ ông buộc tờ giấy
theo ý mình. Đôi khi là chính ông phải nương
theo những nếp giấy, kiên nhẫn đón đợi
những ngã rẽ bất ngờ một cách đầy ngẫu
hứng. Nó là một cuộc chơi không định

53
SÁNG TÁC TỪ SỰ NGƯNG ĐỌNG
TRONG TÂM TRÍ "CIRCLE OF LIFE"
Ông không có nguyên tắc riêng trong trong Đinh Trường Giang thừa nhận có một nỗi ám
quá trình sáng tạo, hoặc những nguyên tắc ảnh riêng về vòng đời. Circle Of Life của ông
ấy khó có thể được tường thuật một cách lớp là một chuỗi tác phẩm với 4 tác phẩm liên
lang như sách vở. Mỗi tác phẩm của Đinh tục nhau sáng tác từ 2005 và phát triển dần
Trường Giang được tạo ra từ trí nhớ, sự thêm. Nó giống như câu chuyện 4 mùa.
ngưng đọng trong tâm trí qua nhiều năm Người mẹ bồng con, đứa con trưởng thành,
tháng cho tới một ngày nó bật ra. Trí nhớ đó đến khi người mẹ già yếu, mất đi, trở thành
bao gồm cách ông quan sát và thấu hiểu cái cái bóng của người con. Đinh Trường Giang
nhìn của bản thân. Những tác giả Origami lớn lên trong gia đình có thân phụ là danh
thường sẽ đi từ dễ tới khó, rồi phức tạp, và họa Đinh Cường. Nhưng ông chia sẻ, con
lúc nào đó lại quay về sự đơn giản. Đinh người và nền tảng văn hóa của mình lại chịu
Trường Giang thì thích sự đơn giản ngày từ nhiều ảnh hưởng từ mẹ. Một người phụ nữ
đầu. Ông chưa bao giờ thử qua những mẫu hướng nội, thích đắm mình trong không gian
phức tạp. Ông cũng vẫn ngạc nhiên, thích riêng tư, đọc sách, nghe nhạc, làm vườn,
thú khi thưởng thức những tác phẩm được không hứng thú với đám đông và luôn trân
làm bằng kỹ nghệ tinh vi. Nhưng đơn giản đã trọng vẻ đẹp chân thực từ cuộc sống. Ngoài
là con đường ông mê đắm. Đơn giản có thể ảnh hưởng nghệ thuật từ cha, tình yêu thiên
là đơn điệu nhưng cũng có thể là sâu thẳm. nhiên và phong cách nghệ thuật của ông
Không dễ để định nghĩa sự đơn giản, cũng được bồi đắp từ tư duy thẩm mỹ giản dị mà
như tờ giấy. Ông là nghệ sĩ coi trọng ý tưởng tinh tế của mẹ. Ông cho rằng, phần lớn
và luôn tìm kiếm những câu chuyện đằng những đứa trẻ sinh ra đời đều được yêu
sau các tác phẩm. Một tác phẩm có đạt độ thương và chăm sóc bằng cả quãng đời của
tinh xảo đến đâu mà không để lại gì khác một người mẹ. Với ông, sự sống bắt đầu từ
ngoài việc gây kinh ngạc thì nó không thể người phụ nữ.
tạo sự rung động. Origami thật ra là mỹ nghệ
hay nghệ thuật cũng còn tùy vào thời gian và
tâm thế của những người theo đuổi nó.

54
bao giờ hiểu hắn. Giống như hắn là một cái
gì đó mà mình còn cảm thấy có thể khám
phá lâu dài.

Gấp lại mẫu của tác giả khác có ý nghĩa gì


với ông?
Khám phá một khía cạnh khác của sự
sáng tạo.

Ông có thích xem phim? Những bộ phim nào


ông yêu thích?
Những bộ phim của Audrey Hepburn. Mùa
Hè La Mã chẳng hạn. Tôi thích xem phim với
mẹ mình.

Đâu là tính cách của người mẹ đã ảnh hưởng


đến ông nhiều nhất?
Tình thương.

Sau khi sống dài với nhiều bài học chiêm


nghiệm đắt giá, ông nghĩ người ta có thể sẵn
sàng chào tạm biệt ai đó mà họ rất yêu
thương?
Đương nhiên nếu là người thân của mình nói
thì dễ làm thì khó. Bây giờ mùa thu, lá rất
nhiều, chỉ cần nhìn cây sau nhà là thấy buồn
rồi. Khi sống thì muốn được làm con chim,
khi chết thì muốn như một chiếc lá, nhẹ
ĐỐI THOẠI nhàng la đà về với đất.
Trong các mẫu gấp về động vật, ông đặc
Qua những biến cố mất mát, điều gì có thể
biệt có nhiều mẫu gấp về mèo. Ông có tình
giữ cho người ta tiếp tục độc hành trên con
cảm và mối quan hệ nào với mèo?
đường của mình với nhiều sự lạc quan?
Những thứ tôi nghĩ đến hay tạo ra đều là do
Tôi nghĩ tôi là người bi quan. Mà nếu mình
một mối liên hệ về mặt cảm xúc ở nó đã lưu
thấy được sự bi quan và chấp nhận bản thân
lại từ lâu bên trong mình. Trong sâu thẳm,
này thì cũng đã nhẹ nhàng hơn lắm rồi. Ai
nếu mình không có tình cảm với vật thể mình
cũng sẽ phải đi qua bốn mùa. Mẹ tôi thường
tạo ra thì hắn không thể có sự sống. Hình
nói "người nào chết trước là người đó sướng".
ảnh những con mèo từ ngày còn ở Việt Nam
Đừng tiếc thời gian dành cho nhau. Điều tốt
vẫn theo đuổi trong tâm trí tôi đến tận bây
nhất giúp cho bản thân sống tiếp sau những
giờ.
biến cố không may xảy đến là làm cho
Hành trình chơi với giấy theo thời gian đã những lúc bên nhau trở thành khoảng thời
thay đổi ông như thế nào? gian tốt đẹp nhất.
Thì mình thương hắn hơn. Nói chung là mình
cảm thấy mình hiểu hắn hơn hoặc mình chưa

55
Trong vai trò là người kết nối cộng đồng Origami Việt Nam (như VOG) với những hội nhóm
Origami toàn thế giới, Đinh Trường Giang được những nghệ sĩ gấp giấy Origami tại Việt Nam
trân trọng không chỉ trong tư cách người dẫn dắt, mà còn là một “người thầy” có nhiều ảnh
hưởng đến phong cách sáng tác của một thế hệ tác giả theo đuổi nghệ thuật Origami.

Nghệ sĩ gấp giấy Nghệ sĩ gấp giấy Nghệ sĩ gấp giấy


Nguyễn Tú Tuấn Nguyễn Hùng Cường Nguyễn Võ Hiến Chương
“Tôi luôn bị xúc động mỗi “Đinh Trường Giang là người “Một gương mặt nếu không
khi xem một tác phẩm gấp nghệ sĩ truyền động lực cho có đôi mắt thật khó để diễn
giấy của ông. Với tôi, mỗi tác nhiều tác giả ở Việt Nam đạt cảm xúc, vậy mà Đinh
phẩm là một sự kết hợp cũng như trên thế giới thực Trường Giang lại để đôi mắt
hoàn mỹ giữa điêu khắc, hội hành kỹ thuật gấp ướt. Các nằm ẩn sau những gương
họa và gấp giấy, cứ như thể tác phẩm của ông luôn được mặt trong các tác phẩm của
ông có thể nghe thấy tiếng chăm chút vô cùng kỹ lưỡng mình. Ông là một người kiệm
nói của hồn giấy và giúp nó ở nhiều phương diện. Ông lời, kiệm cả những nếp gấp
hình thành một diện mạo dùng Origami như một công nhưng vô cùng hào phóng
mới qua từng tác phẩm riêng cụ để truyền tải thông điệp về tâm hồn”.
biệt của ông. Sự tối giản của mình hoặc đơn giản là
trong các tác phẩm của ông chỉ chơi với giấy. Quan điểm
là niềm cảm hứng và giúp tôi về nghệ thuật origami giữa
định hướng cho những sáng tôi và ông dù có nhiều đối
tác riêng của mình”. lập nhưng tôi trân trọng con
đường của ông và học hỏi
rất nhiều từ đó”.

56
GIAN TRƯNG BÀY
Tác phẩm tiêu biểu

57
TRÂU - ĐINH TRƯỜNG GIANG

58
ĐẦU HỔ - ĐỖ ANH TÚ

ĐẦU HỔ - NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

59
HỔ - TẠ TRUNG ĐÔNG

HỔ - NGUYỄN TIẾN KHA

60
LONG TAIL TIT - NGUYỄN TIẾN KHA

61
KHỈ ĐỘT - NVH CHƯƠNG

GẤU TRÚC - NVH CHƯƠNG

62
ĐỨC MẸ MARIA - NVH CHƯƠNG

63
BƯỚM VUA - ĐẶNG VIỆT TÂN

HỔ
NGUYỄN TÚ TUẤN

64
SUMO WRESTLER Nguyễn Võ Hiến Chương
November 2021
VÕ SĨ SUMO

1 2 3

4 5 6

7 8 9

Model complete.
Mẫu vật đã hoàn thành.

65
66
67
68
69
70
71
Phạm Hoàng Hải - PaperPh2
Bao Lì Xì
15/1/2022

Cấp độ:
Thời gian gấp: 10p
Cỡ giấy: 18x18 cm

Video hướng dẫn của tôi cho mẫu gấp này:


https://www.youtube.com/watch?v=NPob6rbA7-0

1 3

2 4

5
7

6 8

72
9 11
10
12

13 15

14 16

17 19

18 20

21 23
24
25
26
22

Hoàn thành
Bao lì xì.

73
Phần dành riêng cho thành viên VOG và những người đóng góp nội dung khác.
HỔ Nguyễn Tú Tuấn
13/11/2013
Cấp độ:
Thời gian gấp: 10p
Cỡ giấy: 15x15cm

Đây là mẫu cọp nằm đơn giản được sáng tác theo kỹ thuật box pleating 4 x 4
tôi lựa chọn cấu trúc bất đối xứng để tư thế nằm của cọp tự nhiên hơn.

90o
1 2 3 1-2 4

Gấp và mở ra. Gấp và mở ra Lặp lại bước 1-2 theo Gấp theo nếp như
chiều ngang. hình vẽ.

5 6 7

Phóng to. Gấp và mở ra. Gấp và mở ra.

8 9 10

Gấp và mở ra. Gấp xuống. Lật mặt sau.

81
11 12 13

Gấp theo nếp có sẵn. Thu nhỏ hình. Gấp theo nếp như
trong hình.

14 15

Gấp qua trái.


Gấp theo nếp như
trong hình.

16 17

Lật mặt dưới lên.


Gấp theo nếp.

18 19

Gấp một chút về phía sau. Hoàn thành.


Lật mặt sau.

82
Phần dành riêng cho thành viên VOG và những người đóng góp nội dung khác.
86

You might also like