You are on page 1of 4

CÁC QUAN ĐIỂM MARKETING

Tiêu chí Hoàn cảnh Quan điểm Hướng hành Kết luận
ra đời động chủ yếu

Quan điểm Cuối thế kỷ - Sản xuất là hoạt - Giảm chi Yếu tố thành
quản trị 18 trong động quan trọng phí sản xuất công:
marketing điều kiện nhất - Tiết kiệm - Cung < cầu
theo định hàng hóa - Nếu sản xuất sản chi tiêu - Sản phẩm nhiều
hướng sản thiếu thốn phẩm với khối - Giá rẻ
xuất lượng lớn, bán rộng - Doanh nghiệp có
rãi với giá thấp chắn quy mô lớn.
chắc người tiêu Hạn chế: không
dùng sẽ mua phù hợp trong
điều kiện sản xuất
cơ giới hóa hàng
loạt (cung > cầu)

Quan điểm Khi công - Sản phẩm có chất Tập trung Hạn chế: dẫn đến
quản trị nghệ bắt lượng tốt, nhiều nghiên cứu căn bệnh “thiển
marketing đầu phát công dụng và tính hoàn thiện và cận trong
theo định triển hơn năng mới, là yếu tố cải tiến sản marketing” vì chỉ
hướng vào quyết định sự thành phẩm sao coi trọng sản
công nghệ công. cho tốt hơn phẩm mà không
hay hoàn - Sản phẩm tuyệt các đối thủ quan tâm nhu cầu
thiện sản vời thì khách hàng cạnh tranh khách hàng
phẩm sẽ tự đến mua, họ
không cần phải làm
gì cả.

Quan điểm Giữa - Có thể bán bất kỳ Tập trung nỗ Yếu tố thành
quản trị những năm cái gì cho bất kỳ ai lực vào khâu công:
marketing 1950 nếu có thủ thuật và tiêu thụ sản - Sản phẩm khó bị
theo định phương pháp phẩm, tìm thay thế
hướng bán - KH hay chần chừ, mọi cách bán - Cầu chưa vượt
hàng ngần ngại trong việc được hàng cung quá mức
mua sắm - Cạnh tranh chưa
gay gắt
Hạn chế: coi
marketing là bán
hàng, là quảng
cáo,...
Quan điểm Cuối những Xác định nhu cầu và Tập trung Yếu tố thành
quản trị năm 1960, mong muốn của thị chú ý vào công: KH được
marketing marketing trường mục tiêu, thỏa mãn coi là trung tâm.
hiện đại đã phổ biến đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của =>Đây được coi
(định hướng chúng sao cho hiệu KH là triết lý kinh
khách quả hơn đối thủ, là doanh marketing
hàng) chìa khóa thành
công.
Quan điểm Gần đây Phải kết hợp hài hòa - Xác định Yếu tố thành
quản trị nhất 3 lợi ích của KH- nhu cầu KH, công: cân bằng 3
marketing DN-XH đảm bảo nhu yếu tố nhu cầu
đạo đức xã cầu thực hiện KH - lợi ích xã
hội hiệu quả hơn hội - lợi nhuận
đối thủ. DN
- Thỏa mãn => Chuyển từ chủ
cả lợi ích xã nghĩa vật chất
hội nói sang chủ nghĩa
chung. nhân văn.

DẪN CHỨNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING (UFM)


Hiện nay, trường Đại học Tài chính – Marketing đang theo đuổi quan điểm quản trị
Marketing toàn diện.
1. Chương trình trải nghiệm thực tế: “Một ngày là UFMer” (đạo đức xã hội)
Nhằm xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa Trường Đại học Tài chính - Marketing
(UFM) và các trường THPT trên địa bàn Quận Phú Nhuận, ngày 29/06/2022, Trường
Đại học Tài chính - Marketing phối hợp với Quận Đoàn - Quận Phú Nhuận và Trường
THPT Phú Nhuận tổ chức chương trình “Một ngày là UFMer” với sự góp mặt của
ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ
doanh nghiệp - Thường trực Ban Tổ chức. Bên cạnh đó, còn có sự góp mặt của hơn
100 chiến sĩ Hoa Phượng Đỏ đến từ các Trường THPT thuộc khu vực Quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là cơ hội cho các bạn học sinh THPT, sinh viên UFM có cơ hội được giao
lưu, tương tác với các thầy, cô là chuyên gia trong công tác tư vấn tuyển sinh và hướng
nghiệp cũng như tiếp cận các phương thức học tập và những trải nghiệm thực tế khi
bước chân vào giảng đường đại học. Đồng thời, tạo sự kết nối trong công tác đào tạo,
hướng nghiệp của Nhà trường để các bạn học sinh trên địa bàn Quận Phú Nhuận có thể
lựa chọn môi trường đại học phù hợp cho mình.Thông qua đó, góp phần quảng bá hình
ảnh, thương hiệu và các ngành đào tạo của Nhà trường, tăng cơ hội cạnh tranh nghề
nghiệp trong tương lai của thương hiệu sinh viên UFM.
2. Chuyến xe “Mùa hè xanh UFM 2023”(đạo đức xã hội)
Tối ngày 6/8/2023, tại công viên Văn hóa Đầm Sen, Ban Thường vụ Thành Đoàn
TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm các chương trình, chiến
dịch tình nguyện hè Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên chặng đường 30 năm ấy, Tuổi trẻ Trường Đại học Tài chính – Marketing
(UFM) đã ghi dấu tên mình và đồng hành cùng chiến dịch. Từ những năm 2000 tại
mặt trận huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh sau đó mở rộng ra là các mặt trận
tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Đak Nông, Kon Tum, An Giang hay huyện Bình
Chánh, Cần Giờ, Quận 7, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh,…
với hàng nghìn lượt chiến sĩ mỗi năm, Tuổi trẻ UFM đã đồng hành cùng chính quyền
và nhân dân địa phương tạo nên nhiều hoạt động, công trình phần việc ý nghĩa.
Trong suốt chiến dịch, Ban chỉ huy chiến dịch đã thực hiện tổ chức các hoạt động
như: hoạt động tình nguyện xung kích bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng văn minh
đô thị, bảo vệ môi trường, phòng chống, phó dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ môi trường;
hoạt động vì đàn em thân yêu; hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; các
hoạt động tuyên truyền chuyển đổi số, an toàn giao thông,…
3. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của UFM học tập và trải nghiệm thực tế
quy trình sản xuất tại công ty Ajinomoto (định hướng khách hàng)
Ngày 9/8/2023, Trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM) đã tổ chức cho
hơn 60 sinh viên thuộc ngành Quản trị kinh doanh đi học tập quy trình sản xuất, tham
quan thực tế tại công ty Ajinomoto Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 1, đường Lê
Văn Duyệt, phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đây là một trải
nghiệm thú vị, song cũng là một cơ hội để sinh viên học hỏi, mở rộng kiến thức cũng
như tầm nhìn về môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
4. Cơ sở vật chất (định hướng sản xuất và hoàn thiện sản phẩm)
UFM rất chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để đem đến những trải nghiệm tốt
nhất cho sinh viên. Với tổng diện tích cơ sở chính là 64.972,9 m2 cùng nhiều cơ sở
đào tạo khác. UFM đã xây dựng hệ thống phòng học đa năng, các xưởng thực tập, thực
hành, thư viện,… rất quy mô và hoành tráng.
Kết luận:
Có thể nói, Trường đại học Tài chính – Marketing đã kết hợp hài hòa các quan
điểm trong quản trị kinh doanh và marketing. UFM mang trong mình sứ mệnh đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học và sau đại học theo tiêu chuẩn quốc gia
và quốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội; nghiên cứu và chuyển giao những thành tựu
khoa học, công nghệ về kinh doanh, quản lý phục vụ công tác hoạch định chính sách
của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
Việc sát nhập giữa kiến thức về kinh doanh, quản trị và khía cạnh đạo đức, xã hội
là một hướng phát triển quan trọng trong giáo dục đại học, giúp đào tạo ra những cán
bộ quản lý và nhà lãnh đạo không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn có tầm nhìn và
trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường xã hội.

You might also like