You are on page 1of 3

BÀI TẬP KỸ THUẬT NHIỆT CHƯƠNG 4

1. Tìm dòng nhiệt trao đổi cho mỗi đơn vị diện tích qua vách hỗn hợp trong hình P2-4.
Giả thiết rằng dòng nhiệt là một chiều.

kA =130 [W / m.C]
kB = 30 [W / m.C]
kC = 60 [W / m.C]
kD = 70 [W / m.C]
AB = AD

Hình P2-4.
2. Một vách được kết cấu bởi lớp đồng dày 5.0 cm, lớp amiăng dày 3.2 mm [k = 0.161
W/m.C] và lớp sợi thủy tinh dày 4.0 cm. Hãy tính dòng nhiệt cho mỗi đơn vị diện tích với
tổng độ chênh nhiệt độ là 300C.
3. Một ống dẫn hơi nước nóng có nhiệt độ bề mặt bên trong là 250C với đường kính trong
là 8 cm và chiều dày thành ống là 6.2 mm. Ống được bọc một lớp cách nhiệt dày 5 cm có
k = 0.52 W/m.C, tiếp theo được bọc bởi một lớp cách nhiệt dày 2.5 cm có k = 0.38 W/m.C.
Nhiệt độ mặt ngoài cùng của lớp cách nhiệt là 27C. Hãy tính tổn thất nhiệt cho mỗi mét
chiều dài. Giả thiết rằng k = 43 W/m.C đối với ống dẫn.
4. Một quả cầu rỗng được làm bằng nhôm với đường kính bên trong là 5 cm và đường
kính bên ngoài là 10 cm. Nhiệt độ mặt trong là 120C và nhiệt độ mặt ngoài là 40C. Hãy
tính lượng nhiệt trao đổi.
Phần trắc nghiệm
1. Một tường gạch cao 5 m, rộng 3 m, dày 250 mm hệ số dẫn nhiệt của gach k= 0.6 W/m.K.
Nhiệt độ bể mặt tường phía trong là 70°C và bể mặt tường phía ngoài là 20°C. Tính tổn
thất nhiệt qua tường.
A. 1600 W
B. 1750 W
C. 1800 W
2. Một ống thép dài l=5 m đường kính d2/d1=65/60mm, k1=72 W/mK bọc một lớp cách
nhiệt dày δ = 10 mm, k = 0,07 W/mK. Nhiệt độ mặt trong tw1= 145oC, mặt ngoài twз =
45°C. Xác định dòng nhiệt dẫn qua.
A. 819 W
B. 837 W
C. 919 W
3. Vách trụ 1 lớp. Độ chênh nhiệt độ giữa hai bể mặt là 60°C. Nhiệt trở dẫn là 0.6 mK/W.
Để tổn thất nhiệt giảm đi 2 lần khi độ chênh nhiệt độ giữa hai bề mặt trong và ngoài không
đổi cần thêm một lớp thứ hai có nhiệt trở dẫn nhiệt bằng:
A. 1.8 mK/W
B. 1.471 mK/W
C. 0.6 mK/W
4. Vách phẳng 3 lớp, nhiệt trở ở lớp thứ nhất R1, lớp hai là R2, lớp ba là R3=3R1. Xác
định hiệu nhiệt độ của lớp thứ 3 nếu biết ∆t3 nếu biết lớp thứ nhất ∆t1 =40oC.
A. 130 oC
B. 120 oC
C. 140 oC
5. Vách trụ hai lớp có đường kính d1=100 mm, d2=200 mm và d3= 300 mm. Hệ số dẫn
nhiệt tương ứng là 0.3 W/mK và 0.7 W/mK. Biết nhiệt độ tiếp xúc giữa lớp l và 2 là
t2=350℃, nhiệt độ bể mặt lớp ngoài cùng là t3 = 180℃. Xác định nhiệt độ mặt trong cùng
t1:
A. 2453.46℃
B. 1028.11oC
C. 1942.82oC
6. Có một ống dẫn hơi đường kính ngoài 50 mm được bọc cách nhiệt. Hệ số trao đổi nhiệt
đối lưu giữa mặt ngoài của lớp cách nhiệt với không khí bằng 15 W/mK. Hệ số dẫn nhiệt
của vật liệu cách nhiệt bằng 0.5 W/mK. Chiều dày tới hạn cách nhiệt bằng:
A. 8.333 mm
B. 66.667 mm
C. 12.635 mm
7. Chọn câu đúng:
A. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
B. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn là khác nhau.
C. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
8. Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong
ấm đồng chóng sôi hơn?
A. Vì đồng mỏng hơn.
B. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn
9. Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn
lại ta thấy nóng tay.
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.
C. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
10. Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn
lại ta thấy nóng tay.
B. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm
lên.
C. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt

You might also like