You are on page 1of 2

BÀI TẬP CÁ NHÂN –NHÓM SỐ 1

(dẫn nhiệt – đối lưu)


PHẦN TRUYỀN NHIỆT 1TC
Ghi chú: 1. Thay MS bằng 1 số cuối trong mã số sinh viên.
2. Trang đầu của bài tập phải ghi rõ mã số sinh của mình
3. Trình bày sạch đẹp được cộng thêm điểm
4. Đưa kết quả tính lên mạng theo link thầy cung cấp, lưu ý điền đầy đủ các thông số như
yêu cầu trong các bảng
5. Bài làm viết tay chụp hình lưu thành file pdf nộp cho thầy theo link yêu cầu
6. Nhóm trưởng đánh giá hoạt động các thành viên, cuối kỳ nộp báo cáo cho thầy về tình
hình hoạt động của cả nhóm
Câu 1) Tường lò gồm 3 lớp : lớp gạch samot có δ1 = 200 mm ; λ1 = 1,20 W/(mK), lớp
cách nhiệt có δ2 = 125 mm ; λ2 = 0,20 W/(mK), lớp gạch đỏ có δ3 = 250 mm ; λ3 = 0,8
W/(mK). Nhiệt độ tường phía trong là tw1 = (1100 + MS*30) 0C và phía ngoài là tw4 = 50
0
C.
a. Xác định dòng nhiệt tổn thất qua tường
b. Xác định nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa các lớp tw2 và tw3
c. Nếu thay lớp cách nhiệt bằng lớp gạch đỏ với δ2 = 250 mm thì tổn thất nhiệt qua tường
là bao nhiêu ?
Thông số Ký hiệu Đơn vị
Mật độ dòng nhiệt tổn thất nhiệt qua tường (Câu a) q W/m2
Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc tw2 o
C
Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc tw3 o
C
Mật độ dòng nhiệt tổn thất nhiệt qua tường khi thay lớp cách
q' W/m2
nhiệt bằng lớp gạch đỏ (Câu c)

Câu 2) Một ống trụ làm bằng thép có chiều dài 50 m, đường kính trong d1 = 600 mm,
chiều dày 20 mm, hệ số dẫn nhiệt λ1 = 50 W/(mK). Bọc ống thép bằng một lớp cách nhiệt
dày 100 mm, hệ số dẫn nhiệt λ2 = 0,1 W/(mK). Nhiệt độ bề mặt trong của trụ là tw1 =
100+MS*30 0C và ngoài lớp cách nhiệt là tw3 = 500C. Xác định dòng nhiệt tổn thất trên
toàn bộ ống, nhiệt độ tiếp xúc bề mặt giữa các lớp và nhiệt lượng tổn thất trong 1 ngày
đêm (Tính bằng MJ)
Thông số Ký hiệu Đơn vị
Dòng nhiệt tổn thất trên toàn bộ chiều dài ống Q W
Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa lớp thép và lớp cách nhiệt tw2 o
C
Nhiệt lượng tổn thất trong 1 ngày đêm Qngày MJ

Câu 3) Một ống dẫn hơi bằng kim loại có đường kính d2/d1 = 110/100 mm, hệ số dẫn
nhiệt λ1 = 30 + MS*2 W/(mK), được bọc một lớp cách nhiệt có λ2 = 0,02+MS*0,01
W/(mK). Nhiệt độ bề mặt trong và ngoài ống là tw1 = 300 0C; tw3 = 40 0C.
a. Xác định chiều dày lớp cách nhiệt δ2 để tổn thất nhiệt qua vách ống qℓ không vượt
quá 300 W/m
b. Tính nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa 2 lớp
Thông số Ký hiệu Đơn vị
Chiều dày lớp cách nhiệt δ2 mm
Nhiệt độ bề mặt tiếp xúc giữa 2 lớp tw2 o
C

Câu 4) Ống dẫn không khí nóng dài (100+MS*10) m, đường kính trong 500 mm, nhiệt
độ không khí tại đầu vào là 300 oC ; nhiệt độ đầu ra là (281-MS*2) oC. Nhiệt độ trung
bình của vách ống là (280-MS) oC. Hệ số tỏa nhiệt từ không khí vào vách ống là 30
W/(m2K). Tính nhiệt lượng tổn thất qua ống trong 1 ngày đêm

Thông số Ký hiệu Đơn vị


Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt F m2
Nhiệt trở tỏa nhiệt ứng với 1 m dài của vách trụ Rℓ*102 mK/W
Dòng nhiệt tổn thất trên 1 m dài của ống qℓ W/m
Dòng nhiệt tổn thất trên toàn bộ ống Q W
Nhiệt trở tỏa nhiệt ứng với 1 m2 bề mặt trong của vách trụ Rα*102 m2K/W
Mật độ dòng nhiệt tổn thất trên 1 m2 bề mặt trong của vách trụ qα W/m2

You might also like