You are on page 1of 2

Thứ ... ngày ...

tháng … năm 2022 Đ ÔN H ( SỐ 5)


Họ và tên:………………… Môn: Tiếng Việt
Lớp: 4A……
Năm học: 2021 – 2022
I. Đọc hiểu
Đọc bài văn sau
Hoa điên điển
Chúng tôi lên xuồng lá, Huỳnh Điển cầm chèo, chèo ngược ra rừng cây dại nở
hoa vàng mà tôi phải mỏi tay vạch đường vào đây. Xuồng lẫn vào hoa vàng, cô bé
đứng trên xuồng với tay hái những bông vàng ấy.
- Sao cháu đi hái rau mà lại rẽ vào chơi hoa. Ba má về có kịp cơm ăn, chiều còn
lên lớp!
- Bông điên điển là rau của nhà cháu chú à. Hồi mang bầu cháu nè, má cũng
chèo xuồng hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này. Chú nhà thơ thích lắm
mới lấy tên hoa bảo má đặt cho cháu, Lê Thị Huỳnh Điển. Tên cháu còn có nghĩa là
một pho sách quý, ba cháu nói vậy. Điên điển hái ăn không hết thì chơi nhà chòi, lấy
chỉ xâu thành mũ vàng, gội đầu...

Cô bé cứ vừa hái hoa vừa thủ thỉ kể chuyện, tôi ngồi dưới ngước mắt nhìn lên
thấy mái đầu nhỏ điểm hoa vàng, tôi chợt nhớ cái vương miện công chúa trên đầu cô
bé thuyền chài gặp sáng nay. Tôi lại tiếc là đã sai lầm không mang máy chụp hình theo
để chụp những ngón tay măng đang hái một loài hoa ăn được, như hái những đốm
nắng vàng. Cao trên kia là bầu trời xanh, thành thử nhìn lên, đôi bàn tay ấy lại như
đang hái mây bông nõn nà.
(Trần Quốc Toàn)
Dựa vào bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện
theo yêu cầu của bài tập:

Câu 1. Cô bé Huỳnh Điển dẫn tác giả đi đâu?

a. Ra sông
b. Hái hoa
c. Vào rừng điên điển
d. Đi chơi quanh xóm
Câu 2. Vì sao cô bé mang tên Huỳnh Điển?

a. Mẹ bé thường lấy hoa điên điển làm rau ăn khi mang bầu bé.
b. Đó là tên loài hoa đẹp, ăn được lại có nghĩa là pho sách quý.
c. Vì chú nhà thơ thích tên loài hoa đẹp, ăn được nên khuyên ba mẹ bé.
d. Vì đây là một loài hoa đẹp.
Câu 3. Bé Huỳnh Điển và bạn bè bé thường dùng hoa điên điển làm gì?

a. Làm mũ đội đầu.


b. Làm vương miện cho công chúa.
c. Làm một món rau và làm đồ chơi.
d. Cài hoa lên tóc cho đẹp.
Câu 4. Cảnh vật được miêu tả trong đoạn cuối như thế nào?
...........................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Câu 5. Vị ngữ trong câu “Hồi mang bầu cháu nè, má cũng chèo xuồng hái điên điển
đãi một nhà thơ ghé chơi trường này” là những từ ngữ nào?

a. mang bầu cháu, hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này.
b. cũng chèo xuồng hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này.
c. hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này.
d. đãi một nhà thơ ghé chơi trường này

Câu 6. Đoạn cuối của bài văn trên (Từ “Cô bé” đến “nõn nà”) có mấy câu có hình
ảnh so sánh? Đó là hình ảnh nào?

...........................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Tên cháu còn có nghĩa là một pho sách quý.
……………………………………………………………………………………….
Câu 8. Bộ phận im đậm trong câu “Xuồng lẫn vào hoa vàng” trả lời cho câu hỏi
nào?

a. Làm gì? b. Là gì? c. Thế nào? d. Như thế nào?

Câu 9. Xác định các danh từ, động từ, tính từ (DT, ĐT, TT) trong các từ được gạch
chân ở câu văn sau.
Xuồng lẫn vào hoa vàng, cô bé đứng trên xuồng với tay hái những bông vàng ấy.

Câu 10. Đặt 1câu kể Ai thế nào? để nói về vẻ đẹp của một loài hoa em yêu thích.
...........................................................................................................................................
..................................................................................................................................

You might also like