You are on page 1of 1

GV: Đoàn Việt Tuấn

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


(PHẦN TỰ LUẬN)
Bài 1.
Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4.10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong
chân không.
a) Xác định độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích?
b) Xác định vectơ lực tác dụng lên điện tích q0 = 3.10-6 C đặt tại trung điểm AB.
c) Phải đặt điện tích q3 = 2.10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?
Bài 2.
Hai điện tích q1 = 2.10-8 C và q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí cách nhau
8 cm. Một điện tích q3 đặt tại C.
a) C ở đâu để q3 cân bằng.
b) Dấu và độ lớn của q3 để q1 và q2 cũng cân bằng (hệ điện tích cân bằng).
Bài 3.
Một điện tích Q, khi đặt trong nước (có ε = 81) thì gây ra tại điểm M cách nó một
khoảng r1 = 35 cm một điện trường có cường độ E1 = 1,5.104 V/m. Hỏi: Khi đặt điện tích
này trong không khí, thì nó gây ra tại điểm N cách nó một khoảng r1 = 45 cm một điện
trường có cường độ E2 bằng bao nhiêu?
Bài 4.
Hai điện tích thử q1 , q2 (với q1 = 3q2) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện

trường. Lực tác dụng lên q1 là F1, lực tác dụng lên q2 là F2 (với F1 = 3F2).

Tính tỉ số cường độ điện trường tại A và B.


Bài 5.
Một điện tích điểm q = 4 (C) lần lượt được đặt tại các đỉnh của một tam giác MNP,
vuông tại P, trong điện trường đều, có cường độ E = 200 (V/m). Cạnh MN = 10 (cm); cạnh
NP = 8 (cm). Biết MN  E . Tính thế năng của q tại các đỉnh M, N, P của tam giác. Chọn
gốc điện thế tại P.

--------------------------------------------- Hết -------------------------------------------

−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−− Trang 1 −−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−

You might also like