You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA LẦN I

Bài 1: Cho hai điện tích q1 = 2 µC và q2 = 8 µC đặt tại hai điểm A và B trong chân không, AB = 30 cm. Xác
định vị trí của điểm M để khi đặt tại M điện tích qo bất kì thì lực điện tổng hợp tác dụng lên qo là bằng 0 ?

  90o ) trong điện


Bài 2: Cho 3 điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông ( AC = 8 cm, AB = 6 cm, BAC
trường đều, cường độ E = 1000 V/m. Đường sức điện trường song song với AC, chiều đường sức là chiều từ A
đến C.

a) Tính hiệu điện thế giữa các điểm A – B, A – C, B – C ?

b) Tính công của lực điện để dịch chuyển một electron từ điểm B đến điểm C ?

c) Một electron chuyển động không vận tốc ban đầu, xuất phát tại A. Xác định vận tốc của electron đó khi nó di
chuyển C của tam giác trên ?

Bài 3: Tụ phẳng không khí có điện dung C = 2 pF, được tích điện đến hiệu điện thế U = 600V.

a) Tính điện tích Q của tụ điện ?

b) Ngắt tụ điện khỏi nguồn. đưa hai bản tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp 2 lần. Tính điện dung C1, điện tích
Q1 và hiệu điện thế lúc đó ?

c) Vẫn nối tụ với nguồn, đưa hai bản tụ ra xa khoảng cách tăng gấp 2 lần. Tính C2; Q2 và U2 khi đó ?

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết C1 = 6 µF, C2 = 3 µF, C3 = 6 µF, C4 = 1 µF, UAB = 60 V. Tính

a) Điện dung của bộ tụ ?

b) Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ ?

c) Hiệu điện thế UMN ?


Bài 5: Cho mạch điện như hình. Biết UAB = 24 V, R1 = 3 Ω, R2 = R3 = R4 = 6 Ω.

a) Tìm điện trở tương đương toàn mạch ?

b) Xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế của mỗi điện trở và số chỉ ampe kế ?

c) Công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch CB ?

d) Vẽ lại sơ đồ mạch điện khi nối tắt qua ampe kế ( nối tắt nghĩa là bỏ ampe kế đi, chỉ còn đoạn dây dẫn ) ?

You might also like