You are on page 1of 4

KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN MARKETING CĂN BẢN

Câu 1: Việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước thuộc môi trường vĩ
mô nào? Tại sao?

Việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước thuộc môi trường vĩ mô kinh tế
vì việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng tại một quốc gia có thể ảnh hưởng đến nền
kinh tế theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

Tác động đến lạm phát: Khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn tăng lên làm cho nhu
cầu tiêu dùng và đầu tư bị giảm xuống, từ đó giúp làm chậm tốc độ tăng giá và kìm
hãm lạm phát. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí vay vốn giảm xuống khiến cho
nhu cầu tiêu dùng, đầu tư tăng lên và điều này có thể dẫn đến lạm phát tăng.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế: Lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế. Khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn sẽ tăng lên, khiến cho doanh
nghiệp khó tiếp cận vốn hơn. Điều này có thể làm giảm đầu tư và sản xuất, từ đó
kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí vay vốn sẽ giảm
xuống, doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn hơn, giúp thúc đẩy đầu tư và sản xuất, từ đó
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng của một nước còn ảnh
hưởng đến việc thu hút đầu tư tại đất nước đó. Khi lãi suất cao sẽ làm tăng giá trị
tiền tệ của quốc gia so với các quốc gia khác, từ đó thu hút được nhiều nguồn đầu
tư và tăng cường xuất khẩu. Ngược lại, khi lãi suất thấp sẽ làm giảm giá trị tiền tệ,
từ đó làm tăng cường nhập khẩu.

Tác động đến tỷ giá hối đoái: Khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài,
đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá so với đồng ngoại tệ. Ngược lại, khi lãi suất
trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài, đồng nội tệ sẽ có xu hướng giảm giá so
với đồng ngoại tệ.

Ngoài những tác động kể trên, việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng nhà nước còn
tác động đến một số yếu tố khác của nền kinh tế.
Câu 2: Hãy trình bày phương pháp xác định một bản câu hỏi. Theo anh/ chị,
giai đoạn nào là quan trọng nhất? Tại sao?
* Phương pháp xác định một bản câu hỏi:
1. Phân tích yêu cầu thông tin của vấn đề nghiên cứu
Đầu tiên, người nghiên cứu cần phân tích yêu cầu thông tin của vấn đề nghiên
cứu để có thể xác định được các câu hỏi cần thiết cho việc thu thập dữ liệu.
2. Phát triển và sắp xếp các câu hỏi
Sau khi đã xác định được yêu cầu thông tin, người nghiên cứu cần đặt ra các
câu hỏi cụ thể để thu thập dữ liệu. Câu hỏi cần phải được xây dựng một cách rõ
ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đáp ứng được mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra.
3. Đánh giá các câu hỏi ( hiểu, có thể và muốn trả lời câu hỏi không)
Sau khi đã phát triển các câu hỏi, người nghiên cứu cần đánh giá các câu hỏi
để đảm bảo rằng chúng dễ hiểu, rõ ràng, người được hỏi có thể trả lời và muốn
trả lời.
4. Đánh giá các từ trong từng câu hỏi
Người nghiên cứu cần xem xét kỹ các từ ngữ sử dụng trong từng câu hỏi để
đảm bảo chúng dễ hiểu, chính xác, hợp ngữ cảnh và không gây ra hiểu lầm cho
người được hỏi.
5. Xác định cấu trúc bản câu hỏi ( 3 phần)
Cấu trúc bản câu hỏi cần phải được xác định rõ ràng, khoa học để đảm bảo
thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.
6. Đánh giá câu hỏi và bản câu hỏi.
Giai đoạn này giúp đảm bảo thu được một bản câu hỏi toàn diện, chính xác và
phù hợp. Cần kiểm tra xem liệu rằng các câu hỏi có đảm bảo việc thu thập đầy đủ
các thông tin cần thiết không. Sau giai đoạn này, chúng ta sẽ thu được một bản
câu hỏi hoàn chỉnh để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

* Phân tích yêu cầu thông tin của vấn đề nghiên cứu là giai đoạn đầu tiên và quan
trọng nhất trong việc xác định một bản câu hỏi. Mục đích của giai đoạn này là xác
định rõ những thông tin cần thu thập từ cuộc khảo sát để giải quyết vấn đề nghiên
cứu. Người nghiên cứu cần phân tích kỹ lưỡng đề tài nghiên cứu, các mục tiêu, giả
thuyết nghiên cứu, và các biến số cần đo lường để xác định được những thông tin
cần thiết. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng của bản câu hỏi, bởi nếu không
xác định rõ ràng những thông tin cần phải thu thập thì sẽ rất khó để tạo ra các câu
hỏi phù hợp và thu thập được thông tin chính xác. Các giai đoạn khác cũng rất
quan trọng, nhưng giai đoạn phân tích yêu cầu thông tin là giai đoạn nền tảng, là
tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Nếu giai đoạn này được thực hiện tốt thì các
giai đoạn tiếp theo sẽ dễ dàng thực hiện hơn và bản câu hỏi sẽ có chất lượng cao
hơn, từ đó đảm bảo rằng việc nghiên cứu sẽ có ý nghĩa và hữu ích.

Câu 3: Hãy giải thích các phẩm chất cần có của một tên hiệu. Cho ví dụ minh
họa.
* Giải thích những phẩm chất cần có của một tên hiệu:
- Nhãn hiệu phải nói lên lợi ích, chất lượng của sản phẩm vì tên nhãn hiệu là
một cách để thể hiện giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Một tên nhãn hiệu nói
lên lợi ích và chất lượng của sản phẩm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về
những gì mà sản phẩm mang lại, từ đó thúc đẩy họ mua hàng.
Ví dụ:
 Nhãn hiệu “Clear” là một nhãn hiệu dầu gội đầu đã nói lên được lợi ích cũng
như là chất lượng của sản phẩm chính là làm sạch da đầu, giúp loại bỏ gàu.
 Nhãn hiệu “Closeup” là nhãn hiệu kem đánh răng cũng là một ví dụ về nhãn
hiệu nói lên lợi ích, chất lượng sản phẩm, giúp thể hiện được tác dụng của
kem đánh răng đó chính là giúp răng trắng sạch, loại bỏ mùi hôi miệng từ đó
giúp sát gần nhau hơn.
 “Google” đây là nhãn hiệu bắt nguồn từ lỗi phát âm của từ "googol" nghĩa là
một con số rất lớn, thể hiện cho khả năng tìm kiếm thông tin khổng lồ của
Google.
- Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ vì điều này sẽ giúp cho người
tiêu dùng dễ ghi nhớ tên của nhãn hiệu tránh bị nhầm lẫn với các nhãn hiệu
khác khi mua hàng, đồng thời cũng thuận tiện hơn trong việc quảng bá sản
phẩm đến các quốc gia khác nhau vì hạn chế được tình trạng khi đưa sản phẩm
đến một quốc gia nào đó nhưng nhãn hiệu lại quá khó đọc đối với họ.
Ví dụ: Các thương hiệu dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ: Coca-Cola, Nike,
Google, Apple, Samsung, Oreo,… đều được đông đảo mọi người biết đến và tin
dùng ở nhiều quốc gia khác nhau.
- Nhãn hiệu phải độc đáo, đặc biệt vì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm
cùng loại, việc có một nhãn hiệu độc đáo sẽ giúp phân biệt sản phẩm của mình
với các sản phẩm khác từ đó giúp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, việc có một nhãn hiệu độc đáo sẽ giúp dễ dàng trong việc đăng kí bảo
hộ hơn vì hạn chế khả năng bị trùng tên nhãn hiệu.
Ví dụ: “Netflix” là một dịch vụ phát trực tuyến phim và chương trình truyền
hình. Đây là cái tên kết hợp từ chữ "net" trong "Internet" và phiên âm cách điệu
"flix" của từ "flicks", nghĩa là phim.
- Nhãn hiệu phải tránh có ý nghĩa xấu khi dịch sang tiếng nước ngoài vì đôi khi
trong ngôn ngữ mà chúng ta dùng để đặt tên nhãn hiệu thì tên ấy mang ý nghĩa
không xấu tuy nhiên khi dịch sang tiếng của một quốc gia khác thì lại mang một
ý nghĩa thô tục, kém văn hóa. Từ đó, gây khó khăn cho việc xuất khẩu các sản
phẩm ra thị trường nước ngoài.
Ví dụ:
 Tránh đặt tên nhãn hiệu có chứa từ “Dung” vì trong tiếng Anh, “Dung” là
một từ mang nghĩa không đẹp đẽ như tên gốc trong tiếng Việt, đặc biệt cần
tránh dùng tên này khi kinh doanh về mặt hàng thức ăn
 Cotto (Thái Lan) bị hủy bỏ hiệu lực một phần đối với thiết bị vệ sinh vì Cotto
trong tiếng Ý có nghĩa là nung, gạch nung.
- Nhãn hiệu có thể mang đăng kí và được bảo hộ bởi pháp luật. Tốt nhất là nên
nộp đơn sớm nhất có thể, ngay cả khi chưa đi vào hoạt động kinh doanh để đảm
bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Khi đã đăng kí nhãn hiệu thì sẽ được bảo hộ bởi
pháp luật độc quyền trong những lĩnh vực đăng ký và các lĩnh vực liên quan.
Các bên khác đều không được sử dụng và không thể đăng ký nhãn hiệu giống
hoặc tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương tự và
vì thế sẽ giúp hạn chế và ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhãn hiệu (bắt
chước, ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu,…).
Ví dụ: Gạo ST25 là một loại gạo ngon của nước ta do kỹ sư Hồ Quang Cua
nghiên cứu ra, tuy nhiên ta không thể xuất khẩu loại gạo này sang Mĩ và Úc với
nhãn hiệu “ST25” vì vào năm 2021 ít nhất có 6 công ty đã nộp đơn đăng ký
nhãn hiệu “ST25” ở nước ngoài, trong đó có 5 công ty ở Mỹ và 1 công ty ở Úc.
Sau đó, loại gạo này đã được đổi tên thành “Gạo Ông Cua”.

You might also like