You are on page 1of 1

ĐỀ THI CUỐI KỲ MÔN PHƯƠNG PHÁP SỐ

Mã HP: MI3042 – Học kỳ: 20201 – Thời gian: 90 phút

*****************

Câu 1.

Cho dãy giá trị hàm Gamma tại một số mốc trên đoạn [1;2] với khoảng cách đều h = 0.05 như sau:
1.00000; 0.97350; 0.95135; 0.93304; 0.91817; 0.90640; 0.89747; 0.89115; 0.88726; 0.88565;
0.88623; 0.88887; 0.89352; 0.90012; 0.90864; 0.91906; 0.93138; 0.94561; 0.96177; 0.97988;
1.00000.

a. Xác định đa thức nội suy bậc 4 phù hợp để tính giá trị hàm Gamma và đạo hàm của nó tại t = 1.38.
và tính các giá trị đó. Trình bày sơ lược thuật toán bạn sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trên.

b. Giải gần đúng phương trình  ( t ) = 0.8915. Nói rõ cách giải và giải thích tại sao.

c. Dùng phương pháp bình phương tối thiểu tìm hàm xấp xỉ cho Gamma với bảng dữ liệu trên. Thực
hiện nhiệm vụ ở câu a, b, và so sánh kết quả, đưa ra ý kiến nhận xét.

Câu 2.

 x ' = −2 x + y, x ( 3) = 1
Cho bài toán giá trị ban đầu: 
 y ' = x − 2 y, y ( 3) = −0.5.

a. Dùng công thức hình thang và công thức RK4 giải gần đúng bài toán trên đoạn [3,6] với bước
h = 0.1 . Ghi rõ 6 điểm tìm được tương ứng với các bước lưới t1 , t2 , t3 , t28 , t29 , t30 . Vẽ đường cong
nghiệm trên hệ toạ độ ( x, y ) với kết quả tìm được theo cả hai công thức và so sánh
b. Tìm miền ổn định tuyệt đối của công thức hình thang.
c. Hàm spline bậc 3 là gì? Nêu thuật toán xác định hàm sline bậc 3. Sử dụng các mốc t2k , k = 0, 4
xấp xỉ spline bậc 3 các hàm nghiệm x ( t ) , y ( t ) với dữ liệu thu được từ ý a. Dùng hàm xấp xỉ
spline tìm các điểm của đường cong nghiệm tại t2k +1 ; k = 0,3 và so sánh với kết quả ở ý 1.

SV được phép sử dụng tài liệu, laptop; không trao đổi tài liệu, laptop; không kết nối mạng trong
quá trình thi.

You might also like