You are on page 1of 26

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ

DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC 2
5.1. Tổng mặt bằng 2
5.2. Cơ sở thiết kế phần xây dựng 3
5.2.1. Tải trọng tĩnh..................................................................................................4
5.2.2. Tải trọng động................................................................................................5
5.2.3. Các tải trọng và lực khác................................................................................6
5.3. Cao độ san nền và các giải pháp san gạt mặt bằng 7
5.4. Các giải pháp xây dựng chính 9
5.4.1. Giải pháp gia cố nền móng.............................................................................9
5.4.2. Giải pháp kiến trúc.......................................................................................10
5.4.3. Giải pháp kết cấu..........................................................................................10
5.4.4. Giải pháp thiết kế chống động đất................................................................11
5.5. Các hạng mục xây dựng chính 12
5.5.1. Khu vực lò hơi và thiết bị phụ.....................................................................12
5.5.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu.......................................................................15
5.5.3. Gian tua bin, máy phát, phòng điều khiển trung tâm và phòng điều khiển
điện. ......................................................................................................................15
5.5.4. Nhà mái che cho toàn bộ nhà máy...............................................................17
5.5.5. Các hạng mục xây dựng khác......................................................................18
5.5.6. Cảnh quan nhà máy......................................................................................20
5.6. Trạm biến áp và đường dây 22kV đấu nối 20
5.6.1. Các tiêu chuẩn và phần mềm áp dụng..........................................................20
5.6.2. Giải pháp xây dựng phần TBA Xuân Sơn...................................................22
5.6.3. Giải pháp xây dựng đường dây đấu nối.......................................................24

Viện Năng Lượng


Trang 1/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC

5.1. Tổng mặt bằng

Căn cứ vào quy mô công suất dự án Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn,
tổng mặt bằng của dự án cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, vận
hành, sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình xây dựng và khai thác.
Công tác thiết kế tổng mặt bằng dự án được thực hiện theo nguyên tắc:
- Đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và vận hành.
- Tận dụng tối đa lượng rác thải sinh hoạt.
- Tận dụng tối đa điều kiện địa hình của địa điểm xây dựng nhằm giảm thiểu
chi phí trong quá trình chuẩn bị mặt bằng xây dựng dự án.
- Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi
trường, hệ thống giao thông đường bộ và an ninh quốc phòng của địa
phương.
- Tận dụng tốt các cơ sở hạ tầng sẵn có của khu vực, diện tích chiếm đất phù
hợp, giảm thiểu chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Bố cục chặt chẽ, gọn gàng, vị trí các khu vực phù hợp với dây chuyền công
nghệ của nhà máy.
- Các hạng mục công trình trong dự án được bố trí, lựa chọn, thiết kế hợp lý
nhằm thuận lợi trong xây dựng, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng.
- Các hạng mục công trình của dự án có giải pháp kết cấu hợp lý, kiến trúc
hiện đại, bền, đẹp, có bố trí cây xanh, cảnh quan phù hợp.
- Dự án xây dựng Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn có công suất xử lý 1.000
tấn/ngày dự kiến có tổng diện tích đất sử dụng là 4,06 ha (40.600 m2).
Tóm tắt các hạng mục cơ bản của Nhà máy xử lý rác thải thu hồi điện Xuân
Sơn được nêu cụ thể trong bảng sau:

Viện Năng Lượng


Trang 2/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc

Bảng 5.1: Cơ cấu sử dụng đất của Dự án


TT Hạng mục Đơn vị Diện tích %
A Các hạng mục chính
Diện tích chiếm đất của nhà máy (bao gồm
1 cả phần ngoài hàng rào nơi đã san gạt mặt m2 40.600 100
bằng tạo thành các bờ ta luy)
B Các hạng mục chính và phụ trợ
1 Khu vực nhà máy chính m2 8.340 20,5
2
2 Nhà hành chính m 269 0,66
3 Sân phân phối điện m2 390 0,96
4 Trạm xử lý nước thải m2 340 0,83
5 Kho dầu nhiên liệu m2 120 0,29
6 Khu vực ngưng tụ làm mát bằng không khí m2 930 2,30
7 Bể chứa nước ngưng tụ m2 50 0,12
8 Nhà kho vật tư m2 340 0,83
9 Đường giao thông (gồm bãi đỗ, cầu cân) m2 9.600 23,6
10 Thảm cỏ, cây trong tường rào m2 8.120 20
11 Tường rào, cây, bờ ta luy… m2 12.101 29,91
Tổng m2 40.600 100
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD- Quy hoạch
xây dựng thì mật độ và tỷ lệ chiếm đất của các hạng mục công trình đạt yêu
cầu theo Quy chuẩn.

5.2. Cơ sở thiết kế phần xây dựng

Các hạng mục công trình của Dự án Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn sẽ được
thiết kế, thi công xây dựng tuân thủ theo các Quy phạm và tiêu chuẩn hiện
hành của Việt Nam.
Việc áp dụng quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài sẽ tuân thủ
theo các quy định tại Thông tư số 18/2010/TT-BXD: “Quy định việc áp dụng
quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng” ngày 15/10/2010 do Bộ Xây
dựng ban hành, hoặc qui định mới nhất vào thời điểm thực hiện dự án. Trong
đó các số liệu đầu vào bắt buộc áp dụng trong điều kiện thực tế của Việt Nam

Viện Năng Lượng


Trang 3/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
như: số liệu về khí tượng thời tiết - điều kiện địa chất thuỷ văn – vùng động
đất - phòng chống cháy nổ - an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn nước ngoài/quốc tế đều
có thể được chấp nhận nếu đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Đảm bảo tính đồng bộ
và tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án trong toàn bộ
quá trình khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản xuất và chế tạo, thi công lắp đặt và
thử nghiệm- nghiệm thu công trình; (ii) Tuân thủ các yêu cầu của quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định
của pháp luật; (iii) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đã ban hành không
tiên tiến bằng tiêu chuẩn nước ngoài thì được phép áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài; (iv) Trong những lĩnh vực Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thì cần thiết
phải áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài/ quốc tế tiên tiến và đã được công
nhận.
Đối với tải trọng liên quan đến thiết bị, số liệu sẽ do nhà chế tạo cung cấp.

5.2.1. Tải trọng tĩnh

Tải tĩnh được dùng trong thiết kế là trọng tải của các thành phần kết cấu, các
vật liệu và các thiết bị cố định được đặt trên hoặc là tựa vào kết cấu này. Các
tải trọng liên quan tới các thiết bị được tính toán phù hợp với dữ liệu của nhà
sản xuất thiết bị. Ngoài những quy định khác, các đơn vị tải trọng của vật liệu
dùng cho tính toán khả năng tải tĩnh như sau:
 Tường khối (Dày 100mm): 1,34 kN/m2 ( 137 kg/m3)
 Tường khối (Dày 150mm): 2,01 kN/m2 ( 205 kg/m3)
 Tường khối (Dày 200mm): 2,68 kN/m2 ( 273 kg/m3)
 Tường gạch (Dày 100mm): 2,26 kN/m2 ( 231 kg/m3)
 Bê tông cốt thép: 24,0 kN/m3 (2,450 kg/m3)
 Bê tông lót: 22,5 kN/m3 (2,300 kg/m3)
 Đất: 17,7 kN/m3 (1,800 kg/m3)
 Thép: 77,0 kN/m3 (7,850 kg/m3)
 Nước ngọt: 9,8 kN/m3 (1,000 kg/m3)

Viện Năng Lượng


Trang 4/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
5.2.2. Tải trọng động

Tải trọng động đưa vào tính toán thiết kế các hạng mục công trình của Dự án
Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn được lấy theo TCVN 2737:1995.
a. Tải tác động
Các tải tác động khác sử dụng trong tính toán khả năng chịu lực của kết cấu
được lấy theo TCVN 2737:1995.
Bảng 5.2: Bảng tải trọng động
Tải trọng động
Vị trí
(kPa)*
Sàn tầng trệt:
- Các vị trí nói chung 17
- Sàn bê tông hoặc tấm đan 10
- Phòng thay đồ hoặc phòng làm việc 4
Sàn tầng trên:
- Các vị trí nói chung 17
- Sàn bê tông 10
- Sàn lưới thép 5
- Cầu thang 5
- Mái 2,5
- Sàn vận hành 4
Sàn vận hành gian máy chính:

- Bê tông 17
- Lưới thép 5
- Khu vực đặt tua bin, máy phát 30
- Sàn trung gian (dưới sàn vận hành) 10
- Phòng điều khiển điện 10
- Phòng thiết bị điện 10
- Kho 10
Ghi chú (*):
- Các tải trọng nêu trên không bao gồm tải trọng của máy móc, thiết bị,
đường ống và cáp. Những tải trọng này sẽ được tính đến trong giai đoạn
thiết kế và được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị.

Viện Năng Lượng


Trang 5/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
- Tải trọng tạm thời theo điều kiện xây dựng và lắp đặt cũng sẽ được xem
xét.
b. Tải trọng gió
Tải trọng gió sẽ được xác định theo tiêu chuẩn: TCVN 2737-1995 - Tải trọng
và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế và Thông tư 29/2009/TT-BXD ngày
14/08/2009 của Bộ Xây dựng về việc: “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng”.
Nhà máy nằm trong khu vực có áp lực gió trung bình, ảnh hưởng của gió bão
(khu vực IIB) với áp lực gió tiêu chuẩn là: W0 = 95 daN/m2 (Phụ lục E –
TCVN 2737:1995 – Ba Vì, Hà Nội).
W0 được xác định từ vận tốc gió v0 – vận tốc gió ở độ cao 10m so với mốc
chuẩn (vận tốc trung bình trong khoảng thời gian 3 giây bị vượt trung bình 1
lần trong 20 năm) ứng với địa hình dạng B (độ nhám bề mặt z0 = 0,005).

5.2.3. Các tải trọng và lực khác

Các tải trọng và lực khác được xem xét đề cập trong thiết kế bao gồm nhưng
không hạn chế các tải trọng và lực sau: Áp lực đất, áp lực nước, tải trọng do
môi trường, ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, ảnh hưởng do co ngót, lún …
Yêu cầu thiết kế chống động đất.
Tính toán thiết kế chống động đất cho các hạng mục của dự án tuân thủ theo
TCVN 9386:2012 “Thiết kế công trình chịu động đất”.
Theo phụ lục E - TCVN 9386:2012, hệ số mức độ tầm quan trọng của dự án là
I = 1,0 (Công trình có tầm quan trọng sống còn với việc bảo vệ cộng đồng,
chức năng không được gián đoạn trong quá trình xảy ra động đất, H ≥ 50m).
Theo phụ lục H - TCVN 9386:2012, hệ số đỉnh gia tốc nền của khu vực huyện
Ba Vì – Hà Nội: ag = 0,1167g (Trạm quan trắc Thị trấn Ba Vì), quy đổi từ đỉnh
gia tốc nền sang cấp động đất (Thang MSK-64) thì Nhà máy xử lý rác thu hồi
điện Xuân Sơn được tính toán đối với cấp động đất VII.
Gia tốc nền thiết kế tại khu vực là: ag = I×ag = 0,1167g > 0,04g. Khu vực dự
án có động đất, cần thiết phải thiết kế kháng chấn với các hạng mục quan
trọng.

Viện Năng Lượng


Trang 6/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Bảng 5.3- Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất
Thang MSK-64 Thang NM
Cấp động đất Đỉnh gia tốc Cấp động đất Đỉnh gia tốc
nền (a)g nền (a)g
V 0,012-0,03 V 0,03 - 0,04
VI > 0,03 - 0,06 VI 0,06 - 0,07
VII (*) > 0,06 - 0,12 VII 0,10 - 0,15
VIII > 0,12 - 0,24 VIII 0,25 - 0,30
IX > 0,24 - 0,48 IX 0,50 - 0,55
X > 0,48 X > 0,60
(*) Cấp động đất của Dự án

5.3. Cao độ san nền và các giải pháp san gạt mặt bằng

Do điều kiện đặc thù của dự án là xây dựng mới dây chuyền công nghệ xử lý
chất thải rắn để phát điện trên khu đất đã được quy hoạch xây dựng và đang
hoạt động của Bãi xử lý rác Xuân Sơn. Nên cao độ san nền của nhà máy được
lựa chọn sẽ căn cứ vào:
Theo báo cáo khảo sát địa hình của Công ty tư vấn kỹ thuật hạ tầng Golden
Earth –Viện nền móng và công trình ngầm lập tháng 12 năm 2018 cho thấy;
Tọa độ theo hệ Quốc gia VN2000, kinh tuyến trục Lo=105 o 00’, múi chiếu 3o.
Độ cao theo hệ độ cao Quốc gia (Hòn Dấu - Hải Phòng).
Địa hình hiện trạng khu vực dự án là khu dân cư đã được di dời giải phóng
mặt bằng. Địa hình dốc đều từ hướng Bắc xuống Nam, với cao độ:
- Cao nhất +31,7m
- Thấp nhất +24,1m
Vì là khu dân cư đã di dời nên trong mặt bằng hiện trạng còn những vườn cây
ăn quả, cây công nghiệp, nền móng nhà cũ, ao chuôm xây cạp bờ và đường
đất. Bao quanh khu đất là đường liên xã Xuân Sơn dải nhựa asphalt (phía Bắc
và phía Đông).
 Giải pháp san nền:

Viện Năng Lượng


Trang 7/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Quy trình san lấp chuẩn bị mặt bằng cụ thể là: khảo sát địa hình → phát quang
chướng ngại vật trên nền → cắm cọc mốc phạm vi san lấp → cắm cọc mốc
cao trình → dựng lưới chắn vuông và đo độ cao → tính toán khối lượng đất
đào và đất lấp → san lấp đất → lu lèn và đầm nén công trường → nghiệm thu.
Công tác chuẩn bị mặt bằng dự án được thực hiện và tuân thủ theo tiêu chuẩn
TCVN 4447:2012 – Công tác đất – Thi công và nghiệm thu. Sau khi chuẩn bị
mặt bằng, toàn bộ mặt bằng nhà máy sẽ được đầm chặt với hệ số đầm chặt là
K=0,95.
Nguyên tắc thiết kế san nềnTránh ngập úng cục bộ vào mùa mưa. Thoát nước
bề mặt tốt.
Cao độ san nền được thiết kế trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật,
đồng thời xem xét tới các yếu tố kinh tế của dự án. Các căn cứ để lựa chọn cao
độ san nền cho dự án như sau:
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể khu xử lý rác Xuân Sơn.
- Căn cứa vào cao độ nền các công trình lân cận như khu lò đốt rác có cao độ
nền là +30,00m.
- Căn cứ vào cao độ mặt đường trong quy hoạch đi sát nhà máy.
- Căn cứ vào mức nước cao nhất hồ Xuân Khanh về mùa mưa.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát và phỏng vấn người địa phương về vết lũ,
lụt,úng khu vực dự án. Kết quả cho thấy trong vòng 100 năm qua khu vực
dự án không có lũ, lụt, úng.
- Đảm bảo tận dụng hết được đất những khu vực cao khi đào để san lấp vào
vùng thấp hơn.
- Căn cứ vào điều kiện địa hình thực tế, căn cứ vào mặt bằng bố trí dây
chuyền công nghệ. Trong phạm vi nhà máy, chọn giải pháp để san nền là
san nền toàn bộ, toàn bộ mặt bằng xây dựng dây chuyền công nghệ sẽ được
san phẳng kinh tế và tối ưu nhất .
- Căn cứ vào đặc điểm địa chất khu vực nhà máy và theo TCVN –
4514:2012, chọn độ dốc san nền khu vực nhà máy là: i = 0,003÷0,005, đối
với địa hình dự án chọn độ dốc san nền là i = 0,003.
Từ các căn cứ trên việc lựa chọn cao độ san nền là: Chỗ cao nhất +30,05m,
chỗ thấp nhất: +29,52m (theo hệ cao độ Quốc gia).

Viện Năng Lượng


Trang 8/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
5.4. Các giải pháp xây dựng chính

5.4.1. Giải pháp gia cố nền móng

Các giải pháp gia cố nền móng được dựa trên một số đặc điểm về điều kiện
khu vực như sau:
Nhà máy nằm trong khu vực có lực gió trung bình (khu vực IIB với áp lực gió
tiêu chuẩn ở độ cao 10m là W0tc = 95 daN/m2)
Khu vực xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn” xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì có có cấp động đất và hệ số đỉnh gia tốc nền ở mức trung
bình (Cấp 7/10 – hệ MSK – 64, hệ số đỉnh gia tốc nền (a)g = 0,1167g).
Các lớp địa chất tuy có bề dày không đồng đều nhưng đều có cường độ đạt
trung bình khá trở lên.
Kết cấu nền móng được tính toán, thiết kế đảm bảo độ bền, ổn định dưới tác
động của các loại tải trọng tác động vào cấu kiện, với một số hạng mục còn
thiết kế chống lại sự ăn mòn do axit, nước ngầm (sử dụng loại bê tông chống
thấm).
Một số giải pháp nền móng được sử dụng trong dự án “Xử lý rác thu hồi điện
Xuân Sơn” như sau:
Đối với các hạng mục công trình có tải trọng lớn như: móng của ống khói,
quạt hút, tua bin & máy phát điện, máy phát khẩn cấp, thiết bị ngưng tụ, hệ
thống làm sạch khí thải, lò hơi thu hồi nhiệt, silo, và nhà máy sử dụng móng
cọc đóng bê tông cốt thép kích thước D350 - D500. Chiều sâu hạ cọc tính từ
cao độ san nền đến lớp 4 đến lớp 6 tùy từng vị trí và chiều sâu của lớp đất đủ
khả năng chịu lực.
Với các hạng mục có tải trọng nhỏ như: Móng nhà khí nén và quạt làm mát
cho bình ngưng, khu xử lý nước, khu vực tháp làm mát, nnhà hành chính, nhà
bảo vệ… đặt trực tiếp móng lên nền tự nhiên, chỉ cần đầm chặt nền đất (với
K=0,95) trước khi đổ bê tông lót móng.

5.4.2. Giải pháp kiến trúc

Các giải pháp kiến trúc dùng trong nhà máy được xác định là:
- Bền, đẹp, hiện đại và kinh tế.

Viện Năng Lượng


Trang 9/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
- Các gam mầu được lựa chọn cần có màu sắc hài hoà, phù hợp với chức
năng và kích thước, hình dáng của từng hạng mục, từng khu vực.
- Phù hợp hướng gió, cảnh quan và khí hậu khu vực.
- Màu xanh được ưu tiên thiết kế cho khu vực để nâng cao điều kiện vi khí
hậu. Giảm ánh sáng trực tiếp cho các bề mặt của nhà máy để giảm lượng
nhiệt thải vào môi trường của nhà máy.
- Vật liệu sử dụng xây dựng nhà máy được lựa chọn sao cho tận dụng được
một cách tối đa các vật liệu sẵn có tại địa phương, sử dụng gam màu sáng.
- Các lớp bảo ôn cũng được dùng để cách nhiệt, các tường cách nhiệt sơn
cũng sẽ được sử dụng.
- Vật liệu chế tạo tại xưởng sẽ được lựa chọn để rút ngắn thời gian thi công.
Thêm vào đó, các giải pháp kiến trúc sẽ dễ dàng thay đổi giữa các cấu trúc
của các gian nhà và gian máy.
- Trồng cây xanh với mục đích tạo cảnh quan thẩm mỹ cho nhà máy, ngoài ra
nó còn để chống nóng, chống bụi và để điều hoà không khí. Cây xanh được
trồng dọc theo hàng rào và các tuyến đường và các khoảng đất dự phòng.
Vị trí cụ thể được thể hiện rõ trong bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng nhà
máy.

5.4.3. Giải pháp kết cấu

- Kết cấu thép: là kết cấu đặc trưng đối với các công trình công nghiệp, có ưu
điểm là trọng lượng bản thân nhẹ, cường độ chịu tải lớn, thời gian lắp dựng
nhanh, tiện lợi cho việc mở rộng và thay thế, được sử dụng cho các hạng
mục công trình có khẩu độ lớn, các hạng mục công trình liên quan đến thiết
bị công nghệ chính trong nhà máy như khu vực lò đốt rác, lò hơi thu hồi
nhiệt, bộ lọc bụi, quạt hút, tháp làm mát, ống khói và các thiết bị phụ.
- Kết cấu bê tông cốt thép: là kết cấu truyền thống với các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp, có ưu điểm là khả năng chịu tải lớn, độ
cứng và ổn định cao, chịu được mọi ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu,
được sử dụng cho các hạng mục công trình đòi hỏi sự vững chắc, kiên cố.
Trong công trình “Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn”, kết cấu bê
tông cốt thép được sử dụng làm khu chứa nhiên liệu rác thải, các bệ đỡ tua
bin máy phát, bệ đỡ móng, kết cấu móng cọc bê tông dự ứng lực PHC.

Viện Năng Lượng


Trang 10/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
- Kết cấu hỗn hợp kết hợp được cả 2 ưu điểm trên được sử dụng cho các hạng
mục công trình đa chức năng, có khẩu độ tương đối lớn và đòi hỏi thời gian
thi công nhanh như kết cấu nhà máy chính

5.4.4. Giải pháp thiết kế chống động đất

Khu vực xây dựng dự án “Xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn” xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì có có cấp động đất và hệ số đỉnh gia tốc nền ở mức trung bình
(Cấp 7/10 – hệ MSK – 64. hệ số đỉnh gia tốc nền (a)g = 0,1167g). Mức độ và
hệ số tầm quan trọng của dự án là: I = 1,0 (Công trình có tầm quan trọng
trong việc ngăn ngừa hậu quả địa chấn).
Căn cứ vào theo phụ lục H - TCVN 9386:2012 các yêu cầu đối thiết kế chống
động đất với một công trình công nghiệp như sau:
Yêu cầu không sụp đổ: Kết cấu được thiết kế thi công để chịu tác động động
đất thiết kế mà không bị sụp đổ cục bộ hay toàn phần, đồng thời giữ được tính
toàn vẹn của kết cấu và còn một phần khả năng chịu tải trọng sau khi động đất
xảy ra.
Yêu cầu hạn chế hư hỏng: Công trình phải được thiết kế và thi công chịu được
tác động động đất có xác suất xảy ra lớn hơn so với tác động động đất thiết kế,
mà không gây hư hại và những hạn chế sử dụng kèm theo vì những chi phí
khắc phục có thể lớn hơn một cách bất hợp lý so với giá thành kết cấu.
Để thoả mãn những yêu cầu trên, các trạng thái giới hạn sau đây cần được
kiểm tra là: Các trạng thái cực hạn và các trạng thái hạn chế hư hỏng.
Các trạng thái cực hạn: là các trạng thái liên quan tới sự sụp đổ hoặc các dạng
hư hỏng khác của kết cấu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của con người.
Các trạng thái hạn chế hư hỏng: là các trạng thái liên quan tới sự hư hỏng mà
vượt quá sẽ làm cho một số yêu cầu sử dụng không còn được thoả mãn.
Các hạng mục tính theo yêu cầu không sụp đổ:
- Khu vực gian lò hơi và thiết bị phụ.
- Khu vực nhà khí nén và quạt làm mát cho bình ngưng.
- Khu vực gian tuabin, máy phát, nhà thiết bị điện.
- Các hạng mục tính theo yêu cầu hạn chế hư hỏng.
- Khu vực bể chứa và xử lý nước sạch.

Viện Năng Lượng


Trang 11/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
- Khu vực tháp làm mát và các bể thu nước.
- Khu vực kho chứa rác.
- Ống khói.
Các biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của động đất như sau:
- Hình dạng kết cấu đơn giản, cân đối trên cả mặt bằng và mặt đứng
- Khớp dẻo được ưu tiên trong bố trí liên kết (tăng cường khả năng tiêu tán
năng lượng do động đất).
- Chia các hạng mục công trình ra thành nhiều đơn nguyên độc lập về mặt
động lực bằng các khe kháng chấn.
- Chọn độ cứng của hệ móng phù hợp đủ để truyền những tác động nhận
được từ kết cấu bên trên xuống nền đất một cách đều đặn.

5.5. Các hạng mục xây dựng chính

5.5.1. Khu vực lò hơi và thiết bị phụ

Công trình “Nhà máy xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn” tại xã Tản Lĩnh, huyện
Ba Vì là một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh thực hiện hai nhiệm vụ chính
là xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất điện từ nguồn nhiệt sinh ra do đốt chất
thải.
1. Lò hơi
Công nghệ lò đốt được áp dụng cho Dự án này là lò đốt kiểu ghi. Với công
nghệ này, đầu tiên, rác được đưa vào lò bằng bộ phận nạp. Lò bao gồm 03 hệ
thống sau:
 Thứ nhất, hệ thống ghi làm khô: nơi rác được sấy khô hợp lý nhằm tạo điều
kiện cho quá trình đốt chính
 Thứ hai, hệ thống ghi đốt chính: chất thải được đốt ở nhiệt độ cao. Không
khí được lấy từ hố chứa rác và cung cấp cho lò đốt như là một nguồn không
khí cho quá trình đốt. Nhiệt độ trong lò được kiểm soát đủ để tránh sự hình
thành dioxin và mùi hôi sinh ra từ quá trình đốt.
 Thứ ba, hệ thống ghi đốt cháy hoàn toàn và xả tro xỉ: Rác chưa được đốt
cháy hoàn toàn từ hệ thống ghi đốt chính sẽ được đốt cháy hoàn toàn tại
đây; các thành phần không cháy được ở nhiệt độ cao (tro) được đưa ra

Viện Năng Lượng


Trang 12/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
ngoài thông qua cửa xả. Tro xỉ (tro đáy) sẽ được thu gom và chuyển sang
sân chứa bằng băng tải.
 Hạng mục công trình chính của hệ thống là gian lò đốt kiểu ghi , lò hơi thu
hồi nhiệt và hệ thống xử lý khói, các quạt kích thước lớn, tháp làm mát, ống
khói cũng như các thiết bị phụ. Tổng diện tích ghi lò hữu ích là 90,18m2
Khung đỡ ghi lò đốt rác từ cao độ GL+15,900m ở ghi sấy đến GL+8,200m
ở ghi đốt cháy kiệt.
Cấu tạo kết cấu từ móng đến đỉnh của hạng mục nhà lò hơi như sau:
Phần cọc móng: Dùng cọc đóng PHC, tiết diện cọc từ D350 đến D500mm,
chiều sâu hạ cọc nằm trong khoảng từ lớp 4 đến lớp 6 phụ thuộc vào tình hình
địa chất của từng vị trí.
Phần đài móng: Kết cấu bê tông cốt thép, kích thước mặt bằng tùy thuộc vị trí,
và số lượng cọc trong đài. Chiều cao đài móng trong khoảng từ 0,8m ÷ 2m.
Hệ thống giằng móng: Kết cấu bê tông cốt thép, kích thước tiết diện giằng
móng là 400×600mm.
Phần thân: Kết cấu khung thép tổ hợp. Kích thước tiết diện cột là từ H200x200
đến BH600x300, kích thước tiết diện dầm từ H200x100 đến H600x300. Kích
thước điển hình của một số cột thép được trình bày dưới đây.
 Cột chống phần dưới là cột thép hình H600x300x25, có các kích thước tiết
diện như sau:

Bc=0,3m
δc=0,025m
H=0,6m
Hb=0,55m
δb=0,015m

 Cột chống phần trên là cột thép hình H400x200x15, có các kích thước tiết
diện như sau:

Viện Năng Lượng


Trang 13/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc

bc=0,2m
δc=0,015m
hb=0,4m
δb=0,015m

Ghi chú: Chi tiết các loại thép hình sử dụng trong cột, khung, thanh giằng lò
hơi xem trong bảng “ Kết quả tính toán cốt thép” phần phụ lục “Phụ lục tính
toán kết cấu CA-01”
Hiện nay, loại thép được sử dụng nhiều nhất là thép SS400 vì nó có cơ tính tốt,
độ bền
cơ học đảm bảo, tính dẻo cao, và dễ hàn. Chọn thép SS400 làm vật liệu chế
tạo kết cấu kim loại của khung lò hơi.
Thép SS400 có các đặc trưng về cơ tính như sau:
 Mô đun đàn hồi (khi kéo) : E=245x106 kN/m2
 Mô đun đàn hồi trượt : G= 80x106 kN/m2
 Giới hạn chảy : δch = 215x103÷245x103kN/m2
 Giới hạn bền : δb = 400x103÷510x103kN/m2
 Khối lượng riêng : ᵧ = 78.3 kN/m3
Kết cấu bao che: Kiểu nửa kín, nửa hở. Phần kín được bao bọc bằng tôn múi.
2. Ống khói
Trong khu vực này có một hạng mục rất quan trọng là ống khói. Ống khói của
nhà máy là ống khói bê tông cốt thép, kiểu tự đứng. Ống khói của nhà máy
được thiết kế cao 60m. Đường kính ngoài D1=8800mm, đường kính trong
D2=8000mm, độ dày thân ống khói là 400mm
Phần thân chịu lực của ống khói bằng bê tông cốt thép có chiều dày thay đổi
tương ứng với độ cao. Phía bên ngoài ống khói bao gồm:
Cầu thang thép có tay vịn dạng xoắn từ cao độ +0,00 đến cao độ +57,0m và
sàn vận hành. Từ cao độ +57m lên đỉnh ống khói là thang thép leo theo chiều
thẳng đứng.

Viện Năng Lượng


Trang 14/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Ống khói được trang bị hệ thống thông tin, tín hiệu phòng không, hệ thống
chiếu sáng và chống sét. Do đây là kết cấu đặc biệt, có chiều cao lớn nên tải
trọng truyền xuống móng trong quá trình làm việc là rất lớn. Móng ống khói
được thiết kế dạng bát giác Dmóng=13m, với các cạnh 4-5,56m, chiều sâu móng
là 2,0m, được gối lên cọc PHC D350-D500mm.

5.5.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Chất thải rắn (CTR) đô thị được vận chuyển đến nhà máy bằng xe tải ép, trước
tiên, qua cầu cân để xác định khối lượng, sau đó di chuyển sang khu vực sàn
tiếp nhận. Tại đây, rác sẽ được nạp và lưu trữ trong hố chứa rác thông qua các
cửa tiếp nhận (tất cả các cửa tiếp nhận luôn đóng, và chỉ có một cửa kiểm soát
được mở ra khi một xe rác đến). Hố chứa rác là một hệ thống khép kín với áp
suất âm được tạo ra bằng cách đưa không khí bị ô nhiễm từ hố chứa để cung
cấp vào lò như là nguồn không khí cần cho quá trình đốt, việc làm này nhằm
loại bỏ mùi hôi từ hố chứa cũng như để kiểm soát và tránh phát tán mùi hôi ra
môi trường xung quanh. CTR đô thị trong hố chứa được xáo trộn liên tục bằng
cần cẩu để đồng nhất chất lượng chất thải cũng như để giảm độ ẩm của hỗn
hợp rác thông qua quá trình làm bốc hơi nước và loại bỏ nước rỉ rác ở đáy hố
chứa. Sau đó, CTR đô thị sẽ được đưa vào phễu nạp của lò đốt bằng cần cẩu.
Kích thước mặt bằng hố chứa CTR là 45,20mx22,10m, sâu 17,7m từ cao độ
nhận rác. Hố thu nước thải rác được đặt ở cao độ thấp hơn đáy của hố rác để
thu nước rỉ rác từ hố rác và kích thước của hố nước thải rác là 7,40m x 16,00m
và cao 3,00m. Kết cấu chính của phần ngầm là tường bể lớn bằng bê tông cốt
thép dày 1,m cao đến cao độ GL +0,20m. Phần trên là nhà khung thép cao đến
cao độ từ GL 32,70m. Kết cấu chính là kết cấu thép, cột đỡ là cột thép, mái
lợp tôn, nền bê tông cốt thép trên cọc PHC, đáy của hố rác dày 2,0m.

5.5.3. Gian tua bin, máy phát, phòng điều khiển trung tâm và phòng điều khiển
điện.

1. Gian tua bin, máy phát


- Kích thước 16x32,5m, cao độ 21,2m.
- Sàn thứ nhất ở cao độ +8,2m làm bằng bê tông cốt thép có độ dày 20cm.

Viện Năng Lượng


Trang 15/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
- Cọc bê tông đúc sẵn cường độ cao, tiết diện cọc D350-D500mm, chiều sâu
hạ cọc vào lớp 4 đến lớp 6 tùy vị trí.
- Khung, cột và hệ thanh giằng thép được chế tạo vật liệu thép JIS-SS400 có
đặc tính cơ lý giống như phần lò hơi
- Cột chống phần dưới là cột thép hình H600x300x25, có các kích thước tiết
diện như sau:

bc=0,5m
δc=0,025m
Hb=0,55m
δb=0,015m

- Cột chống phần trên là cột thép hình H400x200x15, có các kích thước tiết
diện như sau:

bc=0,2m
δc=0,015m
hb=0,4m
δb=0,015m

- Dầm thép tổ hợp H300-H400 có các đặc tính như dưới đây:
Cường độ chịu kéo R=2450kG/cm2
Mô đun đàn hồi E=2100000kG/cm2
Cường độ thép chịu cắt tính toán Rc=1200kG/cm2
Cường độ tính toán của l/k hàn Rgt=1600kG/cm2
Rgh=1800kG/cm2
H/s chiều sâu n/c mối hàn Bh=0,7
Bt=1
Hệ số điều kiện làm việc G=0,95
- Móng tua bin và máy phát:
Viện Năng Lượng
Trang 16/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
 Kích thước 7x14,2m, ở cao độ +8,2m.
 Móng và tường làm bằng bê tông cốt thép.
 Đáy móng dày 2,1m, tường móng và bề mặt dày 1m.
 Cọc bê tông đúc sẵn cường độ cao, tiết diện cọc D400-D500mm, chiều
sâu hạ cọc vào lớp 4 đến lớp 6 tùy thuộc vào vị trí và chiều sâu của lớp
đất chịu lực b. Phòng điều khiển trung tâm
- Kích thước 9x33m, ở cao độ 15,9m.
- Sàn và móng bằng bê tông cố thép, cột bê tông cốt thép.
- Tường xung quanh bằng gạch, bê tông cốt thép, và các vật liệu khác.
2. Phòng điều khiển
- Kích thước 9x33m tại GL + 15,9m
- Nền và sàn bê tông cốt thép, cột bê tông cốt thép.
- Tường bao quanh xây bằng gạch, bê tông cốt thép, các vật liệu khác.
3. Phòng điều khiển điện
Bao gồm phòng tủ điện, phòng máy phát phân phối (25,2x22m) và phòng máy
đóng cắt, sảnh thang máy… (5x24m) ở cao độ +8,2m.
- Sàn và móng bằng bê tông cố thép, cột bê tông cốt thép.
- Tường xung quanh bằng gạch, bê tông cốt thép, và các vật liệu khác.
- Cọc bê tông đúc sẵn cường độ cao, tiết diện cọc D350-D500mm, chiều sâu
hạ cọc vào lớp 4 đến lớp 6 tùy thuộc vào vị trí và chiều sâu của lớp đất chịu
lực.

5.5.4. Nhà mái che cho toàn bộ nhà máy.

Toàn bộ nhà máy chính được bao bọc bởi hệ khung bê tông cốt thép ốp tôn
bên ngoài. Nhà được chia làm 2 khu chính:
Khu 1: Bao gồm khu chứa CTR và nhà căng tin có diện tích mặt bằng
32,5mx63m, cao độ mái +40,700m.
Khu 2: Bao gồm các khu lò hơi, bộ khử bụi lọc túi, khu điều khiển trung tâm
và gian tua bin, máy phát. Kích thước khu này trên mặt bằng 47mx56m ở độ
cao mái +43,500m.

Viện Năng Lượng


Trang 17/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Cả 2 khu có kết cấu chính như sau:
- Cột đỡ là cột thép H300.
- Mái thép tổ hợp không gian.
- Nền bê tông cốt thép dày 30cm.
- Kết cấu bao che: Bằng tôn và dưới chân 0,3m xây tường gạch 220mm.
- Mái bằng tôn và có các cửa thông gió và điều hòa không khí.
- Cửa đi bằng vật liệu chống cháy, cửa sổ bằng khung nhôm kính.

5.5.5. Các hạng mục xây dựng khác

1. Nhà hành chính


Kích thước trên mặt bằng 9,2m x 29,2m. Nhà gồm 2 tầng, sàn tầng 1 có cao độ
+3,9m, mái có cao độ +8,0m. Bên trong bố trí các phòng chức năng phù hợp
với công tác quản lý vận hành của nhà máy nhiệt điện. Cửa sổ bằng vật liệu
khung nhôm kính. Cửa đi bằng khung nhôm kính.
Kết cấu tòa nhà bằng khung bê tông cốt thép, tường bao xây bằng gạch không
nung. Móng bằng bê tông cốt thép với độ sâu chôn móng 1,0m. Đáy móng
được gối trực tiếp trên nền đất..
2. Cổng, tường rào và nhà bảo vệ
Cổng chính của nhà máy được thiết kế là cửa xếp kéo động cơ điện tử. Chiều
dài 13,2m. Tường rào xây gạch bao quanh nhà máy.
Nhà bảo vệ; Nhà bảo vệ có kích thước mặt bằng là 2,5mx4,0m cao 3,45m. nhà
được xây bằng gạch không nung, của sổ cửa đi bằng khung nhôm kính. Mặt
bằng được chia làm 2 phần; phần phòng trực và nhà vệ sinh. Móng bằng bê
tông cốt thép được gối trực tiếp lên nền đất đầm chặt.
3. Gara ô tô và xe máy
Kích thước trên mặt bằng là 6,0m × 24,6m, kết cấu khung ống thép đơn giản,
mái lợp tôn, móng nông đặt trên nền đất đầm chặt.
4. Nhà kho
Kích thước mặt bằng 12,19m x 25,2m cao 4m. Kết cấu cửa sổ bằng khung
nhôm kính, cửa đi bằng khung thép. Mái lợp tôn múi.
5. Khu xử lý nước thải

Viện Năng Lượng


Trang 18/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Khu xử lý nước thải nằm ở phía Bắc khu đất. Theo dây chuyền công nghệ thì
khu xử lý nước được thiết kế các bồn bể bê tông cốt thép và kim loại hoặc
FRP được đặt trên hệ móng bê tông cốt thép.
6. Khu sân phân phối điện
Khu vực sân phân phối điện nằm ở phía Đông khu đất. Theo mặt bằng thiết bị
điện thì sân phân phối có những móng máy biến áp, container điều khiển,
móng cột điện. Các móng này được thiết kế bằng bê tông cốt thép đặt trực tiếp
trên nền đất tự nhiên.
7. Đường giao thông nội bộ
Đường giao thông nội bộ trong nhà máy bao gồm các tuyến đường:
- Đường vận chuyển nhiên liệu/rác.
- Đường vận chuyển tro đáy lò và tro bay.
- Đường bảo dưỡng thiết bị.
- Đường vào khu hành chính.
- Các khoảng trống cho xe quay đầu, sân…
Trong quá trình xây dựng đường nội bộ được chia làm 2 loại; đường tạm thời
(đường phục cụ cho thi công) và đường vận hành lâu dài. Kết cấu đường tạm
thời và là lớp lót đường vận hành lâu dài sau này gồm từ dưới lên trên như
sau:
- Lớp đất đầm nén trên nền đất tự nhiên (hoặc lớp đất đắp san nền) k=0,95
- Lớp đá hộc dày 300mm.
- Lớp cát lót dày 30mm.
- Lớp bê tông B30 dày 150mm.
Đường phục vụ thi công sau đó đổ bê tông hoàn thiện C30 dày 170mm. Giữa
2 lớp bê tông được dải lớp kết dính cường độ cao bằng latex hoặc epoxy.
Kết cấu đường vận hành lâu dài từ dưới lên trên như sau:
- Lớp đất đầm nén trên nền đất tự nhiên(hoặc lớp đất đắp san nền) k=0,95
- Lớp đát hộc dày 300mm.
- Lớp cát lót dày 30mm.
- Lớp bê tông B30 dày 220mm.
8. Hệ thống thoát nước mưa

Viện Năng Lượng


Trang 19/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Hệ thống thoát nước mưa được thiêt kế có độ dốc i= 0,002 theo hướng từ Tây
sang Đông.

5.5.6. Cảnh quan nhà máy

Cảnh quan nhà máy bao gồm hoàn thiện nền các khu vực, trồng cây xanh, tạo
khuôn viên. Tùy thuộc vào các vị trí khu vực chức năng khác nhau mà sẽ sử
dụng hoàn thiện nền là rải đá dăm (khu vực sân phân phối, khu xử lý nước,...),
nền bê tông (khu vực nhà máy chính), trồng cỏ (khu vực hành chính, ...). Các
khu vực nhà hành chính, dọc theo 2 bên đường sẽ được trồng cây (bao gồm cả
cây lấy bóng mát và cây cảnh).

5.6. Trạm biến áp và đường dây 22kV đấu nối

5.6.1. Các tiêu chuẩn và phần mềm áp dụng

TT Mã số Tên tiêu chuẩn

1 QCVN 02-2009/BXD Điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

2 QCVN 07: 2011/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông

3 QCXDVN01:2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

4 QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị

5 QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong xây dựng.

6 QCXDVN01:2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng–An toàn sinh mạng và sức khỏe.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp
7 QCVN 03:2012/BXD
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng ĐT.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật
8 QCVN 07:2010/BXD
đô thị.
9 47/1999/QĐ-BXD Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

10 682/BXD-CSXD Quy chuẩn xây dựng: Tập 1

11 439/BXD-CSXD Quy chuẩn xây dựng: Tập 2,3

12 TCVN 2737-1995 Tiêu chuẩn tải trọng và tác động

13 TCVN 10304-2014 Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế

14 TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc-Thi công và nghiệm thu


Cọc-phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép
15 TCVN 9393:2012
dọc trục
16 18TCN 04-92 Tiêu chuẩn mạ kẽm nhúng nóng

Viện Năng Lượng


Trang 20/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
TT Mã số Tên tiêu chuẩn
TCVN 1876-76 ;
17 Bu lông đai ốc
TCVN 1915 -76.
18 TCVN 1691-75 Hàn liên kết

19 TCVN 9355-2012 Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước

20 TCVN 9361-2012 Công tác nền móng: Thi công và nghiệm thu

21 TCVN 4447-2012
Công tác đất –Quy phạm thi công và nghiệm thu
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn
22 TCVN 9346:2012
trong môi trường biển
22 TCVN 9346:2012 Kết cấu bê tôngvà bêtông cốt thép-yêu cầu bảo vệ chống ăn
mòn trong môi trường biển
23 TCVN 9345:2012 Kết cấu bê tôngvà bê tông cốt thép-hướng dẫn kỹ thuật phòng
chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm

24 TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật
25 TCVN 4506-2012 Nước trộn bê tông và vữa-yêu cầu kỹ thuật
26 TCXD VN305:2004 Bê tông khối lớn-Quy phạm thi công và nghiệm thu
27 TCVN 8828:2012 Bêtông-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
28 TCXD 50/72 Tiêu chuẩn tạm thời để tính diện tích kho bãi lán trại tạm
29 TCVN 4474: 1987 Thoát nước bên trong-Tiêu chuẩn thiết kế
30 TCVN 4513: 1988 Cấp nước bên trong-Tiêu chuẩn thiết kế
31 TCVN 4054:2005 Đườngô tô-Yêu cầu thiết kế
32 TCVN 7571: 2006 Thép hình cán nóng
33 TCVN 7573: 2006 Thép tấm cán nóngliên tục
34 TCVN 7698:2007 Ống thép và phụ tùng đường ống
35 TCVN 1651:2008 Thép cốt bê tông
36 TCVN 7957:2008 Thoát nước-Mạng lướivà công trình bên ngoài-Tiêu chuẩn
thiết kế.
37 TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bêtông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế

38 TCVN 5575:2012 Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế


39 TCVN 9113:2012 Ốngbê tông cốt thép thoát nước
40 TCVN 9258:2012 Chống nóng cho nhà ở-Chỉ dẫn thiết kế
41 TCVN 9362:2012 Nền nhà và công trình
42 TCVN 9366:2012 Cửa đi, cửa sổ

Viện Năng Lượng


Trang 21/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
43 TCVN 9386:2012 Thiết kế công trình chịu động đất
44 TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - Quy phạm thi công và
nghiệm thu

TT Phần mềm áp dụng Chức năng


1 Phần mềm SAP Tính toán kết cấu
2 Phần mềm ETAB Tính toán kết cấu
3 Phần mềm Geo-Slope Tính toán ổn định nền

5.6.2. Giải pháp xây dựng phần TBA Xuân Sơn

5.6.2.1. Tổng mặt bằng và san nền

Khu vực xây dựng TBA được xây trên khu vực đã được san nền thuộc quy mô
của nhà máy.

5.6.2.2. Các giải pháp xây dựng ngoài trời

1. Móng máy biến áp 10MVA


Móng máy biến áp được thiết kế để thể lắp đặt được máy biến áp 22/11kV.
Kết cấu bê tông B15(M200), cốt thép AI và AII có bệ đỡ máy biến áp.
Hố thu dầu:
- Chọn loại hố thu dầu là loại đặt nổi có gờ ngăn, chiều cao của gờ ngăn
0,25m trên mặt nền xung quanh. Có kích thước 6.02x4.92m, tường hố dầu
xây gạch. Đáy hố dầu bằng bê tông B7.5 (M100) được tạo dốc về phía đặt
ống thoát nước và dầu khi có sự cố chảy dầu máy biến áp.
- Hố thu dầu là loại thoát dầu: đáy hố thu dầu có lớp đá (sỏi) kích thước 30-
70mm dày ít nhất là 0,25m để nước và dầu thoát nhanh đồng thời đá ngăn
dầu trong hố tiếp xúc với oxy.
- Dung tích hố thu dầu thỏa mãn các điều kiện sau: Bằng 20% lượng dầu
chứa trong máy biến áp.
- Hệ thống thoát dầu phải đảm bảo đưa lượng dầu và nước (chỉ tính lượng
nước do các thiết bị cứu hoả phun ra) ra nơi an toàn cách xa chỗ gây ra hoả
hoạn với yêu cầu toàn bộ lượng nước và 50% lượng dầu phải được thoát hết

Viện Năng Lượng


Trang 22/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
trong thời gian không quá 0,25 giờ. Dầu và nước qua ống thép Ф200 ra bể
chứa dầu sự cố của trạm
2. Hệ thống mương cáp
Mương cáp được đúc tại chỗ bằng bê tông B15(M200) dày 150mm. Đáy
mương cáp đổ bê tông lót M7.5(M100) dày 100mm, nắp mương cáp dùng thép
tấm sần dày 8,0mm được sơn chống gỉ.
3. Nhà Trạm biến áp
Nhà điều khiển và phân phối được thiết kế 1 tầng, với kích thước mặt bằng là
15m x 5,5m và độ cao 5,4m. Cốt mặt nền nhà cao hơn mặt đường nội bộ 0,6m.
Nhà điều khiển :Sử dụng để đặt các tủ phân phối 22kV.
Cửa đi, cửa sổ kiểu cửa nhựa lõi thép gia cường, kính dày 8mm.
Nền nhà, hành lang được cấu tạo như sau :
- Lát gạch Granit nhân tạo kích thước 500mm x 500mm màu trắng vân đá.
- Lót vữa xi măng M50 dày TB 25 (các vị trí lát gạch).
- Bê tông B12.5(M150) dày 100.
- Lớp PVC chống mất nước bê tông.
- Cát tôn nền đầm kỹ, đạt độ chặt: K ≥ 0,90.
Mặt ngoài được lăn sơn chống thấm màu ghi sáng, màu trắng,… (theo chỉ định
của bản vẽ thiết kế). Mặt trong bả ma tít và lăn sơn màu kem. Trần nhà và dầm
nhà được bả ma tít và lăn sơn màu trắng.
Móng nhà: Móng nhà được thiết kế bằng bê tông cốt thép, cổ móng xây gạch
chỉ M75 vữa xi măng M50, tại cốt -0,05m có giằng cổ móng.
Trần nhà: Trần BTCT, hoàn thiện bằng trần thạch cao khung xương nổi.
Mái nhà kết cấu bê tông cốt thép sàn sườn toàn khối B20(M250) bao gồm hệ
thống dầm chính là dầm hai nhịp 5.5m, hệ thống dầm phụ là dầm liên tục chạy
dọc suốt chiều dài nhà bản bê tông cốt thép kê bốn cạnh ngàm có chiều dày
100mm.
Nhà kết cấu khung bê tông cốt thép.
Tường bao che bằng gạch không nung M75. Trát trong vữa xi măng M50, trát
ngoài vữa xi măng M75.
4. Giải pháp bể dầu sự cố
Viện Năng Lượng
Trang 23/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Kết cấu: bằng bê tông cốt thép cấp độ bền B15 đúc tại chỗ nắp bể bằng bê
tông cốt thép. Bể dạng kín: nắp bể bằng đan bê tông cốt thép hoặc bản đúc tại
chỗ.
Trong bể có bố trí phân ly dầu - nước bằng ống thép uốn tạo si-phông.
Dung tích chứa dầu của bể: 50m3
5. Giải pháp cổng, hàng rào trạm
Trụ cổng và cổng rộng 3.0m. Trụ cổng xây gạch M75, cánh cổng bằng thép
rộng 2.4m đóng mở thủ công.
Hàng rào có kết cấu móng xây gạch mác 75#, vữa xi măng mác 50#, cao 2,0m
cứ cách 3m có 1 trụ bê tông cốt thép 0,3mx0,3m cao 2.3m. Đỉnh tường bố trí
chông sắt chống trộm cao 0,3m.
Kết cấu móng trụ và trụ rào góc, trụ rào khe lún: Bằng bê tông cốt thép
B15/B20 đá 1x2.
Khoảng cách 30m bố trí khe lún cho tường rào;
Toàn bộ hàng rào đựơc sơn ngoài trời màu trắng, ghi sáng và ghi sẫm;

5.6.3. Giải pháp xây dựng đường dây đấu nối

5.6.3.1. Các giải pháp cột

Căn cứ vào các áp lực gió tác động lên dây dẫn và áp lực gió tác động lên cột
mà tính toán được lực tác dụng lên cột theo công thức sau :
PTT = Pttqd * n
Trong đó :
- PTT : Lực tính toán tác động lên cột.
- Pttqd : Lực tính toán quy đổi.
- n : Hệ số an toàn (n = 1,2)
Sử dụng cột bê tông li tâm dự ứng lực cao 14m, 16m, 18m (loại B; C và D).
Cột bê tông li tâm được sản xuất theo TCVN-5847-2016.
Thông số các loại cột bê tông li tâm dự ứng lực được ghi ở bảng sau.

Viện Năng Lượng


Trang 24/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Lực giới hạn
Chiều Đường
quy về đầu
STT Loại cột dài kính ngọn Tổ hợp cột
cột không
(m) (mm)
nhỏ hơn(kN)
1 LT-14C(PC.I-14-190-11) 14 190 N10C + G4C 1100
2 LT-14D(PC.I-14-190-13) 14 190 N10D + G4D 1300
3 LT-16B(PC.I-16-190-9,2) 16 190 N10B + G6B 920
4 LT-16C(PC.I-16-190-11) 16 190 N10C + G6C 1100
5 LT-16D(PC.I-16-190-13) 16 190 N10D + G6D 1300
6 LT-18B(PC.I-18-190-9,2) 18 190 N10B + G8B 920
7 LT-18C(PC.I-18-190-12) 18 190 N10C + G8C 1200
8 LT-18D(PC.I-18-190-13) 18 190 N10D + G8D 1300
Các vị trí néo góc, néo cuối dùng cột thép néo 02 mạch NT-17.

5.6.3.2. Xà, Giá và Cổ dề

Kết cấu xà giá của đường dây được tính toán đảm bảo yêu cầu chịu lực và
khoảng cách pha - pha, pha - đất theo quy phạm trang bị điện.
Toàn bộ xà giá được chế tạo bằng thép hình CT3 (Ra = 2100 daN/cm 2), mạ
kẽm nhúng nóng theo TCVN với chiều dày tối thiểu 80m

5.6.3.3. Các giải pháp thiết kế móng

Căn cứ đặc điểm địa hình, địa chất khu vực tuyến đường dây đi qua, ít có sự
biến đổi về diện mạo. Vì vậy móng cột tại các vị trí đều dùng loại móng khối
bằng bê tông đúc tại chỗ.
Việc chọn móng cho từng vị trí được căn cứ theo yêu cầu chịu lực và được
tính toán theo các trường hợp:
 Theo điều kiện chống lật: ML x k  MCL
Trong đó :
- ML là mô men ngoại lực gây ra.
- MCL là mô men chống lật của móng.
- k là hệ số an toàn (k = 1,5 với cột đỡ, k = 1,8 với cột néo).
 Theo điều kiện chống lún:
max  []nền.

Viện Năng Lượng


Trang 25/26
CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MÔI TRƯỜNG T&T-HITZ
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI THU HỒI ĐIỆN XUÂN SƠN – HÀ NỘI

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Chương 5: Xây dựng và kiến trúc
Trong đó :
- max là ứng suất cực đại tác dụng lên móng cột.
- [] nền là ứng suất nén cho phép của nền.
Móng cột bê tông ly tâm sử dụng móng khối bê tông cốt thép 150# đúc tại chỗ
cho các vị trí có địa chất yếu và dùng móng thanh ngáng cho các vị trí có địa
chất tốt, ổn định.
Loại móng dùng cho công trình là: Móng MT-5a cho các vị trí cột bê tông ly
tâm đơn và móng MTK-6 cho các vị trí cột bê tông ly tâm đúp; Móng MB20-
56 cho cột néo thép NT-17.

Viện Năng Lượng


Trang 26/26

You might also like