You are on page 1of 117

ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN..................................................................................1
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án........................................................................1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.......1
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển của địa phương:.........2
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT.........................................................2
2.1. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM............................2
2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án.......................................................4
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập..............................................4
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM.........................................................................5
4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM......6
4.1. Các phương pháp ĐTM..................................................................................6
4.2. Các phương pháp khác...................................................................................6
Chương I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.1. Tên dự án........................................................................................................8
1.2. Chủ dự án.......................................................................................................8
1.3. Vị trí địa lý của dự án.....................................................................................8
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án 8
1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội 9
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án.........................................................................11
1.4.1. Mục tiêu của dự án....................................................................................11
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án......................11
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án............................................................................................14
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành...................................................................21
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến........................................................21
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án....25
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................26
1.4.8. Vốn đầu tư.................................................................................................27

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..........................................................27
Chương 2 29
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.....................................................................29
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất......................................................................29
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng................................................................34
2.1.3. Điều kiện địa chất thủy văn.......................................................................36
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường....................................37
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật...................................................................42
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................42
2.2.1. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................42
CHƯƠNG 3 52
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 52
3.1. Đánh giá tác động môi trường......................................................................52
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị.................................52
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng..................55
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành................................72
3.1.4. Đánh giá dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án...........75
CHƯƠNG 4 79
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 79
4.1. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động tiêu cực...................................79
4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị.....................................................................................79
4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng.....................................................................80
4.1.3. Giai đoạn vận hành....................................................................................84
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố.............................85
4.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng.....................................................................85
4.2.2.Giai đoạn hoạt động...................................................................................87
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 90
5.1. Chương trình quản lý môi trường.................................................................90
5.2. Chương trình giám sát môi trường...............................................................95
Chương 6 97
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 97
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.......................97
6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã..............97
6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác
động trực tiếp bởi dự án......................................................................................97
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng........................................................................97
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã..........................................................97
6.2.2. Ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án........98
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị,
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn.................98
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 99
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 2: CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 4: VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân


ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
NMTĐ : Nhà máy thủy điện
NXT : Ngăn xuất tuyến
HLT : Hành lang tuyến
HLAT : Hành lang an toàn
BXD : Bộ Xây dựng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
BVMT : Bảo vệ môi trường
BOD : Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa)
COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
TSS : Total Suspended Solid (Tổng chất rắn lơ lửng)
KH&KT : Khoa học và kỹ thuật
NXB : Nhà xuất bản
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
WHO : World Trade Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1: Tóm tắt quy mô dự án........................................................................11


Bảng 1.2: Tổng hợp các loại cột và móng trụ xây dựng mới..............................12
Bảng 1.3: Tổng hợp diện tích chiếm đất của móng trụ xây dựng mới................12
Bảng 1.4: Diện tích kho bãi tạm..........................................................................13
Bảng1.5: Bảng tổng hợp các cột hiện hữu..........................................................16
Bảng 1.6: Bảng tổng hợp các cột thay mới.........................................................17
Bảng 1. 7: Tổng hợp khối lượng đất đào đắp, bê tông cho 01 móng trụ.............17
Bảng 1. 8: Cấp phối cho 1 m3 bê tông.................................................................18
Bảng 1.9: Danh mục máy móc, thiết bị chính trong giai đoạn thi công..............21
Bảng 1.10: Liệt kê vật liệu – cấu kiện phần điện đường dây..............................22
Bảng 1.11 :Bảng tổng hợp bulông neo................................................................23
Bảng 1. 12: Thép bổ sung thay thế cho các đoạn xà...........................................23
Bảng 1.13: Liệt kê thiết bị - vật liệu phần điện NXT 110kV tại NMTĐ Buôn
Kuốp....................................................................................................................23
Bảng 1.14: Liệt kê thiết bị - vật liệu phần điện NXT 110kV tại TBA 110kV Ea
Tam......................................................................................................................24
Bảng 1. 15: Tổng hợp vật tư, thiết bị của dự án và nguồn cung cấp...................25
Bảng 1.16: Tiến độ thi công xây dựng dự án......................................................26
Bảng 1.17: Tổng vốn đầu tư của dự án...............................................................27
Bảng 1.18 : Tóm tắt các thông tin chính của dự án.............................................28
Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 1...................................................31
Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 2...................................................32
Bảng 2.3: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 3...................................................32
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 4...................................................33
Bảng 2.5. Nhiệt độ không khí trung bình tại thành phố Buôn Ma Thuột (2009-
2013)....................................................................................................................34
Bảng 2.6. Độ ẩm trung bình tại thành phố Buôn Ma Thuột (2009-2013)...........35
Bảng 2.7. Đặc trưng lượng mưa TP Buôn Ma Thuột ( 2009-2013)....................35
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 2.8. Tốc độ gió trung bình trong các năm 2009-2013................................36
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu không khí.....................................................................37
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí........................37
Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu nước dưới dất.............................................................38
Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại khu vực dự án........38
Bảng 2.13: Vị trí lấy mẫu nước mặt....................................................................39
Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án. 39
Bảng 2.15 : Phân bổ diện tích – Cơ cấu dân số xã Hòa Phú...............................43
Bảng 2. 16: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã Hòa Phú...............44
Bảng 2. 17: Phân bổ diện tích – Cơ cấu dân số xã Hòa Khánh...........................48
Bảng 2. 18: Chủng loại cây trồng và sản lượng..................................................48
Bảng 3.1: Diện tích chiếm đất của móng cột điện xây dựng mới.......................53
Bảng 3.2: Nồng độ bụi phát tán trong không khí tại vị trí đào đắp móng cột mới
.............................................................................................................................57
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu DO của máy móc, thiết bị thi công. 58
Bảng 3.4: Thành phần dầu DO............................................................................58
Bảng 3.5: Tải lượng, nồng độ khí thải phát sinh do hoạt động của máy móc.....58
Bảng 3.6. Tải lượng bụi đất và khí thải từ phương tiện vận chuyển...................59
Bảng 3.7. Nồng độ bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển..............................60
Bảng 3.8. Tải lượng tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.......................62
Bảng 3.9. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt................................63
Bảng 3.10. Mức ồn của các máy móc, thiết bị trong vận chuyển, thi công........64
Bảng 3.11. Mức ồn tổng số đối với từng hoạt động thi công..............................65
Bảng 3.12. Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách..................................65
Bảng 3.13. Đối tượng, phạm vi tác động trong quá trình thi công......................66
Bảng 3.14. Một số tác hại của bụi đến các đối tượng có liên quan.....................68
Bảng 3.15. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc..................73
Bảng 3.16. Mức tiếp xúc cho phép với từ trường tại nơi làm việc......................74
Bảng 3.17: Số liệu giám sát điện từ trường đợt 2 năm 2017...............................74
Bảng 3.18. Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá, dự báo...........................77
Bảng 4.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.......................................89
Bảng 5.12: Chương trình quản lý môi trường....................................................91
Bảng 5.3: Chương trình giám sát môi trường......................................................95
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Nguồn cấp điện cho tỉnh Đắk Lắk hiện nay được cấp từ các nhà máy điện
trên địa bàn (Buôn Kuốp, Buôn Tua Sarh, SrêPôk 3, SrêPôk 4, Krông H’Năng,
Krông K’Mar…) và các trạm 220kV Krông Buk, Buôn Kuốp. Với nguồn cấp
điện như trên cho phép hệ thống vận hành tương đối linh hoạt, khả năng huy
động công suất trong giờ cao điểm lớn, đáp ứng nhu cầu phụ tải điện toàn tỉnh.
Hiện tại tỉnh có 10 trạm 110kV, tổng công suất đặt 350MVA với lưới điện
110kV hiện nay được liên kết mạch vòng giữa các trạm nguồn, do vậy độ tin cậy
cung cấp điện là rất cao. Tuy nhiên trên các tuyến đường dây 110kV đa số sử
dụng dây AC-185 và cũng được vận hành trong một thời gian dài. Để đồng bộ và
đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy, cần sớm cải tạo nâng cấp các tuyến
đường dây này nhằm tạo sự đồng bộ giữa lưới điện hiện có và lưới điện xây dựng
mới. Ngoài ra để đáp ứng được tốc độ phát triển ngày càng cao của phụ tải trong
thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm và đường dây 110kV mới
như quy hoạch dự định.
Để khắc phục các khuyết điểm trên, trong giai đoạn quy hoạch sắp tới ở
một số địa bàn cần tăng cường thêm một số trạm nguồn 110/22kV để chia tải với
các trạm hiện hữu và giảm nhỏ chiều dài các tuyến trục, đồng thời cần cải tạo và
xây dựng mới các tuyến đường dây 110kV để tạo thành mạch vòng liên kết các
TBA 110kV với nhau để vừa đảm bảo khả năng tải điện kinh tế vừa tăng khả
năng liên kết trong quá trình cung cấp hỗ trợ cho nhau trong chế độ sự cố và bảo
dưỡng…
Dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– Ea Tam” được xây dựng nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện cho tỉnh
Đăk Lăk và một phần tỉnh Đăk Nông, đồng thời giúp giảm tổn thất điện năng và
nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực.
Đề án bảo vệ môi trường của dự án đã được phê duyệt trong quyết định
phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các Trạm biến áp và tuyến
đường dây 110kV tỉnh Đăk Lăk tại quyết định số 170/QĐ-STNMT ngày
09/10/2013.
Việc đầu tư xây dựng Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy
hoạch phát triển hệ thông điện 110 kV đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại
Quyết định số 3946/QĐ-BCT ngày 16/10/2017.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– Ea Tam” được Công ty Lưới điện cao thế miền Trung phê duyệt Báo cáo
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
1
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 2400/QĐ-CGC
ngày 03/5/2017.
Theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Chủ đầu tiến hành lập ĐTM cho dự án “Nâng cao khả
năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam” theo hướng dẫn
của thông tư này trình lên cơ quan quản lý nhà nước xem xét, thẩm định và cấp
quyết định phê duyệt.
Báo cáo ĐTM của Dự án sẽ đưa ra đánh giá cụ thể về các tác động tích
cực, tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã
hội, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, giảm thiểu hợp lý nhằm hạn chế
tối đa ảnh hưởng đến môi trường.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển của địa phương:
Dự án nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2016-2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thông
điện 110 kV đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3946/QĐ-
BCT ngày 16/10/2017.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT
2.1. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014;
- Luật Xây dựng luật số 50/2014/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;
- Luật Điện lực được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp
Thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004;
- Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc Hội về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH13;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản
lý chất thải rắn;
- Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật điện lực;
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
2
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
- Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương Quy
định một số nội dung về bảo vệ an toàn điện;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/06/2008 của Bộ Công thương
về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam áp dụng
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


3
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất;
- TCVN 6707-2009: Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo và phòng
ngừa;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại;
- QCVN 25:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần
số công nghiệp – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại
nơi làm việc.
2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án
- Quyết định số 3946/QĐ-BCT ngày 16/10/2017 của Bộ Công Thương về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2025,
có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thông điện 110 kV;
- Quyết định số 170/QĐ-STNMT ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Đăk
Lăk về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các Trạm biến áp
và tuyến đường dây 110kV tỉnh Đăk Lăk;
- Quyết định số 4274/QĐ-EVN CPC ngày 04/7/2016 của Tổng Công ty
Điện lực miền Trung về việc giao quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng
cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam;
- Quyết định số 2400/QĐ-CGC ngày 03/5/2017 của Công ty Lưới điện cao
thế miền Trung về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
công trình Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp –
Ea Tam;
- Văn bản số 482/TĐ-SCT ngày 19/4/2017 của Sở Công Thương tỉnh Đắk
Lắk về việc thông báo Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của công trình Nâng cao
khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) công trình “Nâng cao khả năng mang
tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam” gồm 05 tập:
+ Tập 1: Thuyết minh;
+ Tập 2: Các bản vẽ;
+ Tập 3: Phụ lục tính toán;
+ Tập 4: Dự toán công trình;

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


4
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
+ Tập 5: Chỉ dẫn kỹ thuật.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cao khả năng
mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam” do Công ty Lưới điện
cao thế miền Trung chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc môi
trường – Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung.
*Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
- Đại diện: (Ông) Bùi Đình Thực - Chức vụ: Phó Giam đôc
- Địa chỉ: 81- 89 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.2221333
Thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Học vị/Chức vụ Chuyên ngành Chữ ký

1 (Ông) Bùi Đình Thực Thạc sỹ/Phó Giam đôc Điện

2 (Ông) Bùi Cao Cường Kỹ sư/Cán bộ kỹ thuật Điện

*Trung tâm Quan trắc môi trường – Trường Cao đẳng Công nghệ,
Kinh tế và Thủy lợi miền Trung
- Đại diện: (Ông) Nguyễn Văn Định - Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: số 14 Nguyễn Tất Thành, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM
Học vị/Chuyên Chữ
TT Họ và tên Vai trò/chức năng
ngành ký

Thạc sỹ Quản lý dự
1 (Ông) Nguyễn Văn Định án Công nghệ nước Chủ trì thực hiện
và Môi trường

Phụ trách phân tích và đánh giá


2 (Ông) Trần Đại Châu Kỹ sư Hóa học hiện trạng chất lượng các thành
phần môi trường.

Phụ trách nội dung đánh giá và


biện pháp giảm thiểu trong giai
Cử nhân đoạn chuẩn bị
3 (Ông) Lê Vĩnh Thọ
Hóa Môi trường Phụ trách nội dung về các tác
động không liên quan đến chất
thải trong giai đoạn thi công

4 (Bà) Lê Thị Hồng Lựu Thạc sỹ Phụ trách nội dung về hiện trạng
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
5
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Học vị/Chuyên Chữ


TT Họ và tên Vai trò/chức năng
ngành ký

tự nhiên, kinh tế xã hội.


Công nghệ môi Phụ trách nội dung về các tác
trường động có liên quan đến chất thải
trong giai đoạn thi công

Phụ trách nội dung đánh giá và


Cử nhân biện pháp giảm thiểu trong giai
5 (Bà) Nguyễn Thị Nguyệt Quản lý Môi đoạn vận hành
trường Phụ trách các nội dung về hệ động
thực vật

4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM


4.1. Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập.
Mục đích áp dụng: làm cơ sở tính toán nhằm dự báo và ước tính tải lượng
các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
Mục đích áp dụng: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu
vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới
môi trường do các hoạt động của dự án;
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động phát sinh có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án.
Mục đích áp dụng: để đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các
hoạt động của dự án đến môi trường.
4.2. Các phương pháp khác
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến hành
điều tra, khảo sát thực địa tại khu vực dự án.
Mục đích áp dụng: xác định vị trí cũng như mối tương quan của dự án với
các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án.
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm: lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường.
Mục đích áp dụng: để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên tại
khu vực dự án (bao gồm: môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm).
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn ý kiến của UBND xã Hòa
Phú và xã Hòa Khánh; ý kiến cộng đồng dân cư về báo cáo đánh giá tác động
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
6
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
môi trường của dự án.
Mục đích áp dụng: Thu thập ý kiến khách quan của chính quyền địa phương,
các hộ bị ảnh hưởng của dự án để bổ sung cho công tác đánh giá ĐTM.
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng nhằm thu thập và xử lý các số liệu
về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
Mục đích áp dụng: để phục vụ cho việc phân tích hiện trạng môi trường và
đanh gia tac động môi trường.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


7
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Chương I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN


1.1. Tên dự án
Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam
1.2. Chủ dự án
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
- Đại diện: (Ông) Bùi Đình Thực - Chức vụ: Phó Giám đốc.
- Địa chỉ: 81- 89 Nguyễn Hữu Thọ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0236.2221333
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án
Đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam hiện trạng có chiều dài
11,09km, đi qua hai xã Hòa Phú và Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk
Lăk.
Đặc điểm chung của tuyến đường dây như sau:
- Điểm đầu: Trụ cổng 110kV NMTĐ Buôn Kuốp.
- Điểm cuối: Trụ cổng 110kV trạm 110kV Ea Tam.
- Chiều dài tuyến: 11,09km;
- Điện áp định mức: 110kV;
* Mô tả tuyến đường dây và hiện trạng sử dụng đất dưới tuyến
i)Đoạn mạch kép (02 mạch): từ vị trí cột 01 đến vị trí cột 29:
- Tuyến xuất phát từ điểm đầu (dàn cột cổng 110kV của TBA 220/110kV
nhà máy thủy điện Buôn Kuốp), đi theo hướng Đông Bắc khoảng 40 mét tạo góc
lái phải G0 120, tuyến đường dây đi thêm khoảng 75 mét tiếp tục tạo góc lái phải
G1 100.
- Từ G1-G2 tuyến băng qua đất trồng điều và hoa màu của người dân địa
phương. Chiều dài đoạn này dài 2,4 km.
+ Địa vật đặc biệt: tuyến cắt qua 3 lần đường nhựa rộng 6 mét, 01 lần
đường đất rộng 3 mét, vượt qua 03 lần đường dây 22kV.
- Từ G2 tuyến tạo góc lái trái 24 0, đoạn từ G2 đến G3 tuyến đi chủ yếu cắt
qua đất trồng điều, cà phê và tiêu. Chiều dài đoạn G2-G3 dài 0,8 km.
+ Địa vật đặc biệt: tuyến cắt qua 01 đường đất rộng 3 mét.
- Từ G3 tuyến tạo góc lái trái 26 0, đoạn từ G3-G4 tuyến cắt qua đất trồng
hoa màu, cà phê và ruộng lúa. Chiều dài đoạn G3-G4 dài 1,3 km.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
8
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
+ Địa vật đặc biệt: tuyến cắt qua 01 đường cấp phối rộng 5 mét, 01 đường
đất rộng 2 mét và 01 lạch nước rộng 10m.
- Tại G4 tuyến tạo góc lái trái 360 để về điểm cuối. Điểm cuối (ĐC) là vị trí
29 cách cột 95 hiện hữu 20m về phía cột 94. Đoạn G4-ĐC tuyến đi song song và
cách đường dây 220kV Buôn Kuốp – Krông Buk khoảng từ 20 đến 25 mét, đoạn
này tuyến chủ yếu cắt qua đất trồng lúa, hoa màu và cà phê của nhân dân địa
phương. Chiều dài đoạn G4-ĐC là 1,9 km.
+ Địa vật đặc biệt: tuyến cắt qua 02 đường đất rộng 3 mét.
ii) Đoạn mạch đơn: từ vị trí cột 29 đến vị trí cột 56A:
- Đoạn tuyến từ cột số 29 đến cột 45 dài 2,725km. Tuyến chủ yếu đi qua
vùng địa hình đồi thấp, dao động độ cao không lớn. Địa vật trên tuyến chủ yếu là
ruộng lúa, hoa màu, đất trồng cà phê và khu dân cư thuộc xã Hòa Phú, TP Buôn
Ma Thuột.
- Đoạn tuyến từ cột 45 đến TBA 110kV Ea Tam dài 2 km. Tuyến chủ yếu
đi qua vùng địa hình đồi thấp dao động độ cao không lớn. Địa vật trên tuyến chủ
yếu là ruộng lúa, đất trồng cà phê và khu dân cư thuộc xã Hòa Khánh, TP Buôn
Ma Thuột, vượt qua 01 lần đường dây 0,4 kV.
1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Hệ thống đường giao thông:
Khu vực có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, có các tuyến đường
đối ngoại quan trọng đi qua là đường Quốc lộ 14, DT 682 và DT2 đã được nhựa
hóa.
Trên tuyến có các tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn, đường đất cắt
ngang. Hầu hết các tuyến đường đã được nhựa hóa, kiên cố hóa nên công tác vận
chuyển phục vụ thi công xây dựng tương đối thuận lợi.
- Hệ thống sông suối:
Cách trụ cổng 110kV NMTĐ Buôn Kuốp khoảng 400m về phía Bắc là
sông Sêrêpok, tuy nhiên dự án không giao cắt với các sông này.
- Khu bảo tồn thiên nhiên, công trình văn hóa, di tích lịch sử:
Tuyến đường dây không đi qua khu bảo tồn thiên nhiên, công trình văn hóa
hay di tích lịch sử nào.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


9
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

TBA 110KV EA TAM

ĐƯỜNG DÂY 110KV BUÔN KUỐP -


EATAM

KCN HÒA PHÚ

NMTĐ BUÔN KUÔP

Hình 1: Sơ đồ vị trí tuyến đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 10


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án


Dự án được triển khai trên cơ sở đường dây, các trạm biến áp 110 kV và
hành lang tuyến hiện có. Quy mô dự án được tóm tắt như sau:
Bảng 1. 1: Tóm tắt quy mô dự án
TT Hạng mục Tính chất xây dựng/cải tạo
Phân pha dây dẫn hiện có ACSR-185/29 thành
2xACSR-185/29.
1 Phần đường dây 110 kV - Xây dựng 16 cột thép mới thay thế cho 16 cột
BTLT
- Xây dựng 16 móng cột mới
Giữ nguyên sơ đồ hiện trạng.
2 Phần ngăn xuất tuyến Thay dây dẫn đấu nối xuống thiết bị tại các ngăn
đường dây 110kV để phù hợp với dây dẫn mới
sau cải tạo.
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea
Tam nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Tăng cường cung cấp điện cho tỉnh Đăk Lăk và một phần tỉnh Đăk Nông;
- Giảm tổn thất điện năng;
- Chống quá tải và nâng cao độ tin cậy an toàn cung cấp điện cho khu vực.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính
i) Phần đường dây 110KV
Phân pha dây dẫn hiện có ACSR-185/29 thành 2xACSR-185/29.
- Hành lang tuyến: Sử dụng lại hành lang tuyến hiện có;
- Điểm đầu: Thanh cái 110kV tại NMTĐ Buôn Kuốp (hiện có);
- Điểm cuối: Thanh cái 110kV tại TBA 110kV Ea Tam (hiện có).
- Chiều dài tuyến: 11,09km;
- Điện áp định mức: 110kV;
- Số mạch: 01 hiện có;
- Dây chống sét : OPGW-50 (giữ nguyên);
- Cách điện: Sử dụng lại cách điện thuỷ tinh và polymer hiện có và bổ sung
thêm cách điện và phụ kiện cho phù hợp với đường dây phân pha;
- Cột: Cải tạo xà các vị trí cột mạch kép thuộc nhánh rẽ NMTĐ Buôn Kuốp
hiện có và thay thế 16 cột đỡ BTLT bằng các cột đỡ thép mới;
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
11
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Nối đất: Sử dụng lại nối đất hiện có và lắp mới cho 16 cột xây mới;
Bảng 1.2: Tổng hợp các loại cột và móng trụ xây dựng mới
Đơn Số
TT Hạng mục Trước cải tạo Sau cải tạo
vị lượng
Cột đỡ bằng thép1 mạch xây
1 BTLT-20 Đ111-26B Cột 15
dựng mới
Cột néo bằng thép1 mạch xây
2 BTLT-20 N111-20B Cột 1
dựng mới
3 Móng trụ xây dựng mới MT-1 4T30-21 Móng 16

Bảng 1.3: Tổng hợp diện tích chiếm đất của móng trụ xây dựng mới

TT Loại móng Vị trí thửa đất Diện tích thu hồi (m2) Ghi chú

1 4T30-21 Xã Hòa Phú 62 Đất hoa màu

2 4T30-21 Xã Hòa Phú 35 Đất lúa

3 4T30-21 Xã Hòa Phú 35 Đất lúa

4 4T30-21 Xã Hòa Phú 35 Đất lúa

5 4T30-21 Xã Hòa Phú 35 Cây lâu năm

6 4T30-21 Xã Hòa Phú 35 Đất lúa

7 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất hoa màu

8 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất hoa màu

9 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Cây lâu năm

10 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

11 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Cây lâu năm

12 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

13 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

14 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

15 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

16 4T30-21 Xã Hòa Khánh 35 Đất lúa

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


12
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

TT Loại móng Vị trí thửa đất Diện tích thu hồi (m2) Ghi chú

Tổng cộng: 587 m2

ii) Phần ngăn xuất tuyến (NXT) 110KV tại NMTĐ Buôn Kuốp và tại TBA
110kV Ea Tam
- Giữ nguyên sơ đồ hiện trạng.
- Thay dây dẫn đấu nối xuống thiết bị tại các ngăn đường dây 110kV để
phù hợp với dây dẫn mới sau cải tạo.
1.4.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ
* Lán trại:
- Đối với công nhân thi công ngăn xuất tuyến tại TBA: công nhân cư trú
tạm tại nhà nghỉ ca và sử dụng công trình vệ sinh (nhà vệ sinh, nhà tắm, giặt)
hiện có tại trạm.
- Phần đường dây: Do đặc điểm của công trình có khối lượng thi công ít,
không tập trung, do đó đơn vị thi công sẽ chủ trương thuê nhà dân hoặc nhà văn
hóa trong khu vực để tạm trú nhằm đảm bảo tiến độ thi công, giảm chi phí và
đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường.
* Kho bãi:
Kho bãi làm bằng kết cấu lắp ghép dễ tháo lắp để tiện luân chuyển và di
chuyển nhiều lần, chọn đặt tại gần khu dân cư và gần đường giao thông để tiện
bốc dỡ, di chuyển thi công.
Kho kín để chứa xi măng, bu lông neo, phụ kiện, cách điện.
Kho hở có mái che để chứa tiếp địa, dây dẫn, dây chông sét, thép móng.
Bãi lộ thiên để cột thép, ván khuôn, xe máy và dụng cụ thi công.
Riêng đá dăm và cát vận chuyển từ nguồn cung cấp tới thẳng các điểm tập
kết vật liệu dọc tuyến trong từng đoạn thi công.
Bảng 1.4: Diện tích kho bãi tạm

TT Tên hạng mục Diệntích (m2) Vị trí


1 Kho kín: Chủ đầu tư và đơn vị
Xi măng 60 thi công sẽ thuê đất
Bu lông neo, phụ kiện, cách điện 30 trống của người dân
Tổng: 90 địa phương hoặc nhà

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


13
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Kho hở:
Tiếp địa, thép móng 40
2
Dây dẫn, dây chống sét, ván khuôn 60 văn hóa dọc theo
Tổng: 100 tuyến đường dây
Bãi lộ thiên:
3
Cột thép 90
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
1.4.3.1. Các giải pháp công nghệ
Dự án sử dụng lại hành lang tuyến hiện trạng. Các nhà cửa, công trình, vật
kiến trúc nằm trong hành lang tuyến hiện trạng đủ điều kiện tồn tại theo các quy
định hiện hành và trong hành lang an toàn lưới điện không có các điểm không
đảm bảo an toàn nào cần phải xử lý.
a) Dây dẫn:
Phân pha dây dẫn hiện có là ACSR-185/29 thành 2xACSR-185/29.
- Nối dây dẫn dùng ống nối ép.
- Đấu lèo dây dẫn bằng đầu cosse nối lèo.
b) Dây chống sét:
- Để tránh sét đánh trực tiếp vào dây dẫn, góc bảo vệ nhỏ hơn 30 độ đối
với cột 1 mạch. Khoảng cách từ dây dẫn đến dây chống sét ở khoảng giữa cột
được tính toán đảm bảo quy phạm hiện hành.
- Đường dây hiện hữu sử dụng dây chống sét OPGW-50.
Dây chống sét được tính toán với 2 trạng thái ứng suất tới hạn sau: Khi tải
trọng ngoài lớn nhất hoặc khi nhiệt độ thấp nhất ứng suất max là 30 daN/mm2.
c) Cách điện và phụ kiện
c1) Cách điện
Việc lựa chọn cách điện phụ thuộc vào cấp điện áp, cỡ dây và điều kiện khí
hậu vùng tuyến đi qua.
Lưới điện hiện trạng dùng cách điện Polymer và cách điện thủy tinh nhưng
chủ yếu là thủy tinh, do đó để phù hợp với đa số loại cách điện hiện trạng sau cải
tạo nên đề án chỉ đưa ra 01 loại cách điện là thủy tinh.
Cải tạo lắp bổ sung các chuỗi cách điện đơn thành các chuỗi cách điện kép
vượt đường giao thông (trong trường hợp chuỗi cách điện mới và cũ có chiều dài
khác nhau, hoán đổi các vị trí lắp đặt để đảm bảo đồng bộ).
c2) Chọn tải trọng cách điện

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


14
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Căn cứ vào loại chuỗi cách điện hiện trạng đang sử dụng, các chuỗi cách
điện lắp mới và cải tạo (tận dụng lại cách điện hiện có) để phù hợp với dây dẫn
phân pha như sau:
- Chuỗi đỡ lèo Polymer 70kN sử dụng lại, ký hiệu: ĐLPP-70(SĐL).
- Chuỗi đỡ đơn Polymer 70kN phân pha dây dẫn sử dụng lại, ký hiệu:
ĐĐPP-70(SDL).
- Chuỗi đỡ đơn thủy tinh 70kN phân pha dây dẫn sử dụng lại, ký hiệu:
ĐĐPT-70(SDL).
- Chuỗi đỡ kép Polymer 70kN phân pha dây dẫn sử dụng lại, ký hiệu:
ĐKPP-70(SDL).
- Chuỗi néo kép Polymer 120kN phân pha dây dẫn cải tạo, ký hiệu: NKPP-
120CT.
- Chuỗi néo kép thủy tinh 120kN phân pha dây dẫn cải tạo, ký hiệu:
NKPT-120CT.
- Chuỗi néo kép Polymer 120kN sử dụng lại, ký hiệu: NKPP-120 (SDL).
- Chuỗi néo kép thủy tinh 120kN phân pha dây dẫn lắp mới (sử dụng cho
vị trí xây dựng mới), ký hiệu: NK-120CT.
c3) Phụ kiện treo dây:
Trên toàn tuyến dùng loại kẹp dây kiểu cố định (kẹp chặt) cho các chuỗi
cách điện đỡ và dùng đầu cốt ép nối lèo đi kèm chuỗi néo dây dẫn. Sử dụng dây
amour rod tại các khóa đỡ dây dẫn để bảo vệ dây.
Khóa néo dây dùng loại khóa phù hợp với dây dẫn. Dùng đầu cốt ép nối
lèo tại các vị trí néo dây dẫn.
Phụ kiện dùng cho dây dẫn dùng loại có tải trọng phá hoại nhỏ nhất 7000
daN cho chuỗi đỡ và loại 12000 daN cho chuỗi néo.
Phụ kiện dùng cho dây chống sét và chống sét kết hợp cáp quang sử dụng
lại, dùng loại có tải trọng phá hoại nhỏ nhất 4000daN cho chuỗi đỡ và loại
7000daN cho chuỗi néo.
Đối với kẹp định vị phân pha: Khoảng cách giữa 02 kẹp định vị dây là
40cm, khoảng cách giữa 02 dây dẫn phân pha là 20cm phù hợp với cỡ dây
2xACSR185/29, đồng thời bảo đảm dự trữ độ bền theo quy phạm hiện hành của
Việt Nam. Tại mỗi vị trí lèo lắp 02 kẹp định vị dây.
d) Các biện pháp bảo vệ
d1)Chống sét và nối đất
Tất cả các cột trên đường dây đều được nối đất, điện trở nối đất được phân
ra theo điều kiện điện trở suất và địa chất của đất thuộc vùng tuyến đường dây đi

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


15
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
qua. Đối với các cột sử dụng lại móng thì dùng lại tiếp địa hiện có, đối với các
cột xây dựng mới (cột đỡ một mạch khác vị trí cũ) thì bổ sung tiếp địa mới.
Toàn bộ các chi tiết trong hệ thống nối đất đều phải được mạ kẽm.
d2) Bảo vệ cơ học
Việc chống rung dây dẫn và dây chống sét để bảo vệ cơ học cho đường dây
được thực hiện theo quy phạm hiện hành.
Dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang kết hợp dây chống sét sử dụng
loại tạ chống rung phù hợp với loại dây dẫn, dây chống sét và dây cáp quang.
Sử dụng lại tạ chống rung cho dây dẫn và dây chống sét hiện có, bổ sung tạ
chống rung cho dây dẫn và dây chống sét lắp mới.
Chủng loại và khoảng cách đặt tạ chống rung dây dẫn, dây chống sét sẽ do
nhà thầu tính toán cung cấp.
d3) Biển số và biển báo
Tất cả các vị trí cột đều phải có biển số nhằm phục vụ cho công nhân quản
lý vận hành sửa chữa, tránh nhẫm lẫn và biển báo nguy hiểm nhằm thông báo cho
mọi người qua lại dưới đường dây tính chất nguy hiểm chết người của điện áp
cao. Biển số và biển báo cho cột thép dùng tôn thép mạ kẽm, dày 1mm theo quy
định và bắt vào thân cột bằng bulông.
1.4.3.2. Các giải pháp xây dựng chính
a) Kết cấu cột
a1) Cột đỡ thẳng:
Các loại cột đỡ sử dụng trên tuyến gồm các loại:
- Cột đỡ bằng thép hiện hữu dùng trụ ĐT22-1 cao 22m; Đ122-30A cao
30m, Đ122-26A cao 26m, Đ122-28B cao 28m là các cột đỡ 2 mạch sử dụng lại.
- Các cột đỡ thẳng mới Đ111-26B có chiều cao 26m thay thế các trụ bê
tông ly tâm cao 20m không đủ khả năng chịu lực và một số đoạn qua khu dân cư
để cải thiện các khoảng cột có độ võng thấp.
a2) Cột néo:
Cột néo là cột chịu tác dụng của tải trọng rất lớn. Ngoài tác dụng của lực
gió vào dây và vào cột, các cột néo còn chịu lực căng của dây rất lớn tùy theo góc
lái lớn hay nhỏ.
Các loại cột néo sử dụng trên tuyến gồm các loại:
- Cột néo hiện hữu: NT20.7-1 là cột néo 1 mạch sử dụng lại.
- Cột néo hiện hữu: N122-28A, N122-28B, N1228-BR, N122-24D là cột
néo 2 mạch sử dụng lại.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


16
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng1.5: Bảng tổng hợp các cột hiện hữu

TT Tên cột Ký hiệu Số lượng

1 Cột đỡ bê tông ly tâm DT20-1 DT20-1 22

2 Cột đỡ thẳng 1 mạch DT22-1 DT22-1 2

3 Cột đỡ thẳng 2 mạch Đ122-30A Đ122-30A 7

4 Cột đỡ thẳng 2 mạch Đ122-26A Đ122-26A 16

5 Cột đỡ thẳng 2 mạch Đ122-28B Đ122-28B 1

6 Cột néo góc 2 mạch N122-28A N122-28A 3

7 Cột néo góc 2 mạch N122-28B N122-28B 1

8 Cột néo góc 2 mạch N122-28BR N122-28BR 1

9 Cột néo góc 2 mạch N122-24D N122-24D 1

10 Cột néo góc 1 mạch NT20.7-1 NT20.7-1 1

Bảng 1.6: Bảng tổng hợp các cột thay mới

TT Tên cột Ký hiệu Số lượng Ghi chú

Thay thế cho 21 vị trí cột BTLT:


Cột đỡ thẳng
1 Đ111-26B 15 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39,
Đ111-26B
40, 48, 49, 50, 51, 52
Cột néo thẳng
2 N111-20B 1 Thay thế cho cột BTLT vị trí 30
N111-20B
Cột được chế tạo bằng thép hình, mạ kẽm nhúng nóng, liên kết giữa các
thanh bằng bu lông.
b) Kết cấu móng
Lót móng bằng bê tông cấp độ bền B7,5 (M100) đá 4x6.
Đúc móng bằng bê tông cấp độ bền B15 (M200) đá 2x4.
Cốt thép đúc móng dùng thép nhóm AI có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn
Ra = 2250kg/cm2, AIII có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Ra = 3650kg/cm2.
Bảng 1. 7: Tổng hợp khối lượng đất đào đắp, bê tông cho 01 móng trụ

TT Công tác Đơn vị Khối lượng

1 Đổ bêtông lót móng trụ M100 đá 4x6 m3 0,53


Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
17
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

2 Đổ bêtông móng trụ M200 đá 2x4 m3 2,17

3 Đất móng trụ m3 9,7

Bảng 1. 8: Cấp phối cho 1 m3 bê tông

TT Tên vật liệu Đơn vị Định mức

I BÊ TÔNG LÓT MÓNG M100

1 Xi măng PC30 kg 212,175

2 Cát vàng m³ 0,515

3 Đá dăm 4 x 6 m³ 0,921

II BÊ TÔNG MÓNG M200

1 Xi măng PC30 kg 342,0

2 Cát vàng m³ 0,455

3 Đá dăm 2 x 4 m³ 0,867

* Liên kết cột và móng:


Cột và móng được liên kết với nhau bằng bu lông neo. Bu lông neo được
neo vào trụ móng khi đúc móng. Thép chế tạo bu lông dùng thép mác CT38
(TCVN 5575-2012).
Bulông neo dùng cho móng phụ thuộc vào từng loại cột và góc lái. Số
lượng, chủng loại bulông néo được tính toán trên cơ sở phản lực chân cột của
từng loại cột.
1.4.3.3. Các giải pháp phần ngăn xuất tuyến đấu nối
a) NXT 110KV tại NMTĐ Buôn Kuốp
- Giữ nguyên sơ đồ hiện trạng.
- Thay dây dẫn đấu nối xuống thiết bị tại các ngăn đường dây 110kV để
phù hợp với dây dẫn mới sau cải tạo.
b) NXT 110KV tạiTBA 110 kV Ea Tam
- Giữ nguyên sơ đồ hiện trạng.
- Thay dây dẫn đấu nối xuống thiết bị tại các ngăn đường dây 110kV để
phù hợp với dây dẫn mới sau cải tạo.
1.4.3.4. Các giải pháp thi công
a) Phương án xây lắp chính tại ngăn xuất tuyến
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
18
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Phương án xây lắp chủ yếu là thủ công kết hợp cơ giới. Các đơn vị tham
gia xây lắp theo nguyên tắc gọi thầu do các đơn vị xây lắp chuyên ngành thực
hiện.
- Vật tư, phụ kiện thay mới phải tập kết đầy đủ tại công trường. Nhà thầu
phải chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phụ kiện phục vụ thi công thay dây dẫn
đấu nối xuống thiết bị tại vị trí thi công.
- Trước khi cải tạo thay dây dẫn tại ngăn xuất tuyến cần cắt điện và đảm
bảo các biện pháp an toàn thi công. Cần kết hợp thi công đồng thời với thời gian
cắt điện thi công cải tạo đường dây.
b) Các phương án xây lắp chính thi công đường dây
- Công tác đào đất:
+ Công tác đào đất móng, rảnh tiếp địa và lấp đất được tiến hành bằng thủ
công là chính tuân theo qui phạm nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-2012, các
móng có nước ngầm phải bơm nước hố móng bằng máy bơm tự hút.
- Công tác bê tông và cốt thép móng:
+ Việc gia công cốt thép móng và gia công cốt pha móng được tiến hành
tại xưởng của công trường bằng máy hàn, máy cắt uốn và thủ công, công tác
dựng lắp cốt thép móng, cốp pha móng, đổ bê tông, đầm và bảo dưỡng được tiến
hành tại những vị trí móng trên tuyến dùng phương pháp thủ công là chính và
phải tuân thủ theo qui phạm nghiệm thu công tác bê tông, bê tông cốt thép toàn
khối TCVN4453-95.
- Công tác lắp dựng cột-xà:
+ Cột thép được lắp dựng bằng phương pháp cẩu leo (vừa lắp vừ dựng)
bằng thủ công ở trên cao kết hợp hố thế và 5 sợi dây néo TK-50.
- Khối lượng đào hố thế như sau:
+ Đào đắp hố thế dựng cột thép ở địa hình khô: 15 m3/VT cột thép.
+ Đào đắp hố thế căng dây néo tạm 1 phía: 20 m3/VT cột néo góc.
- Lắp cách điện phụ kiện - kéo dây và lấy độ võng:
+ Lắp cách điện và phụ kiện bằng thủ công trên cao. Cần phải giữ gìn cách
điện không cho va chạm trong lúc nâng lên xà để lắp. Công tác rãi, căng dây dẫn
và dây chống sét bằng thủ công kết hợp cơ giới. Các đoạn giao chéo với các công
trình chướng ngại như đường giao thông, đường dây thông tin, điện lực ... bên B
lập biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho từng vị trí đoạn vượt, và thỏa thuận với
cơ quan chức năng có liên quan, thông báo thời gian thi công và lập barie, biển
báo khi thi công để không làm ảnh hưởng đến công trình khác.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


19
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
+ Đối với các đoạn tuyến giao chéo với các đường giao thông, các đường
dây điện lực, thông tin, nhà cửa cần làm giàn giáo thật chắc chắn để đỡ dây trong
quá trình kéo dây.
+ Khi rãi, căng dây dẫn, dây chống sét cần tuân thủ các điều kiện lắp ráp
theo quy định hiện hành (Quy trình kỹ thuật an toàn điện kèm theo quyết định
1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014). Phải tiến hành neo tạm xà, cột của cột néo
trong một khoảng néo khi căng dây.
+ Trong quá trình kéo dây, tránh tình trạng dây bị kéo lê lết lên các khu có
sỏi đá, vật cứng có thể mài mòn và làm trầy xước dây. Phải dùng pu-li để gác dây
và kéo dây qua các vị trí cột.
+ Quy định rãi, căng dây cho cột néo: mỗi lần căng dây chỉ được căng một
pha bất kỳ (một dây dẫn hay một dây chống sét bất kỳ) về một phía (kết hợp neo
tạm xà, cột).
+ Việc căng dây, lấy độ võng phải dựa vào bảng độ võng căng dây ứng với
khoảng cột thiết kế. Trường hợp khoảng cột thi công thực tế có sai khác với
khoảng cột thiết kế, đơn vị thi công phải báo ngay cho đơn vị thiết kế biết để kịp
thời xử lý.
- Vật tư thu hồi chuyển về kho của đơn vị quản lý vận hành.
c) Trình tự thi công
Bước 1: Thi công móng cột xây dựng mới và tiếp địa tại các vị trí mới.
Bước 2: Lắp dựng cột mới, lắp cách điện, phụ kiện, kéo dây dẫn và dây
chống sét:
- Cắt điện, cô lập đường dây, thi công theo từng khoảng néo.
- Đánh dấu độ võng dây dẫn hiện trạng tại các khoảng néo. Tháo các khóa
đỡ treo dây vào puli trên thân cột, tại vị trí néo tháo dây dẫn hiện hữu và treo vào
thân cột.
- Lắp dựng cột Đ111-26B tại các vị trí sau khi đã đánh số thứ tự mới 32,
33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 45, 46, 47, 48, 49 và lắp dựng N111-20B tại vị
trí 31.
- Thay thế, cải tạo cách điện và phụ kiện.
- Căng lại dây dẫn hiện hữu và dây dẫn mới bổ sung thành 2xACSR-
185/29 theo độ võng đã được đánh dấu trước đó như bảng độ võng căng dây kèm
theo. Để đảm bảo tiến độ thi công, dây dẫn mới được rải trước khi cắt điện.
- Nghiệm thu, đóng điện và tái lập lại đường dây.
d) Phương án cắt điện
Trước khi cắt điện tiến hành thi công móng cột và tiếp địa trước (công việc
không vướng an toàn điện).
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
20
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Đối với đường dây cải tạo phân pha luôn tồn tại dây dẫn trên tuyến đường
dây, do đó khi thi công cải tạo nên tập trung nhân lực để hoàn thành cho từng
khoảng néo, khi cần thiết có thể đóng điện tái lập đường dây trong thời gian ngắn
nhất.
Đợt 1: Cắt điện đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuôp – Ea Tam: thi công
từ cột 30 đến cột 52 dài 4,725km. Dự kiến cắt điện 08 ngày (chia làm nhiều nhóm
để đảm bảo tiến độ thi công).
Đợt 2: Cắt điện đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuôp – Ea Tam: thi công
từ cột 01 đến cột 30 chiều dài 6,364km. Dự kiến cắt điện 07 ngày (chia làm nhiều
nhóm để đảm bảo tiến độ thi công).
Để cấp điện cho phụ tải tỉnh Đăk Nông cần huy động tối đa nguồn công
suất của các nhà máy thủy điện hiện có trên địa bàn và nguồn từ hệ thống quốc
gia thông qua đường dây 110kV Bù Đăng – Đăk R’lấp để khu vực tỉnh Đăk Nông
nhận điện 1 phần từ TBA 110kV Bù Đăng.
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
Dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– Ea Tam” nhằm tăng cường cung cấp điện cho khu vực, trong quá trình vận
hành dự án không phát sinh nước thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình vận hành đường dây chủ yếu là hoạt động quản lý và bảo dưỡng.
Việc quản lý và vận hành đường dây tuân thủ theo quy định của Nghị định
14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
điện lực an toàn điện, đồng thời tuân thủ quy trình thao tác hệ thống điện Quốc
gia.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
1.4.5.1. Danh mục máy móc, thiết bị thi công, xây dựng
Nguồn điện thi công lấy từ máy phát điện điêzen hoặc lưới điện hiện có.
Bơm nước hố móng bằng máy bơm có công suất 12m 3/h. Bốc dỡ lên xuống bằng
thủ công và cần cẩu 10T. Gia công cốt thép móng cho các loại móng được tiến
hành tại xưởng bằng máy hàn, máy cắt uốn. Cải tạo cột tại hiện trường bằng máy
khoan từ, máy cắt, máy hàn điện,...
Bảng 1.9: Danh mục máy móc, thiết bị chính trong giai đoạn thi công
TT Tên dụng cụ/thiết bị Số lượng
1 Máy khoan từ 12
2 Máy cắt 5
3 Máy hàn điện 5
4 Máy phát điện 3
5 Tời máy 3 tấn 5
6 Máy khoan bê tông 5
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
21
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
7 Máy bơm nước 4
8 Máy đào một gầu bánh xích 2
9 Đầm cầm tay 4
10 Đầm máy 2
11 Máy trộn bê tông 2
12 Máy cắt uốn 3
1.4.5.2. Danh mục máy móc, thiết bị phần đường dây và ngăn xuất tuyến
a) Phần điện đường dây
Bảng 1.10: Liệt kê vật liệu – cấu kiện phần điện đường dây
Đơn Tổng
TT Tên vật liệu Mã hiệu Ghi chú
vị cộng
I Phần xây dựng mới
1 Dây dẫn điện ACSR185/29 (mua mới) ACSR-185/29 km 34,55
ACSR-
2 Tháo và căng lại dây dẫn ACSR185/29 km 33,27
185/29(TL)
3 Tháo và căng lại dây cáp quang OPGW-50 OPGW50(TL) km 4,726
Chuỗi đỡ lèo phân pha polymer dây dẫn ĐLPP- Sử dụng lại cách điện, thay mới
4 Chuỗi 21
ĐLPP-70(SDL) 70(SDL) phụ kiện; dự phòng 3 chuỗi
Chuỗi đỡ đơn phân pha polymer dây dẫn ĐĐPP- Sử dụng lại cách điện, thay mới
5 Chuỗi 75
ĐĐPP-70(SDL) 70(SDL) phụ kiện; dự phòng 6 chuỗi
Chuỗi đỡ đơn phân pha thủy tinh dây dẫn ĐĐPT- Sử dụng lại cách điện, thay mới
6 Chuỗi 63
ĐĐPT-70(SDL) 70(SDL) phụ kiện; dự phòng 6 chuỗi
Chuỗi đỡ kép phân pha polymer dây dẫn ĐKPP- Sử dụng lại cách điện, thay mới
7 Chuỗi 6
ĐKPP-70(SDL) 70(SDL) phụ kiện
Chuỗi néo kép phân pha thủy tinh dây dẫn
8 NK-120CT Chuỗi 6
lắp mới NK-120CT
Cải tạo từ chuỗi néo đơn thành
Chuỗi néo kép phân pha thủy tinh dây dẫn néo kép, Sử dụng lại cách điện,
9 NKPT-120CT Chuỗi 6
cải tạo NKPT-120CT bổ sung thêm cách điện và phụ
kiện mới
Cải tạo từ chuỗi néo đơn thành
Chuỗi néo kép phân pha polymer dây dẫn néo kép, Sử dụng lại cách điện,
10 NKPP-120CT Chuỗi 51
cải tạo NKPP-120CT bổ sung thêm cách điện và phụ
kiện mới; dự phòng 6 chuỗi
Chuỗi néo kép phân pha polymer dây dẫn NKPP- Sử dụng lại cách điện, thay thế
11 Chuỗi 6
NKPP-120(SDL) 120(SDL) phụ kiện mới
Chuỗi néo đơn phân pha dây dẫn NĐ- Sử dụng lại cách điện, thay thế
12 NĐ-120(SDL) Chuỗi 6
120(SDL) phụ kiện mới
13 Chuỗi néo cáp quang tháo ra lắp lại NCQ(TL) Chuỗi 6
14 Chuỗi néo cáp quang lắp mới NCQ(CT) Chuỗi 2
15 Chuỗi đỡ cáp quang lắp mới ĐCQ(CT) Chuỗi 15
Chống rung dây dẫn ACSR185/29 tháo ra
16 CRd(SDL) Bộ 312
lắp lại

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


22
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Đơn Tổng
TT Tên vật liệu Mã hiệu Ghi chú
vị cộng
Chống rung dây dẫn ACSR185/29 (mua
17 CRd(LM) Bộ 312
mới)
18 Khung định vị dây dẫn 2xACSR185 KĐV Cái 850
Chống rung cáp quang OPGW-50 (tháo ra
19 CRq(SDL) Bộ 46
lắp lại)
20 Ống nối dây dẫn ACSR-185/29 ONDD Cái 15
21 Ống vá sửa chữa dây dẫn ACSR185/29 OVDD Cái 10
22 Tiếp địa TĐ4x30-8 Vị trí 16
Biển thứ tự cột thépTole mạ kẽm và sơn kẻ
23 d=1mm Bộ 52
biển cấm
24 Bu lông neo BLN-42 Bộ 136
II Phần thu hồi
Chuỗi đỡ đơn thủy tinh cho dây dẫn
1 ĐĐT-70(TH) Chuôi 21
ACSR185/29 thu hồi
2 Chuỗi đỡ dây chống sét cáp quang ĐCq(TH) Chuôi 7
3 Tạ chống rung dây cáp quang CRq(TH) Tạ 14
4 Tạ chống rung dây dẫn CRq(TH) Tạ 42
5 Cột bê tông ly tâm 20 LT-20 Cột 22
6 Xà XT-1, 2, 3 cột bê tông ly tâm XT-1,2,3 Bộ 22
III Giàn giáo thi công
1 Giàn giáo giao chéo ĐZ0,4kV Vị trí 6
2 Giàn giáo giao chéo ĐZ22kV Vị trí 6
Giàn giáo giao chéo vượt đường giao
3 Vị trí 9
thông <10m

Bảng 1.11 :Bảng tổng hợp bulông neo

TT Tên vật liệu Mã hiệu Đơn vị Số lượng

1 Bu lông neo BLN-42 Cái 136


Bảng 1. 12: Thép bổ sung thay thế cho các đoạn xà
Đơn
TT Tên thiết bị - vật liệu Số lượng Ghi chú
vị
10 vị trí: 9, 11, 21, 22, 23,
1 Xà cột đỡ thép 2 mạch Đ122-26A kg 2314,82
24, 26, 26, 27, 28
13 vị trí: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10,
2 Xà cột đỡ thép 2 mạch Đ122-30A kg 3009,27
13, 14, 16, 17, 18, 19
3 Xà cột néo thép 2 mạch N122-28A kg 235,53 3 vị trí: 01, 12, 15
4 Xà cột néo thép 2 mạch N122-28B kg 157,02 2 vị trí: 02, 20

b) Phần điện ngăn xuất tuyến

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


23
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 1.13: Liệt kê thiết bị - vật liệu phần điện NXT 110kV tại NMTĐ Buôn Kuốp
Số
TT Tên thiết bị - vật liệu Đơn vị Ghi chú
lượng
A. Phần xây dựng mới
1 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 6 Máy cắt 110kV
2 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 6 Máy biến dòng điện 110kV
Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560
3 Cái 7 Dao cách ly 110kV
loại đứng
Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560
4 Cái 11 Dao cách ly 110kV
loại ngang
5 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 4 Sứ đứng 110kV đỡ dây
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-560
6 Cái 6
với dây ACSR-300
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-560
7 Cái 3
với dây 2xACSR-185
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-185
8 Cái 3 Nối vào Máy biến điện áp
với dây ACSR-560
9 Khóa đỡ cho dây ACSR-560 Cái 3 Cho chuỗi treo dây 110kV
10 Dây dẫn ACSR-560 m 170
B. Phần thu hồi
1 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 Cái 6 Máy cắt 110kV
2 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 Cái 6 Máy biến dòng điện 110kV
3 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 18 Dao cách ly 110kV
4 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 Cái 4 Sứ đứng 110kV đỡ dây
5 Khóa đỡ cho dây ACSR-185 Cái 3
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-185
6 Cái 6
với dây ACSR-185
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-185
7 Cái 6
với dây ACSR-300
8 Dây dẫn ACSR-185 m 170
9 Cuộn cản cao tầng Bộ 01
Bảng 1.14: Liệt kê thiết bị - vật liệu phần điện NXT 110kV tại TBA 110kV Ea Tam
Số
TT Tên thiết bị - vật liệu Đơn vị Ghi chú
lượng
A. Phần xây dựng mới
1 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 6 Máy cắt 110kV
2 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 6 Máy biến dòng điện 110kV
3 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-560 Cái 12 Dao cách ly 110kV

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


24
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-560
4 Cái 3
với dây 2xACSR-185
5 Khóa đỡ cho dây ACSR-560 Cái 3 Cho chuỗi treo dây 110kV
6 Dây dẫn ACSR-560 m 170
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-560
7 Cái 3
với dây ACSR-560
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-560
8 Cái 9
với dây ACSR-185
9 Khóa néo dây ACSR-560 Cái 6
B. Phần thu hồi
1 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 Cái 6 Máy cắt 110kV
2 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 Cái 6 Máy biến dòng điện 110kV
3 Kẹp cực thiết bị cho dây ACSR-185 12 Dao cách ly 110kV
Kẹp rẽ nhánh chữ T nối dây ACSR-185
4 Cái 12
với dây ACSR-185
5 Dây dẫn ACSR-185 m 170

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
a) Điện, nước thi công
Nước thi công lấy trên tuyến và được vận chuyển thủ công vào vị trí móng
như các loại vật liệu khác. Nước cấp cho xây dựng: sử dụng để thi công công
trình (trộn vữa) với nhu cầu không lớn (khoảng 3,0 m3/ngày).
Nước dùng cho sinh hoạt dùng nguồn nước sẵn có tại nhà thuê, nhà nghỉ ca
tại trạm biến áp. Nước cấp cho sinh hoạt: Qsh = 10,0 m 3/ngày đêm (tính cho 100
người; nhu cầu sử dụng nước trung bình của mỗi người khoảng 100
lít/người/ngày đêm).
(Nguồn: TCXDVN 33:2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình, tiêu
chuẩn thiết kế)
Nguồn điện phục vụ thi công dự kiến lấy từ điện lưới quốc gia tại khu vực
đặt trạm hoặc dùng máy phát riêng.
b) Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị
Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị gồm 2 loại trong nước và ngoài nước. Cụ
thể như sau:
Bảng 1. 15: Tổng hợp vật tư, thiết bị của dự án và nguồn cung cấp
Tên vật tư Nguồn Phương
TT Nơi nhận Ghi chú
thiết bị cung cấp tiện v/c
1 Cột thép mạ kẽm Đà Nẵng Công trường Ô tô Gia công trong nước
2 Xi măng Địa phương - - Trong nước SX
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
25
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Tên vật tư Nguồn Phương
TT Nơi nhận Ghi chú
thiết bị cung cấp tiện v/c
3 Thép các loại Địa phương - - Trong nước SX
4 Dây dẫn Đà Nẵng - - Trong nước SX
5 Dây CS Đà Nẵng - - Trong nước SX
6 Phụ kiện Đà Nẵng - - Trong nước SX
7 Cách điện Đà Nẵng - - Nhập ngoại
8 Cát vàng Địa phương - - Vật liệu địa phương
9 Đá dăm các loại Địa phương - - Vật liệu địa phương
10 Gỗ ván khuôn Địa phương - - Vật liệu địa phương
c) Công tác vận chuyển vật tư, thiết bị
* Vận chuyển đường dài
Vật tư thiết bị điện, thép mạ và bulông các loại được vận chuyển bằng
đường bộ từ TP Đà Nẵng về công trình với cự ly vận chuyển 580km.
* Vận chuyển trung và dọc tuyến
Cột thép, dây các loại, cách điện, phụ kiện … phải vận chuyển trung
chuyển từ Ban chỉ huy đội đến tuyến (trước khi vận chuyển thủ công vào vị trí thi
công). Cự ly vận chuyển cho toàn tuyến bình quân cho đoạn tuyến là 10km
đường loại 3.
* Vận chuyển đường ngắn
Công tác vận chuyển vật tư từ các điểm tập kết vật liệu vào gần các vị trí
cột trên tuyến bằng cơ giới theo các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn,
đường cấp phối và đường đất sẵn có. Cự ly vận chuyển trung bình khoảng 100m.
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– EaTam dự kiến triển khai trong quý I năm 2018, thời gian thi công trong
khoảng 02 tháng.
Bảng 1.16: Tiến độ thi công xây dựng dự án
Tháng thứ 1 Tháng thứ 2
TT Tên công việc Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần
1 2 3 4 1 2 3 4
1 Chuẩn bị công trường
Thi công không liên
2
quan đến cắt điện
2.1 Thi công móng

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


26
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
2.2 Cải tạo cột
Thi công liên quan đến
3
cắt điện
Cải tạo và lắp dựng cột
3.1
mới
Lắp cách điện, căng
3.2
dây
4 Nghiệm thu, bàn giao

1.4.8. Vốn đầu tư


Dự án Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– EaTam sử dụng nguồn vốn vay thương mại và vốn khấu hao cơ bản của Tổng
công ty Điện lực miền Trung.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được tính đầy đủ toàn bộ chi phí từ
thực hiện đầu tư đến đưa công trình vào sử dụng gồm: Chi phí xây dựng, chi phí
QLDA, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của toàn
bộ công trình.
Bảng 1.17: Tổng vốn đầu tư của dự án
TT Hạng mục chi phí Giá trị sau thuế (đồng)
1 Chi phí xây dựng 10.492.682.833
2 Chi phí quản lý dự án 329.374.853
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 991.643.537
4 Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường 134.000.000
5 Chi phí khác 1.288.106.165
6 Chi phí dự phòng 1.323.580.739
7 Giá trị thu hồi (tạm tính) 40.385.000
TỔNG CỘNG 14.559.388.126

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án


- Chủ đầu tư: Công ty Lưới điện cao thế miền Trung.
- Quản lý vận hành: Công ty lưới điện Cao thế miền Trung.
- Đơn vị quản lý vận hành trực tiếp: Chi nhánh Điện cao thế Đăk Lăk.
* Trong giai đoạn thi công, xây dựng:
Lực lượng thi công xây lắp gồm 03 đội xây lắp chuyên ngành đường dây.
Biên chế 01 đội xây lắp chuyên ngành đường dây gồm:
- Trực tiếp sản xuất : 90 người.
- Gián tiếp sản xuất : 09 người.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
27
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Ban chỉ huy công trường : 05 người.
Các đơn vị phụ trợ phối hợp khác:
- Nhà máy gia công chế tạo cột thép.
- Xí nghiệp vận tải cơ giới.
- Xưởng gia công thép mạ kẽm, cốt thép và ván khuôn.
* Trong giai đoạn vận hành:
Dự án đưa vào vận hành thuộc sự quản lý của Công ty Lưới điện miền
Trung, đơn vị quản lý trực tiếp là Chi nhánh điện cao thế Đăk Lăk.
* Các thông tin chính của dự án được tóm tắt bảng dưới đây:
Bảng 1.18 : Tóm tắt các thông tin chính của dự án
Giai
đoạn Cách thức Các yếu tố môi trường có
Các hoạt động Tiến độ
của thực hiện khă năng phát sinh
dự án
01/2018 - Cây trồng chặt bỏ trong quá
Chuẩ Thu hồi đất và giải Thủ công kết
đến trình phát quang giải phóng
n bị phóng mặt bằng hợp với cơ giới
02/2018 mặt bằng.
Vận chuyển, bốc dỡ vật Thủ công kết - Phát sinh bụi;
liệu xây dựng hợp với cơ giới - Phát sinh khí thải
Thi công xây dựng móng
Thi Thủ công kết - Phát sinh bụi;
cột mới; ngăn xuất 02/2017
công hợp với cơ giới - Phát sinh khí thải.
tuyến. đến
xây
03/2018 - Phát sinh tiếng ồn;
dựng
Căng kéo dây, lắp đặt Thủ công kết - Phát sinh nước thải sinh hoạt;
phụ kiện hợp với cơ giới - Phát sinh CTR sinh hoạt;
- Phát sinh CTR xây dựng.
- Cây cối chặt bỏ trong quá
trình phát quang hành lang
tuyến.
Vận Vận hành tuyến đường 03/2018
Thủ công - Chất thải rắn thu hồi trong
hành dây
quá trình duy tu, sữa chữa
đường dây.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


28
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý
Vị trí dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn
Kuốp – EaTam” thuộc địa bàn hai xã Hòa Phú và Hòa Khánh, TP. Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Tuyến đường dây đi tránh khu dân cư gần NMTĐ Buôn Kuốp, khu nhà
máy giấy Tân Mai, khu công nghiệp Hòa Phú cũng như khu vực dự kiến quy
hoạch của xã Hòa Phú.
Xã Hòa Phú và Hòa Khánh có các tuyến đường đối ngoại quan trọng đi
qua là đường Quốc lộ 14, DT 682 và DT2 đã được nhựa hóa. Trên tuyến có các
tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn, đường đất cắt ngang. Hầu hết các tuyến
đường đã được nhựa hóa, kiên cố hóa nên công tác vận chuyển phục vụ thi công
xây dựng tương đối thuận lợi.
2.1.1.2. Điều kiện về địa chất
a) Đặc điểm địa hình - địa mạo:
Theo quan điểm nguồn gốc hình thái, trong khu vực TP Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đăk Lăk tồn tại các kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình núi thấp - kiến tạo bóc mòn:
Địa hình trong khu vực có độ chênh cao nhỏ và hầu như không thay đổi.
Thuộc dạng địa hình núi trung bình - kiến tạo bóc mòn. Địa vật chủ yếu là cây cà
phê và hoa màu. Phần diện tích tự nhiên chủ yếu là vùng thấp, bao gồm những
bình nguyên trải dài theo khu vực công trình.
- Kiểu địa hình tích tụ giữa núi:
Địa hình dạng này được cấu thành từ các sản phẩm sườn tích, lũ tích và bồi
tích. Với đặc điểm độ chênh cao ít thay đổi, địa vât chủ yếu là khu dân cư, cây
công nghiệp và hoa màu.
b) Đặc điểm kiến tạo:
Khu vực nghiên cứu thuộc đới Kon Tum, là khu vực có chế độ nâng điều
hoà kiến tạo, nằm chuyển tiếp giữa miền nâng tạo núi mạnh ở phía Tây (đới Ngọc
Linh) và miền tách dãn sụt lún tân kiến tạo biển Đông. Nó tách ra khỏi đới Lâm
Đồng bởi Đứt gãy sâu Khánh Ninh - Bản Đôn và phía Bắc khỏi đới Quảng Nam
– Đà Nẵng bở đứt gãy sâu Cu Đê. Cấu thành chủ yếu của đới là các thành tạo
biến chất tuổi Ackeirozoi – Proterozoi sớm với thành phần nguyên thuỷ của nó là
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
29
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
các trầm tích lục nguyên Flitxơ, nhiều khối xâm nhập bazơ – siêu bazơ xuyên cắt
các đá biến chất tạo nên quá trình Granit hoá.
c) Đặc điểm địa tầng:
Nhằm đánh giá điều kiện cấu trúc địa chất công trình trong khu vực khảo
sát tuyến đường dây, trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát địa chất công trình tại
hiện trường và các số liệu tham khảo từ tài liệu địa chất, chúng tôi phân chia các
thành tạo địa chất tồn tại trong khu vực như sau:
Trong khu vực có 2 đợt phun trào magma chính trong KainoZoi (KZ) vào
cuối Plioxen phun trào bazan kiềm tuổi N2 – Q1 ở rộng rãi trên lãnh thổ như Đăk
Lăk, Di Linh, Bảo Lộc với thành phần chủ yếu là bazan Batôlit, bazan kiềm. vào
Pleixtoxen muộn – Holoxen sớm xảy ra tiếp 1 đợt phun trào bazan mới với thành
phần chủ yếu là bazan Bazơ – siêu bazơ với độ linh động cao phủ rộng trên lãnh
thổ Tây Nguyên.
Thành tạo bazan phổ biến trong khu vực khảo sát là bazan thuộc hệ tầng
túc trưng (β N2-Q1 tt ) chủ yếu bazan olivin hạt mịn, bazan vi đolerit đặc sít và lỗ
rỗng bé đến lớn. Nằm phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích Neogen.
* Các thành tạo phong hoá:
Thành tạo phong hoá trong khu vực khảo sát chủ yếu là vỏ sialit từ đá gốc
bazan phun trào. Thành phần chủ yếu là sét montmorilonit nâu đỏ, xám nâu –
xám vàng lẫn đến chứa dăm sạn sỏi từ đá gốc, nhiều nơi hình thành bôxit. Đây là
những thành tạo có ý nghĩa quan trọng vấn đề nền móng công trình đang khảo
sát.
d) Đặc điểm địa chất công trình:
Cấu trúc nền đất thành phố Buôn Ma Thuột được phân chia ra 5 tập và
phức hệ thạch học. Với 3 vùng địa chất công trình: vùng núi thấp phát triển trên
các đá trầm tích Jura điệp La Ngà và xâm nhập phức hệ Định Quán; cao nguyên
núi lửa với bề mặt sườn xâm thực, rửa trôi thành tạo trên các đá phun trào bazan
Pliocen, phun trào bazan pleistocen trung - thượng; vùng địa hình tích tụ đầm lầy,
suối được tạo thành từ các trầm tích bở rời đệ tứ.
e) Các hiện tượng địa chất động lực-động đất:
Đặc điểm địa chất động lực:
Nhìn chung trong khu vực khảo sát ít có hiện tượng địa chất động lực xảy
ra làm ảnh hưởng đến công trình. Với địa hình trong khu vực có cao trình ít thay
đổi, lượng mưa hàng năm tập trung theo mùa, tính chất cấu tạo đất đá trong khu
vực nghiên cứu. Trong khu vực khảo sát nói chung và tuyến đường dây nói riêng
xảy ra tồn tại một số quá trình địa chất động lực công trinh đáng chú ý sau:
Tính lún và sức chịu tải đất nền: trong phạm vi công trình phân bố các đơn
nguyên địa chất có tính chịu lún trung bình, chịu tải tương đối tốt.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


30
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Hiên tượng bào mòn bề mặt: Địa hình tuyến đường dây đi qua chủ yếu là
đồi núi, có độ chênh cao và góc dốc địa hình trung bình, có nơi khá dốc. Ngoài ra
do ảnh hưởng của lưu lượng mưa hàng năm lớn. Cấu trúc địa chất tại khu vực
nghiên cứu chủ yếu là sét - sét pha, cát pha có lẫn hàm lượng dăm sạn sỏi. Nên
địa hình bị bóc mòn trung bình.
Hiện tượng phong hoá: Trong quá trình hình thành cấu trúc địa chất khu
vực khoáng vật được hình thành chủ yếu là đá granit, ít đá bazan và phiến. Do tác
động vật lý , hoá học và ảnh hưởng của lưu lượng mưa hàng năm khá lớn. Địa
hình khu vực cao, nên điều kiện phong hoá xảy ra hầu như trên toàn khu vực
tuyến đường dây. Đây là hiện tượng xảy ra với thời gian dài nên ít ảnh hưởng đến
công trình.
Động đất:
Theo phân vùng địa chấn và gia tốc nền của Viện vật lý Việt Nam, vùng
khảo sát năm trong phông động đất Cấp 5-6 theo Bảng phân vùng chấn động với
tần suất lặp lại Bl>=0.005( chu kỳ T=<200 năm). Cụ thể đánh giá theo cấp động
đất theo thang MSK- 64 thì thành phố Buôn Ma Thuột: Cấp V
f) Địa chất công trình
Theo hồ sơ khảo sát, các số liệu cụ thể được tính toán theo lớp như sau:
* Lớp 1a:
Lớp đất thổ nhưỡng bao gồm: đất sét, sét pha lẫn sỏi sạn, thực vật hữu cơ.
Đất ít ẩm – bão hòa, kết cấu rời rạc. Nguồn gốc nhân sinh.
* Lớp 1b:
Sét lẫn sỏi sạn màu nâu đỏ, xám xanh, có nơi loang xám trắng. Đất tự nhiên
ẩm, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, kết cấu chặt. Nguồn gốc tàn tích.
Bảng 2.1: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 1
Độ ẩm tự nhiên W (%) 35.2
Khối lượng thể tích tự nhiên γw ( g/cm3) 1.73
Khối lượng thể tích khô γc ( g/cm3) 1.28
Khối lượng riêng Δ ( g/cm3) 2.77
Hệ số rỗng tự nhiên eo 1.164
Độ bảo hoà G % 83.80
Giới hạn chảy WL % 50.80
Giới hạn dẻo Wp % 31.20
Chỉ số dẻo Ip 19.60
Độ sệt B 0.20
Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kg) 0.042
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
31
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Lực dính kết C (kg/cm2) 0.25
Góc ma sát trong φ ( độ ) 19º 0’
Sức chịu tải quy ước RH (a=1m;b=1m) (kg/cm2) 1.94
Mô đun biến dạng
E (kg/cm2) 92.74
( Đã tính đến biến dạng nở hông)
* Lớp 2:
Sét pha lẫn dăm màu xám vàng - tím gụ, xám xanh. Đất tự nhiên ẩm, trạng
thái nửa cứng, kết cấu tốt. Nguồn gốc tàn tích.
Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 2
Độ ẩm tự nhiên W (%) 34.10
3
Khối lượng thể tích tự nhiên γw ( g/cm ) 1.71
3
Khối lượng thể tích khô γc ( g/cm ) 1.28
3
Khối lượng riêng Δ ( g/cm ) 2.75
Hệ số rỗng tự nhiên eo 1.148
Độ bảo hoà G % 81.70
Giới hạn chảy WL % 42.50
Giới hạn dẻo Wp % 28.20
Chỉ số dẻo Ip 14.30
Độ sệt B 0.41
Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kg) 0.028
Lực dính kết C (kg/cm2) 0.23
Góc ma sát trong φ ( độ ) 21º 0’
RH
Sức chịu tải quy ước (kg/cm2) 1.99
(a=1m;b=1m)
Mô đun biến dạng
E (kg/cm2) 106.3
( Đã tính đến biến dạng nở hông)
* Lớp 3:
Sét chứa dăm sỏi sạn màu xám xanh, xám vàng nâu. Đất ẩm, trạng thái dẻo
cứng, kết cấu trung bình. Nguồn gốc trung bình.
Bảng 2.3: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 3
Độ ẩm tự nhiên W (%) 33.50
Khối lượng thể tích tự nhiên γw ( g/cm3) 1.75
Khối lượng thể tích khô γc ( g/cm3) 1.31
Khối lượng riêng Δ ( g/cm3) 2.74
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
32
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Hệ số rỗng tự nhiên eo 1.092
Độ bảo hoà G % 84.10
Giới hạn chảy WL % 49.20
Giới hạn dẻo Wp % 29.20
Chỉ số dẻo Ip 20.00
Độ sệt B 0.22
Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kg) 0.037
Lực dính kết C (kg/cm2) 0.22
Góc ma sát trong φ ( độ ) 20º 40’
RH
Sức chịu tải quy ước (kg/cm2) 1.94
(a=1m;b=1m)
Mô đun biến dạng
E (kg/cm2) 101.77
( Đã tính đến biến dạng nở hông)
* Lớp 4:
Dăm cuội lấp nhét sét pha màu xám xanh - xám vàng nâu. Đất ẩm, kết cấu
trung bình – chặt. Nguồn gốc tàn tích.
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý lớp đất số 4
Độ ẩm tự nhiên W (%) 30.00
3
Khối lượng thể tích tự nhiên γw ( g/cm ) 1.80
3
Khối lượng thể tích khô γc ( g/cm ) 1.38
3
Khối lượng riêng Δ ( g/cm ) 2.71
Hệ số rỗng tự nhiên eo 0.964
Độ bảo hoà G % 84.30
Giới hạn chảy WL % 40.50
Giới hạn dẻo Wp % 26.60
Chỉ số dẻo Ip 13.90
Độ sệt B 0.24
Hệ số nén lún a1-2 (cm2/kg) 0.021
Lực dính kết C (kg/cm2) 0.20
Góc ma sát trong φ ( độ ) 23º 20’
RH
Sức chịu tải quy ước (kg/cm2) 2.05
(a=1m;b=1m)
Mô đun biến dạng
E (kg/cm2) 169.9
( Đã tính đến biến dạng nở hông)
* Lớp 5:
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
33
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Đá cát bột kết màu xám xanh - xám vàng phong hóa vừa – nhẹ. Đất đá
cứng, chịu tải tốt, biến dạng nhỏ.
(Nguồn: TKBVTC Công trình Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ
Buôn Kuốp – EaTam)
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Do độ cao địa hình, đa dạng và sự phân bố các khối núi, tác dụng chắn gió
của Trường Sơn đã đem đến cho Tây Nguyên một chế độ khí hậu mang nhiều sắc
thái độc đáo trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo.
Mùa Đông, tín phong Đông Bắc tràn tới bị dãy Trường Sơn cản lại gây
nhiễu động dạng Fơn, không khí đã khô còn bị bề mặt địa hình đốt nóng thêm
nên càng khô nóng hơn. Ngược lại vào mùa hè, gió mùa Tây Nam ẩm ướt tràn tới
chịu chịu hiệu ứng Fơn của Tây Trường Sơn, đem lại mưa nhiều trong mùa.
- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, đặc trưng là mưa nhiều
cường độ lớn, lượng mưa trung bình hàng năm 1.929 mm tập trung nhất vào
tháng 6 đến 8, tổng lượng mưa hai tháng này chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa
hàng năm. Trong thời gian ấy gió mùa Nam á mang không khí ẩm xích đạo vẫn
còn đang hoạt động ở phía Nam biển Đông. Vì vậy gió mùa Đông Bắc tràn về
gây ra những trận mưa lớn, lũ lụt thường xảy ra vào thời gian này.
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc trưng là ít mưa,
khô nóng, độ ẩm tương đối của không khí giảm xuống còn khoảng 75 - 80%. Bắt
đầu từ tháng 4 trở đi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và đây cũng là thời kỳ
khô hạn nhất.
2.1.2.1. Nhiệt độ
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2016 nhiệt độ trung bình là 23,8 0C,
tháng có nhiệt độ TB cao nhất là tháng 4 là 25,60C, tháng 1 có nhiệt độ TB thấp
nhất là 20,80C.
Bảng 2.5. Nhiệt độ không khí trung bình tại thành phố Buôn Ma Thuột (2009-2013)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
2009 20,1 23,5 25,3 25,5 24,7 25,0 24,4 25,1 23,7 23,8 22,8 22,1
2010 20,2 23,4 25,2 26,1 25,1 25,2 25,0 24,5 23,8 24,0 22,5 22,2
2011 20,4 22,2 22,5 24,9 25,9 24,8 24,5 24,7 23,9 23,8 23,2 20,8
2012 21,9 23,4 24,6 25,4 25,9 25,1 24,5 24,7 23,9 24,0 24,5 23,1
2013 21,6 23,3 25,3 26,4 25,8 24,9 24,3 24,4 24,0 23,5 23,2 20,5
2014 17,8 20,8 23,5 24,1 25,0 23,5 22,6 23,3 23,0 22,8 22,2 20,6
2015 18,7 20,4 23,6 24,8 25,2 24,1 23,1 23,6 23,6 23,2 22,9 21,7
2016 22,1 20,7 23,9 26,6 25,5 24,2 23,6 23,2 23,2 23,3 22,7 21,1
TBNN 20,8 23,1 24,5 25,6 25,4 25,0 24,5 24,6 23,8 23,8 23,2 21,7

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


34
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk)
2.1.2.2. Độ ẩm
- Độ ẩm không khí trung bình (2009 - 2016) :82,6 %.
- Độ ẩm trung bình năm cao nhất (năm 2011) :84,0 %
- Độ ẩm trung bình năm thấp nhất (năm 2013) :78,0 %.
Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng IX độ ẩm 90,0%, tháng có độ
ẩm trung bình thấp nhất là tháng II và III chỉ đạt 75,0 %.
Bảng 2.6. Độ ẩm trung bình tại thành phố Buôn Ma Thuột (2009-2013)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
2009 78 77 75 81 86 86 88 86 92 87 83 79
2010 78 73 72 72 76 85 87 88 88 89 91 83
2011 80 73 78 74 81 86 88 86 90 87 84 84
2012 81 76 76 81 82 84 88 87 90 84 83 80
2013 78 76 74 77 84 87 89 86 89 84 84 78
2014 71 71 68 79 80 88 91 86 87 82 80 79
2015 75 74 70 70 80 85 89 89 87 83 81 78
2016 78 71 68 68 79 86 87 92 90 87 82 83
TBNN 79 75 75 77 82 85 88 87 90 86 85 81
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk)
2.1.2.3. Chế độ mưa
Lượng mưa khu vực thuộc vùng mưa nhiều của Tây Nguyên, sự phân bố
lượng mưa theo lãnh thổ là tương đối đều. Lượng mưa chiếm tần xuất lớn nhất từ
tháng VI - IIX, chiếm 80 - 90% lượng mưa trong năm.
- Lượng mưa trung bình (2009 - 2016) : 1.929 mm
- Lượng mưa năm cao nhất (năm 2014) : 2.457,7 mm
- Lượng mưa năm thấp nhất (năm 2012) : 1.641,8 mm
Bảng 2.7. Đặc trưng lượng mưa TP Buôn Ma Thuột ( 2009-2013)
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Năm
2009 0,9 0,0 22,7 139,8 233,4 138,4 391,1 241,7 652,5 215,7 89,4 0,0 2.125,6
2010 1,1 0,0 24,5 89,7 251,2 154,1 354,6 235,6 465,1 223,5 90,7 0,0 1.890,1
2011 0,0 0,0 3,6 76,9 258,3 260,3 340,9 218,3 361,2 394,4 106,4 8,7 2.029,0
2012 6,0 0,0 75,8 202,7 199,9 123,9 208,3 157,5 510,4 130,7 25,8 0,8 1.641,8
2013 1,0 1,3 64,6 186,5 226,8 368,8 225,9 187,8 522,8 122,9 49,9 0,2 1.958,5
2014 0,0 0,0 19,2 311,2 255,6 333,9 386,6 521,5 329,0 255,3 34,0 11,4 2457,7
2015 0,0 0,1 0,4 12,5 140,1 371,4 417,8 229,4 277,4 148,0 36,9 0,1 1634,1
2016 8,5 0,0 3,6 48,0 161,8 195,1 141,6 448,7 524,0 229,1 54,0 75,6 4890,0
TBNN 1,8 0,3 38,2 139,2 233,9 209,1 304,3 208,1 502,4 217,4 72,4 1,9 1.929,0
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
35
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk)
2.1.2.4 Chế độ gió
- Hướng gió thịnh hành: thay đổi theo mùa và có đặc điểm Đông Nam Á,
hướng gió thịnh hành là hướng Đông và hướng Tây với tần suất xuất hiện 20 - 30
%. Hướng Bắc và hướng Tây Nam xuất hiện ít hơn với tần suất thấp. Tốc độ gió
thay đổi theo tháng và theo mùa. Nhìn chung tốc độ gió vào mùa khô lớn hơn
mùa mưa.
- Tốc độ gió :
+ Tốc độ gió trung bình năm : 2,8 m/s
+ Tốc độ gió lớn nhất nhiều năm : 23,17 m/s (55daN/m2)
Bảng 2.8. Tốc độ gió trung bình trong các năm 2009-2016
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Năm
2009 4 3 3 3 3 2 2 2 2 3 3 3
2010 3 3 3 2 2 2 3 1 1 1 2 2
2011 3 3 3 3 2 2 2 1 1 2 2 3
2012 3 3 2 1 1 1 2 2 1 2 3 3
2013 3 3 3 2 1 2 1 2 2 2 2 2
2014 3 3 3 2 1 2 2 1 1 1 2 2
2015 3 3 2 1 2 1 2 2 1 1 3 3
2016 3 3 3 2 3 2 1 2 2 2 3 2
TBNN 3 3 3 2 2 2 2 2 1 2 3 3

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk)
2.1.2.5. Dông sét
Dông là hiện tượng phóng điện (sấm, sét) xuất hiện trong những đám mây
dông, hoặc giữa những đám mây đó với mặt đất. Theo số liệu quan trắc được
hàng năm trung bình ở vùng dự án có khoảng 80-90 ngày có dông. Năm có số
ngày dông cao nhất 135-140 ngày ở vùng đồng bằng. Từ tháng V- IX là tháng có
nhiều ngày dông (13-15 ngày), trong đó tháng VI và tháng VII là các tháng có
nhiều dông nhất.
Số ngày có giông trong năm trung bình : 92 ngày.
Mật độ giông sét đánh (số lần/km2/năm) : 8,2 lần

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


36
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
2.1.3. Điều kiện địa chất thủy văn
Đặc điểm địa chất thủy văn Buôn Ma Thuột được chia ra các dạng tồn tại
sau: nước lỗ hổng, nước khe nứt và các thực thể rất nghèo nước hoặc không chưa
nước.
Trữ lượng nước dưới đất trong vùng không nhiều, với các cấp trữ lượng:
trữ lượng cấp A: 1.043 m3/ngày, cấp B: 3.457 m3/ngày, cấp C: 11.328 m3/ngày.
Trữ lượng khai thác tiềm năng tính toán theo môđun dòng ngầm là: QKT=
116.074 m3/ngày.
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk)
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, trong quá
trình khảo sát lập ĐTM, đơn vị tư vấn đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích 02
mẫu môi trường không khí, 02 mẫu nước mặt và 02 mẫu nước dưới đất tại khu
vực dự án.
2.1.4.1. Chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu không khí
Điều Tọa độ VN2000
Ngày
TT Ký hiệu kiện thời Vị trí lấy mẫu
lấy mẫu X (m) Y (m)
tiết
Khu vực trụ cổng 110kV
01 H17/03K1 1391008 437872
NMTĐ Buôn Kuốp
Trời nắng,
28/8/2017
lặng gió Khu vực dân cư dưới
02 H17/03K2 tuyến, xã Hòa Khánh, 1395470 443897
TP. Buôn Ma Thuột
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Kết quả QCVN
TT Thông số Đơn vị
H17/03K1 H17/03K2 05:2013/BTNMT
0
1 Nhiệt độ C 27,6 27,5 -
2 Độ ẩm % 68 67 -
3 Vận tốc gió m/s Lặng Lặng -
4 Hướng gió - - - -
5 Tiếng ồn dBA 63,8 62,5 70 (*)
6 Tổng bụi lơ lửng mg/m3 0,22 0,20 0,30
7 CO mg/m3 4,734 4,658 30
8 NO2 mg/m3 0,055 0,052 0,20
9 SO2 mg/m3 0,046 0,042 0,35

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


37
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Ghi chú:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- (*): QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Áp dụng đối
với khu vực thông thường.
- (-): Quy chuẩn không quy định.
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy các thông số đều nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Môi
trường không khí tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
2.1.4.2. Chất lượng môi trường nước dưới đất
Bảng 2.11: Vị trí lấy mẫu nước dưới dất
Điều Tọa độ VN2000
Ngày
TT Ký hiệu kiện thời Vị trí lấy mẫu
lấy mẫu X (m) Y (m)
tiết
Mẫu nước giếng khoan hộ
01 H17/03N1 1392492 440854
bà Lê Thị Hoa, xã Hòa Phú

28/8/2017 Trời nắng Mẫu nước giếng khoan hộ


02 H17/03N2 bà Nguyễn Thị Lan, xã Hòa 1395493 443892
Khánh

Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất tại khu vực dự án
Kết quả QCVN
TT Thông số Đơn vị tính 09-MT:2015/
H17/03N1 H17/03N2 BTNMT
1 pH - 6,4 6,6 5,5 – 8,5
2 TSS mg/l 4,0 4,6 -
3 COD mg/l 4,0 4,8 -
4 Độ cứng mgCaCO3/l 226 240 500
5 DO mg/l 4,1 4,7 -
6 Clorua mg/l 19,5 27,0 250
7 Sunfat mg/l 20 29 400
8 Nitrat (NO3--N) mg/l 0,6 0,5 15
9 Fe mg/l 0,033 0,030 5
10 As mg/l <0,001 <0,001 0,05
11 Mn 0,018 0,024 0,5

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


38
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Kết quả QCVN
TT Thông số Đơn vị tính 09-MT:2015/
H17/03N1 H17/03N2
BTNMT
12 E.coli MPN/100ml KPH KPH KPH
13 Coliform MPN/100ml KPH KPH 3
Ghi chú:
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
- KPH: Không phát hiện.
Nhận xét:
Kết quả phân tích hai mẫu nước dưới đất cho thấy các thông số đều nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
2.1.4.3. Chất lượng môi trường nước mặt
Bảng 2.13: Vị trí lấy mẫu nước mặt
Điều Tọa độ VN2000
Ngày
TT Ký hiệu kiện thời Vị trí lấy mẫu
lấy mẫu X (m) Y (m)
tiết
Lạch nước cắt ngang
tuyến, khu vực trụ cổng
01 H17/03M1 1391027 437977
110kV NMTĐ Buôn Kuốp
(lạch rộng khoảng 4m)
28/8/2017 Trời nắng
Lạch nước cắt ngang
tuyến, khu vực giữa trụ 19
02 H17/03M2 1393084 441147
và 20, xã Hòa Phú (lạch
rộng khoảng 8m)

Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án
Kết quả QCVN
08-MT:2015/
TT Thông số Đơn vị tính BTNMT
H17/03M1 H17/03M2
(cột B2)
0
1 Nhiệt độ C 28,2 27,6 -
2 pH - 7,5 7,6 5,5 – 9
3 DO mg/l 6,8 7,2 ≥2
4 TSS mg/l 37,2 42,4 100
5 BOD5 mg/l 17 19 25
6 COD mg/l 32 40 50
7 Clorua mg/l 14,8 21,9 -
8 Nitrat (NO3- - N) mg/l 1,32 1,68 15
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
39
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
9 Photphat (PO43- -P) mg/l 0,219 0,245 0,5
10 Amoni (NH4+-N) mg/l 0,784 0,530 0,9
11 Tổng dầu mỡ mg/l 0,37 0,29 1
12 Pb mg/l 0,0095 0,0073 0,05
13 Cd mg/l <0,0012 <0,0012 0,01
14 Coliform MPN/100ml 5000 5500 10000
Ghi chú:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Cột B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác có yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nhận xét:
So sánh kết quả phân tích mẫu nước mặt với QCVN 08-MT:2015/BTNMT
– cột B2, cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


40
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

TBA 110KV EA TAM

ĐƯỜNG DÂY 110KV NMTĐ BUÔN KUỐP -


EATAM

KCN HÒA PHÚ

Ghi chú:
NMTĐ BUÔN KUÔP
Vị trí lấy mẫu

Hình 2: Sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường hiện trạng


Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 41
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật


Tuyến đường dây chủ yếu đi trên đất trồng cây lâu năm, hoa màu, đất trồng
lúa của các hộ dân. Khu vực không có các hệ sinh thái đặc biệt, không có các loại
động thực vật đặc hữu.
a) Thực vật
Thưc vât chủ yêu là cây trồng của người dân như: lúa, cà phê, tiêu, cao su,
điều, mía; các loại cây ăn trái (mít, sầu riêng); các loại cây lấy gỗ (xoan, keo lá
tràm); còn lại là cây bụi, cỏ dại…
b) Động vật
Động vật trên cạn tại khu vực có các loài bò sát (tắc kè, rắn mối, các loại
rắn,…); các loài chim (chim quốc, chim cu, chim sẻ, bìm bịp, cò,…); động vật có
vú (dơi, chuột,…); các loài lưỡng cư (ếch, nhái,…); các loại động vật không
xương sông (sâu bọ, nhện);… và cac loại gia súc, gia câm, vât nuôi trong nhà của
cac hộ dân.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1.1. Xã Hòa Phú
a) Vị trí địa lý
Hòa Phú là một xã thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cách Trung
tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 12 km về hướng Tây Nam.
- Phía Đông giáp với xã Hòa Khánh;
- Phía Tây giáp với xã Tâm Thắng huyện Cư Jut tĩnh Đăk Nông;
- Phía Nam giáp với xã Đray Sap huyện Krông Ana;
- Phía Bắc giáp với xã Hòa Xuân.
b) Diện tích – Cơ cấu dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên: 5.104 ha. Trong đó được phân ra:
- Đất nông nghiệp: + Đất trồng cây hằng năm: 2088.32 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 835 ha
- Đất lâm nghiệp: + Rừng tự nhiên: 0 ha
+ Rừng trồng: 72 ha
- Đất chưa sử dụng: + Đất bằng chưa sử dụng 705.19 ha
+ Đất đồi núi chưa sử dụng 697.78 ha
Dân số của xã năm 2016 là 16.593 người, phân bổ tương đối đều trên địa
bàn 15 thôn, buôn. Hiện nay trên địa bàn xã có 10 dân tộc anh em cùng chung
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
42
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
sống gồm: Ê đê,,Mường, Thái, Tày, Nùng, Hoa, Gia Rai, Thổ, K’Ho và Lào.
Người dân của các dân tộc này chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.15 : Phân bổ diện tích – Cơ cấu dân số xã Hòa Phú
TT Tên thôn/buôn Diện tích (ha) Số dân
1 Thôn 1 260 1346
2 Thôn 2 154 926
3 Thôn 3 145 1137
4 Thôn 4 40 1487
5 Thôn 5 292 953
6 Thôn 6 69,5 1014
7 Thôn 7 69,4 1681
8 Thôn 8 101 637
9 Thôn 9 240 1609
10 Thôn 10 207 1112
11 Thôn 11 125,4 1427
12 Thôn 12 336 1233
13 Thôn 13 130 623
14 Buôn Tuôr 20,4 512
15 Buôn M Brê 10,2 896
c) Điều kiện kinh tế
i) Nông nghiệp:
Nông nghiệp phát triển ổn định. Tuy nhiên trồng trọt luôn bị ảnh hưởng
bởi thời tiết, hạn hán, vấn đề về nước tưới chưa được đáp ứng.
Số hộ sản xuất nông nghiệp: 2.136 hộ chiếm 59 % tổng số hộ, nhưng giá trị
sản xuất chỉ đạt 141,81 tỷ đồng bằng 41,03% tổng giá trị.
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích đất gieo trồng: 3.212 ha. Chủ yếu là các loại cây trồng công
nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái và các loại cây công nghiệp ngắn
ngày như mía, đậu đỗ, bông vải, lúa nước…
+ Chăn nuôi:
- Tổng số trang trại nông nghiệp: 25, với 70 lao động
- Có 13 trang trại chăn nuôi với 6 trang trại chăn nuôi gà, 7 trang trại chăn
nuôi lợn, 12 trang trại tổng hợp.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
43
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Chủng loại con vật nuôi và số lượng như sau:
TT Loại vật nuôi Số lượng
1 Đàn trâu, bò 1.100
2 Đàn lợn 8.000
3 Đàn ong 2.000
4 Đàn gia cầm 70.000
5 Đàn dê 711
+ Nuôi trồng thủy sản:
Mô hình nuôi cá lăng tại một số nơi bước đầu triển khai khá hiệu quả, đây
là một lợi thế của xã để nâng cao thu nhập cho người dân cũng như nâng cao giá
trị kinh tế trong nông nghiệp.
+ Lâm nghiệp:
Xã Hòa phú hiện tại không còn diện tích rừng tự nhiên, những năm gần
đây công tác trồng mới rừng được chú trọng nên diện tích tăng dần theo các năm,
hiện nay tổng diện tích rừng trồng là 72 ha, do các hộ tự quản lý, chăm sóc và
hưởng lợi, nhu cầu trồng cây rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp còn rất cao.
Hiện nay xã Hòa phú còn 40 ha cao su đang cho thu hoạch, nhu cầu trồng
mới cao su trong dân rất cao.
ii) Thương mại - dịch vụ:
Trên địa bàn xã có 279 hộ kinh doanh ngoài quốc doanh với doanh thu
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Song lĩnh vực này chưa có sự đầu tư của
nhà nước, chủ yếu nhân dân tự phát do nhu cầu và cuộc sống của gia đình.
Trên địa bàn xã, có 1.251 hộ thuộc lĩnh vực thương nghiệp, vận tải, dịch
vụ, chiếm tỷ lệ: 34,7%. Doanh thu hằng năm 197,843 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
57,24%. Đây là lĩnh vực cần đầu tư, quy hoạch để phát triển.
iii) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất công nghiệp của xã chủ yếu tập trung tại KCN Hòa
Phú, thôn 12, xã Hòa Phú.
Bảng 2. 16: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã Hòa Phú
TT Tên/địa chỉ Lĩnh vực
1 Công ty thép Đông Nam Á - KCN Hòa Phú Sắc, thép
2 Công ty ViNaGas Tây Nguyên- KCN Hòa Phú Gas
3 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển An Thái- KCN Hòa Phú Sản xuất cà phê
4 Công ty Chỉ thun ĐăkLăk- KCN Hòa Phú Sản xuất chỉ thun
5 Cty CPĐT XNK Cà phê Tây nguyên- KCN Hòa Phú Kho, vận

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


44
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
6 Công ty XNK 2/9- KCN Hòa Phú Xuất nhập khẩu cà phê
7 Công ty phân bón Hồng Lam- KCN Hòa Phú Sản xuất phân vi sinh
8 Công ty Thạch Anh - Thôn 5 – Hòa Phú Khai thác đá xây dựng
Xí nghiệp Thuỷ điện Đray Hlinh (Công ty lưới điện cao thế
9
Miền Trung) - Thôn 5
Điện
10 Nhà máy thuỷ điện Hưng Phúc - Thôn 5
11 Công ty CP Thuỷ điện Hoà Phú (Tam Long) - Thôn 5
Xí nghiệp khai thác đá – Chi nhánh công ty TNHH XD Hoàng
12 Khai thác đá xây dựng
Vũ – Thôn 12
13 Hạt SC đường bộ ĐăkLăk– Thôn 12 Khai thác đá xây dựng
14 Công ty TNHH Nguyên Bình– Thôn 7 Kiểm định xe cơ giới
15 Công ty TNHH TM Trung Tuấn– Thôn 7 Xăng dầu
CN ĐăkLăk – Công ty TNHH MTV KD khí hoá lỏng Miền
16 San chiết gas
đông– Thôn 7
17 Công ty LiLaMa– Thôn 12 – Hòa Phú Cơ khí, lắp ráp máy
18 Công ty TNHH XDCP Hoàng Nam Thôn 12 – Hòa Phú Khai thác đá xây dựng
CN Cty CP ĐT & XD cấp thoát nước Waseco ĐăkLăk- KCN
19 Cấp thoát nước
Hòa Phú- Thôn 12 – ĐT 3686896
20 Công ty Đăk An- KCN Hòa Phú- Thôn 12 – 0126 2606212 Trộn bê tông nhựa
21 Mỏ đá công ty Quân Khang– Thôn 5 Khai thác đá xây dựng
22 Mỏ đá công ty Phú Xuân– Thôn 12 Khai thác đá xây dựng

Xã Hoà phú có 233 hộ hoạt động tiểu thủ công nghiệp, chiếm 6,3%. Trong
đó, sản xuất nhôm kính: 04 hộ, sản xuất cơ khí: 12 hộ, hàng thủ công mỹ nghệ:
09 hộ , xay xát: 07 hộ, đóng giày: 01 hộ, đóng trống: 01 hộ, đan lát ( gùi
,chài…): 45 hộ, sản xuất bún: 06 hộ. Ngoài ra, còn có ngành nghề chế tác đá mỹ
nghệ và đá xây dựng. Các yếu tố ngành nghề thủ công truyền thống chưa phát
triển.
d) Hạ tầng xã hội
i) Giáo dục:
- Hiện tại trên địa bàn xã có trường mầm non công lập Hoà Phú, 5 điểm
trường nhỏ và có 5 lớp tư thục (Tuổi Thơ, Họa Mi, Hồng Ân, Tuổi Ngọc, Tuổi
Hồng).
- Có 03 trường Tiểu học:
+ Trường Tiểu học Phú Vinh tại thôn 3 với tổng số 15 giáo viên;
+ Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai tại thôn 2 với tổng số 36 giáo
viên;
+ Trường Tiểu học Phú Thái tại thôn 1 với tổng số 21 giáo viên;
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
45
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Có 01 trường Trung học Cơ sở: Trường Trung Học Cơ Sở Hòa Phú với
tổng số 46 giáo viên;
- Có 01 trường Phổ thông Trung học: Trường Trung Phổ Thông Trần Phú
tại thôn 3 xã Hòa Phú với tổng số 62 giáo viên.
ii) Y tế:
Xã có 1 trạm y tế được xây dựng trên diện tích: 2.600m 2, có vườn thuốc
nam khoảng 500 m2. Trạm được cao tầng hoá, loại nhà cấp III, có đầy đủ các
phòng phục vụ cho việc khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân Trạm y tế của xã
hiện có 06 người (gồm 01 bác sỹ, 04 trung cấp và 01 y tá).
- Là xã vùng khó khăn, nên được sự hỗ trợ của nhà nước về cấp phát thẻ
khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng thẻ trên 4.512 thẻ
đạt 26%, các đối tượng bảo trợ khác 905 thẻ đạt 5%. Số người dân tham gia tự
nguyện 3.032 người chiếm 17%.
- Tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế 8.449 người đạt tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm: 81%.
iii)Hệ thống đường giao thông:
Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của xã Hòa Phú khá thuận lợi.
- Đường Quôc lộ 14 đi qua, nôi liên TP. Buôn Ma Thuột đi cac tinh miên
Đông Nam Bộ đã được nhưa hóa 100%.
- Đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa; đường trục thôn, buôn với
chiều dài đã được kiên cố hóa.
- Số km đường bộ trong toàn xã ước tính khoảng 111 km.
iv) Điện, thông tin liên lạc:
- Hệ thống điện lưới tại địa phương đã phủ hầu khắp các thôn, buôn trên
địa bàn xã, đảm bảo cung cấp điện đủ cho việc sản xuất kinh doanh và sinh hoạt
trên địa bàn toàn xã, đảm bảo đầu nối phát triển mở rộng trong tương lai.
- Địa bàn xã có 01 bưu điện phục vụ bưu chính viễn thông, hoạt động
thường xuyên, liên tục đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của nhân dân. Ngoài
ra trên địa bàn có nhiều điểm kinh doanh dịch vụ internet. Do đó rất thuận lợi
trong việc liên lạc, nắm bắt và trao đổi thông tin.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã có điện thoại cố định, mạng điện thoại di
động đã được phủ sóng hoàn chỉnh. Nhìn chung, thông tin liên lạc đảm bảo nhu
cầu cho nhân dân cũng như khi có dự án đầu tư vào địa bàn.
v) Văn hóa thông tin
Xã thường xuyên có các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động chào
mừng các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước và của địa phương.
Đồng thời xã cũng thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra, thiết lập trật tự,
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
46
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
kỷ cương trong các hoạt động văn hóa phòng chống tệ nạn xã hội, nhằm tạo môi
trường văn hóa xã hội lành mạnh.
vi) Công tác quốc phòng
Công tác đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương luôn được đảm bảo
tốt, trực chỉ huy thường xuyên 24/24 đảm bảo sẵn sàng đối phó với mọi tình
huống xảy ra. Xây dựng kế hoạch trực sẵn sàng chiến đấu trong dịp tết và các
ngày lễ lớn được đảm bảo.
vii) An ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, Công an xã và Ban chỉ huy Quân
sự xã phối hợp trực thường xuyên, tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ an toàn
trên địa bàn trong các ngày lễ; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm luôn
được chú trọng.
(Nguồn: UBND xã Hòa Phú)
2.2.1.2. Xã Hòa Khánh
a) Vị trí địa lý
Hòa Khánh là một xã thuộc TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cách Trung
tâm TP.Buôn Ma Thuột 10 km về hướng Tây Nam.
- Phia Băc giap xã Hoà Xuân.
- Phia Tây giap xã Hoa Phú.
- Phia Đông giap xã Ea Kao, Phường Khanh Xuân.
- Phia Nam giap Huyện Krông Ana.
Năm trên trục đường Quôc lộ 14 nôi liên TP. Buôn Ma Thuột đi cac tinh
miên Đông Nam Bộ. Vì vây, xã Hoa Khanh có vị tri thuân lợi cho việc phat triên
kinh tê - xã hội của địa phương và chung cả khu vưc.
b) Diện tích – Cơ cấu dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên 3.394 ha. Trong đó được phân ra:
- Đất nông nghiệp: + Đất trồng cây hằng năm: 2826ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 678ha
- Đất lâm nghiệp: + Rừng tự nhiên: 0 ha
+ Rừng trồng: 10ha
- Đất chưa sử dụng + Đất bằng chưa sử dụng: 0 ha
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 238.03ha
Dân số năm 2016 của xã là 15.563 người, phân bổ tương đối đều trên địa
bàn 22 thôn, buôn. Hiện nay trên địa bàn xã có 8 dân tộc anh em cùng chung

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


47
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
sống gồm: Ê đê, Tày, Nùng, Khơ me, Mường, Thái, M Nông và Hoa. Người dân
của các dân tộc này chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2. 17: Phân bổ diện tích – Cơ cấu dân số xã Hòa Khánh
TT Tên thôn/buôn Số dân Diện tích (ha)
1 Thôn 1 568 164
2 Thôn 2 720 152,81
3 Thôn 3 752 152,7
4 Thôn 4 1130 155,39
5 Thôn 5 616 171
6 Thôn 6 684 188
7 Thôn 7 977 151,58
8 Thôn 8 1185 179
9 Thôn 9 477 151,97
10 Thôn 10 615 153,15
11 Thôn 11 342 125,12
12 Thôn 12 529 164,44
13 Thôn 13 553 96,59
14 Thôn 14 559 86,81
15 Thôn 15 425 103,96
16 Thôn 16 598 99,78
17 Thôn 17 779 182
18 Thôn 18 765 195,7
19 Thôn 19 735 168
20 Thôn 20 748 172
21 Buôn kBu 1420 165
22 Thôn 22 386 215
TỔNG CỘNG 15.563 3.394
c) Điều kiện kinh tế
i) Nông nghiệp:
- Trồng trọt:
Tổng diện tích đất gieo trồng năm 2016: 3.480 ha.
Chủng loại cây trồng và sản lượng như sau:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


48
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 2. 18: Chủng loại cây trồng và sản lượng
TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
I Cây hàng năm
1 cây lúa nước 842 5.473
2 cây bắp lai 950 6.175
3 cây khoai lang 6 110
4 cây sắn 65 1.235
5 rau các loại 115 2.300
6 đậu các loại 10 11
7 cây đậu nành 4 4,5
8 cây mía 800 44.000
II Cây lâu năm
1 cây cà phê 611 1.528
2 cây tiêu 25 25
3 Điều 20 25
- Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã như sau:

TT Loại vật nuôi SỐ LƯỢNG


1 Đàn heo 6.200
2 Đàn trâu, bò 980
3 Dê 610
4 Đàn gia cầm 80.000
ii) Thương mại - dịch vụ:
Trên địa bàn xã có khoảng 300 hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu là nhân dân
tự phát do nhu cầu và cuộc sống của gia đình. Có khoảng 1500 hộ thuộc lĩnh vực
thương nghiệp, vận tải, dịch vụ. Đây là lĩnh vực cần đầu tư, quy hoạch để phát
triển trong tương lai.
iii) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là các cá thể sản xuất nhỏ lẻ, giá trị sản xuất
không cao. Các ngành nghề thủ công truyền thống chưa phát triển.
d) Hạ tầng xã hội
i) Giáo dục:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


49
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Xã hiện có 6 trường học: với 91 lớp học và 2.801 học sinh. Tổng số cán bộ
giáo viên 133 người. Cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học.
- Có 02 trường THCS:
+ Trường THCS Đoàn Kết: tại thôn 16. Diện tích: 25.732m 2 với 15 lớp
học, 32 giáo viên và 485 học sinh. Trường Đạt chuẩn năm 2006.
- Trường THCS Hoà Khánh: tại thôn 08. Diện tích: 12.513 m 2 với 17 lớp
học, 35 giáo viên và 619 học sinh.
- Có 03 trường Tiểu học:
+ Trường tiểu học Bùi Thị Xuân: tại thôn 18. Diện tích: 2.000 m 2 với 15
lớp học, 18 giáo viên và 476 học sinh
+ Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện: tại thôn 08 và 01 phân hiêu tại thôn 02
với tổng diện tích 16.390 m2với 17 lớp học, 22 giáo viên và 525 học sinh.
Trường Đạt chuẩn năm 2011.
+ Trường tiểu học Y Wang: Diện tích: 7.246 m 2 với 12 lớp học, 15 giáo
viên và 280 học sinh.
Trường mầm non Hòa Khánh: với diện tích: 4.000m 2 có 15 lớp học,
11giáo viên và 416 học sinh.
ii) Y tế:
- Xã có 1 trạm y tế với tổng diện tích đât: 1.245m 2, diện tích xây dựng:
600m2 với 12 phòng chức năng, 10 giường bệnh. Có đầy đủ nhân lực, cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác phục vụ công tác chăm sóc sức
khỏe người dân.
- Trạm y tế xã có 7 biên chế gồm: 1 bác sĩ, 02 y sĩ, 1 điều dưỡng, 01 nữ hộ
sinh, 01 trung cấp dược và 01 y sỹ đông y.
- Khám y tế học đường cho 1.807 lượt HS; khám bệnh cho người cao tuổi
102 lượt người. Hàng tháng tổ chức tiêm phòng các loại vacxin cho trẻ em và phụ
nữ có thai. Thường xuyên quản lý 38 người bệnh tâm thần, 08 bệnh nhân lao.
- Thành lập ban chỉ đạo tổ chức xuống thôn, buôn, cùng cộng tác viên tổ
chức tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, làm tốt công tác vệ
sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Song song việc khám và điều trị
bệnh, trạm y tế cũng không ngừng đẩy mạnh vận động, tuyên truyền người dân
tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, y tế xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-
2020.
iii) Giao thông:
Xã Hòa Khánh có 2 tuyến đường đối ngoại đi qua là đường Quốc lộ 14 và
đường tỉnh lộ 2 đã được nhựa hóa 100%.
- Đường trục xã, liên xã chiều dài: 9,3km đã được nhựa hóa;
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
50
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Đường trục thôn, buôn với chiều dài 27,11km đã được kiên cố hóa.
iv) Điện, thông tin liên lạc:
Hệ thống điện trên địa bàn xã đã được khép kín. Mạng lưới đường dây
trung, hạ thế và đường dây hạ thế đảm bảo cung cấp điện đủ cho việc sản xuất
kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn toàn xã, đảm bảo đầu nối phát triển mở rộng
trong tương lai. Hiện tại có 13 trạm biến áp, 12 tuyến, tổng chiều dài dây trung,
hạ thế là 53km công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng do điện lực quản lý.
- Số hộ được sử dụng điện: 3.280 hộ/3.345 hộ chiếm 98 %.
- Địa bàn xã có 01 bưu điện phục vụ bưu chính viễn thông, hoạt động
thường xuyên, liên tục đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của nhân dân. Ngoài
ra trên địa bàn có nhiều điểm kinh doanh dịch vụ internet. Do đó rất thuận lợi
trong việc liên lạc, nắm bắt và trao đổi thông tin.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã có điện thoại cố định, mạng điện thoại di
động đã được phủ sóng hoàn chỉnh. Nhìn chung, thông tin liên lạc đảm bảo nhu
cầu cho nhân dân cũng như khi có dự án đầu tư vào địa bàn.
v) Văn hóa thông tin
Xã thường xuyên có các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động chào
mừng các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước và của địa phương.
Đồng thời xã cũng thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra, thiết lập trật tự,
kỷ cương trong các hoạt động văn hóa phòng chống tệ nạn xã hội, nhằm tạo môi
trường văn hóa xã hội lành mạnh.
vi) Công tác quốc phòng
Công tác đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương luôn được đảm bảo
tốt, trực chỉ huy thường xuyên 24/24 đảm bảo sẵn sàng đối phó với mọi tình
huống xảy ra. Xây dựng kế hoạch trực sẵn sàng chiến đấu trong dịp tết và các
ngày lễ lớn được đảm bảo.
vii) An ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, Công an xã và Ban chỉ huy Quân
sự xã phối hợp trực thường xuyên, tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ an toàn
trên địa bàn trong các ngày lễ; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm luôn
được chú trọng.
(Nguồn: UBND xã Hòa Khánh)
 Thông tin về các hộ dân, đất đai thu hồi đất để xây dựng móng trụ:
Có 16 hộ dân bị thu hồi đất vĩnh viễn để phục vụ cho việc thực hiện dự án.
Đất bị thu hồi vĩnh viễn để sử dụng cho việc xây dựng 16 móng cột mới
bao gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa và hoa màu.
Tổng diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn là 587 m2.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
51
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Các hộ dân này sinh sống tại xã Hòa Phú (06 hộ với 28 nhân khẩu) và xã
Hòa Khánh (10 hộ với 43 nhân khẩu), TP Buôn Ma Thuột.
Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ dân này là sản xuất nông nghiệp và
buôn bán nhỏ.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


52
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Đánh giá tác động môi trường dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường
dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam” được xem xét qua các giai đoạn: chuẩn
bị, thi công xây dựng và giai đoạn vận hành.
3.1. Đánh giá tác động môi trường
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị
3.1.1.1. Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự
nhiên và kinh tế-xã hội khu vực thực hiện dự án
Hiện tại tỉnh Đắk Lắk có 10 trạm 110kV, tổng công suất đặt 350MVA với
lưới điện 110kV hiện nay được liên kết mạch vòng giữa các trạm nguồn, do vậy
độ tin cậy cung cấp điện là rất cao. Tuy nhiên trên các tuyến đường dây 110kV đa
số sử dụng dây AC-185 và cũng được vận hành trong một thời gian dài. Để đồng
bộ và đảm bảo cung cấp điện an toàn và tin cậy, cần sớm cải tạo nâng cấp các
tuyến đường dây này nhằm tạo sự đồng bộ giữa lưới điện hiện có và lưới điện
xây dựng mới.
Ngoài ra để đáp ứng được tốc độ phát triển ngày càng cao của phụ tải trong
thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm và đường dây 110kV mới.
Một số địa bàn cần tăng cường thêm một số trạm nguồn 110/22kV để chia tải với
các trạm hiện hữu và giảm nhỏ chiều dài các tuyến trục, đồng thời cần cải tạo và
xây dựng mới các tuyến đường dây 110kV để tạo thành mạch vòng liên kết các
TBA 110kV với nhau để vừa đảm bảo khả năng tải điện kinh tế vừa tăng khả
năng liên kết trong quá trình cung cấp hỗ trợ cho nhau trong chế độ sự cố và bảo
dưỡng.
Việc đầu tư xây dựng Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 – Hợp phần I: Quy
hoạch phát triển hệ thông điện 110 kV đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại
Quyết định số 3946/QĐ-BCT ngày 16/10/2017.
3.1.1.2. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư
Dự án sử dụng HLT cũ, chỉ thu hồi đất để sử dụng cho việc xây dựng các
móng cột mới.
Đất bị thu hồi chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp hiện
đang được người dân canh tác.
Dự án không có hoạt động di dân, tái định cư.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


53
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

a) Ảnh hưởng từ việc chiếm dụng đất vĩnh viễn


Đất bị thu hồi vĩnh viễn để sử dụng cho việc xây dựng các móng cột mới
của dự án chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa. Diện tích đất bị thu
hồi vĩnh viễn là 587 m2. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Diện tích chiếm đất của móng cột điện xây dựng mới
Diện tích chiếm
TT Vị trí Cột Móng Địa phương Ghi chú
(m2)
1 31 N111-20B 4T30-21 62 Xã Hòa Phú Đất hoa màu

2 32 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Phú Đất lúa

3 33 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Phú Đất lúa

4 34 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Phú Đất lúa

5 35 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Phú Cây lâu năm

6 36 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Phú Đất lúa

7 37 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất hoa màu

8 38 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất hoa màu

9 39 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Cây lâu năm

10 40 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

11 41 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Cây lâu năm

12 45 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

13 46 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

14 47 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

15 48 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

16 49 Đ111-26B 4T30-21 35 Xã Hòa Khánh Đất lúa

Tổng cộng 587 m2

Ghi chú: Đây là diện tích chiếm đất của móng cột xây dựng mới giai đoạn TKBVTC
chưa có phê duyệt của Chủ đầu tư.
Việc thu hồi đất vĩnh viễn để thực hiện dự án sẽ ít nhiều có tác động đến
đời sống người dân bi ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không lớn do

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


54
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
diện tích chiếm đất vĩnh viễn để xây dựng móng cột thấp (587 m 2/16 móng trụ)
và trải đều trên tuyến chứ không tập trung vào một chỗ.
Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng hố móng mới sẽ phát sinh
thêm diện tích chiếm dụng tạm thời tại vị trí xung quanh các móng trụ xây dựng
mới để làm nơi tập kết nguyên vật liệu cũng như đất đá thải tạm (sau khi hoàn
thiện qua trình đào đăp, xây dưng cac móng trụ, lượng đất đa thừa được tân dụng
để đầm nén, gia cố các móng trụ để tăng độ an toàn chất lượng của móng trụ).
Diện tích này ước tính khoảng 30 m2 cho một móng. Tuy nhiên, do thời
gian thi công ngắn nên tác động này mang tính chất tạm thời, mức độ tác động
không đáng kể.
Hoa màu của người dân địa phương cũng ít bị ảnh hưởng một phần do thời
điểm thi công xây dựng dự kiến diễn ra vào khoảng tháng 2/2018, lúc này đã là
sau mùa thu hoạch tại địa phương.
Tất cả cac thiệt hại vê đất đai, cây trồng, hoa màu của người dân sẽ được
Chủ dự án bồi thường hỗ trợ tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước. Do đó,
tác động có thể được giảm thiểu đến mức thấp nhất.
Diện tích đất thu hồi, số lượng cây trồng bị thiệt hại và chi phí bồi thường
chính xác sẽ được Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị có chức năng của địa phương
tiến hành kiểm kê, lập phương án và áp giá theo quy định. Công tác bồi thường
và hỗ trợ được hoàn tất trước khi tiến hành thi công xây dựng dự án.
b) Ảnh hưởng của việc chiếm dụng đất tạm thời
Chủ dự án và đơn vị thi công sẽ thỏa thuận để thuê đất trống của người
dân địa phương hoặc nhà văn hóa dọc theo tuyến đường dây để làm các kho bãi
tạm phục cho việc tập kết thiết bị, phụ kiện phục vụ quá trình thi công xây dựng
dự án.
Diện tích đất bị chiếm dụng tạm thời khoảng 280 m2.
Việc tập kết thiết bị, phụ kiện tại kho bãi tạm sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng
đến mỹ quan khu vực cũng như gây cản trở giao thông tại khu vực trong quá trình
tập kết, bốc dỡ. Tác động này mang tính chất tạm thời do thời gian thi công ngắn,
mức độ tác động không đáng kể.
Sau khi hoàn thành quá trình thi công, toàn bộ diện tích này sẽ được Chủ
đầu tư và đơn vị thi công hoàn trả lại nguyên trạng.
c) Ảnh hưởng về đất, cây cối trong hành lang an toàn lưới điện:
Do dự án sử dụng HLT cũ nên toàn bộ diện tích đất đai trong hành lang
tuyến đã được đền bù hỗ trợ đầy đủ cho người dân tại dự án trước đó, dự án chỉ
tiến hành đền bù cho diện tích các vị trí móng trụ mới và cây cối phát sinh thêm
trên phần diện tích đó, không tiến hành đền bù hỗ trợ cho phần HLT.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


55
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Phân đất trong hành lang an toàn lưới điện vẫn được canh tac, trồng trọt,
chi giới hạn chiêu cao đôi với một sô cây trồng vi phạm hành lang tuyên với
khoảng cach an toàn hành lang lưới điện theo quy định tại Điêu 12, Nghị định
14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính Phủ: “Đối với đường dây ngoài thành
phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng
đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn
khoảng cách quy định - đối với cấp điện áp 110kV là 3,0m; cấp điện áp 22kV là
0,7m đối với dây bọc và đối với cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian
ngắn có nguy cơ gây mất an toàn và những cây nếu phải chặt ngọn, tỉa cành sẽ
không còn hiệu quả kinh tế phải chặt bỏ và cấm trồng mới”.
3.1.1.3. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Quá trình giải phóng mặt bằng của dự án chủ yếu là đốn hạ, chặt bỏ một số
cây cối, hoa màu tại các vị trí thi công móng trụ mới. Lượng sinh khối phát sinh
nếu không được thu gom, xử lý thích hợp sẽ gây chiếm dụng mặt bằng, gây cản
trở hoạt động thi công xây dựng sau này cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan khu
vực.
Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị mặt bằng ngắn, thành phần khá đơn giản và
được người dân thu hoạch, tận thu để sử dụng nên lượng phát sinh ra môi trường
tại khu vực dự án không nhiều. Vì vậy tác động được đánh giá ở mức thấp.
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
Giai đoạn thi công xây dựng Dự án bao gồm các công việc chính sau:
+ Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị;
+ Thi công xây dựng móng trụ mới (đào đắp đất, lắp dựng cột).
+ Căng kéo dây, lắp đặt thiết bị.
3.1.2.1. Nguồn tác động
a) Nguồn tác động liên quan đến chất thải
a1) Nguồn tác động đến môi trường không khí
Các hoạt động trong giai đoạn thi công chủ yếu thực hiện bằng biện pháp
thủ công kết hợp với cơ giới. Nguồn tác động đến môi trường không khí chủ yếu
là bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, vật tư thiết
bị và quá trình thi công xây dựng móng trụ mới.
i) Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp đất xây dựng móng trụ
Công tac thi công đào đăp hô móng keo dài khoảng 05 ngày cho 01 vị tri
móng xây dưng mới. Lượng bụi phat sinh phụ thuộc nhiêu vào khôi lượng đào
đắp đất. Lượng bụi khuếch tán được tính toán dựa vào hệ số ô nhiễm và khối
lượng đào đắp đất.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


56
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng Thế giới (Environmental
assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, World
Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm được tính bằng công thức sau:
1, 4
 U 
 
 2,2 
E  0,0016k 1, 3
M 
 
 2 

Trong đó:
- E: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).
- k: Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình (0,35).
- u: Tốc độ gió trung bình (2,8m/s).
- M: Độ ẩm trung bình của vật liệu là (20%).
Theo kết quả tính toán, hệ số ô nhiễm E = 0,015 kg/tấn.
Khối lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp cho 01 móng trụ xây dựng
mới được tính theo công thức:
W=ExQxd
Trong đó:
- W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);
- E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất), E = 0,015 (kg bụi/tấn đất);
- Q: Lượng đất đào đắp (m3); Q = 89,25 m3
- d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,7 tấn/m3).
Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong suốt quá trình đào đắp là:
Wt = 0,015 × 89,25 × 1,7 = 2,275 kg
Lượng bụi phát sinh trong một ngày:
W (1ngày) =Wt/(t) = 2,275/5 = 0,445 (kg/ngày)
Với: - t: thời gian đào đắp t = 5 ngày, ngày làm 8 giờ;
Như vậy, tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp tương đối thấp.
Áp dụng mô hình khuếch tán nguồn mặt để xác định nồng độ bụi phát tán
vào môi trường không khí (Phạm Ngọc Đăng - Môi trường không khí - NXB
KHKT - Hà Nội 1997).
Giả sử khối không khí tại khu vực khai thác được hình dung là một hình
hộp với các kích thước chiều dài L (m), chiều rộng W (m) và chiều cao H (m).
Hình hộp không khí có một cạnh đáy song song với hướng gió. Giả sử luồng gió
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
57
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
thổi vào hộp là không ô nhiễm và không khí tại khu vực khai thác tại thời điểm
không khai thác là sạch thì nồng độ bụi trung bình 1 giờ sẽ được tính theo công
thức sau:
Es. L -ut/L
C= (1  e )
u. H
Trong đó:
- Es: Lượng phát thải ô nhiễm tính trên đơn vị diện tích (mg/m2.s);
Es = MBụi/(L  W)
- u: Tốc độ gió trung bình (m/s); u = 2,8 m/s
- H: Chiều cao xáo trộn (m); H = 10 m
- L, W: Chiều dài và chiều rộng của hộp khí (m)
- MBụi: Tải lượng bụi phát sinh = 0,445 (kg/ngày) ≈ 0,0155 (g/s)
Nồng độ bụi phát thải ứng với chiều dài L, chiều rộng W của hộp không
khí trong phạm vi mỏ đá được tính ở bảng sau:
Bảng 3.2: Nồng độ bụi phát tán trong không khí tại vị trí đào đắp móng cột mới
Khoảng cách QCVN
Nồng độ
05:2013/BTNMT
W (m) L (m) (mg/m3)
(mg/m3)
1 1 0,554
1,5 1,5 0,369

2 2 0,277

3 3 0,185 0,3
5 5 0,111

6 6 0,092

7 7 0,079
Ghi chú:
QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
Nhận xét:
Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp đất có nồng độ vượt giới hạn tối đa cho
phép của QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi dưới 2m.
ii) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công xây dựng

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


58
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu do
hoạt động của các loại thiết bị, máy móc như cần cẩu, máy đầm, tời máy,... làm
phát sinh bụi và các loại khí thải như NOx, SO2, CO,...
Lưu lượng khí thải sinh ra phụ thuộc vào lượng nhiên liệu tiêu thụ trên một
đơn vị thời gian và chất lượng máy móc sử dụng.
Theo Định mức tiêu hao nhiên liệu, nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu DO
phục vụ cho hoạt động của máy móc, thiết bị thi công chính như sau:
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu DO của máy móc, thiết bị thi công
Định mức *
TT Phương tiện Số lượng Tổng kg DO/ca
(lít DO/ca)
1 Máy bơm nước 4 5 16,7
2 Máy đào một gầu bánh xích 2 43 71,8
3 Đầm cầm tay 4 4 13,6
4 Máy phát điện 3 11 27,6
5 Đầm máy 2 39 65,1
6 Máy trộn bê tông 2 10 16,7
Tổng cộng : 112 211,5
Ghi chú:
- * : Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về
việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
- Tỷ trọng dầu DO là 0,835 kg/lít
Lượng dầu DO tiêu thụ trong giai đoạn thi công là 211,5 kg/ca tương
đương 26,4 kg/h.
Bảng 3.4: Thành phần dầu DO
Ap Hp Cp Np Op Sp Wp
0,15% 11,5% 88,55% 0,2% 0,2% 0,4% 2,0%

Tải lượng và nồng độ khí thải phát sinh từ việc đốt dầu được tính như sau:
- Lượng khói (SPC) ở điều kiện chuẩn: Lc=0,1033 m3/s
- Lượng khói (SPC) ở điều kiện thực tế (t=220oC): LT=0,1865 m3/s
Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ khí thải được thể hiện trong bảng
sau:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


59
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 3.5: Tải lượng, nồng độ khí thải phát sinh do hoạt động của máy móc
Nồng độ ở
Tải lượng QCVN 19:2009/BTNMT
TT Thông số ĐKTC
(g/s) (mg/Nm3)
(mg/Nm3)
1 Bụi khói 0.00440 24 240

2 SO2 0.05934 318 600

3 NOx 0.02278 2322 1.020

4 CO 0.20476 1297 1.200

Ghi chú:
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ (Kp (hệ số theo lưu lượng nguồn thải ) = 1; Kv (hệ số vùng) = 1,2)
(Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 2001, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 3, NXB KH&KT, Hà Nội)
Nhận xét:
So sánh với QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi
và các chất vô cơ, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm bụi, SO2, NOx trong khí thải
đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Riêng nồng độ khí CO vượt nhẹ.
iii) Bụi đất, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu phục vụ thi công trên đường bộ
Hoạt động của phương tiện vận chuyển cơ giới bao gồm: vận chuyển vật
tư, thiết bị điện (cột thép, dây dẫn, cách điện, phụ kiện…) từ kho hàng đến điểm
tập kết, sau đó vận chuyển vào vị trí các cột xây dựng mới trên tuyến; vận chuyển
vật liệu xây dựng (ximăng, cát, đá,…) từ các cơ sở kinh doanh có giấy phép tại
địa phương đến vị trí các cột xây dựng mới.
Dự kiến số lượt xe vận chuyển trong một ngày cao điểm tối đa khoảng 30
lượt xe/ngày, sử dụng loại xe có trọng tải từ 3,5 – 16 tấn.
- Tải lượng:
Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh do Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993)
thiết lập đối với động cơ chạy bằng dầu Diezel loại trọng tải (3,5 - 16) tấn chạy ở
vùng ngoại ô, đường địa phương thì tải lượng của bụi và chất ô nhiễm trong khí
thải do các phương tiện giao thông gây ra như sau:
Bảng 3.6. Tải lượng bụi đất và khí thải từ phương tiện vận chuyển
Loại xe 3,5 – 16 tấn
TT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng Tải lượng
(kg/1000 km) (mg/m/s)

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


60
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Loại xe 3,5 – 16 tấn
TT Chất ô nhiễm
1 Bụi đất 15 0,2083
2 Bụi khói 0,9 0,0125
3 SO2 4,15.S 0,0029
4 NOx 14,4 0,2000
5 CO 2,9 0,0403
Ghi chú: S - Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO, lấy S = 0,05.
- Nồng độ:
Để tính toán nồng độ phát tán trong quá trình vận chuyển, áp dụng mô hình
cải biên của Sutton (xét nguồn đường ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc
với nguồn đường):
C = 0,8 . E {exp[-(z+h)2/2σz2] + exp [-(z-h)2/2σz2]}/(σz.u) (3-2)
Trong đó:
C – Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);
E – Tải lượng nguồn thải (mg/m/s);
z – Độ cao của điểm tính (m);
σz – Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x
theo phương gió thổi: σz = 0,53.x0,73;
x – Khoảng cách từ nguồn thải đến điểm tính toán (m);
u – Tốc độ gió trung bình (m/s), lấy bằng u = 2,8 m/s;
h – Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), lấy h = 0,5m.
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội.)
Kết quả tính toán nồng độ bụi, khí thải theo khoảng cách x (m) và độ cao z
(m) được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7. Nồng độ bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển
Chất Khoảng Nồng độ (mg/m3)
QCVN
ô cách
z = 0,5 m z=1m z = 1,5 m z=2m z=3m 05:2013/BTNMT
nhiễm x (m)
2 0,1605 0,1142 0,0631 0,0264 0,0019
4 0,1137 0,0973 0,0750 0,0520 0,0182
Bụi đất 6 0,0887 0,0810 0,0695 0,0562 0,0305 0,3
8 0,0734 0,0691 0,0623 0,0540 0,0359
10 0,0631 0,0603 0,0560 0,0504 0,0374

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


61
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Chất Khoảng Nồng độ (mg/m3) QCVN
ô cách 05:2013/BTNMT
z = 0,5 m z=1m z = 1,5 m z=2m z=3m
nhiễm x (m)
2 0,0096 0,0068 0,0038 0,0016 0,0001
4 0,0068 0,0058 0,0045 0,0031 0,0011
Bụi
6 0,0053 0,0049 0,0042 0,0034 0,0018 0,3
khói
8 0,0044 0,0041 0,0037 0,0032 0,0022
10 0,0038 0,0036 0,0034 0,0030 0,0022
2 0,0022 0,0016 0,0009 0,0004 0,0000
4 0,0016 0,0013 0,0010 0,0007 0,0003
SO2 6 0,0012 0,0011 0,0010 0,0008 0,0004 0,35
8 0,0010 0,0010 0,0009 0,0007 0,0005
10 0,0009 0,0008 0,0008 0,0007 0,0005
2 0,0770 0,0548 0,0303 0,0127 0,0009
4 0,0546 0,0467 0,0360 0,0250 0,0087
NOx 6 0,0426 0,0389 0,0334 0,0270 0,0147 0,2
8 0,0352 0,0332 0,0299 0,0259 0,0172
10 0,0303 0,0290 0,0269 0,0242 0,0179
2 0,0310 0,0221 0,0122 0,0051 0,0004
4 0,0220 0,0188 0,0145 0,0101 0,0035
CO 6 0,0171 0,0157 0,0134 0,0109 0,0059 30
8 0,0142 0,0134 0,0121 0,0104 0,0069
10 0,0122 0,0117 0,0108 0,0098 0,0072

Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
Nhận xét:
So sánh kết quả tính toán với QCVN 05:2013/BTNMT cho thấy nồng độ
bụi và các loại khí thải phát tán ra môi trường không khí xung quanh đều nằm
trong mức cho phép.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


62
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
iv) Tác động do bụi phát sinh do quá trình tập kết nguyên vật liệu
Bụi từ hoạt động này có thành phần chủ yếu là bụi có kích thước lớn, dễ sa
lắng. Theo thực tế ngoài công trường cho thấy, lượng bụi phát sinh do quá trình
tập kết nguyên liệu (đá dăm, cát) tương đối lớn, thường chỉ phát sinh trong thời
gian đổ nguyên vật liệu (khoảng 5 – 7 phút), sau đó bụi sẽ nhanh chóng lắng
xuống. Trong trường hợp điều kiện thời tiết không thuận lợi như có gió lớn, khi
đó bụi mới phát tán ra xa gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Đối tượng chịu tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp làm việc tại khu
vực tập kết nguyên vật liệu. Tác động được đánh giá ở mức độ thấp.
a2) Nguồn phát sinh nước thải
i) Nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình trộn vữa, trộn bê tông, rửa dụng
cụ xây dựng, tưới vật liệu,... với lưu lượng thải nhỏ do phần lớn tự thấm vào vật
liệu xây dựng, bay hơi hoặc thấm vào đất.
Nước thải xây dựng có tính kiềm, có độ đục cao. Thành phần chủ yếu chứa
các chất lơ lửng, đất cát, vụn xi măng...
ii) Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa chân tay...
hằng ngày của công nhân trong thời gian xây dựng. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân
lực trong giai đoạn này khoảng 100 người.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:
100 người × 100 lít/người/ngày × 80% = 8,0 m3/ngày
Trong đó:
- 100 lít/người/ngày: định mức nhu cầu sử dụng nước theo TCXDVN
33:2006;
- 80%: lượng nước thải ước tính bằng 80% nhu cầu nước cấp.
Thành phần NTSH có chứa các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, Nitơ,
Photpho, dầu mỡ, vi sinh vật gây bệnh…
Theo tính toán thống kê của nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng các
chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường hằng ngày nếu không tiến hành
xử lý như sau:
Bảng 3.8. Tải lượng tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
1 BOD5 65 (*)
2 COD 72 - 102,6
3 TSS 60 – 65 (*)

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


63
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
STT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)
4 Dầu mỡ 10 – 30
5 Amoniac 2,4 - 4,8
6 Tổng Nitơ 8 (*)
7 Tổng Phốt phát 3,3 (*)
8 Tổng Coliforms 106 - 109 (MNP/100ml)

Nguồn:
- WHO, 1993, 1993, Assessment of sources of air, water and land pollution, Geneva;
- (*): TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn
thiết kế.
Tải lượng chất bẩn phat sinh từ qua trình sinh hoạt của 1 công nhân được
lấy tương đương băng 1/5 tải lượng chất bẩn phat sinh từ qua trình sinh hoạt của
1 người dân bình thường trong khu đô thị. Kêt quả tinh toan nồng độ cac chất ô
nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên công trường như sau:
Bảng 3.9. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
QCVN
TT Thông số Đơn vị Kết quả 14:2008/BTNMT
(Cột B)
1 BOD5 mg/l 271 50
2 TSS mg/l 300 - 428 100
3 Dâu mơ mg/l 41 - 125 20
4 Amoni mg/l 10 - 20 10
5 PO43- mg/l 13,75 10

Ghi chú:
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B:
áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt.
Nhận xét:
Theo kết quả tính toán và so sánh tại bảng trên cho thấy, hầu hết nồng độ
các chất ô nhiễm đều vượt so với QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
a3) Nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR)
i) CTR sinh hoạt
CTR sinh hoạt gồm các chất thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công
nhân xây dựng như các loại bao bì ni lông, giấy vụn, chai lọ, vỏ đồ hộp, thực
phẩm thừa,...
Theo QCVN 07:2010/BXD, định mức phát thải hằng ngày của một người là
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
64
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
0,8 kg/người/ngày. Với tổng số công nhân làm việc tại dự án khoảng 100 người,
tính theo thời gian phát thải 8 giờ/16 giờ thì trung bình mỗi ngày lượng rác thải
sinh hoạt thải ra là:
0,8 kg/người/ngày × 100 người × 8/16 = 40 kg/ngày.
ii) CTR xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, các loại chất thải rắn xây dựng phát
sinh là vữa xây dựng, đất đá thải, các loại thùng gỗ, nhựa, sắt hoặc bao bì đựng
các loại vật liệu, thiết bị lắp đặt công trình...
Lượng chất thải này nêu không được thu gom triệt đê sẽ gây tac động đên
môi trường.

a4) Chất thải nguy hại (CTNH)


Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng dự án chủ yếu là dầu
mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị phục vụ thi công
công trình.
Khối lượng nhớt thải, dầu mỡ phát sinh từ các hoạt động bảo dưỡng máy,
phương tiện, vận chuyển sẽ thực hiện tại các garage trên địa bàn, định kỳ khoảng
2-3 tháng/1 lần.
Lượng dầu mỡ phát sinh trong quá trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi
công cho dự án định kỳ 2 tháng/lần, lượng dầu, mỡ thải ra tạm tính khoảng 0,5 lít
dầu và 0,6 kg mỡ bôi trơn cho động cơ.
Quá trình duy tu, bão dưỡng máy móc được tiến hành tại các cơ sở Garager
sửa chữa trên địa bàn, không tiến hành trên công trường nên lượng CTNH phát
sinh tại khu vực dự án rất ít.
b) Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
b1) Nguồn phát sinh tiếng ồn
Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ quá trình vận hành các
thiết bị phục vụ thi công như máy trộn bê tông, máy đầm, máy xúc. … và từ hoạt
động của các phương tiện vận tải tập kết, chuẩn bị nguyên liệu cho thi công.
Cường độ tiếng ồn do hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công tại khu
dự án gây ra (đo tại vị trí cách nguồn ồn 8m) như sau:
Bảng 3.10. Mức ồn của các máy móc, thiết bị trong vận chuyển, thi công
TT Thiết bị Mức ồn (dB)
I Hoạt động vận chuyển
1 Ô tô tải 76 - 96

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


65
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
TT Thiết bị Mức ồn (dB)
II Hoạt động thi công công trình
1 Máy đào 72 – 93
2 Cần cẩu 75 – 77
3 Máy hàn 71 – 82
4 Máy trộn bê tông 74 – 88
(Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S, Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và sự vận
hành, máy móc xây dựng và dụng cụ gia đình, NJID, 300.1, 31-12-1971)
Nguồn ồn phát sinh từ hoạt động của máy móc là nguồn điểm. Tuy nhiên,
khi các máy móc hoạt động cùng một lúc, các nguồn ồn sẽ có tác dụng cộng
hưởng với nhau làm tăng cường độ tiếng ồn. Mức ồn tổng số được tính như sau:
L = 10.lg 10
( Li / 10 )
(dB)
Trong đó: L - Mức ồn tổng số (dB);
Li - Mức ồn nguồn i (dB).
Kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.11. Mức ồn tổng số đối với từng hoạt động thi công
TT Hoạt động Mức ồn (dB) TCVN 3985-1999
1 Vận chuyển 86 – 96
85
2 Thi công công trình 87 – 95
Ghi chú:
TCVN 3985-1999: Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc. Áp dụng với thời
gian làm việc không quá 8h/ngày.
Khi lan truyền trong không gian, cường độ tiếng ồn sẽ giảm dần theo độ
tăng của khoảng cách. Độ giảm của tiếng ồn theo khoảng cách được tính toán
theo công thức sau:
r  1 a
L = 20.lg 
 r 
2
 (dB)
 1 

Trong đó:
L - Mức chênh lệch độ ồn;
r1 - Khoảng cách từ vị trí đo đến nguồn ồn;
r2 - Khoảng cách từ nguồn đến điểm khảo sát;
a - hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất
(đối với mặt đất có trồng cỏ thì a = 0,1).
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 1997, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
66
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 3.12. Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách
Độ ồn theo khoảng cách (dB) QCVN
TT Hoạt động 26:2010/BTNMT
8m 100m 200m 400m 600m 800m 6h-22h 22h-6h

1 Vận chuyển 96 74 68 62 58 56
70 55
2 Thi công xây dựng 95 73 67 61 57 55

Ghi chú:
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuân kỹ thuât quôc gia về môi trương. Ap dung đôi vơi
khu vưc thông thương.
Nhận xét:
- Tại vị trí làm việc: tiếng ồn từ phần lớn các máy móc thi công vượt giới
hạn cho phép của TCVN 3985-1999.
- Đối với khu vực xung quanh: trong trường hợp nhiều loại máy móc thiết bị
hoạt động cùng một lúc, tiếng ồn sẽ vượt giới hạn cho phép trong phạm vi khoảng
100 m.
b2) Tác động của nước mưa chảy tràn
Theo WHO (1993), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như sau:
Tổng Nitơ : 0,5 - 1,5 mg/l;
Photpho : 0,004 - 0,03 mg/l;
COD : 10 - 20 mg/l;
SS : 10 - 20 mg/l.
Bản chất của nước mưa là sạch. Tuy nhiên, trong quá trình chảy tràn, nước
mưa sẽ cuốn trôi các tạp chất trên mặt bằng. Do đó, nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mưa chảy tràn sẽ phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của mặt đất tại khu
vực dự án.
b3) Tác động đến kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng
Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng tại địa
phương chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ thi công
xây dựng.
- Hoạt động thi công kéo rải dây dẫn vượt các tuyến đường giao thông;
- Thi công tuyên đường dây tại khu vưc có giao cheo với cac đường dây
điện lưc.
- Sự tập trung công nhân xây dựng tại khu vực.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


67
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
3.1.2.2. Đối tượng, phạm vi tác động
Bảng 3.13. Đối tượng, phạm vi tác động trong quá trình thi công
Mức độ Thời gian
Nguồn tác động Phạm vi tác động Đối tượng bị tác động
tác động tác động
Tác động liên quan đến chất thải
- Tại khu vực thi - Môi trường không khí tại khu vực
Bụi từ hoạt động
công đào đắp, thi công xây dựng. Nhỏ
đào đắp đất
phạm vi 2 m. - Công nhân xây dựng
- Môi trường không khí tại các tuyến
Bụi, khí thải từ
- Tuyến đường vận đường vận chuyển
hoạt động vận Nhỏ
chuyển - Người tham gia giao thông và sống
chuyển đường bộ
ven hai bên tuyến đường vận chuyển

Bụi, khí thải do - Môi trường không khí tại khu vực
- Tại khu vực thi thi công xây dựng.
hoạt động thi công Nhỏ
công xây dựng
xây dựng - Công nhân xây dựng Trong thời
gian thi
- Môi trường đất, nước ngầm tại vị trí
Nước thải sinh công
- Tại điểm xả thải xả thải. Nhỏ
hoạt (4,0 m3/ngày)
- Công nhân thi công công trình
- Môi trường đất, không khí, nước
CTR xây dựng, mặt
- Tại vị trí xả thải Nhỏ
(đất, đá, bao bì...)
- Nước mưa chảy tràn
- Môi trường đất, không khí, nước
CTR sinh hoạt (20 mặt
- Tại vị trí xả thải Nhỏ
kg/ngày)
- Công nhân trong công trường
- Tại vị trí xả thải - Môi trường đất, nước ngầm, nước
CTNH Nhỏ
(garager) mặt
Tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn từ các - Trong phạm vi - Công nhân xây dựng tại công Trong thời
hoạt động thi khoảng cách 100 m. trường. Trung gian thi
công xây dựng, - Dọc tuyến đường - Người dân dọc tuyến đường vận bình công
vận chuyển. vận chuyển. chuyển.
Nước mưa chảy
- Khu vực dự án - Môi trường đất, nước mặt. Nhỏ
tràn
Đào đắp, chặt bỏ
- Khu vực dự án - Động thực vật trong khu vực dự án. Nhỏ
cây cối
- Cảnh quan thiên nhiên.
Thi công xây
- Khu vực dự án - Động, thực vật trong khu vực dự Nhỏ
dựng
án.
Tập trung công - Xã Hòa Phú, Hòa - An ninh trật tự khu vực Nhỏ
nhân Khánh. - Tệ nạn xã hội

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


68
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Mức độ Thời gian
Nguồn tác động Phạm vi tác động Đối tượng bị tác động
tác động tác động
Hoạt đông vận - Tuyến đường vận
chuyển chuyển
- Gia tăng tai nạn giao thông.
Kéo rải dây dẫn - Tại khu vực giao Nhỏ
- Cản trở giao thông khu vực.
vượt các tuyến chéo đường giao
đường giao thông thông
Tại khu vực giao
Giao chéo đường - Ảnh hưởng quá trình vận hành
chéo đường dây 22
dây điện lực tuyến đương dây
kV và 0,4 kV.

3.1.2.3. Đánh giá tác động


a) Đánh giá tác động liên quan đến chất thải
a1) Đánh giá tác động đến môi trường không khí
i) Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp đất xây dựng móng trụ
Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp đất có nồng độ vượt giới hạn tối đa của
QCVN 05:2013/BTNMT trong phạm vi dưới 2m.
Hầu hết loại bụi này có kích thước lớn, không phát tán xa. Vì vậy, chúng
chỉ gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực thi công. Công nhân làm việc trực tiếp là đối
tượng chịu tác động lớn nhất. Bụi có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp,
viêm da, viêm mắt,...
Bảng 3.14. Một số tác hại của bụi đến các đối tượng có liên quan
Đối tượng bị
TT Tác hại
tác động
Chất lượng - Làm giảm chất lượng không khí
1
MTKK - Giảm độ trong suốt của khí quyển, thu hẹp tầm nhìn
- Bụi có kích thước > 10 µm nếu tiếp xúc với mắt có thể gây
Công nhân làm tổn thương cho mắt, gây nhiễm trùng, dị ứng.
2 việc tại công - Bụi có kích thước nhỏ hơn 5µm có thể xâm nhập vào phổi gây
trường ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm cuốn phổi,
nếu tiếp xúc lâu dài bụi sẽ lắng đọng và tích tụ gây xơ hóa phổi.
- Gây cản trở quá trình quang hợp của cây xanh, ảnh hưởng
3 Thảm thực vật
đến sự sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật
ii) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động thi công
Hoạt động của các loại máy móc, thiết bị thi công tại công trường trong
quá trình xây dựng làm phát sinh bụi, khí thải. Tải lượng, nồng độ bụi, khí thải
phát sinh phụ thuộc vào số lượng, loại, thời gian sử dụng của máy móc, thiết bị
thi công.
Tại khu vực dự án, do số lượng máy móc hoạt động trên công trường
không nhiều, hoạt động thi công trải dài và phân tán trên tuyến dự án nên lượng
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
69
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
khí thải phát sinh tại một địa điểm không lớn. Hơn nữa, khu vực dự án tương đối
thông thoáng nên khả năng pha loãng tốt, chỉ xảy ra trong thời gian thi công xây
dựng (khoảng 02 tháng) nên mức độ tác động của nguồn này được đánh giá là
nhỏ. Phạm vi tác động hẹp, chủ yếu tại các vị trí máy móc thiết bị đang hoạt
động. Khí thải phát sinh từ máy móc thiết bị chủ yếu gây ảnh hưởng đến công
nhân trực tiếp vận hành và được đánh giá ở mức độ thấp.
iii) Bụi đất, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu phục vụ thi công trên đường bộ
Theo tính toán, nồng độ bụi và khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển
nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, hơn nữa các phương tiện vận chuyển
hoạt động phân tán trên phạm vi rộng nên các tác động đến môi trường khá nhỏ.
Đối tượng chịu tác động chủ yếu là môi trường không khí, người tham gia giao
thông và người dân sống ven hai bên đường tại các tuyến đường vận chuyển đi
qua.
a2) Tác động của nước thải
i) Nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng phát sinh trong quá trình trộn vữa, rửa dụng cụ xây
dựng… có lưu lượng không nhiều, thời gian thi công ngắn, thành phần ô nhiễm
chủ yếu là các chất dễ lắng nên tác động không đáng kể đến môi trường xung
quanh. Phạm vi tác động hẹp, chủ yếu tại các vị trí xả thải.
ii) Nước thải sinh hoạt
Đây là loại nước thải có chứa hàm lượng lớn các chất ô nhiễm và vi sinh
vật gây bệnh, nếu không được thu gom và xử lý thì nước thải sinh hoạt có thể gây
ảnh hưởng đến môi trường đất tại vị trí xả thải.
Ngoài ra, tại vị trí xả thải, các chất hữu cơ trong nước thải phân huỷ tạo khí
có mùi hôi thối khó chịu. Khu vực này còn là môi trường tập trung, thu hút các
loài sinh vật gây hại như ruồi, muỗi, côn trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Đôi với công nhân thi công tuyên đường dây 110kV, lượng nước thải sinh
hoạt của công nhân thi công được thu gom vào hầm tự hoại của nhà dân cho thuê
tạm trú.
Đối với công nhân thi công phần ngăn xuất tuyến, lượng nước thải sinh
hoạt được thu gom vào công trình vệ sinh hiện có tại khu nhà nghỉ ca của trạm
biến áp.
Như vậy, tác động của nước thải sinh hoạt là không đáng kể, quản lý được
nguồn thải và không ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
a3) Tác động của chất thải rắn (CTR)
i) CTR sinh hoạt

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


70
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
CTR sinh hoạt chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý kịp thời sẽ làm phát sinh mùi hôi
thối khó chịu, đồng thời thu hút ruồi, muỗi, côn trùng lây truyền dịch bệnh cho
công nhân, đặc biệt vào mùa hè khi các loại dịch bệnh có điều kiện bùng phát
mạnh.
Tuy nhiên, do khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh hằng ngày ít, được thu
gom vào nơi quy định và được đơn vị thi công thu gom chuyên chở đỗ nơi quy
định hoặc hợp đồng với đơn vị môi trường tại địa phương thu gom và đem đi xử
lý theo đúng quy định nên mức độ tác động nhỏ.
ii) CTR xây dựng
CTR phát sinh trong hoạt động thi công xây dựng có thể gây cản trở hoạt
động thi công, vận chuyển. Mặt khác, khi có mưa lớn, đất cát, vụn xi măng… rất
dễ bị cuốn theo nước mưa chảy tràn gây bồi lắng ở các vị trí trũng thấp lân cận vị
trí thi công xây dựng.
Tuy nhiên, mức độ tác động không đáng kể do phần lớn chất thải xây dựng
được tận dụng để san lấp mặt bằng và tái sử dụng hoặc bán phế liệu (gỗ, sắt thép
vụn…).

a4) Tác động của chất thải nguy hại (CTNH)


Dầu mỡ thải và những chất thải dính dầu mỡ đều là những chất độc hại nên
sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nếu không được thu gom và xử lý.
Dầu mỡ là các hợp chất Hydrocacbon khó phân hủy sinh học và có chứa
các chất phụ gia độc hại, do vậy khi thải trược tiếp ra môi trường lâu ngày sẽ dẫn
đến giảm khả năng chịu tải của môi trường, gây độc cho hệ sinh thái lân cận khu
dự án. Dầu mỡ có thể theo chuỗi thức ăn thông qua hệ động thực vật gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Đối với dự án này, do thời gian thi công ngắn, số lần bảo dưỡng các loại
phương tiện, máy móc không nhiều, hơn nữa việc bảo dưỡng thực hiện tại cơ sở
của các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa (garager) nên lượng chất thải phát sinh
tại khu vực dự án không nhiều, mức độ tác động đến môi trường khu vực là
không lớn.
b) Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải
b1) Tác động của tiếng ồn
- Tiếng ồn cộng hưởng từ hoạt động tập trung của một số máy móc, thiết bị
thi công khá lớn. Nếu tiếp xúc thường xuyên có thể gây căng thẳng thần kinh,
giảm năng suất làm việc, mất tập trung và có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn
lao động.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
71
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Trong phạm vi tác động đã tính toán, đối tượng chịu tác động bởi tiếng ồn
chủ yếu là công nhân xây dựng. Độ ồn này có thể gây nên sự mệt mỏi cho công
nhân vận hành máy móc, giảm thính giác, mất tập trung và có thể dẫn đến tai nạn
lao động.
- Đối với người dân khu vực, tuy có phạm vi lan truyền khá lớn (khi các
máy móc thiết bị hoạt động tập trung) nhưng do nhà dân có mật độ thưa thớt, hơn
nữa, máy móc thiết bị thường ít tập trung hoạt động cùng lúc tại một địa điểm mà
phân tán trên phạm vi rộng nên mức độ tác động của tiếng ồn đến người dân
trong vùng là không lớn.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công, vận chuyển tuy lớn nhưng chỉ
mang tính phân tán, tác động chủ yếu mang tính cục bộ tại các vị trí thi công xây
dựng và trên các tuyến vận chuyển.
b2) Tác động của nước mưa chảy tràn
Dự án được triển khai thi công trong thời gian ngắn, nước mưa có khả năng
pha loãng cao, đồng thời việc thu gom rác thải và dọn dẹp khu vực thi công xây
dựng được thực hiện thường xuyên nên lượng chất ô nhiễm bị cuốn theo nước
mưa không đáng kể. Tác động của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung
quanh là không lớn.

b3) Tác động đến kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng


- Tác động tiêu cực:
Các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội trong giai đoạn này tập trung vào
các vấn đề sau:
i) Tác động đến giao thông đường bộ
- Hoạt động vận chuyển sẽ gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường
vận chuyển từ nơi cung cấp đến khu vực dự án. Sự gia tăng mật độ xe trên đường
bộ sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, cản trở việc đi lại của người
dân trong khu vực. Để giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông, Chủ đầu tư
và đơn vị thi công sẽ áp dụng các biện pháp thi công, biện pháp giảm thiểu thích
hợp trong Chương 4.
- Trong quá trình thi công kéo rải dây dẫn vượt các tuyến đường giao thông
sẽ ảnh hương đên trât tư giao thông, an toàn của người dân khi lưu thông tại khu
vưc này. Tuy nhiên đôi với cac vị tri vượt này, đơn vị thi công sẽ sử dụng cac
giàn thao tác, các biện pháp che chắn cảnh báo thích hợp để giảm thiểu tối đa các
tác động.
Tác động này mang tính chất tạm thời, hơn nữa Chủ đầu tư sẽ có biện pháp
giảm thiểu phù hợp nên mức độ tác động không lớn.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
72
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
ii) Tác động đến các đường dây điện lực
Tuyên đường dây có giao cheo với cac đường dây điện lưc, cụ thê là 03 lân
giao chéo với đường dây 22kV và 01 lần giao chéo với tuyến đường 0,4 kV.
Khi thi công keo dây qua cac vị tri giao cheo với cac đường dây này, đơn
vị thi công sẽ sử dụng Giàn thao tác thật chắn chắn để đỡ dây trong qua trình kéo,
tranh ảnh hương đên qua trình vân hành của cac tuyên đường dây này. Bên cạnh
đó quá trình thi công sẽ áp dụng trình tự thi công và có phương án cắt điện (cụ
thể trong Chương 4) vì vậy việc tác động đến các đường dây điện lực là không
đáng kể.
iii) Các vấn đề an ninh trật tự, tệ nạn xã hội
Việc tập trung đông công nhân sẽ tăng nguy cơ xảy ra các mâu thuẫn xã
hội giữa công nhân với công nhân và giữa công nhân với người dân, đồng thời có
khả năng phát sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm...
Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội tại địa phương, làm tăng áp
lực lên bộ máy quản lý Nhà nước tại địa phương.
Sự gia tăng số lượng lớn công nhân cũng như lượng phương tiện lưu thông
trong khu vực sẽ ít nhiều gây xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân địa
phương. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ diễn ra tạm thời và trong thời gian
ngắn nên mức độ tác động được đánh giá ở mức trung bình.

- Tác động tích cực:


Bên cạnh các tác động tiêu cực đó, việc thi công dự án cũng mang lại một
số lợi ích từ việc cung ứng dịch vụ như các dịch vụ ăn uống giải khát, dịch vụ
vận chuyển, dịch vụ nhà trọ…, góp phần hỗ trợ vào nguồn thu nhập của nhân dân
trong vùng.
Đối với địa phương nơi triển khai dự án, trong giai đoạn thi công hầu như
phát sinh tác động tiêu cực là chính, các tác động tích cực chỉ mang tính phụ trợ.
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành
3.1.3.1. Đánh giá tác động có liên quan đến chất thải
Quá trình truyền tải điện trên đường dây 110kV không tạo ra các loại khí
thải, nước thải cũng như CTNH, do đó không gây ô nhiễm đến môi trường.
Tuy nhiên, cac hoạt động phat quang hành lang tuyên, bảo dương, sửa chưa
định kỳ trên tuyên đường dây sẽ làm phat sinh một lượng chất thải rắn ra môi
trường.
Chất thải rắn chủ yếu là do hoạt động phát quang cây cối xâm phạm hành
lang an toàn lưới điện. Hoạt động này phát sinh lượng xác thực vật, thân cây,
cành, lá…nếu không được thu gom xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên,

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


73
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
cảnh quan của địa phương. Trong quá trình vận hành, hành lang tuyến đã có sẵn,
chỉ chặt tỉa các cây cành vi phạm hành lang an toàn.
Ngoài ra, trong trường hợp có sự cố, hư hỏng thiết bị trên tuyến đường dây
đơn vị vân hành sẽ tiên hành sửa chưa, thay mới làm phat sinh chất thải răn: dây
dẫn, sứ, xà, ốc vít hỏng.... nếu không được thu gom xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
3.1.3.2. Đánh giá tác động không liên quan đến chất thải
a) Tác động của điện từ trường đến sức khỏe của con người
Điện từ trường được sinh ra tại các thiết bị và đường dây dẫn điện cao áp
có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không có biện pháp
phòng tránh phù hợp.
Các tác động của điện từ trường bao gồm: Tác động sinh học lên cơ thể
con người; tác động nhiệt; tác động điện tĩnh.
Các khu vực chịu ảnh hưởng chính của điện từ trường là:
- Các đoạn giao chéo với đường dây điện lực hiện có.
- Tại khu vực tuyến giao cắt qua đường DT 682.
- Tại khu vực có dân cư sinh sống gần tuyến đường dây (khu vực trạm biến
áp Ea Tam).
- Công nhân trực tiếp vận hành tuyến đường dây.

* Ảnh hưởng cường độ điện từ trường đối với sức khỏe con người
Khi tiếp xúc với cường độ điện trường vượt thời gian và vượt ngưỡng giới
hạn cho phép thì có thể gây một số tác động đối với sức khỏe con người như sau:
- Tác động gây rối loạn thần kinh: Trường điện từ có thể gây ảnh hưởng
đến hệ thống thần kinh. Sự tác động của trường điện từ lên cơ thể người biểu hiện
ở sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, cảm giác chủ quan là
tăng sự mệt mỏi, đau đầu, kém hưng phấn, hay cáu gắt...
- Tác động gây rối hệ tuần hoàn: Trường điện từ có thể gây rối loạn chức
năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Sự bức xạ có hệ thống của
năng lượng điện từ có thể gây sự thay đổi huyết áp chậm mạch, dẫn đến sự mệt
mỏi, đau đầu, ...
* Tiêu chuẩn về điện từ trường
Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chỉnh phủ quy định:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


74
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Tại khoản 2a Điều 7: Khi người lao động không sử dụng thiết bị phòng
tránh tác động của điện trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được
quy định như sau:
Cường độ điện trường
<5 5 8 10 12 15 18 20 20 <E <25 ≥ 25
E (kV/m)

Thời gian cho


Phút Không 480 255 180 130 80 48 30 10 0
phép làm việc
hạn
trong một ngày
chế
đêm Giờ 8 4,25 3 2,17 1,33 0,8 0,5 0,17 0

- Tại khoản 4 Điều 13: Nhà ở, công trình tồn tại dưới hành lang an toàn
lưới điện (đến 220kV) phải đảm bảo cường độ điện trường nhỏ hơn 5kV/m tại
điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm
bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m.
- Theo QCVN 25:2016/BYT:
+ Mức tiếp xúc cho phép với điện trường
Khi người lao động không có thiết bị phòng tránh tác động của điện
trường, thời gian làm việc tại nơi có điện trường được quy định như sau:
Bảng 3.15. Mức tiếp xúc cho phép với điện trường tại nơi làm việc

Cường độ điện trường E <5 5≤ E≤ 20 20<E<25 ≥25


(kV/m)
Thời gian tiếp xúc cho phép Không hạn (50/E-2).60 10 Không được
(Phút) chế tiếp xúc
+ Mức tiếp xúc cho phép với từ trường
Bảng 3.16. Mức tiếp xúc cho phép với từ trường tại nơi làm việc

Thời gian tiếp xúc cho phép Cường độ từ trường - H


(giờ) (A/m)
8 400
<2 4000
Trong tính toán thiết kế, với cách bố trí dây dẫn trên cột có khoảng cách từ
dây dẫn đến mặt đất được tính toán thấp nhất là 7m và các khoảng cách an toàn
khác thực hiện theo đúng quy phạm thì cường độ điện trường bên dưới dây dẫn,
kể từ tim tuyến trở ra đều có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của tổ
chức WHO và tiêu chuẩn ban hành là <5kV/m.
Với đường dây 110kV Buôn Kuốp - Buôn Ma Thuột và Trạm biến áp 110
kV Ea Tam đang vận hành, các chỉ số điện từ trường dưới tuyến được thể hiện tại
báo cáo giám sát môi trường định kỳ đợt 2 năm 2017 như sau:
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
75
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Bảng 3.17: Số liệu giám sát điện từ trường đợt 2 năm 2017

QCVN
Giá trị K1 K2 K3 K4 K5
25:2016/BYT
Điện trường
3,1 2,5 3,0 0,34 0,94 <5
(kV/m)
Từ trường
1,5 0,9 1,2 0,19 0,45 400
(A/m)
Ghi chú:
- Vị trí K1, K2, K3: được đo tại những vị trí nhạy cảm (khu vực giao thông, gần
khu dân cư).
- Vị trí K4, K5: được đo tại phòng điều khiển, khu vực đặt máy biến áp.
Từ số liệu trên cho thấy cường độ điện từ trường thấp hơn nhiều so với tiêu
chuẩn cho phép nên không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của cư dân qua
lại trong vùng.
b) Tác động đến đường dây thông tin, tín hiệu thông tin
Tuyến đường dây giao chéo với đường dây thông tin là đường dây cáp
quang nên không chịu ảnh hưởng bởi điện từ trường.
c) Tác động đến kinh tế - xã hội
Dự án “Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp
– EaTam” đi vào vận hành chủ yếu mang lại tác động tích cực cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Dự án góp phần vào việc đảm bảo nhiệm vụ cấp điện an toàn và liên tục
cho khu vực, qua đó tăng khả năng thu hút đầu tư vào địa phương, góp phần phát
triển kinh tế xã hội khu vực và lân cận. Đồng thời, giúp ổn định nguồn lưới điện
đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải lưới điện quốc gia.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


76
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
3.1.4. Đánh giá dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án
3.1.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Sự cố tai nạn lao động
Các rủi ro tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất trong giai đoạn thi công
thường liên quan tới công tác lắp đặt thiết bị trên cao, thiết bị có kích thước lớn,
trọng tải cao. Tai nạn lao động có thể xảy ra đối với công nhân tại các khu vực
máy móc có tải trọng lớn, gần cần cẩu, gần hố móng.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động do:
- Bất cẩn về điện;
- Rơi nguyên vật liệu khi bốc dỡ, thi công, lắp dựng cột trên cao;
- Do bất cẩn trong lao động, thiếu ý thức tuân thủ theo nội qui làm việc,
qui định về an toàn lao động.
- Không trang bị các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc
cho công nhân hoặc công nhân không sử dụng các dụng cụ đã được trang bị.
- Phương tiện, máy móc thi công không đảm bảo an toàn trong quá trình sử
dụng.
Tai nạn lao động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả chủ quan
lẫn khách quan đem lại. Hậu quả có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng con người
và vật chất.
b) Sự cố cháy nổ
Các sự cố cháy nổ trong giai đoạn xây dựng tiềm ẩn ở các kho chứa dây
dẫn. Khả năng rò rỉ và khả năng cháy nổ do có rò rỉ khi có sự cố kết hợp với các
hoạt động xây dựng khác như hàn xì hoặc chạm, chập điện là nguyên nhân
thường gặp gây ra sự cố cháy nổ ở công trình xây dựng. Vì vậy các biện pháp an
toàn cho các kho được quan tâm thực hiện và được kiểm soát chặt chẽ.
Các biện pháp thi công không sử dụng các chất nổ mà chỉ sử dụng các biện
pháp đào đắp thủ công kết hợp cơ giới.
c) Sự cố tai nạn giao thông
Sự cố tai nạn giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình thi
công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện
vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý
hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn
phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải
để đảm bảo an toàn giao thông, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ
giao thông cho công nhân.
3.1.4.2. Giai đoạn vận hành
a) Tai nạn lao động
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
77
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Tai nạn lao động trong quá trình vận hành và bảo dưỡng: ngã từ trên trụ
cao xuống hoặc tai nạn trong khi điều khiển các thiết bị do người điều khiển
không tuân thủ đúng quy tắc vận hành an toàn. Do đó, chỉ cho phép những người
được tập huấn làm công việc bảo dưỡng và đào tạo cho họ khả năng ứng phó
khẩn cấp khi xảy ra tai nạn.
b) Điện giật
Sự cố này xảy ra trong giai đoạn vận hành công trình, tại cột đỡ, cột néo
hoặc dưới tuyến đường dây. Nguyên nhân chính do công nhân vận hành thực
hiện không đúng quy định, người dân chưa ý thức được vấn đề an toàn đường
dây tải điện cao thế.…
c) Cháy nổ, sét đánh
Do đường dây và các trụ điện cao lại có nhiều thiết bị điện bằng kim loại
dễ bị sét đánh. Tuy nhiên trong thiết kế đã có treo dây chống sét theo Quy phạm
nên bình thường sẽ không xảy ra sự cố này. Mặt khác, có thể các thiết bị bị hư hại
do lâu ngày hoặc do mưa bão lớn, khi đó các sự cố có thể xảy ra. Vì vậy đơn vị
vận hành sẽ chú ý công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra sau khi có mưa bão lớn.
Các sự cố do cháy nổ, sét đánh vẫn xuất hiện tuy nhiên chỉ xảy ra ở mức
thấp do tại các vị trí trụ đều có bố trí hệ thống tiếp địa, chống sét.
d) Bão lũ
Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, thường gây
mưa lớn kèm theo gió mạnh nên có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, kiến
trúc công trình của dự án nếu kết cấu công trình được thiết kế không đảm bảo.
Ngoài ra, bão và áp thấp còn gây ra những tác động lớn đến môi trường
xung quanh như: gió lốc sẽ cuốn theo các vật chất rắn ở những nơi mà nó đi qua
làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, mưa lớn sẽ cuốn trôi các tạp chất và
rác thải rơi vãi trên mặt bằng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong
khu vực.
Tuy nhiên, khu vực đường dây đi qua nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa. Đặc điểm cơ bản là nền nhiệt độ, độ ẩm cao và ít biến động trong tiến
trình năm. Tốc độ gió vừa, ảnh hưởng của bão tới vùng tuyến không lớn.
Công tác thiết kế kết cấu công trình vững chắc, đảm bảo có thể chịu đựng
được tác động của gió bão, lắp đặt hệ thống chống sét đúng theo tiêu chuẩn kỹ
thuật của Bộ xây dựng. Vì vậy tác động do bão lũ chỉ ở mức thấp.
e) Sụt lún công trình
Sụt lún công trình có thể xảy ra do:
- Có thể sai sót trong quá trình cải tạo móng;
- Sự ăn mòn móng trụ điện;

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


78
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Quá trình khảo sát địa chất công trình được thực hiện đầy đủ trước khi xây
dựng đường dây, kết quả điều kiện địa chất khu vực khá tốt, tầng đất có sức chịu
tải tương đối tốt.
Đồng thời, công tác thiết kế và thi công đảm bảo các quy chuẩn, quy phạm
kỹ thuật. Các đường dây cũ đang hoạt động vẫn chưa xảy ra sự cố sụt lún nào. Do
đó, khả năng xảy ra sự cố sụt lún công trình là rất thấp.
3.2. Nhận xét mức chi tiết, độ tin cậy của đánh giá
Báo cáo ĐTM đã nhận dạng, phân tích và đưa ra khá đầy đủ các nguồn tác
động có thể phát sinh khi triển khai thực hiện dự án, đánh giá cụ thể về quy mô
cũng như đối tượng bị tác động.
Trên cơ sở các nguồn số liệu và tài liệu đáng tin cậy, sử dụng các phương
pháp đánh giá đã và đang được sử dụng rộng rãi, các báo cáo ĐTM tương tự đã
được phê duyệt, kết hợp với việc đi khảo sát thực tế hiện trạng… báo cáo đã có
những đánh giá khách quan về các tác động môi trường có thể xảy ra và hầu hết
được tính toán định lượng cụ thể. Do đó, mức độ tin cậy của các đánh giá là đảm
bảo.
Cũng như các báo các ĐTM khác, các đánh giá về tác động môi trường,
các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án được nêu
trong báo cáo này cũng không thể đảm bảo tính chính xác tuyệt đối được do một
số nguyên nhân như: ý kiến chủ quan của người đánh giá, mức độ tin cậy của các
tài liệu tham khảo, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan… Tuy nhiên, đây
là những sai số nằm trong ngưỡng cho phép nên không làm ảnh hưởng lớn đến
kết quả của báo cáo.
Cụ thể về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá như sau:
Bảng 3.18. Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá, dự báo
Mức độ Độ tin
Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy
Công tác bồi thường, Định lượng Thống kê số liệu thực tế tại khu vực ảnh
Cao
hỗ trợ tác động hưởng
Tác động do máy móc Sử dụng hệ số ô nhiễm của WHO để
Định lượng Trung
thi công, phương tiện tính toán nên chưa thật phù hợp với điều
tác động bình
vận chuyển kiện thực tế tại khu vực dự án.
Tham khảo số liệu từ các tài liệu chuyên
ngành, sử dụng công thức thực nghiệm
Tác động do tiếng ồn, Định lượng
Cao để tính toán và tham khảo kết quả đo
độ rung tác động
đạc thực tế tại các công trình đang thi
công có tính chất tương tự.
Tác động do các chất Tính toán theo định mức của tiêu chuẩn,
Định lượng Trung
thải phát sinh (nước quy chuẩn Việt Nam và tham khảo từ
tác động bình
thải, CTR, CTNH) thực tế.
Các tác động không Định tính Trung Dựa theo chủ quan và kinh nghiệm của
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
79
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Mức độ Độ tin
Các đánh giá Diễn giải
chi tiết cậy
liên quan đến chất thải tác động bình người đánh giá.
Do phụ thuộc vào các yếu tố bất thường
Định tính
Sự cố môi trường Đảm bảo của tự nhiên và tính chủ quan của con
tác động
người.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


80
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
4.1. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động tiêu cực
4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị
4.1.1.1. Giảm thiểu tác động từ việc chiếm dụng đất vĩnh viễn
Để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của việc chiếm dụng đất,
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan
có các chính sách bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư sẽ theo dõi, đôn đốc để việc bồi
thường, GPMB được triển khai kịp tiến độ dự án.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc thu hồi đất phục vụ thi công dự án,
chúng tôi áp dụng các biện pháp sau:
* Phổ biến thông tin Dự án đến cộng đồng dân cư
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền địa phương phổ biến thông tin về
dự án, về GPMB và phương án đền bù đến người dân.
* Tổ chức thực hiện
Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất địa
phương và các đơn vị liên quan tiến hành lập thủ tục chi trả tiền bồi thường cho
hộ gia đình, cá nhân liên quan và thanh quyết toán chứng từ theo quy định hiện
hành.
* Chính sách đền bù:
Để đảm bảo những hộ gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng có điều
kiện cải thiện và sớm ổn định đời sống, chính sách đền bù, hỗ trợ áp dụng như
sau:
- Đơn giá đền bù cây cối, hoa màu lấy theo Quyết định số 01/2011/QĐ-
UBND ngày 7/01/2011 tỉnh Đăk Lăk.
- Đơn giá đền bù tài sản, vật kiến trúc lấy theo Quyết định số 29/2015/QĐ-
UBND ngày 18/09/2015 tỉnh Đăk Lăk.
Bên cạnh việc bồi thường, hỗ trợ trực tiếp cho những thiệt hại, những
người bị ảnh hưởng còn có quyền được nhận tiền trợ cấp theo quy định tại Nghị
định 47/2014/NĐ-CP, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 14/2014/NĐ-CP, và
Quyết định số 52/2012-TTg.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


81
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
4.1.1.2. Giảm thiểu tác động của CTR từ việc giải phóng mặt bằng
Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đền bù, giải tỏa
cho dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:
- Thông báo đến người dân có đất bị thu hồi về thời gian thực hiện GPMB
để họ có kế hoạch khai thác, tận thu.
- Khuyến khích người dân thu hồi toàn bộ cây trồng, thành phần cây cối
còn giá trị sử dụng được để hạn chế tối đa lượng thực vật thải bỏ.
- Phần nhỏ còn lại không tận dụng được sẽ hợp đồng với đơn vị có chức
năng đến thu gom.
Chủ đầu tư sẽ đôn đốc đơn vị thực hiện công tác GPMB thu dọn chất thải
rắn gọn gàng, đưa đi xử lý theo quy định kịp thời để bàn giao mặt bằng sạch lại
cho Chủ đầu tư triển khai thi công đúng tiến độ.
4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải
a1) Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình của dự án, nguồn tác
động đến môi trường không khí bao gồm bụi đất, khí thải phát sinh do đào đắp,
do vận hành máy móc, phương tiện thi công, vận chuyển vật tư thiết bị, vật liệu
xây dựng.
Để giảm thiểu ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung
quanh, Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp giảm thiểu gồm:
i) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi
- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để rút ngắn quãng
đường vận chuyển, qua đó giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh cũng như giảm
nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn giao thông.
- Lựa chọn tuyến đường vận chuyển phù hợp, có chất lượng tốt để hạn chế
lượng bụi đất phát sinh. Hiện nay, tại khu vực dự án, hệ thống giao thông khá
hoàn chỉnh, chất lượng đường sá khá tốt, mặt đường đã được thảm nhựa và bê
tông hóa nên cũng góp phần hạn chế được lượng bụi phát sinh do các phương
tiện vận tải gây ra.
- Yêu cầu các lái xe phải giảm tốc độ khi đi qua khu vực có dân cư sinh
sống, tránh vận chuyển nhiều xe trong cùng một thời điểm.
- Trang bị cho công nhân dụng cụ bảo hộ lao động như khẩu trang, quần áo
bảo hộ và thường xuyên nhắc nhở công nhân sử dụng.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


82
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Các loại xe chuyên chở nguyên vật liệu (đất, cát, đá, xi măng…) được che
phủ hợp lý bằng các tấm bạt để tránh phát tán bụi và rơi vãi đất, cát, vật liệu, bụi
trên đường vận chuyển.
- Bố trí hợp lý việc vận chuyển vật liệu và thiết bị. Kiểm tra các phương
tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất
về mặt kỹ thuật.
- Đối với việc lưu trữ vật liệu xây dựng: xi măng được tập kết và bảo quản
tại kho chứa, cát được bảo quản ngoài trời có bạt che mưa và chống phát tán bụi,
các loại đá ít phát sinh bụi được để ngoài trời, không cần chế độ bảo quản.
i) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải
- Yêu cầu nhà thầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công và phương tiện vận
chuyển đã được các cơ quan chức năng kiểm định và cho phép lưu hành, không
sử dụng máy móc quá cũ, lạc hậu để hạn chế lượng khí thải phát sinh.
- Sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, định kỳ bảo dưỡng các máy móc, thiết bị thi
công và các phương tiện vận chuyển, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa
vào vận hành.
- Phân bổ kế hoạch thi công xây dựng, vận chuyển hợp lý, hạn chế tối đa
việc tập trung nhiều máy móc thiết bị hoạt động cùng lúc.
- Vận hành máy móc đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động đúng công suất.
a2) Giảm thiểu tác động của nước thải
i) Nước thải xây dựng
- Sử dụng lượng nước cấp cho xây dựng một cách tiết kiệm, hiệu quả, hạn
chế tối đa lượng nước thải phát sinh.
- Nước rửa các dụng cụ xây dựng sau mỗi ngày làm việc được thu gom vào
hố thu để tận dụng làm nước trộn vữa, tưới để đầm chặt đất xung quanh móng
hạn chế xả thải ra môi trường.
ii) Nước thải sinh hoạt
- Đôi với công nhân thi công phân đường dây 110kV: cư trú tại nhà thuê,
nhà dân, nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý vào công trình vệ sinh hiện
có của hộ gia đình cho tạm trú.
- Đối với công nhân thi công ngăn xuất tuyến tại TBA: công nhân cư trú
tạm tại nhà nghỉ ca và sử dụng công trình vệ sinh (nhà vệ sinh, nhà tắm, giặt)
hiện có tại trạm.
a3) Giảm thiểu tác động của chất thải rắn (CTR)

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


83
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
i) CTR sinh hoạt
- Rac thải sinh hoạt trên công trường được thu gom vào cac thung chứa rac
đăt tại vị tri thi công và đổ thải tại nơi quy định;
- Công nhân thi công tuyến đường dây chủ yếu sinh sống tại nhà thuê của
dân trên từng đoạn tuyến nên rác thải sinh hoạt được đơn vị thi công tự thực hiện
thu gom và đổ tại nơi quy định hoặc thu gom chung với nguồn rác thải của gia
đình;
- Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể
công nhân, giáo dục cho công nhân có ý thức bảo vệ môi trường;
- Không cho phép vứt rác bừa bãi tại tất cả các nơi làm việc, nhà thầu cung
cấp các thùng rác và các phương tiện thu gom rác thải;
ii) CTR xây dựng
- Vật liệu có khả năng tái chế như các tấm gỗ, thép, vật liệu giàn giáo, bao
bì, vv… được thu gom và tách riêng để tái sử dụng hoặc bán phế liệu;
- Đất, đá dư thừa được sử dụng để gia cố móng trụ;
- Hạn chế tối đa phế thải phát sinh bằng việc tính toán hợp lý khối lượng
nguyên vật liệu sử dụng, đồng thời thắt chặt công tác quản lý, giám sát công trình
và giáo dục, nhắc nhở công nhân thực hành tiết kiệm trong thi công.
a4) Giảm thiểu tác động của chất thải nguy hại (CTNH)
Đối với dự án này, do thời gian thi công ngắn, số lần bảo dưỡng các loại
phương tiện, máy móc không nhiều và việc bảo dưỡng thực hiện tại cơ sở của các
đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa (garager) trên địa bàn.
CTNH phát sinh tại cơ sở bảo trì thiết bị sẽ được cơ sở này thu gom và xử
lý theo quy định.
b) Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
b1) Giảm thiểu tác động của tiếng ồn
Để giảm thiểu mức độ tác động của tiếng ồn, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà
thầu thực hiện các biện pháp sau:
- Không sử dụng máy móc cũ, lạc hậu, gây ồn lớn;
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị, thay dầu mỡ, bôi trơn
động cơ... để hạn chế phát sinh tiếng ồn;
- Hạn chế tối đa việc tập trung nhiều máy móc thiết bị thi công hoạt động
cùng lúc, hạn chế bố trí các máy móc phát sinh tiếng ồn lớn nằm gần nhau trên
công trường khi không cần thiết để tránh xảy ra cộng hưởng tiếng ồn;

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


84
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Xây dựng kế hoạch, thời gian thi công hợp lý, hạn chế tối đa việc thi
công, vận chuyển vào các giờ nghỉ ngơi để giảm thiểu tối đa các tác động của
tiếng ồn đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân dân trong vùng.
b2) Giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn
- Biện pháp hiệu quả và dễ thực hiện là nhà thầu xây dựng tập trung thi
công vào mùa nắng, hạn chế thi công vào những ngày mưa và thi công theo hình
thức cuốn chiếu theo từng hạng mục công trình nhằm hạn chế nước mưa chảy
tràn cuốn đất, đá và các chất thải trên bề mặt xây dựng làm ô nhiễm môi trường;
- Che chắn, bảo vệ vật liệu tại bãi tập kết bằng tôn tấm, bạt phủ để vừa
tránh thất thoát vừa hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;
- Bố trí công nhân thu dọn vụn vữa, chất thải, vật liệu rơi vãi sau mỗi ngày
làm việc, hạn chế cuốn theo nước mưa;
- Các địa điểm thi công, sau khi hoàn thành sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, gọn
gàng đảm bảo thoát nước mặt, tránh ứ đọng nước.
b3) Giảm thiểu tác động đến tình hình kinh tế - xã hội
i) Giảm thiểu tác động đến giao thông đường bộ
- Tại các đoạn giao chéo với đường giao thông, đơn vị thi công lập biện
pháp tổ chức thi công cụ thể cho từng vị trí đoạn vượt, và thỏa thuận với cơ quan
chức năng có liên quan, thông báo thời gian thi công và lập barie, biển báo khi thi
công.
- Làm giàn giáo thao tác thật chắc chắn để đỡ dây trong quá trình kéo dây
tại các vị trí giao cắt với đường giao thông.
- Chủ dự án và nhà thầu thi công sắp xếp, bố trí thời gian, phân luồng, phân
tuyến hợp lý trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ thi
công, tránh tập trung vận chuyển trên một tuyến cố định vừa làm xuống cấp các
tuyến đường, vừa ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân và hoạt động
giao thông trong khu vực.
- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người và phương tiện
qua lại cao.
- Xe chở vật liệu xây dựng và thiết bị chở đúng tải theo quy định.
- Đối với những thiết bị máy móc có kích thước và tải trọng lớn, dự án sử
dụng xe chuyên chở (được phép lưu hành) và tuân thủ quy định hiện hành để
tránh gây ra hư hỏng, sụt lún nền đường.
- Không tập kết nguyên vật liệu, bãi kéo dây tại các khu vực có mật độ giao
thông cao.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


85
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Nếu gây hư hại, xuống cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn do quá
trình thi công của dự án, nhà thầu xây dựng có trách nhiệm sửa chữa hoặc thuê
đơn vị có chức năng sữa chữa, hoàn trả hiện trạng ban đầu.
ii) Giảm thiểu tác động đến các đường dây điện lực
- Khi thi công keo dây qua cac vị tri giao cheo với cac đường dây này, đơn
vị thi công sẽ sử dụng Giàn thao tác thật chắn chắn để đỡ dây trong quá trình kéo,
tranh ảnh hương đên qua trình vân hành của cac tuyên đường dây này.
- Đơn vị thi công có biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho từng vị trí đoạn
vượt, và thỏa thuận với cơ quan chức năng có liên quan, thông báo thời gian thi
công và lập barie, biển báo khi thi công.
- Bên cạnh đó quá trình thi công sẽ áp dụng trình tự thi công và có phương
án cắt điện hợp lý (cụ thể tại mục 1.4.3.4. Các giải pháp thi công, phần c) trình
tự thi công và phần d)phương án cắt điện).
iii) Giảm thiểu các vấn đề an ninh trật tự, tệ nạn xã hội
- Xây dựng nội quy làm việc tại công trường và quán triệt đội ngũ công
nhân phải tuân thủ thực hiện.
- Tuyên truyền, giáo dục công nhân thực hiện lối sống lành mạnh, không
tham gia vào các tệ nạn xã hội; không gây mâu thuẫn dẫn đến xung đột, đồng
thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp cùng với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ công nhân,
để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
4.1.3. Giai đoạn vận hành
4.1.3.1. Giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải
- Đối với chất thải rắn là cành cây chặt bỏ trong quá trình phát quang hành
lang tuyến:
+ Tận dụng cho mục đích đun nấu của hộ gia đình trên hành lang tuyến,
phần còn lại được đơn vị vận hành thu gom vận chuyển xử lý bằng xe chuyên
dụng.
+ Chỉ thực hiện chặt bỏ các cây cao trong HLT và các cây ngoài HLT có
khả năng ngã đổ vào đường dây.
+ Nghiêm cấm chặt các cây ngoài khu vực được cho phép.
- Đối với chất thải rắn gồm sứ cách điện, dây điện hỏng, ốc vít hỏng:
Thu gom và mang về kho quản lý của đơn vị quản lý đường dây tại Chi
nhánh điện cao thế tỉnh Đăk Lăk.
4.1.3.2. Giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải
a) Giảm thiểu tác động của điện từ trường
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
86
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Chủ dự án sẽ thực hiện các giải pháp để tránh tác hại của điện từ trường lên
sức khoẻ con người bằng cách:
-Có khoảng cách an toàn điện (tối thiểu là 7m) theo Nghị định
14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính Phủ;
-Tuân thủ Quy phạm trang bị điện 11TCN-18-2006, 11TCN-19-2006,
11TCN-20-2006, 11TCN-21-2006 của Bộ Công nghiệp.
-Khu vực móng trụ đảm bảo hành lang an toàn theo quy định, đặt biển báo
cảnh báo nguy hiểm để tránh tai nạn cho người dân.
-Cắm các biển báo và nội qui an toàn về điện trong khu vực có các thiết bị
điện, dây điện, cáp điện.
-Loại dây dẫn được dùng các loại dây đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành
của ngành điện.
-Các bộ phận kim loại trong khu vực có điện trường sẽ được nối đất.
-Hạn chế để các vật liệu kim loại xung quanh các khu vực có điện trường
nhằm hạn chế việc tạo ra các nguồn bức xạ thứ cấp.
-Bố trí hợp lý thời gian làm việc của công nhân ứng với từng vị trí làm
việc. Từ đó có chế độ giải lao và chuyển ca hợp lý cho công nhân nhằm giảm thời
gian tiếp xúc với điện từ trường.
-Chủ dự án sẽ trang bị quần áo chống điện từ trường cho công nhân
thường xuyên làm việc tại vị trí có cường độ điện từ trường cao hơn tiêu chuẩn
phép.
-Có chế độ phụ cấp độc hại theo quy định cho công nhân làm việc ở các
bộ có điện từ trường lớn.
-Định kỳ khám sức khoẻ cho toàn bộ nhân viên vận hành.
-Công nhân vân hành đường dây được tham gia cac lớp học vệ sinh an
toàn lao động định kỳ hàng năm, đồng thời công nhân vân hành phải được trang
bị cac kiên thức vê an toàn điện, tuân thủ nội quy vân hành tại trạm… tranh xảy
ra sư cô, sai sót trong qua trình vân hành.
- Trong quá trình vận hành Đơn vị vận hành tiến hành kiểm tra chiều cao
đường dây so với mặt đất theo quy định của ngành; đo kiểm tra cường độ điện
trường theo yêu cầu của công việc hoặc khi có khiếu nại của người dân.
- Thực hiện tiếp địa lặp lại tại các vị trí cột của đường dây trung áp tại các
vị trí giao chéo với đường dây 110 kV để đảm bảo an toàn cho công nhân và
người dân đi lại trong khu vực này.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
87
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố
4.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng
a) Sự cố cháy nổ, chập điện
- Áp dụng đầy đủ các yêu cầu về PCCC trong quá trình thi công xây lắp.
Có các nội quy, các biển báo nghiêm cấm dùng lửa ở những nơi cấm lửa, hoặc
gần chất dễ cháy. Cấm hàn hồ quang, hàn hơi ở khu vực có xăng dầu, có các chất
dễ cháy nổ. Cấm sử dụng điện để đun nấu không đúng quy định.
- Trang bị dụng cụ PCCC tại công trường như cát, bình CO 2, xẻng, …
Đồng thời có bảng Nội quy và Tiêu lệnh chữa cháy kèm theo.
- Kiểm tra, bảo dưỡng và kiểm định các trang thiết bị thi công, phương tiện
PCCC định kỳ nhằm sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các
nội quy an toàn PCCC, các pháp lệnh phòng cháy, chữa cháy của nhà nước.
Biện pháp ứng cứu khi xảy ra sự cố cháy:
- Hô báo động mọi người cùng tham gia dập tắt lửa trong khả năng và điều
kiện có thể.
- Dùng dụng cụ PCCC tại công trường như cát, bình CO2, xẻng, … và nước
để dập tắt đám cháy.
- Báo ngay cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp để chữa cháy (nếu cần).
- Thông báo cho ban chỉ huy công trường, nhà thầu và chủ dự án.
b) Sự cố tai nạn lao động
Tại khu vực thi công, Chủ dự án luôn bố trí cán bộ theo dõi các vấn đề an
toàn lao động. Các biện pháp cụ thể sau đây được thực hiện:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


88
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Máy móc thiết bị phải được kiểm tra định kỳ trước khi vận hành.
- Công nhân làm việc trên cao cần phải thường xuyên được kiểm tra sức
khỏe.
- Trước khi làm việc trên cao cần phải kiểm tra dụng cụ lao động, dây an
toàn. Dụng cụ phải gọn nhẹ, dễ thao tác.
- Công nhân phục vụ dưới thấp phải mang mũ an toàn và đứng xa những vị
trí nguy hiểm.
- Khi cẩu vật tư thiết bị phải kiểm tra dây chằng buộc, móc cáp cẩn thận.
Công nhân phục vụ cẩu không được đứng dưới phạm vi hoạt động của cẩu.
- Lắp thiết bị và vật liệu điện cần tuân thủ các nguyên tắc để thiết bị và vật
liệu không bị trầy xước và hư hỏng.
- Hiệu chỉnh và thí nghiệm phải tiến hành đúng quy định đối với từng loại
thiết bị và vật liệu.
- Khu vực công trường xây dựng được lập hàng rào cô lập và lắp các biển
báo khu vực công trường đang thi công và chỉ cho phép người có nhiệm vụ ra
vào công trường.
c) Sự cố tai nạn giao thông
Trong quá trình thi công xây dựng, có nhiều phương tiện vận tải vận
chuyển nguyên vật liệu và thiết bị ra vào khu vực dự án. Để đảm bảo an toàn giao
thông trong khu vực, một số biện pháp sau cần được áp dụng:
- Xe ôtô vận tải phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật an toàn, phương
tiện phải có giấy kiểm định của cơ quan chức năng mới được phép đưa vào sử
dụng. Khi hoạt động, lái xe phải tuân thủ đúng luật giao thông, khi vào trong khu
vực dự án phải tuân theo hướng dẫn của nhân viên điều hành về hướng đi, vị trí
đỗ, nhận tải v.v...
- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người qua lại cao.
- Chủ dự án và nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí thời gian, phân
luồng, phân tuyến hợp lý trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị
phục vụ thi công để tránh tắt nghẽn giao thông trong khu vực.
4.2.2.Giai đoạn hoạt động
a) Tai nạn lao động
- Nhân viên vận hành phải được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật đúng với
công việc quản lý, kiểm tra và bảo dưỡng đường dây.
- Nhân viên vận hành phải được huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


89
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Có nội quy và quy định về an toàn vận hành đường dây.
- Định kỳ nâng cao trình độ của nhân viên về vận hành đường dây.
- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên kiểm tra, bảo dưỡng
đường dây.
- Nhân viên vận hành phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về
an toàn khi làm công tác quản lý và vận hành. Thực hiện chế độ phiếu công tác,
phiếu thao tác và các thủ tục cho phép làm việc theo quy định.
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
b) Điện giật
- Lắp đặt hệ thống nối đất và biển báo nguy hiểm ở tất cả các cột cao thế
theo đúng quy định để tránh người dân và gia súc tiếp xúc với cột điện.
- Kết hợp với chính quyền địa phương huyện, xã tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về khoảng cách an toàn hành lang tuyến đường dây tải điện (tối thiểu là
7m) cho cộng đồng người dân sống gần khu vực có tuyến đường dây đi qua .
- Tại từng vị trí cột gắn biển báo, ký hiệu nguy hiểm để cảnh báo người
dân không được tiếp xúc với vị trí móng cột.
- Trong quá trình thi công sửa chữa và vận hành công trình cần tuân thủ
tuyệt đối các quy định sau:
+ Quy trình An toàn điện của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam ban hành theo
Quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT).
+ Quy phạm trang bị Điện ban hành kèm theo quyết định số 19/2006/QĐ-
BCN ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Bộ công nghiệp.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện QCVN QTĐ-7: 2009/BCT,
tập 7-Thi công các công trình điện.
c) Cháy nổ, sét đánh
- Lắp đặt rơ le tự động trên hệ thống đường dây để tự động ngắt điện khi
xảy ra sự cố.
- Treo dây chống sét trên toàn tuyến đường dây để bảo vệ chống sét đánh
trực tiếp vào dây dẫn.
- Tất cả các cột của đường dây đều được nối đất, phù hợp với điện trở suất
đất của khu vực tuyến đường dây đi qua, điện trở nối đất đảm bảo theo quy phạm
hiện hành.
- Khi xảy ra sự cố, rơ le tự động trên hệ thống sẽ tự động ngắt điện.
- Đơn vị quản lý vận hành thông báo ngay cho cấp trên và các đơn vị liên
quan.
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
90
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Nhanh chóng tìm ra vị trí sự cố và xử lý, khắc phục.
d) Phòng chống thiên tai
Trong quá trình vận hành đường dây, khi thời tiết xấu, giông bão, gió lốc
xảy ra, nhiệt độ không khí và áp lực gió chênh lệch nhiều so với điều kiện tính
toán thiết kế có thể xảy ra các sự cố như đứt dây, ngã trụ, hư hỏng thiết bị, … Vì
vậy dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:
- Kiểm tra định kỳ (kiểm tra ngày, kiểm tra đêm, …) và kiểm tra sau khi có
giông bão, gió lốc hoặc các hiện tượng bất thường về thời tiết.
- Lắp đặt rơ le tự động trên hệ thống đường dây để khi thời tiết xấu, giông
bão, gió lốc gây đứt dây, ngã trụ, rơ le tự động trong hệ thống sẽ tự động ngắt
điện và hệ thống báo động làm việc. Khi đó, nhân viên vận hành sẽ thông báo và
phối hợp với các đơn vị liên quan (nếu có) để khắc phục và xử lý sự cố.
e) Sụt lún công trình
- Thiết kế móng cột trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất có tham khảo tài
liệu địa chất của khu vực dự án và xung quanh.
- Quá trình thi công tuân thủ đúng thiết kế và các quy định, quy trình kỹ
thuật về thi công móng.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng công trình, kịp thời khắc phục các sự cố sụt
lún xảy ra.
- Kiểm tra, bảo dưỡng hành lang an toàn của đường dây để đảm bảo cây
trồng, công trình xung quanh không ngã đổ gây đứt dây dẫn và mất an toàn.
- Lắp đặt rơ le tự động trên hệ thống đường dây để khi có sự cố đứt đường
dây thì các rơle tự động ngắt điện kịp thời và hệ thống báo động sẽ làm việc. Khi
đó, công nhân vận hành nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết.
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường
Trong giai đoạn vận hành, dự án không phát sinh nước thải, khí thải, do đó
dự án không xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận
hành.
Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai
đoạn chuẩn bị và xây dựng dự án được mô tả như bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
Đơn vị Thời
Kinh phí
STT Biện pháp BVMT Mục đích thực điểm
(Tạm tính)
hiện thực hiện
I Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
1 Quan trắc môi trường - Đánh giá hiện 6.000.000 đ - Trung Trong giai
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
91
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Đơn vị Thời
Kinh phí
STT Biện pháp BVMT Mục đích thực điểm
(Tạm tính)
hiện thực hiện
tâm quan
trắc môi
trường –
Trường đoạn
hiện trạng tại khu vực dự trạng môi trường
Cao chuẩn bị
án của dự án.
đẳng dự án
Thủy lợi
miền
Trung
II Giai đoạn thi công, xây dựng
Giám sát chất thải tại khu - Theo dõi, giám
vực thực hiện dự án sát công tác
- Chủ dự Theo mỗi
Cung cấp thùng chứa rác BVMT dự án 10.000.000
án đợt thu
sinh hoạt tại công trường trong quá trình thi đ
2 gom, vận
xây dựng. công để có biện - Nhà chuyển đi
Thuê đơn vị thu gom rác pháp giảm thiểu, thầu xử lý
thải sinh hoạt tại địa khắc phục phù
phương. hợp.
III Giai đoạn vận hành
Lắp đặt biển báo, cảnh Đảm bảo an toàn - Tính trong
Trước khi
báo an toàn tại các vị trí cho người dân chi phí xây - Nhà
3 đi vào vận
móng cột trên tuyến trong giai đoạn lắp công thầu
hành
đường dây vận hành dự án trình.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


92
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG


5.1. Chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết
quả của các Chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng như sau:

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


93
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Bảng 5.12: Chương trình quản lý môi trường

Các Các
Thời gian
giai hoạt Các tác Trách nhiệm Trách
Kinh phí thực hiện
đoạn động động môi Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tổ chức thực nhiệm
thực hiện và hoàn
của dự của dự trường hiện giám sát
thành
án án
Chiếm dụng - Kiểm kê, lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ theo
đất vĩnh viễn đúng quy định hiện hành trình cơ quan có thẩm quyền thẩm Hoàn thành - Chủ đầu tư
Thu hồi để sử dụng định và phê duyệt. trước khi
- Ban bồi thường
đất xây dựng thực hiện
móng trụ - Chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân trước khi thu hồi Trong chi GPMB - Nhà thầu
đất và GPMB. Chính
Chuẩn mới phí bồi
quyền địa
bị thường,
phương
GPMB
CTR (Sinh - Thông báo thời điểm thực hiện GPMT để người dân đến Hoàn thành - Chủ dự án và
GPMB khối thực khai thác, tận thu trước thi Ban bồi thường
vật) - Công tác thực hiện nhanh gọn, dứt điểm. công và GPMB

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 94


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Các Các
Thời gian
giai hoạt Các tác Trách nhiệm Trách
Kinh phí thực hiện
đoạn động động môi Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tổ chức thực nhiệm
thực hiện và hoàn
của dự của dự trường hiện giám sát
thành
án án
Thi - Tập Bao gồm Trong suốt - Chủ đầu tư - Sở
công xây kết - Lựa chọn tuyến đường vận chuyển phù hợp. trong chi phí giai đoạn thi - đơn vị thi công TN&MT
dựng nguyên Khí thải, bụi - Yêu cầu các lái xe chạy đúng tốc đọ tốc độ. xây lắp công công tỉnh Đăk
vật liệu từ hoạt động - Trang bị cho công nhân dụng cụ bảo hộ lao động. trình. Lăk
- Xây của máy - Che chắn, cách ly công trường với khu vực xung quanh - Phòng
dựng móc, thiết bị - Bố trí hợp lý việc vận chuyển vật liệu và thiết bị. Kiểm tra TN&MT
các hạng thi công, vận các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy thành
mục chuyển, đào móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật. phố Buôn
công đắp Ma
- Các phương tiện vận chuyển không được chở quá trọng tải
trình Thuột
quy định
- Chính
quyền địa
- Không sử dụng máy móc cũ, lạc hậu, gây ồn lớn. phương
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Hạn chế tối đa việc tập trung nhiều máy móc thiết bị thi
Tiếng ồn công hoạt động cùng lúc, không bố trí các máy móc phát
sinh tiếng ồn lớn nằm gần nhau trên công trường để tránh
xảy ra cộng hưởng tiếng ồn.
- Xây dựng kế hoạch, thời gian thi công hợp lý, không bố trí
thời gian thi công vào các giờ nghỉ ngơi.
NT xây dựng - Sử dụng tiết kiệm để hạn chế tối nước thải phát sinh.
- Thu gom vào hố thu để tái sử dụng

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 95


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Các Các
Thời gian
giai hoạt Các tác Trách nhiệm Trách
Kinh phí thực hiện
đoạn động động môi Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tổ chức thực nhiệm
thực hiện và hoàn
của dự của dự trường hiện giám sát
thành
án án
CTR xây - Vật liệu có khả năng tái sử dụng như các tấm gỗ,
dựng thép, vật liệu giàn giáo, bao bì, vv… được thu gom và
tách riêng để tái sử dụng hoặc bán phế liệu;
- Đất, đá dư thừa được sử dụng để gia cố móng trụ;
CTNH Việc bảo dưỡng thực hiện tại cơ sở của các đơn vị
cung cấp dịch vụ sửa chữa (garager) trên địa bàn.
CTNH phát sinh tại cơ sở bảo trì thiết bị sẽ được cơ
sở này thu gom và xử lý theo quy định.
- Khu tập kết nguyên vật liệu được che chắn cẩn thận.
Nước mưa
chảy tràn - Bố trí công nhân thu dọn vụn vữa, chất thải, vật liệu… rơi
vãi sau mỗi ngày làm việc.
Thi công Sinh - Đôi với công nhân thi công phân đường dây 110kV: cư trú Bao gồm Trong suốt - Chủ đầu tư - Sở
xây hoạt của tại nhà thuê, thu gom và xử lý vào công trình vệ sinh hiện có trong chi phí giai đoạn thi - đơn vị thi công TN&MT
dựng công của hộ gia đình cho tạm trú. xây lắp công công tỉnh Đăk
nhân NTSH trình. Lăk
- Đối với công nhân thi công ngăn xuất tuyến tại TBA: công
nhân cư trú tạm tại nhà nghỉ ca và sử dụng công trình vệ sinh - Phòng
(nhà vệ sinh, nhà tắm, giặt) hiện có tại trạm. TN&MT
CTRSH - Trang bị các sọt rác tại nơi phát sinh CTR. thành
phố Buôn
- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 96


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Các Các
Thời gian
giai hoạt Các tác Trách nhiệm Trách
Kinh phí thực hiện
đoạn động động môi Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tổ chức thực nhiệm
thực hiện và hoàn
của dự của dự trường hiện giám sát
thành
án án

- Ưu tiên tuyển lao động địa phương.


Tập trung
công nhân - Tuyên truyền công nhân thực hiện lối sống lành
Các mạnh và nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm.
hoạt
động - Có kế hoạch vận chuyển nguyên vật liệu hợp lý, hạn
gây tác chế tập trung nhiều xe cùng lúc và hạn chế vận chuyển
động Hoạt động vào giờ cao điểm. Ma
đến KT- vận chuyển Thuột
- Lựa chọn tuyến đường vận chuyển có cung đường
XH ngắn, mật độ xe lưu thông ít. - Chính
quyền địa
- Thực hiện thi công bảo đảm tiến độ, theo đúng trình phương
tự, dứt điểm ở từng vị trí.
Vận Hoạt Điện từ Bố trí hợp lý thời gian làm việc của công nhân ứng với Bao gồm Hằng năm Đơn vị quản lý - Sở
hành động trường từng vị trí làm việc. Từ đó có chế độ giải lao và trong chi phí vận hành TN&MT
của chuyển ca hợp lý cho công nhân nhằm giảm thời gian vận hành, tỉnh Đăk
đường tiếp xúc với điện từ trường. bảo dưỡng Lăk
dây đường dây. - Phòng
Trang bị quần áo chống điện từ trường cho công nhân TN&MT

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 97


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Các Các
Thời gian
giai hoạt Các tác Trách nhiệm Trách
Kinh phí thực hiện
đoạn động động môi Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường tổ chức thực nhiệm
thực hiện và hoàn
của dự của dự trường hiện giám sát
thành
án án

- Đối với chất thải rắn là cành cây chặt bỏ trong quá
trình phát quang hànhng tuyến: Tận dụng cho mục thành
đích đun nấu của hộ gia đình trên hành lang tuyến, phố Buôn
phần còn lại được đơn vị vận hành thu gom vận Ma
Chất thải chuyển xử lý bằng xe chuyên dụng. Thuột
rắn
- Đối với chất thải n gồm sứ cách điện, dây điện hỏng, - Chính
ốc vít hỏng: được thu gom và mang về kho quản lý của quyền địa
đơn vị quản lý đường dây tại Chnhánh điện cao thế phương
tỉnh Đăk Lăk.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung 98


ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

5.2. Chương trình giám sát môi trường


Chương trình giám sát môi trường là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác quản lý chất lượng môi trường và công tác đánh giá tác động trong
quá trình xây dựng và hoạt động của dự án tới môi trường.
Để đảm bảo toàn bộ hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, xây dựng, đi
vào vận hành không gây tác động tiêu cực đến môi trường và để đánh giá hiệu
quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát ô nhiễm môi trường
của dự án thực hiện trong suốt thời gian xây dựng và vận hành.
* Về việc giám sát môi trường đối với đường dây truyền tải điện, trạm biến
áp và công trình thủy điện (sau đây goi chung là công trình điện):
Theo văn bản số 2610/TCMT-TĐ ngày 20/11/2015 của Tổng cục Môi
trường thì các công trình điện không thuộc đối tượng tổ chức thực hiện quan trắc
môi trường xung quanh nhưng vẫn phải thực hiện giám sát điện trường, từ trường
và các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động.
Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành sẽ
tiếp tục thực hiện theo “Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các Trạm biến
áp và tuyến đường dây 110kV tỉnh Đăk Lăk” đã được phê duyệt tại quyết định số
170/QĐ-STNMT ngày 09/10/2013.
Bảng 5.3: Chương trình giám sát môi trường

Thông số Tần suất Cơ sở so sánh,


TT Nội dung Vị trí giám sát
giám sát giám sát đánh giá

Thực hiện giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng

- Tại công trường


Giám sát Khối lượng, công thi công. Theo mỗi đợt thu
Báo cáo ĐTM
1 CTR sinh tác thu gom, tập kết gom và vận chuyển
- Tại vị trí tập kết, sau phê duyệt
hoạt chờ xử lý. xử lý
lưu giữ tạm thời

- Tại công trường


Giám sát Khối lượng, công thi công. Theo mỗi đợt
Báo cáo ĐTM
2 CTR xây tác thu gom, tập kết phân loại để tái sử
- Tại vị trí tập kết, sau phê duyệt
dựng chờ xử lý. dụng
lưu giữ tạm thời

Giám sát sạt - Tại vị trí các Thường xuyên,


Mức độ sạt lở, sụt Báo cáo ĐTM
3 lở, sụt lún móng trụ xây dựng trong suốt quá
lún sau phê duyệt
đất mới trình thi công

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


99
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Thông số Tần suất Cơ sở so sánh,


TT Nội dung Vị trí giám sát
giám sát giám sát đánh giá

Thực hiện giám sát trong giai đoạn vận hành

An toàn hành lang


lưới điện cao áp
Kiểm tra theo quy định: cây - 01 tháng/lần:
hành lang cối, nhà xây dựng kiểm tra ban ngày
- Dọc theo hành - Báo cáo ĐTM
tuyến bao trái phép, các hoạt lang tuyến. - 03 tháng/lần: sau phê duyệt
gồm: cây động vi phạm hành
1 kiểm tra ban đêm
cối, đất đá, lang an toàn... - Từng vị trí móng - Theo yêu cầu
tiếp địa, cột trên toàn tuyến - Hoặc các đợt của quy trình
móng cột, - Tình trạng tiếp đường dây. kiểm tra đột xuất vận hành
tường kè các địa, cột, cách điện theo yêu cầu đường dây
cột và tuyến và phụ kiện. Sự xói trong quá trình
đường dây. mòn, trượt, sụt, lở, vận hành
lún đất tại vị trí
móng cột (nếu có).

Tác động - Trong HLAT tại


của điện từ - Cường độ điện những điểm nhạy - 06 tháng/lần
trường đến trường cảm, nơi có người - Theo yêu cầu
sức khỏe dân sinh sống va QCVN
2 - cường độ từ trong quá trình
người dân canh tác thường 25:2016/BYT
trường vận hành
và công xuyên
nhân vận - Khi có khiếu nại
hành - Khi có yêu cầu.

* Kinh phí, chế độ thực hiện, chế độ báo cáo


- Kinh phí dự kiến cho giám sát môi trường:
i) Trong giai đoạn thi công: 6.000.000 VNĐ;
ii) Trong giai đoạn vận hành:
+ Kiểm tra hành lang tuyến: Bao gồm trong chi phí vận hành đường dây;
+ Giám sát điện từ trường: 3.000.000 VNĐ.
- Chế độ thực hiện: Việc giám sát môi trường sẽ được thực hiện định kỳ
theo chương trình đã đề ra và đột xuất khi có xảy ra sự cố hoặc theo yêu cầu của
các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.
- Trách nhiệm báo cáo lên cơ quan chức năng: Chủ đầu tư
- Chế độ báo cáo: Định kỳ 06 tháng 01 lần, Chủ đầu tư sẽ báo cáo kết quả
giám sát môi trường lên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


100
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

Chương 6
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo hướng dẫn của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường,
trong thời gian thực hiện báo cáo ĐTM của dự án, chủ dự án đã gửi công văn số
5510/2017/CGC-QLĐTXD ngày 28/8/2017 về việc tham vấn ý kiến đánh giá
tác động môi trường cùng báo cáo ĐTM của Dự án đến UBND các xã Hòa Phú,
Hòa Khánh để tham vấn ý kiến về báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án.
Đại diện UBND xã Hòa Phú đã gửi ý kiến phản hồi cho Chủ đầu tư tại
văn bản số 119/UBND-VP ngày 28/8/2017.
Đại diện UBND xã Hòa Khánh đã gửi ý kiến phản hồi cho Chủ đầu tư tại
văn bản số 61/UBND ngày 28/8/2017.
6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác
động trực tiếp bởi dự án
Chủ dự án đã phối hợp với UBND các xã tổ chức họp tham vấn cộng
đồng dân cư chịu tác động bởi dự án tại trụ sở của UBND xã. Tham dự cuộc họp
có đại diện chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và đại diện cộng
đồng dân cư chịu tác động bởi dự án.
Chủ dự án trình bày quy mô xây dựng và các tác động tích cực, tiêu cực
đồng tời kèm theo các biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình thực hiện
dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương đã nêu những ý kiến, kiến
nghị về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường
trong quá trình thực hiện dự án.
Chủ dự án đã tiếp thu và có ý kiến giải đáp, phản hồi các thắc mắc trong
cuộc họp, làm cơ sở để hoàn thiện việc đánh giá và đề ra các biện pháp giảm
thiểu xác thực và có hiệu quả nhất.
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ý kiến của UBND các xã về các tác động của dự án được tóm tắt như sau:
- Thống nhất với chủ trương triển khai dự án và nội dung của báo cáo
đánh giá tác động môi trường của dự án;
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung
101
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng theo báo cáo ĐTM hoàn
chỉnh được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt;
- Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực và vật lực tại địa phương trong quá
trình thực hiện dự án;
- Bồi thường thỏa đáng cho các hộ dân bị ảnh hưởng và việc bồi thường
thực hiện trước khi đi vào thi công xây dựng.
6.2.2. Ý kiến đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
như sau:
- Chủ dự án cần thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu
cực của dự án đến môi trường tự nhiên, KT – XH trong quá trình triển khai dự
án;
- Bồi thường thỏa đáng cho các hộ dân bị ảnh hưởng và việc bồi thường
thực hiện trước khi đi vào thi công xây dựng;
- Ưu tiên sử dụng nguồn lao động phổ thông cũng như nguồn vật liệu tại
địa phương trong quá trình thi công xây dựng dự án;
- Trong quá trình triển khai dự án có sử dụng các đường giao thông trên
địa bàn. Nếu xảy ra hư hỏng thì chủ đầu tư phải có phương án hỗ trợ hoặc sữa
chữa, trả lại nguyên trạng, không để ảnh hưởng đến người dân.
6.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến
nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn
- Chủ dự án cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe
cộng đồng theo báo cáo ĐTM hoàn chỉnh được cơ quan chức năng có thẩm
quyền phê duyệt.
- Chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính
sách bồi thường và hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng do Dự án.
- Đảm bảo khắc phục hậu quả nếu trong quá trình thi công và vận hành
làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Chủ dự án cam kết không gây ô nhiễm môi trường, nếu dự án vi phạm
và bị người dân phản ánh, Chủ dự án hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật.
(Các văn bản tham vấn ý kiến của Chủ dự án; văn bản trả lời của UBND xã, biên bản
họp cộng đồng dân cư được đính kèm ở phần Phụ lục 4. Văn bản liên quan đến tham
vấn cộng đồng)

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


102
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT


1. Kết luận
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cao khả năng
mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam” đã cơ bản nhận dạng
và mô tả đầy đủ các nguồn tác động đến môi trường, khối lượng các chất thải
phát sinh; các sự cố môi trường, các vấn đề về môi trường và các vấn đề kinh tế
- xã hội có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
* Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng:
- Nguồn tác động chủ yếu trong quá trình này là việc thu hồi đất phục vụ
cho dự án. Đối tượng bị tác động chủ yếu là người dân có đất bị thu hồi. Tuy
nhiên, do diện tích đất thu hồi nhỏ nên mức độ tác động không lớn.
- Chặt phát cây cối tại các vị trí móng cột xây dựng mới;
- Không tiến hành đền bù, hỗ trợ cho khu vực hành lang tuyến.
* Trong giai đoạn xây dựng:
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và hoạt động thi công sẽ gây ra
bụi và tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tác động này chỉ mang
tính cục bộ, tạm thời.
- Việc tập trung công nhân thi công sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt và
chất thải rắn sinh hoạt.
- Tai nạn lao động, an toàn giao thông và các vấn đề phát sinh trong quá
trình thi công.
* Trong giai đoạn vận hành:
- Hoạt động vận hành dự án không sinh ra chất thải, không sinh ra tiếng
ồn và đảm bảo an toàn cho người dân sống kế cận nếu tuân thủ đúng các khoảng
cách và quy định về an toàn hiện hành.
- Giai đoạn vận hành sẽ phát sinh các ảnh hưởng của điện từ trường đối
với người dân dưới tuyến đường dây, các thiết bị vô tuyến, truyền tin…Tuy
nhiên đây là tác động vô hình, khó nhận biết được nên không có biện pháp giảm
thiểu cụ thể. Tuy nhiên toàn bộ tuyến đường dây của dự án sẽ được thiết kế, xây
dựng đảm bảo ảnh hưởng của điện từ trường đến xung quanh là thấp nhất, đảm
bảo theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014.
Có rủi ro xảy ra các sự cố như đứt dây, cháy nổ, … trong trường hợp thời
tiết xấu, giông bão, gió lốc, … gây ra thiệt cho cho con người, tài sản và nguồn
cung cấp điện. Tuy nhiên xác suất xảy ra sự cố rất thấp do được thiết kế, xây
dựng, kiểm tra, bảo dưỡng tuân thủ đúng quy định, quy phạm ngành điện.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


103
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
Ngoài việc đánh giá cụ thể các nguồn tác động, báo cáo ĐTM này cũng đã
đề xuất được các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm nhằm hạn chế
đến mức tối đa các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu
vực. Các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi, bảo đảm được hiệu quả cần thiết,
phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và khả năng tài chính, kỹ thuật của
dự án.
2. Kiến nghị
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung kính đề nghị UBND tỉnh Đăk Lăk,
Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo
cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nâng cao khả năng mang tải
đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – EaTam” để dự án sớm được triển khai
theo đúng tiến độ.
3. Cam kết
Chủ đầu tư cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu các
tác động như đã đề xuất; phòng ngừa và ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra để
hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và
kinh tế xã hội xảy ra trong các giai đoạn triển khai dự án. Đồng thời, chịu sự
giám sát về công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng
có liên quan trong tất cả các giai đoạn của Dự án.
- Cam kết tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam hiện hành cũng như
các Nghị định, Thông tư, Quyết định của các cơ quan có chức năng về bảo vệ
môi trường ban hành và các quy định, quy chế về bảo vệ môi trường có liên
quan trong suốt quá trình triển khai dự án.
- Cam kêt thưc hiện cac biện phap giảm thiêu cac tac động xấu, phong
ngừa và ứng phó sự cố, vệ sinh an toàn lao động như đã nêu tại chương 4.
- Cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường và chương trình
giám sát môi trường như đã trình bày ở chương 5.
- Cam kết tuân thủ các QCVN, TCVN hiện hành được trình bày trong
mục 2 (chương Mở đầu) của báo cáo và các quy chuẩn bắt buộc khác có liên
quan. Trường hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường có thay đổi, Chủ dự án cam
kết chấp hành việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường mới theo quy
định của Pháp luật.
- Tổ chức giám sát môi trường theo đúng chương trình giám sát đã đề ra
và báo cáo định kỳ lên các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường có liên
quan.
- Cam kết đền bù thiệt hại và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường
hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do hoạt động của dự án.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


104
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”
- Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi
phạm các Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các Tiêu chuẩn, Quy
chuẩn Việt Nam hiện hành hoặc để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


105
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá tác động môi trường –
Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội (1993).
2. Trần Ngọc Chấn, 2001, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, tập
3, NXB KH&KT, Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH&KT, Hà Nội
(1997).
4. GVC Đinh Đắc Hiến, GS.TS Trần Văn Địch, 2005, Kỹ thuật an toàn và
môi trường, NXB KH&KT, Hà Nội.
5. Trần Hiếu Nhuệ, 2001, Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh, 2005, Giáo trình đánh giá tác động môi
trường, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
7. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2004 đến năm 2015.
Environmental assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines,
environment, World Bank, Washington D.C 8/1991).
8. World Health Organization, 1993, Assessment of sources of air, water
and land pollution, Geneva.

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


106
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


107
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

PHỤ LỤC 2
CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ LIÊN QUAN

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


108
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


109
ĐTM dự án“Nâng cao khả năng mang tải đường dây 110kV NMTĐ Buôn Kuốp – Ea Tam”

PHỤ LỤC 4
CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
ĐẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Công ty Lưới điện cao thế miền Trung


110

You might also like