You are on page 1of 75

CÔNG TY TNHH CHĂN NUÔI ĐỒNG PHÁT

----------

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT


CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠI CHĂN NUÔI BÒ THỊT
8.000 CON, QUY MÔ DIỆN TÍCH CHUỒNG 43.845 M2
ĐỊA CHỈ: XÃ XUÂN ĐÔNG, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI.

ĐỒNG NAI, THÁNG 04 NĂM 2022


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

MỤC LỤC

I. Thông tin chung về dự án ............................................................................... 6


1. Tên chủ dự án................................................................................................. 6
2. Tên dự án. ...................................................................................................... 6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án: ................................... 7
3.1. Công suất hoạt động của dự án: .................................................................. 7
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án: ................................................................... 7
3.3. Sản phẩm của dự án: ................................................................................. 10
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng
phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của dự án. ....................................................................................... 10
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu sử dụng. ..................................... 10
4.2. Nhu cầu sử dụng điện ............................................................................... 11
4.3. Nhu cầu sử dụng nước: ............................................................................. 11
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu
sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống
thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu .......... 13
6. Các thông tin khác liên quan đến dự án (nếu có) ........................................ 13
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có): .............................................................. 18
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có): . 18
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ............................................................ 19
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
.......................................................................................................................... 19
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:........................................................................ 19
1.2. Thu gom, thoát nước thải: ......................................................................... 20
1.2.1. Đối với nước thải sinh hoạt ................................................................... 20
1.2.2. Đối với nước thải chăn nuôi .................................................................. 20
1.3.1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: ...................................................... 21
1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tập trung tại trại ............................ 23
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có): ..................................... 28
2.1. Giảm thiểu mùi từ hoạt động chăn nuôi. .................................................. 28
2.2. Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải do giao thông ................................... 30
i
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: ............... 31
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt. ............................................................................. 31
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường. ................................................. 31
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: ............................. 32
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có); .................... 34
5.1. Giảm thiểu tiếng ồn, độ trung. .................................................................. 34
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: ................................... 35
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có): ............................ 36
7.1. Phòng chốnng cháy nổ và phòng cháy chữa cháy. ................................... 36
7.2. Biện pháp phòng chống dịch bệnh............................................................ 37
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): .................................................... 39
Lý do điều chỉnh: ....................................................................................... 40
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề
nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị
định này) .......................................................................................................... 41
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có): ................................. 41
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
TRƯỜNG ............................................................................................................ 42
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có): .............................. 42
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có): ................................. 42
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): .................. 42
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy
hại (nếu có): ..................................................................................................... 43
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất (nếu có): .................................................................. 43
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ................................. 44
CỦA DỰ ÁN ....................................................................................................... 44
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng đối
với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định): ................ 45
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
............................................................................................................................. 46
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: ......................... 46
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy
ii
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
định của pháp luật. ........................................................................................... 47
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: ............................................ 47
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: .................................. 47
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động,
liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của
chủ dự án. ......................................................................................................... 47
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm. ................................... 48
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN .............................................................................. 49
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ............................................... 50

iii
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa


BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BXD : Bộ Xây dựng
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
DO : Oxy hòa tan trong nước
MT : Môi trường
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TSS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân

iv
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 máy móc phục vụ dự án ...................................................................... 10
Bảng 1.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước lớn nhất thường xuyên của dự án ... 12
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của dự án ............................................................. 16
Bảng 1.4 các hạng mục công trình ...................................................................... 16
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của HTXLNT, công suất 140 m3/ngày.đêm 26
Bảng 3.2 Lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải ....................... 27
Bảng 3.3 Lượng điện sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải .............................. 28
Bảng 3.4 Bảng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án 33
Bảng 3. 5 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thay đổi của dự án so với
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ................................. 40
Bảng 3.6 Bảng kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm ...... 48

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1 Sơ đồ quy trình chăn nuôi bò ................................................................. 7
Hình 1.2 Hình ảnh của trang trại bò ...................................................................... 8
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình nuôi trâu, bò nghi mắc bệnh, trâu, bò bệnh .................. 9
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình chế biến thức ăn và nguồn ô nhiễm phát sinh ............ 10
Hình 1.5 Vị trí dự án ........................................................................................... 15

v
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. Thông tin chung về dự án
1. Tên chủ dự án.
- Tên chủ dự án: công ty TNHH Chăn nuôi Đồng Phát
- Địa chỉ văn phòng: Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng
Nai.
Người đại diện theo pháp luật:
(Ông) Chu Hữu Hùng Chức vụ: Giám Đốc
- Số điện thoại: 0903.709.089
- Chứng minh nhân dân số: 024776867, do Công an thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 27/02/2010.
Hộ khẩu thường trú: số 75/4, Đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
2. Tên dự án.
- Tên dự án: Trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845
m2
- Địa điểm dự án Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 1122/QĐ- UBND ngày 19/04/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng
trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu
2, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 1750/GXN-
UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Dự án “Đầu tư xây dựng trại chăn nuôi bò
thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 217/GP-UBND ngày 10/9/2021
do UBND tỉnh Đồng Nai cấp.
- Quy mô của dự án đầu tư: Nhóm II

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 6


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án:
3.1. Công suất hoạt động của dự án:
Trại chăn nuôi Bò thịt, quy mô 8.000 con/lứa
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án:
Chuẩn bị trang trại Chăm sóc riêng

Nhập bò về Trâu, bò bệnh hoặc


nghi mắc bệnh

Nhận bò vào nuôi


- Mùi hôi, nước thải (nước tiểu
trâu, bò);
- Chất thải rắn: phân, thức ăn
Phân đàn mới vào các chuồng thừa, bao bì thuốc thú y và
Thức ăn, văcxin, thuốc thú y.
vaccine.
Nước: cho trâu, bò uống - Tiếng ồn do trâu, bò kêu
Chăm sóc dinh dưỡng

Bò thịt trưởng thành

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình chăn nuôi bò


Công nhân tiến hành chuẩn bị chuồng trại để nhận bò nhằm đảm bảo
chuồng trại đã được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng tốt trước khi nhận bỏ 3-7 ngày.
Bỏ thịt trưởng thành được nhập về với cân nặng khoảng 280-300 kg, khi bò được
chuyển về tới Việt Nam, giao cho đơn vị thú y kiểm dịch, tiêm vacxin phòng bệnh,
tẩy giun sán và đánh số nhận dạng trên tai bỏ trước khi vỗ béo bò. Bò được phân đàn
vào các chuồng nuôi để tạo sự đồng đều cho từng ô chuồng nuôi ngay sau khi nhận
bò để vỗ béo bò. Bò được chăm sóc, nuôi dưỡng và chích ngừa đúng quy định, trong
suốt quá trình vỗ béo bò được cung cấp đầy đủ thức ăn xanh, nước uống sạch không
bị ô nhiễm. Từ khi tiếp nhận đến khi chấm dứt quá trình vỗ béo, đàn bò luôn được
theo dõi quá trình phát triển trong khoảng thời gian 5 - 6 tháng đạt khối lượng trung
bình 500 kg/con sẽ được xuất

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 7


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 1.2 Hình ảnh của trang trại bò


Riêng quá trình chăn nuôi trâu, bò mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh được
thực hiện riêng biệt, được trình bày bên dưới:

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 8


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Trâu, bò nghi mắc


bệnh, trâu, bò bệnh
- Mùi hôi, nước thải (nước
tiểu trâu, bò);
Thức ăn, văcxin, thuốc thú - Chất thải rắn: phân trâu,
Cách ly, chăm sóc và bò, thức ăn thừa, bao bì
y.
Nước: cho trâu, bò uống điều trị bệnh thuốc thú y và vaccine;
- Tiếng ồn do trâu, bò kêu

Bò, trâu chết Bò, trâu khỏe mạnh

Giao đơn vị có chức Quay trở về chuồng


năng nuôi

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình nuôi trâu, bò nghi mắc bệnh, trâu, bò bệnh
* Thuyết minh quy trình chăn nuôi trâu, bò nghi mắc bệnh trâu, bò bệnh:
- Đối với trâu, bò nghi bệnh hoặc trâu, bò bệnh sẽ thực hiện nuôi cách ly tại khu
vực nuôi trâu, bò cách ly (khu nuôi cách ly trâu, bò bệnh được bố trí cuối dãy chuồng
nuôi, ngăn cách với khu chăn nuôi) với chế độ chăm sóc theo dõi đặc biệt. Quá trình
này nhằm theo dõi, phát hiện và điều trị trâu, bò nghi mắc bệnh và trâu, bò bệnh.
Trong quá trình theo dõi, nếu kiểm tra thấy trâu, bò không mắc bệnh sẽ chuyển về
chuồng trại nuôi bình thường, trường hợp trâu, bò mắc bệnh không do dịch bệnh, sẽ
tiến hành điều trị, tiêm thuốc và theo dõi cho đến khi trâu, bò hết bệnh. Trong quá
trình cách ly, điều trị mà phát hiện trâu, bò bệnh, trâu, bò chết do dịch bệnh thì chủ
dự án sẽ báo ngay cho Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi tại địa phương để
có biện pháp xử lý theo quy định.
Quy trình chế biến thức ăn được trình bày bên dưới:

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 9


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Nguyên liệu thức ăn (chưa chế biến):


Thân cây bắp, cây cỏ, cây mía

Cám các loại


Xay, nghiền

Trộn Chất thải rắn, bụi

Trộn

Mật rỉ đường

Hỗn hợp thức ăn

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình chế biến thức ăn và nguồn ô nhiễm phát sinh
* Thuyết minh quy trình:
- Các loại nguyên liệu chế biến thức ăn dạng thô cần được xay, nghiền nhỏ gồm:
Thân cây bắp, cây cỏ, cây mía sẽ được cho vào máy nghiền (hoạt động bằng năng
lượng điện). Các loại cám thành phẩm mua từ các nhà cung cấp được định lượng phù
hợp và phối trộn tại máy trộn sau đó trộn chung với phần thân cây vừa xay nghiền.
Hỗn hợp thức ăn này sẽ được trộn thêm 1 lượng nhỏ là mật rỉ đường để tạo vị ngon,
kích thích vị giác của trâu, bò trước khi được cho trâu, bò ăn.
- Các loại thiết bị phục vụ hoạt động chế biến thức ăn đều hoạt động nhờ năng
lượng điện, chất thải chỉ phát sinh từ quá trình xay, nghiền, trộn với thành phần chính
là bụi trơ và mảnh vụn thức ăn (đa phần có nguồn gốc thực vật: thân, lá cây).
3.3. Sản phẩm của dự án:
Sản phẩm: bò thịt, khoảng 8.000 con/lứa, một năm nuôi 4 lứa.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng
phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của dự án.
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên vật liệu sử dụng.
Bảng 1.1 máy móc phục vụ dự án

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 10


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

TT Tên thiết bị Đơn vị Dự án Nước SX


Máy nghiền, cắt nguyên liệu thực vật
1 Máy 01 Việt Nam
(thân cây bắp, cây mía, cây cỏ voi)
2 Máy trộn thức ăn Máy 02 Việt Nam
3 Xe nâng Chiếc 02 Hàn Quốc
4 Máy xúc Chiếc 02 Hàn Quốc
Hệ thống điện chiếu sáng chuồng trại
5 Hệ thống 04 Việt Nam
(mạch điện 3 pha)
Hệ thống cấp nước sinh hoạt và cho
trâu, bò uống (bao gồm bồn chứa
6 nước, hệ thống giá đỡ bồn, bơm Hệ thống 04 Việt Nam
nước, đường ống dẫn nước, dây dẫn
điện)
Máy phun thuốc sát trùng (Công suất
7 Cái 02 Việt Nam
2,13 KW)
8 Cân điện tử Hệ thống 01 Nhật Bản
Máy phát điện dự phòng sử dụng dầu
9 Máy 01 Hàn Quốc
DO (công suất 50 KVA)

(Nguồn: Công ty TNHH Huatex Việt Nam)

4.2. Nhu cầu sử dụng điện


Nguồn cung cấp điện: trang trại sử dụng sử dụng nguồn điện tại trạm 110/22kV
Cẩm Mỹ. Hệ thống điện hạ thế thống nhất sử dụng điện áp 380/220V ba pha 4 dây
trung tính nối đất trực tiếp.
Nguồn điện cung cấp cho toàn bộ trại bò, với lượng dùng khoảng 2.000
KW/tháng
- Lượng điện tiêu thụ cho các mục đích sau:
+ Thắp sáng chuồng trại;
+ Sinh hoạt, thắp sáng;
+ Máy bơm.
4.3. Nhu cầu sử dụng nước:
Hệ thống cấp nước: Dự án đang sử dụng nước giếng khoan để phục vụ nhu cầu
chăn nuôi, sinh hoạt, tưới cây và PCCC. Dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp
giấy phép khai thác nước dưới đất số 217/GP-UBND ngày 10/09/2021, tổng số giếng
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 11
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
khai thác nước là 04 giếng.
a. Nhu cầu sử dụng và vệ sinh chuồng trại
a-1) Nước uống cho trâu, bò:
Theo số liệu thực tế tại trại Việt Nam: 20 l/con trâu, bò trưởng thành/ngày dự
án sẽ tiến hành nuôi 8.000 con trâu, bò thịt với lưu lượng sử dụng khoảng 160
m3/ngày.đêm.
b-2) Nước sinh hoạt cho công nhân:
Nhu cầu cấp nước: theo QCVN 01:2021/BXD. Lượng nước cung cấp cho 48
người lao động tại dự án: 48 người ×100 lít/người =4.800 lít/ngày=4,8 m3/ngày.đêm.
b-3) Nước tưới cây:
Nước tưới cây được bơm tưới cho cây cảnh khu vực hành chính, nhà ở và cây
xanh trồng phân tán tạo bóng mát hai bên đường và giữa các dãy chuồng.
Nhu cầu cấp nước: theo QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng năm 2006 về
việc cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế: 4 lít/m2/lần
tưới.
b-4) Nước phun sát trùng xe ra vào: Khoảng 300 l/ngày.đêm.
Nước sát trùng xe được giữ ở nền nhà sát trùng và thay 1 lần/tuần. Lượng nước
sát trùng khoảng 2 m3/tuần =0,285 m3/ngày.đêm ≈ 0,3 m3/ngày.đêm.
b-5) Nước vệ sinh các thiết bị phục vụ chăn nuôi:
Chủ yếu vệ sinh các silo chứa cám, máng nước uống của trâu, bò, với lượng
dùng: 300 l/ngày.đêm.
b-6) Nước cấp cho công trình môi trường:
Chủ yếu cấp cho quá trình vệ sinh khu vực chứa, ủ phân hàng ngày, lượng dùng
tương ứng: 1.000 l/ngày.đêm.
b-7) Nước dùng cho chữa cháy: Lượng nước dự phòng cho bể chứa nước
PCCC tương ứng có thể chữa cho 03 đám cháy xảy ra trong một giờ: 10 L/s x 3 x
3.600 x 1,0 (hệ số k) = 108 m3. Lượng nước này được duy trì ổn định trong bể chứa,
chỉ bổ sung với lượng rất ít để bù cho bay hơi.
Bảng 1.2 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước lớn nhất thường xuyên của dự án

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 12


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Lượng nước sử dụng
Số lượng Nhu cầu/ngày
Mục đích sử (m3/ngày.đêm)
TT
dụng Lượng nước
ĐV tính ĐV tính Số lượng Số lượng
sử dụng
Nước uống cho
1 Con l/con 20 8.000 160
trâu, bò
Nước sinh hoạt
2 người L/người 100 48 4,8
cho công nhân
Nước tưới cây tạo
3 m2 L/m2 4 3.000 12
cảnh quang
Nước phun sát
4 - - - - 0,3
trùng xe ra vào
Vệ sinh các thiết
5 bị phục vụ chăn - - - - 0,3
nuôi.
Vệ sinh chuồng
6 m2 - 31.163 -
trại chăn nuôi
Cấp cho công
6 - - - - 1
trình môi trường
Tổng cộng - - - 178,4
Ghi chú:
- Trong quá trình nuôi không sử dụng luợng nước tắm cho bò để tránh trơn
trượt, tạo môi trường thoáng mát khô ráo cho bò;
- Trong quá trình nuôi không sử dụng luợng nước tắm cho Bò để tránh trơn
trượt, tạo môi trường thoáng mát khô ráo cho bò
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ
thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu
6. Các thông tin khác liên quan đến dự án (nếu có)
6.1. Cơ sở pháp lý của dự án
Dự án đã được cấp các thủ tục pháp lý cụ thể như sau:
Quyết định số 1122/QĐ- UBND ngày 19/04/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng
trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2”
Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 1750/GXN-
UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Dự án “Đầu tư xây dựng trại chăn nuôi bò
thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 13
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 217/GP-UBND ngày10/9/2021
do UBND tỉnh Đồng Nai cấp.
- giấy phép xây dựng số 18/ GPXD ngày 09 tháng 5 năm 2016 của UBND
huyện cẩm mỹ
6.2. Vị trí dự án.
- Phía Bắc: trại mở rộng của công ty;
- Phía Nam: giáp đất trồng cây;
- Phía Đông: tiếp theo là đất trồng cây;
- Phía Tây: giáp đất trồng cây;

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 14


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

6,1 km

5,6 km

8 km

Hình 1.5 Vị trí dự án


Dự án có mối tương quan với các đối tượng xung quanh như sau:
- Các đối tượng tự nhiên: Khu đất xây dựng dự án nằm cạnh suối nhỏ không
tên; cách sông Ray khoảng 2 km về phía Đông (sông Ray là nguồn tiếp nhận nước
mưa và nước thải của dự án). Như vậy, nước mưa và nước thải của dự án có khả năng
tác động đến chất lượng nguồn nước sông Ray.
+ Đối tượng kinh tế - xã hội:
- Các đối tượng kinh tế -xã hội: dự án cách khu dân cư tập trung gần nhất
khoảng 5 km (UBND xã Xuân Đông); cách Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Cẩm Mỹ và UBND huyện Cẩm Mỹ khoảng 17 km;
- Các đối tượng khác: Xung quanh dự án trong vòng bán kính 1 km khu dân
cư tập trung ít, ngoài ra xung quanh dự án đều là đất nông nghiệp, đất trồng cây công
nghiệp thuận lợi cho việc phát triển trang trại chăn nuôi. Các đối tượng xung quanh
cách dự án ≥ 2 km nên ít có khả năng bị tác động bởi dự án. Do đó, vị trí dự án rất
thuận lợi cho việc đầu tư trang trại chăn nuôi, tác động ô nhiễm của dự án (nến có)
đến các đối tượng kinh tế -xã hội xung quanh là không đáng kể.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 15


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Qua công tác kiểm tra hiện trạng môi trường thì phía Đông dự án tiếp giáp
Suối cạn nên không xảy ra ngập úng tại dự án.
6.3. Các hạng mục công trình.
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
STT Quy mô sử dụng đất Diện tích (m2)
Công trình chăn nuôi 43.845
1 Công trình phụ trợ 11.728,47
Công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 1089,4
2 Đường giao thông nội bộ, sân bãi 10.103,3
3 Cây xanh, thảm cỏ 41.940
Tổng diện tích khu đất 104.850
Bảng 1. 4 các hạng mục công trình
STT Đơn vị m2 Diện tích
I Công trình chăn nuôi m2 43.845
1 Chuồng nuôi bò m2 41.625
2 Chuồng cách ly m2 2220
II Công trình phụ m2 11.728,47
5 Cụm ủ m2 720
6 Khu chế biến thức ăn m2 2220
7 Nhà văn phòng m2 176,4
8 Nhà ở công nhân m2 138,96
9 Nhà ăn m2 105
10 Nhà xưởng sửa chữa + kho vật tư m2 648
11 trạm cân điện tử m2 122,58
12 nhà bảo vệ m2 18
13 bãi tập kết bò m2 1213,6
14 bể nước sạch số 1 m2 711
15 bể nước sạch số 2 m2 672
16 bể biogas m2 735
17 nhà chứa phân m2 1700
18 nhà trạm điện m2 21
19 hố sát trùng ô tô m2 46
20 hố sát trùng người m2 4,4
21 nhà trạm bơm số 1 m2 9
22 nhà trạm bơm số 2 m2 8,5
23 đường lùa bò m2 2,9
24 công trình môi trường m2
25 bể tách phân m2 9
26 hệ thống xử lý nước thải m2 108
27 nhà trực trạm cân m2 29,05
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 16
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
28 trạm cấp dầu m2
29 sân bãi tập kết xe m2 2300
30 bể lắng bã bia m2 10,08
III Công trình môi trường 1089,4
31 Bể xử lý nước mưa m2 74,4
32 Khu chứa chất thải m2 15
33 Hồ sinh học m2 1000
IV Đường giao thông m2 10.103,3
V Cây xanh m2 41.940
Tổng m2 104.850
(nguồn:Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát)

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 17


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch
tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có):
Dự án nằm trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai đến
năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, xã Xuân Đông (Quyết định số 640/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 02 năm 2018) – vị trí thực hiện dự án thuộc tiểu vùng kinh tế phía
Đông, huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, mô hình chăn nuôi trang trại tập trung và cũng thuộc
Theo quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt số 615/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 3 năm
2017.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có):
Dự án đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 19/04/2016 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây
dựng trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2”
Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 1750/GXN-
UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Dự án “Đầu tư xây dựng trại chăn nuôi bò
thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông,
huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 18


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH,


BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có):
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:
Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa để đảm bảo chất lượng
nguồn nước mưa trong khuôn viên trại và được tách biệt cụ thể như sau:
Nước mưa từ mái của 16 dãy chuồng và nước mưa chảy tràn trên bề mặt đường
giao thông nội bộ, sân,…được thu gom về hệ thống thoát nước mưa mương chữ U
có độ dốc i=0,3%, D300 cống BTCT theo địa hình từ cao xuống thấp, L=1.418. Hệ
thống thoát nước mưa được bố trí dọc theo đường giao thông nội bộ và bố trí các cửa
thoát nước mưa vào mương để thu gom nước mưa chảy tràn cách nhau 10m 1 cửa.
Nước mưa sau khi được thu gom cống BTCT D300 được thoát vào cống BTCT D600
thoát ra suối cạn, L=15, chảy vào nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Ray.
- Ngoài ra Công ty sẽ bố trí công nhân quét dọn trong trại, thường xuyên nạo
vét, dọn dẹp vệ sinh tại các hệ thống mương rãnh thoát nước tránh bị ùn tắc hệ thống
thoát nước đồng thời tiếp tục duy trì biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện để
đảm bảo chất lượng nguồn nước mưa.

Nước mưa từ mái nhà Nước mưa chảy tràn

D300 cống BTCT, L=1.418

D600 cống BTCT, L=15

Hồ chứa nước mưa (lót bạt)

Suối Cạn - Sông Ray

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 19


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 3.2 Hệ thống thoát nước mưa


1.2. Thu gom, thoát nước thải:
1.2.1. Đối với nước thải sinh hoạt
Đường ống thu gom nước thải từ nhà vệ sinh:
+ Ống nhựa PVC Ø90mm, độ dốc 2%, chiều dài 10 m, dẫn nước thải từ 01 nhà
vệ sinh về bể tự hoại cùng với nước thải chăn nuôi về hồ chứa nước thải đầu vào sau
đó thu gom về hệ thống xử nước thải của công ty công suất thiết kế 140 m3/ngày.đêm.
1.2.2. Đối với nước thải chăn nuôi
Nước thải từ quá trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, nước thải từ khu vực nhà
chứa phân sẽ được thu gom vào hệ thống thoát thải D300, i=2%, L=677m sau đó
được thu gom về hố thu gom (hố city) D500, L= 10m, tai đây nước thải được bơm
cưỡng bức về hầm biogas bằng ống nhựa PVC D168, L= 15m. Nước thải sau khi qua
hầm biogas được dẫn về hệ thống xử lý nước thải công suất 140 m3/ngày.đêm bằng
cống BTCT D300, L=53,06m và nước thải sau xử lý đạt QCVN 62-
MT:2016/BTNMT cột A được thoát ra hồ sinh học bằng cống BTCT D300, L= 80m.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 20


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Sơ đồ minh hoạt tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải của trại:
Nhà vệ sinh Nước rỉ phân Nước vệ sinh
chuồng trại
Nước thải ống PVC Ø90
Thu gom bằng
ống D300, D500
Bể tự hoại
Hầm biogas
ống PVC Ø90

01 Hồ chứa nước thải trước xử lý

Hệ thống xử lý nước thải, công suất 140 m3/ngày

01 Hồ chứa nước thải sau xử lý

Đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT Kq=0,9; Kf=1,1

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của trại


1.3. Xử lý nước thải:
Dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, công suất 140 m3/ngày.đêm
Đơn vị thi công - thiết kế: Công ty cổ phần Hóa Phát Đồng Nai
Chức năng của công trình: xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động
chăn nuôi đảm bảo chất lượng nước thải được xử lý theo đúng quy định trước khi xả
thải ra nguồn tiếp nhận theo đúng quy định
1.3.1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom về bể tự hoại được bố trí tại các nhà
vệ sinh trong khu vực trại để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về hệ thống xử lý tập trung
tại trại.
* Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại như sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 21


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hình 3.4 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại


A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất) B: Ngăn lắng (ngăn thứ hai)
C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba), D: Ngăn định lượng với xi phông tự động
1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 2 - Ống thông hơi; 3 - Hộp bảo vệ; 4 -
Nắp để hút cặn; 5 - Đan bê tông cốt thép nắp bể; 6 - Lỗ thông hơi; 7 - Vật liệu lọc; 8
- Đan rút nước; 9 - Xi phông định lượng; 10 - Ống dẫn nước thải đến công trình xử
lý tiếp theo.
* Nguyên lý hoạt động
Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được dẫn đến hệ thống bể xử lý tự hoại,
thông qua các ống nhựa PVC chịu áp lực có đường kính Ф 168, Ф 114, Ф 90 và Ф
60. Bể tự hoại là một công trình đồng thời làm 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn
lắng. Để hợp lý trong xây dựng và sử dụng, bể tự hoại được thiết kế và xây dựng
thành nhiều bể (mỗi bể đều có 3 ngăn) có kích thước phù hợp và tương ứng với lượng

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 22


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
công nhân tại từng bộ phận khác nhau trong trại. Khi nước thải đổ vào bể sẽ được
giữ lại ở ngăn thứ I. Tại đây các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn được giữ lại và
phần nước tiếp tục qua ngăn thứ II, ở ngăn thứ II nước được giữ ổn định trong một
thời gian, để tiếp tục lắng các chất lơ lửng có kích thước hạt nhỏ. Mặt khác nước
chứa trong bể tự hoại, dưới sự ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ
sẽ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ
hòa tan. Nước thải được giữ trong bể tự hoại trong một thời gian nhất định, để đảm
bảo hiệu suất lắng cũng như phân hủy sau đó nước thải tiếp tục được dẫn về hồ chứa
nước thải và về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 140 m3/ngày.đêm để xử
lý lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động của trại.
1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tập trung tại trại
Dự án đã xây dựng hoàn thiện và hoạt động ổn định hệ thống xử lý nước thải
công suất 140 m3/ngày.đêm để xử lý lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động của
trại. Nước thải sau khi xử lý đạt theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A, Kq = 0,9;
Kf = 1,1 và QCVN 01-15/2010/BTNMT xả thải vào nguồn tiếp nhận là suối cạn sau
đó chảy nguồn tiếp nhận là sông Ray

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 23


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

NƯỚC THẢI
SCR Thu gom,xử lý

Hố Bơm + Tách Phân

Bể BIOGAS

Bể Điều Hòa + Thiếu Khí

Cấp Khí Bể Vi Sinh Thiếu Khí


(Anoxic)
Bùn
hồi
Cấp Khí
Bể Vi Sinh Hiếu Khí lưu

Bể Lắng Lamen Bể chứa bùn

Hồ Sinh Học 1

Bể lắng cặn

Hồ Sinh Học 2 : Đường nước


: Đường khí
: Đường bùn
Clo khử trùng
Bể khử trùng :Đường khí

Nước sau xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT Cột A,


Kq=0,9; Kf=1,1, xả thải vào nguồn tiếp nhận là suối cạn
chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là Sông ray.

Hình 3.5 Hệ thống xử lý nước thải, công suất 140 m3/ngày.đêm


* Thuyết minh quy trình:
❖ Hầm Biogas
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 24
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Nước thải trại chăn nuôi bò từ quá trình chăn nuôi theo hệ thống mương dẫn
nước chảy về hầm Biogas. Nước thải từ quá trình chăn nuôi có nồng độ ô nhiễm hữu
cơ cao sẽ được phân hủy kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm. Quá trình phân hủy các chất
hữu cơ trong điều kiện kỵ khí là do sự hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường
mà không cần sự có mặt của Oxy và sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm CH 4, CO2, N2,
H2… và trong đó khí CH4 (metan) chiếm tới 65%. Nước thải sau hầm biogas sẽ được
đưa sang Hồ chứa nước nước thải đầu vào.
Cấu tạo hầm Biogas có thể được mô tả qua sơ đồ sau:

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo hầm Biogas


Nước thải chăn nuôi được thu gom và lưu trữ tại bể tách Phân, tại đây bơm chìm
được lắp đặt để đưa nước vào bể phân hủy biogas, trong bể biogas nước thải được
xử lý kỵ khí hàm lượng chất hữu cơ COD, BOD và photpho sẽ được xử lý một phần.
Sau khi lưu trữ được một khoảng thời gian nhất định nước sau xử lý tự chảy tràn
sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, đồng thời cũng đóng vai trò như là bể yếm
khí nước thải.

Nước thải từ bể Điều hòa được bơm chìm bơm sang bể Thiếu khí anoxic, tại
đây nito được xử lý nhờ vi sinh vật thiếu khí. Nito được xử lý qua hai quá trình nitrat
hóa, chuyển nito từ dạng nito amoni về dạng nitrat và nitrit, sau đó là quá trình phản
nitrat hóa, quá trình này sẽ chuyển nito từ hai dạng trên về dạng khí nito.
Nước thải sau đó được chuyển sang bể Hiếu khí. Bể hiếu khí được cung cấp hệ
thống thổi khí cung cấp khí oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động, vi sinh vật hiếu
khí sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải để làm thức ăn. Sau khi xử lý sinh học,
hỗn hợp nước thải và vi sinh vật được chuyển sang bể Lắng lamen để tách riêng phần
bùn và phần nước.
Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí
và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Nước trong được thu gom qua máng răng cưa và được chuyển sang Hồ chứa
nước thải lưu trữ tạm thời để xử lý hoàn toàn hàm lượng chất lơ lửng và mùi.
Nước sau đó được qua khử trùng và thải ra nguồn thải bên ngoài. Nước thải đầu
ra đạt tiêu chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 25


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Hệ thống xử lý nước thải 140 m3/ngày.đêm

Biogas Hệ thống xử lý nước thải 140 m3/ngày.đêm


* Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải:
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của HTXLNT, công suất 140 m3/ngày.đêm
Hạng mục công trình HTXLNT công suất 140 m3/ngày.đêm
Bể điều hòa
1 L:36.000×W35000×H4500 bể 5512 m3
(thời gian lưu 2 tiếng)
Bể sinh học thiếu khí
12 L:6000× W6200×H4.000 bể 124 m3
(thời gian lưu 4 tiếng)
Bể sinh học hiếu khí
13 L:9000×W6200.000×H4.000 bể 205 m3
(thời gian lưu 8 tiếng)
Bể lắng
14 L:3200× W6200×H4.000 bể 79 m3
(thời gian lưu 2 tiếng)
Bể khử trùng
15 L:800×W800×H 2.000 bể 12 m3
(Thời gian lưu 1 tiếng)
17 Hồ chứa nước thải đầu vào - Hồ 1.000 m3

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 26


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
* Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:
Người vận hành cần kiểm tra các thiết bị trong hệ thống và phải chắc chắn các
thiết bị vẫn hoạt động bình thường, cụ thể:
+ Kiểm tra các role, cầu chì trong tủ điều khiển: bảo đảm các thiết bị này vẫn
hoạt động bình thường, không có hiện tượng cháy, nổ.
+ Kiểm tra sự vận hành của van (mở hoặc đóng) của bơm, của máy thổi khí.
+ Kiểm tra điện cấp cho hệ thống.
+ Xác nhận là các hạng mục trên đã hoàn tất và sẵn sàng thì mới được vận hành
hệ thống.
- Khởi động hệ thống:
Sau khi kiểm tra và cấp nguồn, người vận hành bắt đầu khởi động các thiết bị
điều khiển của hệ thống.
Nhấn nút START/STOP tương ứng từng bơm để bơm chạy/dừng.
- Kiểm soát bảo trì.
Việc kiểm soát bảo trì hằng ngày của hệ thống xử lý nước rất quan trọng. Thực
hiện bảo trì theo loại thiết bị hay theo cấp độ, điều này tùy thuộc vào mức độ ưu tiên
bảo trì của từng thiết bị và dụng cụ. Một hư hỏng nhỏ về cơ khí cũng làm giảm khả
năng xử lý hay thậm chí còn có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống. Một hệ thống
chạy tự động cũng không ngoại lệ; do đó việc bảo trì hằng ngày đòi hỏi phải chính
xác và có kiến thức đầy đủ về khả năng vận hành và giới hạn của hệ thống.
Chuẩn bị một bảng tập trung những điểm chính cần kiểm tra trước khi thực hiện
việc bảo trì, và thiết lập tiêu chuẩn để kiểm soát bảo trì hệ thống dựa trên những số
liệu báo cáo theo dõi hằng ngày.
Đối với những hạng mục mà khi kiểm tra buộc phải dừng hệ thống thì ta cần
phải xem xét tính cần thiết của việc bảo trì hằng ngày và xây dựng kế hoạch cho việc
kiểm tra hằng năm đối với những thiết bị đó.
* Hóa chất sử dụng cho hệ thống:
Bảng 3.2 Lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải
Stt Tên Hóa Chất Số Lượng Đơn Vị

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 27


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

1 Chlorine 50 Kg/tháng

* Điện năng sử dụng cho hệ thống:


Bảng 3.3 Lượng điện sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

TT Hạng mục Công suất điện dự kiến (KW/tháng)


1 Hệ thống xử lý nước thải 500

* Tiêu chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý:


Nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải, công suất 140 m3/ngày.đêm
đạt tiêu chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A, Kq = 0,9; Kf = 1,1 và QCVN 01-
14/2010/BNNPTNT.
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có):
Hoạt động chăn nuôi của trang trại sẽ phát sinh mùi từ quá trình chăn nuôi, bụi
khí thải do hoạt động giao thông. Các nguồn phát sinh nước thải cụ thể như sau:
2.1. Giảm thiểu mùi từ hoạt động chăn nuôi.
- Với đặc điểm của công nghệ chăn nuôi bò là hệ thống chuồng thoáng mát, sàn
chuồng được xây dựng bằng bê tông tránh tích tụ phân và nước tiểu trong thời gian
dài, do vậy mùi hôi từ quá trình phân hủy chất thải của trâu, bò được giảm thiểu và
hạn chế phát tán ra môi trường xung quanh.
- Mùi hôi của các khí NH3, H2S,… phát sinh chủ yếu từ thức ăn cho trâu, bò và
từ quá trình vệ sinh chuồng trại, quá trình phân hủy phân trâu, bò, nước tiểu,… Để
hạn chế mùi phát sinh, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
+ Lựa chọn khẩu phần thức ăn gia súc có hàm lượng protein phù hợp nhằm làm
giảm sự tạo thành các hợp chất mùi trong phân và nước tiểu.
+ Phân bò cùng lượng thực phẩm dư thừa rơi vãi phát sinh hằng ngày sẽ được
thu gom định kỳ, luôn tiến hành thu gom phân trước khi vệ sinh chuồng. Phân sau
khi được thu gom vào bao chứa sẽ được vận chuyển ra khỏi khu vực chăn nuôi mang
đến khu ủ phân và ủ cho hoai trước khi giao cho đơn vị có nhu cầu.
+ Xây dựng chuồng trại cao ráo, thông thoáng, làm cho độ ẩm trong thực phẩm
và phân trâu, bò giảm đi đáng kể. Do đó, lượng chất thải này tương đối khô (trừ
trường hợp trâu, bò đang bị dịch tiêu chảy) và mùi hôi cũng được luân chuyển và
phát tán ra môi trường bên ngoài liên tục.
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 28
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
+ Phân vùng quản lý và thu gom chất thải: bố trí công nhân thu gom chất thải,
quét dọn vệ sinh chuồng trại để xử lý tránh gây phát tán ra môi trường xung quanh.
+ Thường xuyên nạo vét, khơi thông các công trình thu gom nước thải tránh
gây ứ đọng, phát sinh mùi hôi.
+ Trồng cây xanh bao quanh khuôn viên vừa tạo cảnh quan thoáng mát trong
khuôn viên Trang trại. Dự án sẽ trồng các loại cây có khả năng khử mùi như cây
gáo, cây dương, cây huyền diệp,… khoảng cách các cây là 1m và cách chuồng nuôi

Hình 3.7 hình ảnh cây xanh của dự án


* Biện pháp xử lý mùi từ hầm Biogas
Khi sử dụng hầm biogas thì lượng vi khuẩn gây hại không phân và trong chất
thải chăn nuôi bị hân hủy thành khí gas, bùn và nước. Thông thường thành phần khí

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 29


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
gas bao gồm các khí sau: CH4: 55 – 75%, H2: 1 – 5%, CO2: 25 – 40%, N2: 2 – 7%.
- Khí thu từ hầm biogas qua một hầm thu khí nhằm tách nước, hầm được xây
bằng bê tông có lớp chống thấm. Phần khí gas sẽ được đốt bỏ để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường theo đúng quy định của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Sơ đồ nguyên lý đốt khí biogas:

Hầm biogas Đường dây dẫn Hệ thống chứa khí


khí biogas

Ống đốt khí biogas dư thừa


có lắp đặt van một chiều

* Đối với mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải:


Khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt (đặc biệt là khâu xử lý vi sinh) thì
mùi hôi phát sinh không đáng kể, ngược lại khi hệ thống xử lý nước thải hoạt động
không tốt (đặc biệt khi vi sinh bị chết) thì sẽ phát sinh mùi hôi lớn. Để khắc phục bộ
phận phụ trách môi trường sẽ thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải có
hoạt động ổn định không, nhất là giai đoạn xử lý bằng phương pháp vi sinh, nếu mùi
hôi phát sinh nhiều ở hệ thống xử lý nước thải thì chủ dự án sẽ liên hệ với các đơn vị
chuyên phụ trách sửa chữa hệ thống xử lý nước thải để khắc phục kịp thời.
2.2. Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải do giao thông
Mức độ ô nhiễm của khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài việc
phụ thuộc vào chủng loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các
phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm của khí thải
phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, dự án đã áp dụng các biện pháp sau:
+ Dự án sẽ bê tông hóa đường giao thông nội bộ và thường xuyên vệ sinh nhằm
giảm lượng bụi phát tán vào không khí.
+ Phun nước, tạo ẩm sân bãi nhằm giảm bụi và hơi nóng do xe vận chuyển ra
vào trại nhất là vào mùa nắng.
+ Yêu cầu các xe lưu thông trong khuôn viên trại phải giảm tốc độ <10km/h.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 30


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
+ Đối với các phương tiện vận chuyển thuộc tài sản của trại, Trại tiến hành bảo
dưỡng định kỳ, vận hành đúng trọng tải và sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu
huỳnh để giảm thiểu các khí độc hại của các phương tiện này.
+ Trồng nhiều cây xanh xung quanh trại nhằm tránh bụi phát tán nhiều vào
không khí. Ưu tiên trồng cây xanh có tán dày để có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, điều
hoà các yếu tố vi khí hậu, chống ồn, hấp thụ khói bụi và những hỗn hợp khí như SO2,
CO2, hợp chất chứa nitơ, photpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe,…
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
Chất thải rắn được thu gom, lưu giữ và xử lý triệt để đúng theo Nghị định
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Dự án đã được xây dựng 01 khu lưu giữ chất thải công nghiệp thông thường có
mái che, tường bao xung quanh, nền bê tông có diện tích khoảng 15 m2 và được dán
cảnh báo chất thải với dung tích thùng chứa 90 lít để lưu chứa chất thải sinh hoạt và
chất thải rắn thông thường phát sinh tại trại.
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt.
Căn cứ theo số lượng lao động hoạt động trại, lượng chất thải sinh hoạt phát
sinh trung bình khoảng 48 kg/ngày chủng loại gồm Chủng loại: Thức ăn dư thừa, các
loại bao bì, giấy, chai, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, đồ hộp .... rác thải vô cơ và
hữu cơ khó phân hủy.
. Trại có có bố trí các thùng nhựa có nắp đậy kín các thùng chứa được lót bên
trong bằng túi nylon để tiện thu gom) đặt tại nơi phát sinh như: nhà ăn, nhà vệ sinh,
nhà công nhân, văn phòng…Vào cuối ngày làm việc, nhân viên mang các túi nylon
để đến nay tập kết rác để giao cho đơn vị thu gom rác theo quy định.
Định kỳ khoảng 2 ngày/lần sẽ chuyển giao cho đơn vị thu gom chất thải sinh
hoạt thu gom theo đúng quy định.
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Các loại chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động
tại trại bao gồm: Giấy vụn, palet nhựa hư, bao bì đựng thức ăn, chai, hộp, bao đựng
cám, phân bò…

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 31


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Phân bò phát sinh trong quá trình chăn nuôi phát sinh là 11 kg/con.ngày * 8000
con = 88.000 kg/ngày = 88 tấn/ngày được thu gom về nhà chứa phân có diện tích
1.700 m2, kết cấu bằng BTCT nhà tiền chế, có mái che di động để phơi phân.
Các loại chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động
tại trại bao gồm: Giấy vụn, pallete nhựa hư, bao bì đựng thức ăn, chai, hộp,… sẽ
được thu gom, vận chuyển về khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường có
diện tích khoảng 15 m2, Kết cấu nhà chứa có mái che, tường bao xung quanh, nền bê
tông.

Hình 3.8 Nhà chứa phân


4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Dự án đã được bố trí khu lưu giữ chất thải nguy hại với diện tích 15 m2 khu lưu
chứa chất thải nguy hại. Kết cấu nhà chứa có mái che, tường bao xung quanh, nền bê
tông và bố trí thiết bị chuyên dụng để lưu chứa, phân loại chất thải nguy hại có thực
hiện dán nhãn, mã chất thải, dấu hiệu cảnh báo nguy hại để lưu giữ chất thải nguy
hại phát sinh tại trại.
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 32
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành được ước tính
như sau:
Bảng 3.4 Bảng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án
Số lượng
Trạng thái tồn tại
STT Tên chất thải trung bình Mã CTNH
(rắn/lỏng/bùn)
(kg/năm)
1 Hộp mực in thải, photo thải Rắn 2,0 08 02 04
Bùn thải có các thành phần
2 nguy hại từ quá trình xử lý Bùn 300 12 06 05
nước thải sinh học
Chất lây nhiễm bao gồm cả
3 Rắn 20 13 02 01
chất thải sắc nhọn)
Hóa chất thải bao gồm hoặc có
4 thành phần nguy hại (thuốc thú Rắn/lỏng 50 13 02 02
y và vắc xin hết hạn sử dụng)
5 Chai lọ thuốc Rắn 50 14 01 06
Chất thải có thành phần nguy
6 hại từ quá trình vệ sinh chuồng Rắn/lỏng/bùn 20 14 02 02
trại
7 Bóng đèn huỳnh quanh thải Rắn 20 16 01 06
8 Bao bì mềm thải Rắn 20 18 01 01
Bao bì cứng thải bằng nhựa
9 Rắn 20 18 01 03
(chai, lọ thuốc thú y)
Bao bì cứng thải bằng các vật
10 liệu khác (chai, lọ thuốc vắc Rắn 20 18 01 04
xin bằng thủy tinh)
11 Pin, ắc quy chì thải Rắn 20 19 06 01
Tổng 542

- Biện pháp quản lý chất thải nguy hại đang áp dụng tại trại như sau:
+ Thuốc thú y, vaccine hết hạn, chai lọ được chứa trong khu lưu giữ chất thải
nguy hại dành riêng cho các loại chai lọ, thuốc vaccine, hóa chất hết hạn sử dụng tại
kho lưu chứa chất thải.
+ Đối với các loại chất thải nguy hại khác như: hộp mực in thải, bóng đèn huỳnh
quang thải, kim tiêm, giẻ lau: được chứa trong thùng chứa riêng và chuyển về lưu trữ
trong kho chứa chất thải.
+ Các loại chất thải nguy hại có khả năng tràn đổ được chứa trong thùng có nắp
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 33
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
đậy và dán nhãn cảnh báo đảm bảo không để tràn đổ ra bên ngoài môi trường.
+ Đảm bảo có sẵn thông tin về vật liệu sử dụng trong trường hợp có tai nạn.
+ Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Do hệ thống mới được xây dựng hoàn
thiện nên bùn thải chưa phát sinh. Khi số lượng bùn thải phát sinh thì Trại sẽ lưu
chứa tại khu lưu giữ chất thải nguy hại và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu
gom xử lý theo chất thải nguy hại theo đúng quy định.
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có);
5.1. Giảm thiểu tiếng ồn, độ trung.
Đối với tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy phát điện, quạt hút, máy bơm
nước thải,… chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu như sau:
+ Hoàn thiện công nghệ: Trại đã bố trí buồng cách âm với lớp vật liệu hút âm
ở mặt trong đối với khu vực đặt máy phát điện; thiết kế khu vực đặt máy bơm cách
ly với khu vực tập trung công nhân.
+ Đối với tiếng ồn do bò kêu: đây là đặc trưng của hoạt động chăn nuôi, tuy
nhiên do khu vực dự án cách xa khu dân cư, nên mức độ ảnh hưởng là không đáng
kể. Chủ dự án sẽ thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tác động đến môi trường
xung quanh như sau:
+ Phân cụm chuồng trại hợp lý, cách xa khu vực văn phòng.
+ Cho bò ăn đúng giờ.
+ Hạn chế vận chuyển bò vào ban đêm để giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng đến
khu vực xung quanh.
+ Bố trí vành đai cây xanh bao quanh khuôn viên trại cũng góp phần giảm thiểu
tiếng ồn phát tán ra khu vực xung quanh.
+ Hiện tại trại đã lắp đặt các bộ phận giảm âm, lắp đệm chống ồn trong các thiết
bị tại trang trại
- Quy chuẩn áp dụng đối với tiếp ồn: QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn -–Mức cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn áp dụng đối với độ rung: QCVN 27:2017/BYT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về độ rung – Giá trị cho phép tại mơi làm việc.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 34


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đường ống cấp thoát nước, hệ thống
xử lý nước thải: Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước,
thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống
dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất, bố trí máy
bơm dự phòng công suất tương đương để thay thế bơm xử lý nước thải khi có sự cố.
+ Đối với hầm biogas: thường xuyên theo dõi, vệ sinh hầm biogas và thực hiện
nạo vét, sữa chữa định kỳ hệ thống đường ống, ống dẫn khí để có biện pháp khắc
phục kịp thời cũng như bảo đảm an toàn cho trại chăn nuôi. Định kỳ phải tiến hành
hút cặn từ hầm biogas. Cặn được hút lên sẽ được gom về khu chứa phân và sau giao
cho đơn vị có chức năng xử lý.
+ Đối với HTXL nước thải: Hệ thống xử lý nước thải khi gặp sự cố thì toàn bộ
lượng nước thải phát sinh sẽ được lưu chứa tại hồ chứa nước thải đầu vào (thể tích
800 m3) trong thời gian >24 giờ để tạm thời lưu giữ nước thải, chờ khắc phục sự cố
xong sẽ bơm nước thải từ bể điều hòa của hệ thống xử lý để xử lý.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với kho chứa chất thông thường
và chất thải nguy hại:
+ Bố trí kho lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, cách ly với các khu vực khác
trong trại.
+ Xây dựng kho lưu giữ có mái che, nền bê tông, tường chắn nhằm hạn chế khả
năng nước mưa tạt vào kho cuốn theo các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
➢ Đối với kho chứa chất thải không nguy hại:
+ Bố trí kho lưu giữ chất thải riêng biệt, cách ly với các khu vực khác trong trại.
+ Xây dựng nhà kho lưu giữ chất thải có mái che, nền bê tông, tường chắn.
+ Đối với việc vận chuyển chất thải nguy hại: Chủ đầu tư đã hợp đồng với đơn
vị có chức năng chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng
quy định. Do đó, đơn vị được thu gom, vận chuyển và xử lý sẽ có các biện pháp để
đề phòng và kiểm soát sự cố trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 35


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
7.1. Phòng chốnng cháy nổ và phòng cháy chữa cháy.
Để phòng ngừa sự cố cháy nổ, Chủ dự án đã trang bị hệ thống PCCC. Hệ thống
bao gồm: hệ chữa cháy ngoài chuồng trại, hệ vách tường trong nhà và hệ chữa cháy
bơm bột tự động. Ngoài ra còn có trang bị hệ thống bình chữa cháy bằng tay theo
quy định của Tiêu chuẩn phòng cháy Việt Nam.
Mạng đường ống cấp nước chữa cháy bên ngoài được thiết kế theo kiểu mạng
vòng, sử dụng ống HDPE-DN250, được chôn ngầm dưới đất với độ sâu 1m tính từ
tâm ống. Mạng đường ống nhận nước từ đường cấp DN300 của phòng bơm và cung
cấp nước đến các địa điểm sau: khu chuồng trại, kho, văn phòng, khu lưu giữ rác
thải, khu nhà ăn, mạng đường ống được chia làm hai nửa để thuận tiện cho công tác
bảo dưỡng và để thuận tiện cho việc lắp đặt thêm trong tương lai, có 2 van khóa ở
hai đầu kết nối của mạng đường ống.
Chủ dự án đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước chữa cháy vách tường, được trang
bị lăng, vòi đầy đủ. Bình chữa cháy xách tay các loại được bố trí ở những nơi có
nguy hiểm về cháy nổ.
Hệ thống cấp nước chữa cháy luôn được bảo đảm, hệ thống bơm chữa cháy
được lắp đặt theo đúng thiết kế kỹ thuật. Bể chứa nước cứu hỏa phải luôn đạt yêu
cầu, đường ống dẫn nước đến các họng lấy nước cứu hỏa luôn ở tình trạng sẵn sàng
làm việc.
Tất cả các hạng mục công trình trong hệ thống ống dẫn đều được bố trí các vật
liệu cứu hỏa bao gồm thùng CO2, vật dập lửa. Những vật liệu này được đặt tại các vị
trí thích hợp nhất để tiện việc sử dụng và thường xuyên tiến hành kiểm tra sự hoạt
động của các phương tiện này.
Các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động và trong công tác phòng cháy đều
có lý lịch kèm theo và sẽ được đo đạc, theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
Bên cạnh đó các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt đều phải được kiểm định
và kiểm tra.
Khi xử lý sự cố rò rỉ không được sử dụng các vật liệu bằng kim loại do có thể
va chạm sinh tia lửa gây cháy.
Tổ chức ý thức phòng cháy chữa cháy tốt cho cán bộ công nhân viên, các công
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 36
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
việc triển khai cụ thể như sau:
Người đang làm nhiệm vụ bảo đảm vị trí, giữ gìn trật tự lưu thông trong khu
vực và báo cáo tình hình nếu có sự cố cháy cho cơ quan chuyên nghiệp để chữa cháy.
Lực lượng bảo vệ còn lại triển khai đội hình chữa cháy theo chỉ đạo của người
chỉ huy.
Nhân viên vận hành nhanh chóng cách ly (đóng van, sơ tán) những chất có khả
năng gây cháy nổ khác gần đám cháy có nguy cơ cháy lan.
Phối hợp chặt chẽ với lực lưỡng chữa cháy chuyên nghiệp.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ
công nhân viên như: tài liệu, băng rôn, biển hiệu đề phòng sự cố cháy.
Huấn luyện trong toàn thể cán bộ và nhân viên các biện pháp phòng cháy chữa
cháy khi có sự cố xảy ra. Nội dung chính về huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật an
toàn và phòng chống cháy nổ theo quy định. Định kỳ phối hợp với Đội Cảnh sát
PCCC và CNCH tổ chức huấn luyện kỹ năng, đồng thời diễn tập công tác PCCC và
CNCH tại Trại.
Quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cá nhân. Đặc biệt là các quy định an
toàn, phòng cháy chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các quy định an toàn
về môi trường và phòng cháy chữa cháy.
7.2. Biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Trại đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng Thông tư số
07/2016/TT-BNTMT ngày 31/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật
trên cạn, cụ thể như sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh, giám sát
và khống chế dịch bệnh cho bò tại trại.
- Thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y đối với bò tại trại.
- Thực hiện việc kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ và thường xuyên.
- Xây dựng vùng cách ly, các chương trình khống chế một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm của bò và các bệnh của bò có thể lây sang người.
- Sử dụng thuốc thú y, thuốc khử trùng, hóa chất dùng trong thú y có trong danh
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 37
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, cấm sử dụng ở Việt Nam, Công
bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam theo
Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013.
- Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sỹ, kỹ thuật viên của
cơ quan thú y, người được phép lưu hành nghề thú y.
- Chuồng trại được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh các loài động vật
trung gian truyền bệnh cho bò theo chế độ định kỳ và sau mỗi đợt nuôi.
- Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
- Con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định
của pháp luật về giống vật nuôi, không mang mầm bệnh truyền nhiễm đã được kiểm
dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
- Thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho
động vật và người sử dụng sản phẩm động vật.
- Nước sử dụng cho chăn nuôi phải sạch, không gây bệnh cho bò sạch.
- Các con giống đưa ra các chuồng nuôi phải khỏe mạnh, không mang mầm
bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm.
- Khu nuôi cách ly bò bệnh phải có khoảng cách nhất định đảm bảo an với khu
cách ly bò sạch bệnh: bố trí cách biệt và có hàng rào ngăn cách với khu chăn nuôi.
- Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng áp dụng các biện pháp vệ sinh,
khử trùng cho chất độc hại.
- Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng
cho người và phương tiện vận chuyển đi qua. Bố trí khu vực sát trùng tại cổng ra
vào, có hệ thống vòi phun xịt thuốc sát trùng cho xe cộ ra vào.
- Nơi chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hóa chất độc hại.
- Thực hiện việc giám sát các tiêu chuẩn môi trường, theo dõi dấu hiệu dịch
bệnh theo tần suất và phương pháp quy định nhằm phát hiện và xử lý kịp thời dịch
bệnh ngay từ khi mới phát sinh.
- Con giống phải được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bò nhằm tạo sức đề kháng cho cơ thể là
Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 38
Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
mạnh nhất.
- Cập nhật các thông tin khi ổ dịch đang lan rộng trên địa bàn và các khu vực
lân cận đồng thời tuân thủ mọi hướng dẫn của cơ quan có chức năng.
- Thực hiện chương trình khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.
- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự
cố cần được trang bị và cập nhật như: tủ thuốc, địa chỉ bệnh viện, địa chỉ cứu hỏa, cơ
quan thú y.
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động không ảnh hưởng đến sức
khỏe người công nhân.
- Đối với phòng chống dịch bệnh ở người: không ăn bò bị bệnh chết. Khi phát
hiện người có dấu hiệu bệnh phải báo ngay với chính quyền địa phương và trạm y tế
gần nhất để có biện pháp theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị kịp thời, không để lây
lan.
- Bảo đảm khi có dịch phải thống kê đầy đủ, khai báo đúng để Ban chỉ huy
phòng chống dịch hại vật nuôi tại địa phương có các biện pháp xử lý, không để dịch
lây lan rộng và lây sang người và các địa bàn khác.
- Chủ dự án đã xây dựng phương án phòng ngừa và ứng phó khi xảy ra dịch
bệnh như sau: nhanh chóng phát hiện và kịp thời báo ngay cho Ban chỉ huy phòng
chống dịch hại vật nuôi tại địa phương để có biện pháp xử lý. Thực hiện đúng hướng
dẫn của Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi tại địa phương để có biện pháp
xử lý thích hợp theo quy định; cũng như để xác định nguyên nhân dịch bệnh, đồng
thời có biện pháp phòng tránh bệnh dịch lây lan. Tùy theo tính chất, mức độ bệnh
dịch, Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi tại địa phương báo cáo UBND xã
để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch đối với khu vực đó, đồng thời
báo cáo Ban chỉ huy phòng chống dịch hại vật nuôi cấp huyện.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có):
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thay đổi của dự án so với quyết
định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt được thể hiện ở bảng sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 39


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Bảng 3. 5 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường thay đổi của dự án so
với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
Các công trình, Văn bản đồng ý, cho
Tên công trình Các biện pháp công
biện pháp đề xuất phép của cơ quan
Stt biện pháp bảo trình, biện pháp đã
trong báo cáo phê duyệt báo cáo
vệ môi trường thay đổi, điều chỉnh
ĐTM ĐTM
Theo báo cáo đánh
giá tác động môi
trường đã được phê Hệ thống xử lý nước
duyệt: thải công suất 140
Hệ thống xử lý m3/ngày
nước thải công suất Nước thải chăn nuôi
140 m3/ngày với → bể thu gom → Giấy xác nhận hoàn
hầm Biogas → bể
Hệ thống xử lý quy trình xử lý: thành các công trình
1 Nước thải → bể thu điều hòa → bể sinh bảo vệ môi trường số
nước thải
gom → hầm biogas học thiếu khí hệ (02 1750/GXN-UBND
→ bể điều hòa → bể) → bể sinh học ngày 19 tháng 02 năm
bể lắng 1→ bể sinh hiếu khí (03 bể) → bể 2019
học thiếu khí → bể lắng lamen → bể khử
sinh học hiếu khí → trùng → nguồn tiếp
bể lắng 2 → hồ sinh nhận
học→ bể khử trùng
→ nguồn tiếp nhận.
2 Nhà chứa phân 999 m2 1.700 m2
Giấy xác nhận hoàn
thành các công trình
bảo vệ môi trường số
Bổ sung xây dựng 1750/GXN-UBND
3 Bồn dầu 5 m3 - thêm 01 trụ dầu có ngày 19 tháng 02 năm
dung tích 5 m3 2019 và văn bản số
8624/UBND-CNN
ngày 20 tháng 9 năm
2018

➢ Lý do điều chỉnh:
❖ Hệ thống xử lý nước thải:
Theo đề xuất của báo cáo đánh giá tác động môi trường Hiện tại nước thải của
Trại đã xử lý qua hầm biogas, nước thải sau biogas đã giảm đi tải lượng ô nhiễm
đáng kể. Mặc dù hàm lượng chất ô nhiễm nằm trong quy chuẩn nhưng vẫn còn ô
nhiễm khá cao, đặc biệt là hàm lượng N, P trong nước thải. Để hệ thống xử lý nước
thải được tốt hơn ổn định và không bị sự cố khi vận hành Vì vậy công ty có cải tạo
bổ sung thêm bể bể sinh học thiếu khí hệ (02 bể) → bể sinh học hiếu khí (03 bể),
hiệu suất xử lý nước thải của hệ thống đảm bảo nước thải đạt QCVN 62-
MT:2016/BTNMT.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 40


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
❖ Nhà chứa phân
Để đảm bảo khả năng lưu chức và quản lý phân được tốt hơn chủ dự án bố trí
tăng thêm diện tích nhà chứa phân từ 999 m2 lên 1.700 m2
9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề
nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị
định này)
Đây là dự án đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi
trường và các công trình bảo vệ môi trường không thay đổi so với Giấy xác nhận
hoàn thành đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp ngày 19 tháng 02 năm 2019.
10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có):
Dự án không thuộc đối tượng khai thác khoáng sản. Do đó sẽ không thực hiện
phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 41


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI
TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có):
- Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt và hoạt
động chăn nuôi bò.
+ Nguồn số 01: Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên
+ Nguồn số 02: Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi bao gồm: Nước tiểu
bò, rửa chuồng trại, nước rỉ phân.
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép
140 m3/ngày.đêm.
- Dòng nước thải: Nước thải sau xử lý Đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Kq=0,9; Kf=1,1 được chứa trong hồ chứa nước thải sau xử lý được bơm xả thải vào
nguồn tiếp nhận là Suối Cạn chảy ra Sông Ray
Tọa độ xả thải. X: 1.193.652 Y:461.732
- Thông số các chất ô nhiễm: pH, COD, BOD5, TSS, Nitơ tổng, Tổng Coliform,
Coli phân, Salmonella.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A, Kq = 0,9; Kf = 1,1 và
QCVN 01-14/2010/BTNMT
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Tọa độ xả thải.
X: 1.193.652 Y:461.732 Nước thải sau xử lý Đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Kq=0,9; Kf=1,1 được chứa trong hồ chứa nước thải sau xử lý được bơm xả thải vào
nguồn tiếp nhận là Suối Cạn chảy ra Sông Ray.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):
Dự án không có công trình xử lý khí thải.
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):
- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động tiếng bò kêu, các loại
máy móc thiết bị khi vận hành, từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển khi ra
vào trang trại.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 42


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn: Trong quá trình hoạt động sản xuất, của dự
án đảm bảo tuân thủ theo QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại (nếu có):
Dự án không thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):
Dự án không nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 43


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG


CỦA DỰ ÁN
Dự án được UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định số 1122/QĐ- UBND ngày
19/04/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô
diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai và Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số
1750/GXN-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Dự án “Đầu tư xây dựng trại
chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2,
xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Hiện tại Dự án đang hoạt động ổn định. Do đó dự án sẽ tiếp tục lập kế hoạch
thu mẫu trong giai đoạn vận hành ổn định theo quy định.
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải:
Hiện tại Dự án đang hoạt động ổn định và hệ thống xử lý nước thải công suất
140 m3/ngày.đêm đang hoạt động ổn định.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 44


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải:
Dự án không có công trình xử lý khí thải.
3. Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (Chỉ áp dụng
đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định):
Dự án sẽ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải theo đúng quy định.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 45


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:
Hiện tại, Dự án đang hoạt động ổn định và đã được Giấy xác nhận hoàn
thành các công trình bảo vệ môi trường số 1750/GXN-UBND ngày 19 tháng 02
năm 2019 của Dự án “Đầu tư xây dựng trại chăn nuôi bò thịt 8.000 con, quy mô
diện tích chuồng 43.845 m2” tại Ấp Cọ Dầu 2, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai
Do đó dự án không vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
Bảng 6.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải năm 2021 của trại

Kết quả quan trắc QCVN 62-


MT:2016/
Nhóm BTNMT,
STT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng Tháng Tháng Tháng
thông số cột A với
4/2021 5/2021 6/2021 10/2021 Kq = 0,9; Kf
=1,1

pH - 7,04 6,94 6,78 6,77 6-9


Thông số
1
vật lý
TSS mg/L 15 6,0 8,0 6,0 58,5

BOD5 mgO2/L 22 7,9 9,4 7,0 46,8

Thông số
2 COD mgO2/L 64 14 16 15 117
hóa học

Tổng N mg/L 28,1 7,05 6,0 5,16 58,5

Thông số MPN/
3 Coliform 2.400 1.500 2.400 2.100 3.000
vi sinh 100mL
Bảng 6.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải năm 2020 của trại
QCVN 62-
ST Chỉ Tháng Tháng Tháng Tháng MT:2016/BTN
Đơn vị
T tiêu 02/2020 5/2020 8/2020 11/2020 MT với Kq=0,9;
Kf=1,1
1 pH - 6,62 7,12 7,22 7,41 6-9
2 TSS Mg/l 15 22 31 32 58,5
BOD
1 mgO2/l 23 39 24 17 40
5

2 COD mgO2/l 46 21 73 56 100


Tổng
3 mg/l 25,12 24,63 28,1 26,7 50
N

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 46


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo
quy định của pháp luật.
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
* Quan trắc chất lượng môi trường nước thải:

+ Vị trí: Nước thải sau HTXLNT


+ Tấn suất: 03 tháng/lần.
+ Thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, COD, Tổng nito, Tổng Coliform,
coli phân, salmonella.
Tọa độ xả thải. X: 1.193.652 Y:461.732
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT cột A, Kq = 0,9; Kf = 1,1
và QCVN 01-14/2010/BTNMT
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:
Dự án không thuộc đối tượng lắp đặt quan trắc tự động, liên tục chất thải.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự
động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề
xuất của chủ dự án.
* Quan trắc khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy
hại.
Kiểm tra giám sát việc thu gom, lưu giữ và hợp đồng với đơn vị có chức
năng để xử lý chất thải rắn của dự án.
Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận
chất thải.
Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực lưu giữ chất thải rắn của trại.
Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục từ khi phát sinh.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
Văn bản pháp luật thực hiện: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022
Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư
02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật bảo vệ môi trường.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 47


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm.
Bảng 3.6 Bảng kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm
ST Chương trình quản Kinh phí
Số lượng mẫu Tần suất
T lý và giám sát (đồng/năm)
01 điểm tại vị trí hồ chứa
2 Nước thải 4 lần/năm 20.000.000
nước thải sau xử lý
3 Chi phí lập báo cáo - 1 lần/năm 10.000.000
Chất thải rắn sinh hoạt, chất Thường
Chi phí cho xử lý
4 thải công nghiệp và chất thải xuyên, 10.000.000
chất thải
nguy hại liên tục
Tổng cộng - - 40.000.000

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 48


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN
Dự án luôn tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, định kỳ thực hiện
quan trắc môi trường cũng như kiểm soát, xử lý các nguồn thải phát sinh theo
đúng quy định hiện hành.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 49


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
- Chủ đầu tư dự án cam kết tuân thủ đúng các Luật Bảo vệ Môi trường và
các quy định của Nhà Nước Việt Nam liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh môi
trường;
- Chủ dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá hoạt động để
kịp thời kiểm soát mức độ ô nhiễm nhằm đạt Quy chuẩn môi trường theo quy
định và phòng chống sự cố môi trường;
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm và hạn chế
các tác động có hại đã được đưa ra và kiến nghị trong báo cáo nhằm đảm bảo
được Quy chuẩn môi trường Việt Nam;
Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt, chăn nuôi phát sinh của trang
trại đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT,
Cột A, Kq = 0,9, Kf = 1,1; QCVN 01-14:2010/BNNPTNT;
- Cam kết thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh theo đúng quy định tại
Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022
Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư dự án sẽ tăng cường công tác đào tạo cán bộ về môi trường
nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường trong trại, bảo đảm không phát sinh
các vấn đề gây ô nhiễm môi trường;
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi
trường;
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về
môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan;
- Thực hiện đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định trong
trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro môi trường do vận hành trang trại;
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nếu xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường và vi phạm các quy chuẩn Việt
Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn Nuôi Đồng Phát 50


Địa điểm: xã Xuân Đông , huyện Cẩm Mỹ , tỉnh Đồng Nai
6Ӣ.ӂ+2Ҥ&+9¬ĈҪ87Ѭ &Ӝ1*+Ñ$;­+Ӝ,&+Ӫ1*+Ƭ$9,ӊ71$0
7ӌ1+ĈӖ1*1$, ĈӝFOұS±7ӵGR±+ҥQKSK~F
3+Ñ1*ĈĂ1*.é.,1+'2$1+

*,Ҩ<&+Ӭ1*1+Ұ1ĈĂ1*.é'2$1+1*+,ӊ3
&Ð1*7<75È&+1+,ӊ0+Ӳ8+Ҥ10Ӝ77+¬1+9,Ç1
0mVӕGRDQKQJKLӋS
ĈăQJNêO̯Qÿ̯XQJj\WKiQJQăP
ĈăQJNêWKD\ÿ͝LO̯QWKͱQJj\WKiQJQăP

1. Tên công ty
7rQF{QJW\YLӃWEҵQJWLӃQJ9LӋW&Ð1*7<71++&+Ă118Ð,ĈӖ1*3+È7
7rQF{QJW\YLӃWEҵQJWLӃQJQѭӟFQJRjL'21*3+$7%5((',1*/,0,7('
LIABILITY COMPANY
7rQF{QJW\YLӃWWҳW'21*3+$7%5((',1*&2/7'
ĈӏDFKӍWUөVӣFKtQK
̬S&͕'̯X;m;XkQĈ{QJ+X\͏Q&̱P0Ϳ7͑QKĈ͛QJ1DL9L͏W1DP
ĈLӋQWKRҥL 0903.709089 Fax:
Email: Website:
9ӕQÿLӅXOӋ 120.000.000.000ÿӗQJ

%̹QJFKͷ0͡WWUăPKDLP˱˯LWͽÿ͛QJ
7K{QJWLQYӅFKӫVӣKӳX
7rQWәFKӭF &Ð1*7<71++7+ѬѪ1*0Ҥ,+Ñ$3+È7
0mVӕGRDQKQJKLӋS4X\ӃWÿӏQKWKjQKOұSVӕ 0101541037
1Jj\FҩS 09/09/2004 1ѫLFҩS3KzQJĈ..'3KzQJĈăQJNêNLQKGRDQKWKjQK
SK͙+j1͡L
ĈӏDFKӍWUөVӣFKtQK6͙1JX\͍QĈuQK&KL͋X3K˱ͥQJ/rĈ̩L+jQK4X̵Q+DL%j
7U˱QJ7KjQKSK͙+j1͡L9L͏W1DP
1JѭӡLÿҥLGLӋQWKHRSKiSOXұWFӫDF{QJW\
* +ӑYjWrQ&+8+Ӳ8+Ô1* *LӟLWtQK Nam
&KӭFGDQK &KӫWӏFKF{QJW\NLrPJLiPÿӕF
Sinh ngày: 30/01/1962 'kQWӝF Kinh 4XӕFWӏFK 9L͏W1DP
/RҥLJLҩ\WӡSKiSOêFӫDFiQKkQ &KͱQJPLQKQKkQGkQ
6ӕJLҩ\WӡSKiSOêFӫDFiQKkQ 024776867
1Jj\FҩS 27/02/2010 1ѫLFҩS &{QJDQ73+͛&Kt0LQK
ĈӏDFKӍWKѭӡQJWU~6͙ÿ˱ͥQJ1JX\͍Q&͵X9kQ3K˱ͥQJ4X̵Q%uQK7K̩QK
7KjQKSK͙+͛&Kt0LQK9L͏W1DP
ĈӏDFKӍOLrQOҥF6͙1JX\͍Q+ͷX&̫QK'.KXEL͏WWK͹6DLJRQSHDUO3K˱ͥQJ
4X̵Q%uQK7K̩QK7KjQKSK͙+͛&Kt0LQK9L͏W1DP

75ѬӢ1*3+Ñ1*
rgu g^ ogq ?^ o.ec ogq gp gqc u?lq cnql l.(eu upqu c9x ,(g1g oeql ure.>1 cq nq4 er.rc
E p^ Z'I cnur 14 neu gp 8uqru1 rgur !,r, ogq qq"r1 Eugc cgc rlupq ug,r f>1 ryqu dg1 p,r
qupq ug^ ue, nx 8uqnql lSuorul rorl g,r ogq g,r 1gn1 dgqd er"rc quip ,hb cgc
{rr! ugnl
:ug np lqc e4c urfJqu qcgrJ .III
'(oor{t ru?I cn1 nq4
Ft) t9r{d Eugq 19nu upqC ugl^ rlupqt 19r^{ HIINI
,(1 8ug3.enc ru11 8u9q qup .df''t_urgJ ug.{nq.Eugg ugny ex ,g ngq o3 dg rfl,,rur
gpg'Ep r.i:tl Eugnqc qcp ufrp gu , nb ,uoc
6999 tiqt Qq Ignu ugqc pr1 Eue4 Stinp ,{gy,,
u9 nq er"rc
qupq ug^ utop rerE n,r cnqd 1gu 9,r, ogq qugl Bugc r{upql upoq upqu c91
ru$qu cgx Sunp rglg .11
t9q4 Sugq rgnu
UEI1C ugl^ qupql tgl I HHNI ,{t 8uo3 enc re5i Bugq qup ,dhl u;-23
ug,tnq .Bugq ugny
px '7 npC O3 d9 $
*zw 918'tl rerl Sugnqc qcp ugrp gur ,tub ,uoc 000g tlql Qq lgnu
ngqc d.q 8uer1 Eunp f,qx,, ug nq 8uqru1 rgru EuQp cn
9F Llugp ogc ogq 1Q,{np gqd
cgr,r ga rc51 Eugq r{up (INgo eqj 910z/r/6r,(pEu q1qq1-qbrcut
gs luip rg,(nb
qu€op qupr 4>r Bupc Euoq4 op
,q Bug3 dfrqgu queop
'o,rr,,oroiljiTuX"iul
I{upop gs Bru ugr^ qupql tgru ttrINJ,
HHilltllrl'ffifiB;
A Sugp ugqu S-u4qc fgp
'qulql BIC quequ rqc
AAIA Bupq ug8lq gfi I8V6LL00001SS I :u-sorp{ lpJ
95
o\\ '680.601,'8060 :rcoq1 uf
1q
YA 'rc5i Sugq qup .{hl rug3 uf,{nq ,Bugq ugna gx ,Z ngq oC dg :EuQp leoq rugrp eig
il)=)
.reN nugc
vl rlup '€QH uglg qupql ,dgr.g ug1 Buo.nqd ,, grld npt .g113 :8ugqd upn g, niq
.gqd
,UU4 SugG 1gnu ugrlJ ugr^ queqt iQhl HHNI ,(1 Eug3 :u9 np qrqc ug1
:gs oc/ug rip aa, Funqc ur1 iugql .1
:NVHN Jyx ryN cNgc HNII Nyo NYHN Nvs A0 HJiJ 0HJ
t9q4 SugC lgnu uPr.{J ugr^ que.ql l9l,^l HHNI ,il 8ug3 eqrc re51 Buoq qup .dhtr urgJ
ug^nr{ 'EugG ugnx gx .Z ngq 6J d:
lft *rut Srg.€, Idrt Augnqc qcrj ufrp oru fnb ,iroc
0008 lit{l Qq Ignu upqc I"r1 Suerl Eunp ipX,,W nq er.rc qupq u$,r u0op rerg na criqd
C}JQIUT, I9IN gA OYS HNIUI CN9J HNYHI NVOH
NYHNf,YXAYIC
wpu( ,1o1i1 /1.-\ | )/
6197 Q&uoqt QJ/ tp&u Bug6 CNSN-NXC/ILJ.fli?S
c4qd qutg - op.ftI - dfi c$A
IYN CNgGHNII
WVN JTIAVJHCN OHs IOH YX VQH CNOJ NY(INYHNNVS,t? 13:38:24 +07:00
2019.02.19
Date:
ban nhân dân j'\-..'\Y
by Vn phòng y
Digitally signed t,l
lErtd?uoGronuuart J{D'J'{ gqr|llsuorrtusqluEortf,xc
'I)'NNC 'JA :nn'I -
qugqJ UPA 9A :pq3 ?ugqd ul1 9qd 'qugqC -
f4 9,r rutqd rgr Sugqr '8ugqd 19s rlugJ SuQqd -
:co'I ugnx uo,{nq CNgn -
:8uerut IgW p^ u?.{n8u tg1 pg -
o' :r{ull
rP cNgn qsil r.rq3 9q4 c9c 'qcir 1qf, -
:(c/q 9p) qun (NG{JJ'nJJJ -
/. :(c7q 9p) Suqiur y91a1 p,r ug,{n8u rp1 Qg -
:(u9rq cnql
Sugc lgnu upt{J AJI^tr HI{|LI .Q 3uo3 -
?P) ryqa
:ugryu
HJiJNHC
Hf,iJ NHJ'I)
ffi loN
, !. .
lenldeqdqupqdeqr,,,^/;';:":;L1tril";;^H'ilili;J::"',Til';ffi
Y r :.' Y
T,Ti:
uec e1 ic4qt r{uqc 3u0p ltorl o.^ u-€ np Enp ug np lq) gp 4c upc p1 fpu ugqu cgx ,(gl9
:ug!q cnql c4qr 9I'AI
'ryn1 dgqd €lc t{uip,(nb oeqt 8uqru1 rgur t9s ur-er8 qu54 Suonqc p,r 8uqru1
conp Euqnrl rsru suQp :;,tri;.i,fJtj;l-.?l;H:ilT :ill ;ffi IH'**
'
8r 0z I r 0 I rc,{p8u g 1 O7ga1clH/t 0/ I 0
9s 31gP dog oegr Eugq ugna quea dfrq8u Eug5l px ryl dou ,igqo
"qclq
u9q Suqp doq 9c 'rru 661'1 Eugorpl qcp ugp gc ugr{d e4q" pq,r,Butrp fVX -
'
LI17,1Uhr fpSu 9s
Sugl dou oeql {1 r.rx ,d4 ugnx px c9, ugrnqc41675qq1
bu;l ffii
?p {hl urgJ ui,{nq 9^
leoq qurs uEr reql tgvc ug,tn{c ug,\ ,(e5 3ug5 dQrqSu Sugp ni qciq reru guonrjl
px c9l aoH ro^ bugp d6q iru
91 qcp ugrp ror Buo.nql Augql lgql tgrlc lrg nn1 cn r
nrpl :leoq qurs upr lgql tgrlc BI8 rurl
9p fgp dgu oc B4r{c Eulq1 clc Irl gg _
:Buo.nq Eugqr ugr igql tgrlc f1 ugnb ,fl
{rx qull Bug3 (e
:ttq ,tn8u lgql tgqr 'uF, Igql tgqr 4l ugnb ,fi 4x qugl Eug3 .g
.nuerul rgur eJ
Igrll lrfi ugt tgqd
gp sugqd np uO,lp rgqd,{gur
I9^ igp urg'8 o'c IgrH Bug ilp opi:d"qi,ir ig; *
I9r{ Ir.1u u-el tgqd,gqc u€q up igp n,U quenb Sunx 6ec qc€6 Buon1 gunp ,{9x
?p
'u-€qd {t nqrl p,r le.r1 Sugnqc cn,r^p
nq>l quenb Eunx rga }Qq cgr ,1€4 gugnqc quls g^
ug,{nx Suqnqt'ugqdn'np1 p,n re.r1 iugnqc auoa igq l(rul 4rl{ ap c6q qurs u.rgqd
gqc Sunp ns:uirq cnql Buep ,tpql
lgq t(rui IT{ nlqi ,pia'jpqa ugiq'cl3 '
:!9rl
![ut lgql !q{ 1fi 4x qu1.q EugJ .Z
ronp qup ,(nb oep 8uerut lgur uenqr,{nb lep
- ,'*q lgt Igql cgnu ,{1 nx ngc n9,(
:_T i:p 9p lgqr csnu 41 ax EupW fq QqBu Eugcqqa,{nb ggp reql u9 np r"rq3 ig,(np
ffi gqd cbnp ep Euo.ru1 rgru BuQir cur 9rB qu_ep oec ogq ,on'o, ,9p r"w 6i
n"
.l,l _r) i6.6 b; ,y lQc
=
w
EJ JI INLttV9lgZiIlN-7,g NAJD rgnu upqc pql cgnu 9,r erE cgnb lgnqr ugnqc
,{nb lep ryq1 cgnu f1 nx Bugqr fq nes y_eq1.gru n}* qru upqJgnf
fi
ij;'
aury4rpr <- ueruel susl .-irtffiHffi'ffiil!?i?rt":il
91*- coq pQ n ",_
iy igjyt quts ?q <- Bor{ n?tp .gq <- se"?orq rupr{ <-- ruoa nql 9q 19n,i upq,
lpr{t_cgnN :nes nqu fl +x qu14,,{nb rga. ,rgnu upqj guQp leoq ru
'cqnu i-eql cgnu 4l nx
'augqj
'q9E nUl pp ,{pEu/rru 0t I ?I rgtql rgns Buoc ,(t n"
IpW !q a*p igy -
:1ifnp gqci conp 9$ Buenrlrgu BuOir r.rl gis ,f",rp op, ogq
I9^ o6 19p ieql _
'Wqu dgp ugn8u .,- 8uW
lqrt ?q <- roq {uls grl ZBu1g?q* lpl nglq coq qurs
-
ng1q1 coq quJs 9q
?1.- lql ---l Eu?leq +- pQq n?lp gq .- sbSoyq ugq'._,uob nql
99 * lpgl cgnp :{1 fx qul4 ,{nb 14rn Xp8uTrw0li rCris Eugc pqr cgriu {1 nx Bugqr
0q ru ngq :gfnp gqd cdnp 9p Euo.ru1 rgur EuQp c91 9C qu.ep ogc ogq o.q1 _ '
:!gql r4nu d; nx qu1.q EugJ .t
,- /!?N 8u?c ttutt oNgn qril ItqJ nryc
(
b I 0Z upu ( V Eu?ttr p tp8u q11g2-AXDDgL l/ : 9s ugtlu
cnrdna +7ffi'3\\o
o/ fiin\-\wr-J'1$\\z
a\w )s #/f
r)Sg-tZ/n
rgu 8u0p cH g€ qu-Ep ogc ogq 1Q,(np gqd quip t?,(nb Blc ngc ng,( cgc p,r o9c
ogq 8uor1 ngu pp 8uqru1 rou grr, oeq Sunp rQu cec np ,{gp .8unp ugrq cnql -
:quip ,(nb oeqt
rgnu u?qc rd.4 e;rc EuQp ldoq oqc n,t cnqd ugfnqc ur),r ufp Suonqd c'gc BBqc B4s
cn,r nq1 p,r ngp rut er,rc SuQp teoq 4t guls lgqd lgr1t lgqc a{1 nx 1uo8 nq1 -
'quip Knb Suqp oeqt f1 4x Eugu c4r1c 9c
ia, uop oqc rgnu ugqr qugl gnb 8uo;1 qurs ryqd Itq ,,(n8u rgql tgqc 'Suqnqt Sugql
dgrqEu Eugc ugr rgqt tgqc oerE ug,(nqc :19n1 dgqd elc qulp firb oeql rgril conu
4t +x qupq ulr cgr,t qctq qunu reql Sugc 9p Igp ,)oqi li>t wW d!1 p,r 19q1 cgnu
,(1 nx Sugqt fq nus p,r cgrut lgr{l cgnu Suoni nn1 lg{)s u?H iq l?lql rpp dg.I -
'quip fnb ooql cgnu ugn8u opa, reql ux deqd tpyll ftc iq8u 9p os 9q d!1 -
'€nru cgnu
?^ ugr{u Sugc ur;c 1€oq quls Igql cgnu ruoS nql augql 0! ?p 1?lrl Sugu qc91 -
:nes Sunp rQu c9c ugq
cnqt ctit dgp utetqu qcg:i gc ug np lqJ'u'9 np eqrc oeql dgp u€op rer8 3uor1
:cgq{ ngc n?A'8
' uryu "' ' ' :lugql ' ' ' ,{p8u dgc qup gNlgn
"6toz
op oNin-NXo/""""' gs wqu cgx fglD oeql ruo),,:plq ueri nus 4qc Suqp
rg,r, 3uqm1 rgur g,r. ogq qupl Sugc qupq] upoq ulqu cgx iq8u gp os gq gg
i.{pu uQqu cgx ,(919 oeq} urQ) ror qcgl 8ugrpl ulqd Qq p1 1eI
dglS ngp p,r eqq 8ue.r1 Wqu cgx ngp 8u9p qup CN1:In conp ,{9p nEs os 9H
:u$qu cgx,(g1g oaql ur?{ os gH',
're518ugq qup CNgn ep grcZftrcI,(p8u qpgl-qdtZZtt quip tg,{n} 1e1
9s
tf,hp gqd conp pp Euerul rgur EuQp cgl gr8 qugp {)€c ogq 3uor1 Euqru1 Igur 19s
tug13 qup Suonqc oeql uirq cnql :8uqn.r1 lgur lgs urg;8 quprl 8uonq3'9
'ngq Irfi rn u!r1 ngrp ufrqt rgc rugql quex fgc
Sugl tgp qcp uQrp 9O :cgq1 8upn.rl rgru f,r <igq qu1.r1 Suge c93 'g
Ir 9q
'rgnu ugr{c r€r1 eqrc EuQp teoq
oqc n,t criqd ug,(nqc ug,r uQlt Suonqd cgc e4qc e4s ,3p cn,r, nAI 14 91 'QtOZtetOZ
,(p8u N1q3-qp{VnZgB 9s upq uEA lel ,ur 99 u4qc ugq qcp Sunp 9c ngp
rut I0 rugql Srurp fgx Suni 9q ugnq dgqc rbp Eugrl qup CNgn cbnp 9p u'9 np
lgJ) ,tu 90 e4tlc ugq qcp Eirnp 9c nYp nr l0 u?ql Eunp ,(9x Suns 9g :3u4n;1
rgur dugp cgl g;8'qugp ogt ogq !4^ os cgtpl lgp dcql Sunp i61q'7
'
8107tzr I rc fpSu 5p-1aq13 1 7 1
-9g gs Sugp dog oeqi rtq ,tu8u IEI{I ryqc {1 4x 'ruo8 nqt 9p 3u-e5 rcn1 8uqrut
Igt\t'fillN:,(18ug3 qugr{u HJ ror Eugp doq:rtq,(n8u"rgqt rpqc 1€ol Euqqc
8u4t p,r rgp rtq,,{n8u Igql tgqc os pu 'u?l ugp 'ltr{ ,(n8u qult cEp ogq qugc n91q
ngp 19p dpi p,r. qcll u?ip roi rriq ,(n8u lgql 19qo []3 nxl cnr. nr;1 Jr1 99
rru 9I
:r€q .{n8u lgr{1 lgqc f1 u':nb ',{1 nx qupl EugC (q
cpoq 4r +x reql dH rreqtr cex uenb," Ird'ill1lf;,fJJu ;:',H'Jiliii
sp
rlqf, 'ugr{u cex .,{91g buorl Sunp rgu rgp feqi ns oc cpoq auq*i qur4
ls;'Oiopq
Eugc rgr I9p e.r ,{gx Euo.nqt ,augp poq qqrl guo.r1
ryq Sc ds 9c ngu 9nb
iu9 nq na cflqd Suon:1 rgur !.,r oeq qu5r1 gugc cgc r{upql u?oq
ugqu c9x,(gtc fa iiup clNsn ep grczftrcI,{p8u qNgn-gdtzztt 9s Buo.nrl

You might also like