You are on page 1of 148

Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư

“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................iv
CHƢƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ......................................1
1. Tên chủ dự án đầu tư ...................................................................................................1
2. Tên dự án đầu tư ..........................................................................................................1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Dự án đầu tư ......................................2
3.1. Công suất của Dự án đầu tư......................................................................................2
3.2. Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư ......................................................................2
3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư ......................................................................................5
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện
nước của Dự án đầu tư .....................................................................................................5
4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu ............................................................................................. 5
4.2. Hệ thống cấp điện .....................................................................................................8
4.3. Hệ thống cấp nước ....................................................................................................8
CHƢƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN DẦU TƢ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ
NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƢỜNG ..................................................................10
1. Sự phù hợp của Dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch
tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có) .............................................................................10
2. Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) ...10
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ ...................................................11
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......................... 11
1.1. Thu gom, thoát nước mưa ...................................................................................... 11
1.2. Thu gom, thoát nước thải ....................................................................................... 12
1.3. Xử lý nước thải .......................................................................................................14
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ...................................................................22
3. Công trình, biện pháp lưu giữ xử lý chất thải rắn thông thường ............................... 23
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................................ 23

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma i


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường ................................................................ 24


3.3. Bùn thải .................................................................................................................. 24
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại ........................................... 25
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................................. 25
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử
nghiệm và khi dự án đi vào vận hành............................................................................ 25
6.1. Sự cố môi trường .................................................................................................... 25
6.2. Sự cố khu vực lưu trữ CTNH ................................................................................. 26
6.3. Sự cố cháy nổ ......................................................................................................... 26
6.4. Tai nạn lao động ..................................................................................................... 27
6.5. Sự cố an toàn thực phẩm ........................................................................................ 27
6.6. Sự cố môi trường đối với nước thải ....................................................................... 28
6.7. Sự cố lưu chứa nguyên liệu, hóa chất .................................................................... 29
6.8. Sự cố về côn trùng và các động vật gặm nhấm ...................................................... 29
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác ......................................................... 29
8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt
động xả nước thải vào công trình thủy lợi .................................................................... 29
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường,
phương án bồi hoàn đa dạng sinh học ........................................................................... 30
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường ................................................................................................ 30
CHƢƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG .......... 32
CHƢƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
CHẤT THẢI VÀ CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ
ÁN ................................................................................................................................. 33
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án ...................... 33
CHƢƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ........................................ 35
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 36

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma ii


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa


BTCT : Bê tông cốt thép
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CHCN : Cứu hộ cứu nạn
CPĐTPT : Cổ phần đầu tư phát triển
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường
GPXD : Giấy phép xây dựng
KCN : Khu công nghiệp
NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thông tư
TTg : Thủ tướng
UBND : Ủy ban nhân dân

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma iii
Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh mục nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của Dự án ................................... 5
Bảng 1.2: Danh mục nguyên liệu chính sử dụng cho hoạt động sản xuất ...................... 6
Bảng 3.1: Vị trí các điểm thoát nước mưa của Dự án ................................................... 11
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật bể tự hoại ........................................................................ 15
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải .. 18
Bảng 3.4: Danh mục hóa chất sử dụng.......................................................................... 22
Bảng 3.5: Nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt ...................................... 30

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất khoáng và thức ăn bổ sung ...................................... 3
Hình 1.2. Quy trình nhập kho, lưu trữ và xuất kho ......................................................... 4
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Dự án ................................ 12
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải tại Dự án ...................................... 14
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung .................................... 16
Hình 3.4. Van 3 ngã điều khiển cột lọc áp lực .............................................................. 21

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma iv


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1. Tên chủ dự án đầu tƣ


CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HIGH TECH PHARMA
- Địa chỉ văn phòng: Lô CN6, Khu công nghiệp Lộc Sơn, phường Lộc Sơn,
Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
- Người đại diện theo pháp luật: Bà Vũ Thị Bích Phương Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0902730205
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên
số 5801429167 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Lâm Đồng cấp lần đầu ngày 10/03/2020, thay đổi lần thứ 3 ngày 01/07/2020.
2. Tên dự án đầu tƣ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
- Địa điểm thực hiện Dự án: Lô CN6, Khu công nghiệp Lộc Sơn, phường Lộc
Sơn, Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
- Dự án đã được:
+ Ban quản lý các khu Công nghiệp cấp giấy phép xây dựng số 11/GPXD ngày
20/10/2020.
+ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy số 164/TD-PCCC-PC07 ngày 17/8/2020.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Số 1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy sản xuất thuốc và
thức ăn chăn nuôi”.
- Quy mô của Dự án: Dự án thuộc nhóm C với loại hình hoạt động là Nhà máy
sản xuất hóa dược (vi sinh), thuốc (theo quy định tại khoản 3, điều 8 của Luật
Đầu tư công) và có vốn đầu tư là 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng).

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 1


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của Dự án đầu tƣ
3.1. Công suất của Dự án đầu tƣ
Theo nội dung của giấy chứng nhận đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt, Dự án sẽ hoạt động với công suất là 5.946 tấn thành
phẩm/năm, trong đó:
- Sản xuất thuốc thú y, thủy sản, nguyên liệu thuốc, dược liệu, chế phẩm sinh học,
khoáng thuốc sát trùng chuồng trại, ao nuôi, công suất là 2.346 tấn/năm, với các sản
phẩm như sau:
+ Thuốc nước (uống, tiêm) : 150.000 lít/năm  150 tấn/năm
+ Thuốc bột : 36 tấn/năm
+ Thuốc sát trùng chuồng trại : 360 tấn/năm
+ Khoáng : 1.800 tấn/năm
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, công suất là 3.600 tấn/năm.
Tuy nhiên, tại thời điểm xin cấp phép môi trường Công ty chỉ đưa vào hoạt động
dây chuyền sản xuất thức năng chăn nuôi, với công suất thiết kế là 3.600 tấn/năm. Đối
với dây chuyền sản xuất thuốc thú y, thủy sản Công ty sẽ tiếp tục triển khai trong thời
gian tới và bổ sung thủ tục điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định.
3.2. Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tƣ
Tại thời điểm lập thủ tục cấp giấy phép môi trường Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh
dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi và sẽ hoạt động theo quy trình sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu, bao bì sử dụng cho hoạt động sản xuất
được thu mua từ các đơn vị cung cấp trong nước hoặc ngoài nước. Công ty sẽ tính toán
khối lượng sản phẩm để nhập về kho chứa nguyên liệu, bao bì của từng xưởng.
- Sấy: Tùy thuộc vào nguyên liệu mà có thể sấy hoặc không, nếu sấy nguyên liệu
được đưa và máy sấy thùng quay nhằm đảm bảo độ ẩm của sản phẩm yêu cầu. Thiết bị
sấy bằng điện, nhiệt độ sấy 50 – 1800C và thời gian sấy 60 phút/mẻ. Trong thời gian
sấy, công nhân phụ trách sẽ điều khiển máy hoạt động theo quy định.
- Xay – rây: Nhằm đảm bảo về chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng,
nguyên liệu sau khi sấy được đưa qua thiết bị xay, rây để loại bỏ các tạp chất có trong
nguyên liệu.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 2


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Trộn đồng nhất: Trong công đoạn này, tùy từng sản phẩm (dạng nước hay dạng
khô) sẽ đưa các nguyên liệu khác nhau, cụ thể như sau:
+ Dạng khô: Nguyên liệu được đưa qua máy trộn. Tại đây, nguyên liệu được trộn
đều với các tá dược cần thiết. Tốc độ trộn 30-100 v/phút và thời gian trộn 15 -
20 phút/mẻ.
+ Dạng nước: Nguyên liệu được đưa qua máy khuấy. Tại đây, nguyên liệu được
trộn đều với các tá dược cần thiết và bổ sung thêm lưu lượng nước theo công
thức quy định. Tốc độ khuấy 30-100 v/phút và thời gian trộn 15 -30 phút/mẻ.
- San lẻ, đóng gói cấp 1: Sản phẩm sau khi trộn đồng nhất được đưa qua máy
đóng gói tự động/bán tự động. Tốc độ đóng gói của máy là 20 – 30 gói/phút và trong
lượng túi, bao hoặc thùng là 50kg, 25kg, 10kg, 5kg, 1kg, 500g, 250g, 100g, 50g, 10g.
- Đóng gói cấp 2: Công nhân sẽ đưa các sản phẩm đã đóng gói qua khu vực đóng
hộp và đóng thùng, sau đó nhập kho để xuất bán.

Chuẩn bị nguyên liệu

Sấy

Xay - Rây
- Bụi
- Chất thải rắn
Nước (nếu cần) Trộn /khuấy đồng nhất

San lẻ và đóng gói cấp


1

Đóng gói cấp 2

Nhập kho

- Khí thải
Xuất kho
- Tiếng ồn

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất khoáng và thức ăn bổ sung

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 3


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Ngoài những quy trình hoạt động chính thì dự án có quy trình nhập kho và lưu
giữ và xuất kho như sau:

Nguyên liệu Sản phẩm

Nhập kho Chất thải rắn

Lưu trữ Chất thải rắn

Xuất kho Chất thải rắn

Hình 1.2. Quy trình nhập kho, lưu trữ và xuất kho
- Nhập kho:
 Đối với nguyên liệu: Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất của Dự án, Bộ
phận kho sẽ đề xuất nguyên liệu để nhập kho phục vụ cho hoạt động sản xuất
của Dự án. Nguyên liệu nhập kho được bố trí tại khu vực kho tổng và chất lên
các palet để hạn chế ẩm mốc và côn trùng.
 Đối với Sản phẩm: Các sản phẩm hoàn thành từ quá trình sản xuất được nhập
kho để chờ xuất bán theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm nhập kho được bố
trí tại khu vực kho tổng và đặt trên các palet để hạn chế ẩm mốc và côn trùng.
Công đoạn này sẽ phát sinh chất thải rắn rơi vãi từ hoạt động vận chuyển.
- Lƣu trữ: Trong quá trình lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm tại kho chứa sẽ được
sắp xếp đúng khu vực quy định và đặt trên palet để hạn chế ẩm mốc và côn trùng gặm
nhấm.
Công đoạn này sẽ phát sinh chất thải rắn (nguyên liệu, sản phẩm hết hạn).
- Xuất kho:
 Đối với nguyên liệu: nguyên liệu được xuất kho theo nhu cầu từ bộ phận sản
xuất.
 Đối với sản phẩm: sản phẩm được xuất kho Căn cứ theo nhu cầu đơn đặt hàng
của khách hàng.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 4


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tƣ


Sản phẩm chính của Dự án là thức ăn chăn nuôi và thức ăn bổ sung, sản phẩm
được cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện nƣớc của Dự án đầu tƣ
4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu
Nguyên liệu chính sử dụng cho hoạt động sản xuất của Dự án là các nguyên liệu
được nhập khẩu ở nước ngoài và trong nước. Danh mục nguyên, nhiên, vật liệu chính
dự kiến sử dụng trong giai đoạn hoạt động của Dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1: Danh mục nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của Dự án
Danh mục nguyên
STT Đơn vị tính Khối lƣợng Mục đích sử dụng
nhiên liệu
A Nguyên liệu
I Sản xuất thuốc bột, khoáng và thức ăn bổ sung
1 Nhóm dược chất Tấn/năm 82
1.1 Kháng sinh No β Lactam Tấn/năm 20
1.2 Kháng sinh β Lactam Tấn/năm 20
1.3 Khoáng Tấn/năm 30
1.4 Vitamin Tấn/năm 2
1.5 Probiotic Tấn/năm 3
Sản xuất sản phẩm
1.6 Acid Amin Tấn/năm 6
1.7 Tinh dầu (thảo dược) Tấn/năm 1
2 Nhóm tá dược Tấn/năm 270
2.1 Đường Tấn/năm 80
2.2 Tinh bột Tấn/năm 10
2.3 Bột đá/Zeolite/Talc Tấn/năm 180
II Khu vực văn phòng + nhà làm việc chuyên gia + nhà ăn
1 Giấy Gram/tháng 100 Hoạt động văn
2 Mực in Hộp/tháng 20 phòng
3 Nước uống đóng chai Thùng/tháng 10 Phục vụ khách hàng
4 Gas Kg/tháng 150
Hoạt động nấu ăn
5 Gạo Kg/tháng 210

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 5


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Danh mục nguyên


STT Đơn vị tính Khối lƣợng Mục đích sử dụng
nhiên liệu
Thịt gia súc, gia cầm các Kg/tháng
6 700
loại
7 Hải sản Kg/tháng 500
8 Rau, củ, quả Kg/tháng 60
9 Gia vị Kg/tháng 20
10 Nước rửa chén Lít/tháng 20
11 Dung dịch tẩy rửa Chai/tháng 5
Giặt sấy quần áo
12 Nước lau kính Chai/tháng 5
công nhân viên
13 Dung dịch lau sàn Chai/tháng 10
B Nhiên liệu
1 Gas Kg/tháng 150 Hoạt động nấu ăn
(Nguồn: Công ty TNHH Tập Đoàn High Tech Pharma, 2022)
Danh mục nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của Dự án bao gồm:
- Nguyên liệu dược sử dụng làm thức ăn chăn nuôi quản lý bởi Cục Chăn nuôi
thuộc Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn phê duyệt
- Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh học, nguyên vật liệu sản xuất thức ăn được
phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam quản lý bởi Tổng Cục Thủy sản
thuộc Bộ phát triển Nông nghiệp và Nông thôn phê duyệt.
Chi tiết về danh mục các loại nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất thức
ăn chăn nuôi của Dự án được liệt kê tại bảng 1.2.
Bảng 1.2: Danh mục nguyên liệu chính sử dụng cho hoạt động sản xuất
STT Tên nguyên liệu STT Tên nguyên liệu
Nguyên liệu thức ăn bổ sung ( Bao gồm tất cả Danh mục nguyên liệu truyền
thống, Danh mục nguyên liệu đơn gồm (chất dinh dưỡng cho vật nuôi, chất hỗ
trợ vật nuôi, chất kỹ thuật, chất tạo màu, chất tạo mùi vị) được quy định bởi
I BNNPTNT Việt Nam. Nguyên liệu đơn khác được sử dụng làm thực phẩm tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, Nguyên liệu được
công nhận từ kết quả khảo nghiệm, Nguyên liệu được công nhận từ kết quả
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia tại Việt Nam
Vitamin A, B1, B2, B3, B4, B5,
Chiết xuất (tỏi, gừng, nghệ,
1 B6, B8, B9, B12, H, BT, C, D3, 33
Yucca Schidigera)
E, K, ..
Co ( Cobalt Sulphate, Cobalt
2 34 Streptococcus thermophiles
Gluconate, Cobalt Chelate…)
Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 6
Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

STT Tên nguyên liệu STT Tên nguyên liệu


Cr (Chromium Chloride,
3 Chromium Picolinate, Cr- Amino 35 Pediococsus Acidilactici
Acid Chealte…)
I (Calcium Iodate, Potassium
4 36 Beta – Glucan
Iodate…)
Zn (Zinc Carbonate, Zinc Bacillus subtilis, Bacillus
5 37
Sulphate, Zinc Lactate…) licheniformis
Mn (Manganese Sulphae,
6 38 Lactobacillus acidophilus
Manganese Gluconate…)
Mo (Amonium Molypdate,
7 39 Nitrosomonas
Sodium Molypdate…)
Se (Selenium Picolinate,
8 40 Saccharomyces
Selenised yeast inactivated….)
Al (Aluminum Hydroxide,
9 41 Protease
Aluminum Oxide)
Ca (Calcium Carbonate, Calcium
Chloride, Calcium Gluconate,
Calcium Lactate, Calcium
10 42 Phytase
Formate, Calcium Sulfate,
Dicalcium Phosphate,
Monocalcium Sulfate)
Cu (Copper Amino acid
11 Complex, Copper Chloride, 43 Amylase
Copper Sulfate)
Fe (Ferric Methionine Complex
(chelate), Ferrous Fumarate, Iron
12 44 Xylanase
Amino Complex, Ferric Sulfate,
Ferrous Glycine Complex)
K (Potassium Chloride,
13 45 Cellulase
Potassium Phosphate)
Mg (Magnesium Chloride,
14 46 Lysin HCL
Magnesium Sulfate)
Na (Sodium Bicarbonate, Sodium
15 47 Butiric Acid
Chloride, Disodium Phosphate)
16 Benzyl Alcohol 48 Brilliant Blue
17 Dimethyl Sulfide 49 DL - Methionine
18 Polysobate 80 50 Tartrazine
19 Benzakonium Chloride (BKC) 51 L- Threonine

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 7


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

STT Tên nguyên liệu STT Tên nguyên liệu


20 Humic Acid 52 L- Trytophan
21 Glutaradehyde 53 Ethoxyquin
22 Chloramin T 54 Arginine
23 Folamin, Formadehyde 55 Taurine
24 Citric Acid 56 Carnitine
25 Sodium Lauryl Sulfate 57 Glutamate
26 Trichlorosisocyanuric Acid 58 Bột sữa
27 Ethanol 59 Tinh Bột
28 Cellulose Power 60 Đường Dextrose, Đường Lactose
29 Gelantin 61 Bột đá, hương trái cây
30 Silicate 62 Dolomite
31 Zeolite
63 Povidone Iodine
32 Sorbitol
(Nguồn: Công ty TNHH Tập Đoàn High Tech Pharma, 2022)
4.2. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho Dự án sẽ được lấy từ lưới điện 22KV khu vực cao
nguyên Đa Nhim - Bảo Lộc - Long Bình thông qua trạm biến áp 22KV Đại Bình và
trạm 220/110KV hiện hữu tại khu công nghiệp với công suất máy hiện tại
200/110/35KV-63MVA.
Từ lưới điện hiện hữu, Nhà máy sẽ lắp đặt trạm biến áp 750kVA–15/22/0,4kV–
50Hz. Cầu ATS ở tủ điện tổng MSB sẽ chuyển điện tự động khi mất nguồn lưới và
ngược lại.
Từ trạm biến áp, điện sẽ thông qua các tuyến cáp ngầm hạ thế phân phối đến các
khu vực để sử dụng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt chiếu sáng khuôn viên và các
công trình phụ trợ đến từng phân khu chức năng của dự án, đảm bảo nguồn điện được
cung cấp ổn định, liên tục theo nhu cầu hoạt động.
4.3. Hệ thống cấp nƣớc
Nguồn nước cung cấp cho Dự án sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước bên ngoài khu
công nghiệp của Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Hòa An thông qua hệ thống ống dẫn
D110, đồng hồ đo lưu lượng nước sau đó được dẫn vào 2 tuyến như sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 8


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Tuyến 1: Nước theo hệ thống đường ống chính D42 được chôn ngầm dưới đất,
đó dẫn đến téc chứa nước phía trên các khu vực thông qua ra các ống nhánh
D27, D34. Nước sử dụng khu vệ sinh sẽ được lấy trực tiếp từ téc inox hoặc
nhựa đặt trên mái nhà hoặc sàn kỹ thuật thông qua ống nhựa D21, D27, D34-
(PPR). Hệ thống máy bơm nước sinh hoạt tự động và bình tích áp sẽ tự động
bơm nước vào các téc nước. Hệ thống máy bơm được đặt ở vị trí thuận lợi cho
việc bơm nước lên bể.
- Tuyến 2: Nước từ hệ thống vào bể chứa nước ngầm sử dụng cho hoạt động
PCCC với lưu lượng dự trữ đảm bảo 20l/s, áp lực nước 10m.
Hệ thống cấp nước của Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Hòa An đã được đầu tư
hoàn chỉnh cho hầu hết khu công nghiệp nói chung và vị trí triển khai Dự án nói riêng
nên hoạt động cấp nước cho hoạt động của dự án thuận tiện.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 9


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN DẦU TƢ VỚI QUY HOẠCH,


KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƢỜNG

1. Sự phù hợp của Dự án đầu tƣ với quy hoạch bảo vệ môi trƣờng Quốc gia, quy
hoạch tỉnh, phân vùng môi trƣờng (nếu có)
Không có sự thay đổi so với nội dung đánh giá trong báo cáo ĐTM đã được phê
duyệt tại Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2. Sự phù hợp của Dự án đầu tƣ đối với khả năng chịu tải của môi trƣờng (nếu
có)
Không có sự thay đổi so với nội dung đánh giá trong báo cáo ĐTM đã được phê
duyệt tại Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 10


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN
PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1. Công trình, biện pháp thoát nƣớc mƣa, thu gom và xử lý nƣớc thải
1.1. Thu gom, thoát nƣớc mƣa
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa tại Dự án đã được xây dựng hoàn chỉnh và
tách biệt với hệ thống thu gom nước thải. Nước mưa chảy tràn tại Dự án được thu gom
và thoát ra môi trường theo nguyên tắc sau:
- Tại khu vực công trình có mái che (khu văn phòng, nhà xưởng,…) nước mưa sẽ
theo độ dốc của mái tôn chảy về các hố ga, kết cấu bê tông, gạch kích thước (DxRxC)
là (0,5÷1,0)m x (0,5÷1,0)m x (0,8÷1,8)m. Công ty đã bố trí tổng cộng 59 hố ga thu
nước mưa xung quanh khu vực xưởng sản xuất và dọc theo ranh đất của Dự án. Các hố
ga được nối với nhau bởi đường ống nhựa PVC D300mm và khoảng cách bình giữa
các hố ga là 4,0 ÷ 10,0m.
- Đối với khu vực sân bãi, đường giao thông nước mưa sẽ tự chảy tràn theo độ dốc
của địa hình về các hố ga, sau đó nhập chung với nước mưa từ trên mái của các công
trình có mái che và thoát ra mương thoát nước chung của KCN Lộc Sơn.
Nước mưa từ các hố ga sẽ được dẫn về mương thoát nước chung của KCN Lộc
Sơn theo đường ống nhựa PVC D400mm thông qua 2 điểm xả thải (Sơ đồ hệ thống thu
gom và thoát nước mưa của Nhà máy được đính kèm tại phần phụ lục).
Tọa độ các điểm thoát nước mưa của Dự án được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Vị trí các điểm thoát nước mưa của Dự án
Tọa độ VN – 2000, kinh tuyến
STT Vị trí thoát trục 107045’, múi chiếu 30 Phƣơng thức xả thải
X Y
1 Hố ga 1 1.273.804 509.317
Tự chảy
2 Hố ga 2 1.273.823 509.382
(Biên bản làm việc thống nhất cao độ san nền tại một phần lô đất CN6 được đính
kèm tại phần phụ lục)

Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Dự án được thể hiện tại hình 3.1.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 11


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Nước mưa trên mái các công Nước mưa trên bề mặt sân bãi,
trình có mái che đường giao thông nội bộ

Ống PVC D90mm Tự chảy tràn


Hố ga

Ống PVC D300mm

Hố ga thoát 1 Hố ga thoát 2

Ống PVC D400mm

Mương thoát nước mưa chung của KCN Lộc Sơn

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Dự án


1.2. Thu gom, thoát nƣớc thải
Nước thải phát sinh tại Dự án chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại Nhà máy;
- Nước thải sản xuất: Hoạt động vệ sinh máy móc, thiết bị sản xuất;
Tùy vào tính chất và vị trí nguồn phát sinh, Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh hệ
thống thu gom, thoát nước thải như sau:
1.2.1. Hệ thống thu gom nƣớc thải
1.2.1.1. Đối với nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực như nhà vệ sinh, nhà ăn sẽ được thu
gom và dẫn về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ thông qua đường ống nhựa PVC
D114mm, D140mm, D168mm. Nước thải sau bể tự hoại tiếp tục chảy về hệ thống xử
lý nước thải tập trung theo đường ống PVC D140mm.
1.2.1.2. Nước thải sản xuất
Tùy vào tính chất và nguồn phát sinh nước thải, Công ty đã bố trí hệ thống thu
gom nước thải cho từng phân xưởng sản xuất như sau:
- Xưởng Premix (sản xuất thức ăn – dinh dưỡng): Tại các khu vực có khả năng
phát sinh nước thải được thu gom theo nguyên tắc sau::
+ Rửa dụng cụ, xử lý nguyên liệu, trộn nguyên liệu, pha chế đã được bố trí các phễu
thu nước inox, kích thước D90mm.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 12


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

+ Nước thải chảy tràn trên bề mặt sàn sẽ được gom về phễu thu nước sau đó dẫn
theo các đường ống PVC D90 về tuyến ống trung tâm PVC D114mm, bố trí ngầm
dưới bề mặt sàn của xưởng sản xuất.
- Sau đó, nước thải tiếp tục được dẫn qua các hố ga, được nối với nhau bởi tuyến
ống nhựa PVC có kích thước lần lượt là D140mm, D220mm về hệ thống xử lý nước
thải tập trung của Dự án.
- Xưởng Betalactam (sản xuất thuốc thú y): Nước thải phát sinh tại xưởng sản xuất
sẽ được thu gom về các phễu thu nước, D90mm đã bố trí trên bề mặt sàn, sau đó dẫn
ra tuyến ống PVC D140mm và D220mm để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Xưởng Non – Betalactam (sản xuất thuốc thú y): Tương tự như xưởng Premix và
xưởng Betalactam, nước thải tại xưởng Non – Betalactam sẽ được thu gom về hệ
thống xử lý nước thải tập trung thông qua các phễu thu nước và tuyến ống gom PVC
D220mm.
1.2.2. Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sau hệ thống xử lý chảy theo đường ống nhựa PVC D42mm đấu nối
vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Lộc Sơn. Tổng chiều dài từ
hố ga xả thải ra đến điểm đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Lộc
Sơn khoảng 5,0m.
1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý
Hiện tại, Công ty đã ký hợp đồng đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý
nước thải của KCN Lộc Sơn theo hợp đồng số 22/2022/HĐXLNT ngày 12/7/2022, do
đó nước thải sau xử lý sơ bộ của Dự án sẽ được dẫn theo đường ống PVC D42mm, bố
trí ngầm đấu nối vào hố ga trên tuyến đường nội bộ nhánh 7-10 của KCN Lộc Sơn
(thuộc hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Lộc Sơn).
Đến thời điểm hiện tại, trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Lộc Sơn đã được
đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và vận hành ổn định, đảm bảo khả năng xử lý nước thải
cho toàn bộ các dự án trong KCN Lộc Sơn. Có thể thấy, lưu lượng và chất lượng nước
thải sau xử lý của Dự án hoàn toàn đáp ứng điều kiện để đấu nối vào trạm xử lý nước
thải chung của KCN Lộc Sơn.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 13


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Vị trí đấu nối nước thải: Nước thải sau hệ thống xử lý của Dự án được đấu nối
vào hố ga trên vỉa hè thuộc hệ thống thu gom nước thải trên tuyến đường nội bộ KCN
Lộc Sơn nhánh 7 – 10.
Tọa độ vị trí đấu nối theo hệ tọa độ VN-2000 (kinh tuyến trục 107°45’, múi chiếu
3°) như sau: X=1.273.793 Y= 509.275.
(Hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý nước thải tại khu công nghiệp Lộc
Sơn số 22/2022/HĐXLNT ngày 12/7/2022 được đính kèm tại phụ lục của báo cáo).
Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải của Dự án được thể hiện tại hình sau:

Nước thải sinh hoạt Xưởng Xưởng Non - Xưởng


(Nhà vệ sinh, nhà Premix Betalactam Betalactam
ăn)
Phễu thu nước Phễu thu nước
Phễu thu nước
Ống PVC D114, 140, Ống PVC D90,
Ống PVC D90mm Ống PVC D90mm
168mm 114mm

Hố ga Hố ga Hố ga
Bể tự hoại
Ống PVC D140mm
Ống PVC D220mm Ống PVC D220mm
Ống PVC D140mm Hố ga

Ống PVC D220mm

Hệ thống xử lý nước thải

Đấu nối bằng ống PVC D42mm

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập


trung của KCN Lộc Sơn

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước thải tại Dự án


1.3. Xử lý nƣớc thải
1.3.1. Công trình xử lý nước thải sơ bộ
Nước thải sinh hoạt tại khu vực nhà vệ sinh được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể
tự hoại. Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại như sau:
- Bể tự hoại 3 ngăn có 3 ngăn chính là ngăn chứa nước (ngăn 1), ngăn lắng (ngăn
2) và ngăn lọc (ngăn 3).
- Nước thải vào bể tự hoại đầu tiên qua ngăn chứa phân, tại ngăn này các cặn rắn
được giữ lại và phân hủy một phần với hiệu suất khoảng 20%, dưới tác dụng
của vi sinh vật kị khí.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 14


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Sau đó, nước qua ngăn lắng, tại đây các thành phần hữu cơ có trong nước thải
tiếp tục bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí.
- Sau ngăn lắng cặn, nước qua ngăn lọc. Trong ngăn lọc chứa các vật liệu lọc
như: than củi, than xỉ, gạch vỡ nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước
thải.
- Nước thải sau lắng, được chảy qua ngăn chứa theo cơ chế tự chảy tràn. Sau đó,
nước thải được bơm về HTXLNT tập trung.
- Tại các ngăn của bể tự hoại có bố trí các ống thông hơi để giải phóng khí từ quá
trình phân hủy kị khí.
Nước thải sau bể tự hoại, hàm lượng chất hữu cơ (BOD5, COD) và dinh dưỡng
(Nitơ, Phospho) giảm 60%, dầu mỡ động vật giảm khoảng 80% và chất rắn lơ lửng
giảm khoảng 90% (Bản vẽ mặt cắt bể tự hoại đính kèm phụ lục).
Thông số kỹ thuật của bể tự hoại được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật bể tự hoại
Kích thƣớc (m) Thể tích
TT Hạng mục Cấu tạo
D R H (m3)

Ngăn chứa - Đáy bể tự hoại: Vữa xi măng


1 mác 100 dày 30, bê tông đá 2,0 1,5 1,5 4,5
(Ngăn số 1)
1x2 mác 150.
Ngăn lắng - Tường bê tự hoại: Tường xây
2 gạch đinh vữa xi măng mác 75, 1,5 1,5 1,5 3,375
(Ngăn số 2)
vữa xi măng mác 75 dày 15.
- Nắp bể tự hoại: Vữa xi măng
Ngăn lọc mác 75 dày 20, đan bê tông cốt
3 1,5 1,5 1,5 3,375
(Ngăn số 3) thép chịu lực đá 1x2 M200,
thép Ø6 ô 200x200.
Tổng cộng 11,25
2.1.3.2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Để đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép theo các quy định hiện
hành trước khi xả ra môi trường, Chủ dự án đã hợp đồng với Công ty TNHH thiết bị
kỹ thuật và xây dựng Hải Đăng để thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý công suất 20
m3/ngày.đêm. Hệ thống hoạt động theo công nghệ sinh học kết hợp hóa lý.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 15


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Công trình được tiến hành thi công vào tháng 12/2021 và hoàn thiện vào tháng
03/2022 (Biên bản nghiệm thu xây dựng và lắp đặt thiết bị được đính kèm tại phần phụ
lục của báo cáo).
a. Sơ đồ và quy trình công nghệ xử lý nước thải
Sơ đồ công nghệ và quy trình vận hành của HTXLNT được trình bày như sau:

Nước thải Bể thu gom

Bể tách dầu mỡ

- Dung dịch NaOH


- Máy thổi khí Bể điều hòa Hút định kỳ

PAC Bể phản ứng


Bể chứa bùn

Polymer Bể tạo bông

Nước tuần hoàn


Bể lắng 1

Bể Anoxic
Dinh dưỡng

Bể hiếu khí
Máy thổi khí
Bùn tuần hoàn

Bể lắng 2

Bể trung gian
Chlorine
Lọc áp lực

Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B


Đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung của
KCN Lộc Sơn
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 16


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Thuyết minh quy trình công nghệ:


- Toàn bộ nước thải phát sinh tại Dự án được dẫn theo hệ thống các đường ống dẫn
về hố gom. Tại đây, rác thải có kích thước lớn sẽ được giữ lại nhờ lưới chắn rác.
- Nước thải hố gom được bơm sang bể tách dầu mỡ để giảm lượng dầu mỡ có
trong nước thải trước khi chuyển sang các công đoạn xử lý phía sau.
- Tiếp đến, nước thải được dẫn qua bể điều hòa, bể có chức năng điều hòa lưu
lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải.
- Nước thải tiếp tục chảy sang bể keo tụ - tạo bông. Tại đây, dưới tác dụng của các
hóa chất keo tụ, trợ keo tụ được châm vào nước thải và khuấy trộn. Bể keo tụ tạo bông
có tác dụng kết dính các cặn lơ lửng có trong nước thải thành các bông cặn lớn hơn và
có khả năng lắng nhờ trọng lực, đồng thời các bông cặn cũng hấp thụ độ màu có trong
nước thải.
- Nước thải sau bể keo tụ - tạo bông sẽ chảy sang bể lắng hóa lý để lắng và tách
phần bông cặn ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu thông qua máng tràn răng cưa.
Phần bùn keo tụ tạo bông này được đưa về bể chứa bùn hóa lý.
- Tiếp đến, nước thải sẽ chảy sang bể sinh học thiếu khí. Tại đây, các vi khuẩn
trong môi trường thiếu khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm
thức ăn để tăng trưởng, phát triển nhờ quá trình Nitrat hóa và đề Nitrat hóa để chuyển
đổi Nitơ tồn tại trong nước thải thành Nitơ tự do và thoát ra môi trường khí.
- Nước thải từ bể sinh học thiếu khí sẽ tiếp tục chảy sang bể sinh học hiếu khí. Lúc
này, khí được cấp liên tục bởi máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí dưới đáy bể.
Tại đây, hệ vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất ô nhiễm để sinh trưởng và phát triển.
- Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước
khi thải vào các bể tiếp theo. Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính
ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn
răng cưa. Bùn lắng một phần được hoàn lưu định kỳ về bể xử lý trước và một phần
(bùn dư) được đưa về bể chứa bùn.
- Sau đó nước thải tiếp tục chảy sang bể trung gian và bồn lọc áp lực. Với lớp vật
liệu lọc có kích thước 0,8 ÷ 1,2mm sẽ giữ lại các cặn bẩn không có khả năng lắng
được, đảm bảo yêu cầu đề ra cho nước thải trước khi thoát ra môi trường. Sau thời

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 17


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

gian vận hành nhất định, vật liệu lọc được rửa hoặc thay thế để đảm bảo hiệu quả lọc
cao nhất.
- Nước thải sau bồn lọc áp lực sẽ được châm hóa chất Chlorine trước khi đấu nối
vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Lộc Sơn.
b. Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải tập trung đã xây
dựng được tổng hợp tại bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải
Đơn Số
STT Hạng mục Thông số kỹ thuật
vị lƣợng
- Kích thước: DxRxC = 1,7x0,8x3,0(m)
- Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
1 Bể gom mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC =1,7x1,65x3,0(m)
- Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
2 Bể điều hòa mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC = 1,225x0,85x3,0(m)
- Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
3 Bể keo tụ mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC = 1,225x0,85x3,0(m)
- Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
4 Bể tạo bông mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước bể: DxR= 1.5x2.6(m)
- Kích thước đáy dưới: DxR=1,4x0,6(m)
Chiều cao bể: H= 3,0m
5 Bể lắng 1 - Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3 Cái 01
mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 18


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Kích thước: DxRxC = 2,6x1,6x3,0(m)


Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
6 Bể Anoxic mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC = 3,1x2,6x3,0(m)
Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
7 Bể Aerotank mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước bể: DxR= 3,1x1,65(m)
- Kích thước đáy dưới: DxR=1,3x0,6
- Chiều cao bể: 3,0m
8 Bể lắng 2 - Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3 Cái 01
mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC = 1,55x1,0x3,0(m)
- Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
9 Bể chứa bùn mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
- Kích thước: DxRxC = 1,4x1,0x3,0(m)
Kết cấu: Đáy BTCT #250 dày 30cm. 3
Bể trung
10 mặt tường bao là đá chẻ dày 20 cm và 01 Cái 01
gian
mặt tường ngăn là gạch ống dày 10cm,
kiềng đà chống thấm.
c. Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
 Các bước chuẩn bị trước khi vận hành
- Kiểm tra xem nguồn điện đã cấp cho tủ điều khiển chưa.
- Kiểm tra thiết bị trong hệ thống có hoạt động đầy đủ hay không.
- Kiểm tra hệ thống van nhựa trên đường ống đã đặt đúng chế độ chưa (sẽ hướng
dẫn trực tiếp).
- Kiểm tra lượng dung dịch PAC, NaOH, Polymer, Chlorine trong bồn hóa chất:
Nếu mực hóa chất trong bồn cạn thì phải pha thêm hóa chất.
 Pha hóa chất
- Châm dinh dưỡng
+ Loại dinh dưỡng: Cám gà
Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 19
Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

+ Số lượng: 1kg/ngày
+ Thời gian: Châm hằng ngày
+ Thao tác pha:
 Cho nước sạch vào ½ bồn nhựa 300L.
 Cho 1 kg cám gà dạng bột vào bồn chứa khuấy đều.
- Tiếp tục cho nước sạch vào đến khi đầy bồn
- Sử dụng dung dịch PAC cho quá trình keo tụ
+ Cần dùng 300 lít dung dịch PAC
+ Thao tác pha hóa chất:
 Cho nước sạch vào ½ bồn, mở van khí tại bồn.
 Cho 0,5 – 0,8 kg PAC dạng bột vào bồn chứa.
 Tiếp tục cho nước sạch vào đến khi đầy bồn, tiếp tục xục khí đến khi hoá
chất tan hoàn toàn.
- Sử dụng dung dịch Polymer cho quá trình keo tụ
+ Cần dùng 300 lít dung dịch Polymer
+ Thao tác pha hóa chất:
 Cho nước sạch vào ½ bồn, mở van khí tại bồn.
 Cho 0,5 kg polymer dạng bột vào bồn chứa.
 Tiếp tục cho nước sạch vào đến khi đầy bồn, tiếp tục xục khí đến khi hoá
chất tan hoàn toàn.
- Sử dụng dung dịch Chlorine làm hóa chất khử trùng
+ Cần dùng 300 lít dung dịch Chlorine.
+ Thao tác pha hóa chất:
 Cho nước sạch vào ½ bồn, mở van khí tại bồn.
 Cho 1 kg Chlorine vào bồn chứa.
 Tiếp tục cho nước sạch vào đến khi đầy bồn, tiếp tục xục khí đến khi hoá
chất tan hoàn toàn.
Chú ý:
- Khi pha hóa chất phải sử dụng các dụng cụ găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ.
- Tránh để hóa chất bắn vào da và mắt.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 20


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

 Khởi động hệ thống


- Các thao tác khi khởi động hệ thống
+ Bật CB tổng, CB điều khiển lên vị trí ON.
+ Bật công tắc của bơm bể gom, bơm bể điều hòa, motor khuấy, máy thổi khí, bơm
lọc áp lực, bơm định lượng PAC, bơm định lượng Polymer, bơm định lượng
Chlorine sang vị trí AUTO.
+ Khi cần chạy theo chế độ tay, chọn động cơ cần vận hành ở chế độ tay và bật công
tắc sang vị trí bên phải vị trí MAN.
+ Chỉ mở bơm bùn sinh học và bơm bùn hóa lý sang chế độ ON khi lượng bùn sau
khi lắng trong bể lắng sinh học và bể lắng hóa lý nhiều.
 Các bước vận hành bồn l c áp lực
Cấu tạo gồm: 2 bồn lọc áp lực, hệ van (van 3 ngã).

Hình 3.4. Van 3 ngã điều khiển cột lọc áp lực


- Chế độ lọc: Nước vô bồn lọc theo chiều từ trên xuống và lần lượt đi qua các
lớp: Cát thạch anh; sỏi. Nước sau lọc được xả vào mương thu gom nước thải
chung của KCN Lộc Sơn.
- Chế độ rửa ngược: Chuyển tay gạt của van sang chế độ Back Wash khoảng 5-
10 phút.
- Chế độ rửa nhanh: Sau đó gạt van sang chế độ Fast Rine khoảng 5 – 10 phút
- Bước 3: Sau khi vệ sinh cột lọc áp lực, chuyển tay gạt lại trí trí Fillter.
d. Hóa chất sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý
Để đảm bảo công tác vận hành hệ thống xử lý và chất lượng nước thải sau xử lý,
Công ty dự kiến sẽ đưa vào sử dụng một số hóa chất, chi tiết được trình bày tại bảng
sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 21


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Bảng 3.4: Danh mục hóa chất sử dụng


Tên hóa Công đoạn/quá trình
STT Đơn vị tính Khối lƣợng
chất/chế phẩm sử dụng
1 Chlorin Khử trùng Kg/năm 365
2 Polymer Keo tụ - tạo bông Kg/năm 182,5
3 PAC Keo tụ - tạo bông Kg/năm 292
4 Dinh dưỡng Xử lý thiếu khí Kg/năm 365
5 NaOH Ổn định pH/điều hòa Kg/năm 300
(Nguồn:Công ty Cổ phần Tập đoàn High Tech Pharma, 2022)
e. Quy chuẩn chất lượng nước thải sau xử lý
Nước thải xử lý đạt cột C giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm trong nước thải
công nghiệp của các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp được phép đấu nối vào hệ
thống thu gom nước thải tập trung KCN Lộc Sơn.
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đã được UBND
tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020, Công ty
dự kiến đầu tư hệ thống xử lý bụi và khí thải tại các xưởng sản xuất, cụ thể:
- Tại xưởng sản xuất (Premix thức ăn bổ xung, khoáng, hóa chất xử lý môi trường,
chuồng trại trong chăn nuôi): Trang bị các túi vải lọc bụi di động, công suất 3HP và
lưu lượng hút 5.000 m3/h.
- Tại xưởng Non – Betalactam và xưởng Betalactam (Xưởng sản xuất thuốc thú y):
Lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý không khí Air handling unit – AHU.
Tuy nhiên theo kế hoạch phát triển của Công ty, giai đoạn này Dự án sẽ triển
khai trước dây dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, đối với dây chuyền sản xuất
thuốc thú y tạm thời chưa đưa vào hoạt động. Vì vậy, trong giai đoạn này Công ty
chưa đầu tư, lắp đặt và vận hành thử nghiệm cho hệ thống thu gom và xử lý không khí
Air handling unit – AHU theo như nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt.
Đối với xưởng sản xuất (thức ăn bổ xung, premix, hóa chất xử lý môi trường,
chuồng trại trong chăn nuôi) Công ty đã bố trí thiết bị quạt hút bụi gồm 05 họng hút,
với nguyên lý hoạt động như sau:

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 22


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Dưới tác dụng của quạt hút, không khí lẫn bụi được hút vào thiết bị và đi qua
màng lọc dạng sợi. Tại đây,các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên
bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va
chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp
màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Hiệu quả
lọc đạt tới 99,8% và lọc được các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Phần không khí
sạch sẽ được đưa ra ngoài thông qua quạt thổi.
Thông số kỹ thuật của thiết bị đã bố trí tại Dự án như sau:
- Vật liệu lọc: Sợi tổng hợp
- Kích thước: 592x490x25mm
- Lưu lượng khí: 2.800 m3/h
- Cấp độ lọc: G4
- Vận tốc gió: 2,5 m/s
- Độ tổn thấp áp suất ban đầu: 105 Pa
- Độ tổn thấp áp suất khuyến nghị: 105 Pa
- Diện tích lọc: 0,29 m2
3. Công trình, biện pháp lƣu giữ xử lý chất thải rắn thông thƣờng
Chất thải rắn phát sinh tại Dự án bao gồm:
- Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình sản xuất.
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ khu vực nhà ăn, khu vệ sinh,…với
các thành phần như: Thực phẩm dư thừa, túi nylon, chai nhựa, lon nước,…Để tạo điều
kiện thuận tiện cho việc thu gom và tập kết rác thải, Công ty đã bố trí các thùng chứa
rác, có nắp đậy, dung tích từ 10 - 20L tại những vị trí thường xuyên phát sinh rác thải
như: Văn phòng, nhà xưởng, nhà vệ sinh, nhà ăn,.. Chất thải rắn phát sinh tại Dự án
được thu gom, phân loại và xử lý như sau:
- Đối với chất thải rắn có chứa thành phần hữu cơ (thực phẩm thừa,…) và vô cơ
không còn khả năng tái chế, Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị Công ty Cổ phần Công
trình Đô thị Bảo Lộc để thu gom và xử lý theo đúng quy định. Tần suất thu gom
khoảng 3 lần/tuần.
Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 23
Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Chất thải rắn vô cơ có thể tái chế được như: Giấy vụn, chai nhựa, vỏ lon,…sẽ
được phân loại, gom vào các bao chứa và định kỳ bán cho các cơ sở thu mua phế liệu
tại địa phương.
- Lượng dầu mỡ phát sinh từ bể tách mỡ (công trình xử lý nước thải tập trung) phát
sinh không nhiều, hằng ngày công nhân vận hành sẽ chịu trách nhiệm vớt váng dầu mỡ
nổi và tập kết chung với chất thải rắn sinh hoạt của Dự án.
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng
Quá trình sản xuất sẽ làm phát sinh các loại chất thải như: túi nylon, nguyên liệu
rơi vãi, sản phẩm hết hạn... Theo bảng danh mục chi tiết các CTNH, CTCNPKS,
CTRCNTT tại mẫu 1, phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT,
chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của Dự án thuộc chất thải từ quá trình sản
xuất, điều chế và cung ứng dược phẩm (mã chất thải 03 05). Trong đó thành phần của
các loại chất thải phát sinh tại Dự án đã được liệt kê bên trên thuộc CTRCNTT (chất
thải rắn công nghiệp thông thường – mã chất thải 03 05 12), do đó Công ty đã bố trí
khu vực lưu chứa CTRCNT, với diện tích khoảng 4m2 (nằm bên trong khu vực xưởng
sản xuất thức ăn). Kho chứa được bố trí kín, tường xây gạch, sơn nước, nền chống
thấm và có cửa ra vào.
Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và
xử lý khối lượng chất thải rắn này.
3.3. Bùn thải
Đối với bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải tại Dự án, Công ty sẽ tiến
hành lấy mẫu và gửi đơn vị có chức năng để phân tích các thông số có trong bùn thải
theo QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng thải nguy hại
đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải.
Trường hợp kết quả phân tích các thông số trong mẫu bùn thải có chứa thành
phần nguy hại Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển
và xử lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT Về quản lý chất thải nguy
hại.
Đối với trường hợp kết quả phân tích cho thấy bùn thải phát sinh từ hệ thống xử
lý không chứa các thành phần nguy hại thì bùn thải thì Công ty sẽ thuê đơn vị thu gom
xử lý theo chất thải công nghiệp thông thường.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 24


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

4. Công trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Theo dự kiến thành phần CTNH phát sinh tại Dự án chủ yếu là: bóng đèn huỳnh
quang hỏng, giẻ lau dính dầu nhớt với khối lượng phát sinh khoảng 3kg/tháng.
Công ty đã bố trí khu vực lưu trữ CTNH nằm trong trong khu vực kho chứa của
xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi, có diện tích khoảng 7m2 để thu gom lượng chất thải
phát sinh theo quy định tại thông tư số 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
- Kho chứa được thiết kế có mái che, nền chống thấm, đảm bảo khô ráo thoáng
mát được gắn biển cảnh báo, có khóa chắc chắn.
- Bên trong được bố trí 02 thùng chứa HDPE dung tích tối thiểu 120L và có dán
mã CTNH theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
- Theo định kỳ, Chủ dự án sẽ báo cáo về khối lượng, tình hình thu gom chất thải
nguy hại phát sinh tại Dự án đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường.
Khi khối lượng chất thải đủ lớn, Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng,
để tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Các biện pháp sẽ được áp dụng để giảm thiểu tác động do tiếng ồn trong khuôn
viên Dự án bao gồm:
- Lắp đặt máy móc, thiết bị cho các dây chuyền hoạt động của Dự án có chất lượng
tốt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Gia cố nền móng để giảm độ rung và tiếng ồn tại khu vực sản xuất.
- Thường xuyên bảo dưỡng trang thiết bị tại các dây chuyền máy móc.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như nút bịt tai và chế độ ca thích hợp để
tránh làm việc quá lâu trong khu vực có tiếng ồn cao.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy định kỳ và đúng qui định.
- Định kỳ kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa và thay thế các thiết bị hư hỏng.
6. Phƣơng án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng trong quá trình vận hành
thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
6.1. Sự cố môi trƣờng
Để phòng ngừa sự cố môi trường, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong dây chuyền
sản xuất.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 25


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Thường xuyên kiểm tra, khơi thông cống rãnh của hệ thống thu gom nước mưa,
nước thải.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực tập kết chất thải rắn.
- Thường xuyên vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý khí thải.
6.2. Sự cố khu vực lƣu trữ CTNH
Các biện pháp phòng ngừa sự cố trong quá trình lưu trữ CTNH:
- Đặt biển báo nguy hiểm tại khu vực lưu trữ CTNH.
- Khu vực lưu giữ chất thải có mái che, nền xi măng, tường bao tránh chất thải rò
rỉ ra đất.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị lưu trữ để phát hiện rò rỉ kịp thời.
- Các loại chất thải phải để riêng biệt, tuyệt đối không được trộn chung các loại
chất thải với nhau.
6.3. Sự cố cháy nổ
Để quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, Công ty đã ban hành nghiêm
ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ như sau:
- Tuyến đường giao thông nội bộ đã thiết kế đường xe chạy rộng xung quanh Dự
án; bố trí bể cấp nước ở vị trí thuận lợi cho việc lấy nước và có lượng nước đủ để dập
tắt đám cháy nhanh chóng.
- Công ty đã xây dựng bảng nội quy phòng cháy chữa cháy và được phổ biến rộng
rãi.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, có phương án PCCC và tuân
theo mọi quy định nghiêm ngặt về PCCC. Tại khu vực có khả năng cháy cao, Công ty
đã lắp đặt thiết bị chữa cháy, hệ thống biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc… hợp lý trong
khu vực này.
- Công ty đã lắp đặt automat phía trước hệ thống điện chính, điện phụ và trước các
thiết bị có phụ tải điện lớn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm đảm bảo thiết bị, hệ thống PCCC luôn
chạy ổn định.
- Lắp đặt hệ thống chống sét tại vị trí cao nhất của Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 26


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

- Tuân thủ đúng và nghiêm ngặt các quy tắc an toàn khi bảo quản, sử dụng gas và
khi xử lý các sự cố rò rỉ khí gas sẽ làm giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ từ loại nhiên
liệu này.
- Thành lập đội PCCC cơ sở. Thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát an toàn
PCCC và tham gia tập huấn về PCCC.
Công ty đã trang bị hệ thống các thiết bị PCCC và được Phòng cảnh sát PCCC và
CNCH – Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy số 164/TD-PCCC-PC07 ngày 17/8/2020 (Bảo sao giấy xác nhận
được đính kèm tại phần phụ lục của báo cáo).
6.4. Tai nạn lao động
Để đề phòng các sự cố về tai nạn lao động, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp
sau:
- Trang bị cho nhân viên những hiểu biết cơ bản về an toàn lao động trong quá
trình làm việc.
- Nguyên vật liệu được sắp xếp ở độ cao vừa phải, tránh tình trạng gây rơi rớt ảnh
hưởng đến nhân viên.
- Nhân viên được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động.
- Đảm bảo chiếu sáng đầy đủ cho các khu vực làm việc của nhân viên.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 1 năm/1 lần.
- Ngoài ra, Dự án sẽ đăng ký BHYT và BHXH đầy đủ cho nhân viên…
6.5. Sự cố an toàn thực phẩm
 Sự cố an toàn thực phẩm trong sản xuất
Để phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, Công ty
sẽ có những biện pháp sau:
- Định kì vệ sinh các máy móc, thiết bị theo đúng quy định.
- Công nhân viên tham gia hoạt động sản xuất mang bảo hộ lao động và vệ sinh
cá nhân trước khi vào nhà xưởng làm việc.
- Định kì bảo dưỡng máy móc, thiết bị và thay thế những bộ phận hư hỏng.
- Bao bì đựng sản phẩm được sử dụng theo quy định.
- Sử dụng chất bảo quản thực phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 27


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

 Sự cố an toàn thực phẩm trong nhà bếp


Để phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm, Công ty sẽ thực hiện các biện
pháp sau:
- Bếp ăn được bố trí đảm bảo không lây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua
chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải đảm bảo vệ sinh.
- Nhà ăn luôn đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ,
có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, dụng cụ nấu nướng, chế biến đảm bảo an toàn
vệ sinh.
- Nguyên liệu, thực phẩm sử dụng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm
bảo an toàn chất lượng.
- Đối với các nhân viên trong bếp, đều được phổ biến về qui định làm bếp và phải
có kiến thức đầy đủ về an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền, giáo dục cho nhân viên về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng
chống các loại dịch bệnh dễ lây lan.
6.6. Sự cố môi trƣờng đối với nƣớc thải
Để phòng ngừa và ứng phó các sự cố có thể xảy ra khi vận hành hệ thống xử lý
nước thải, Công ty đã chủ động thực hiện các biện pháp sau:
- Bể điều hòa được xây dựng với kích thước có thể lưu nước trung bình 10 giờ.
- Khi có sự cố, chủ đầu tư sẽ tiến hành sửa chữa với thời gian nhanh nhất để đưa
hệ thống đi vào hoạt động trở lại.
- Công nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được tập huấn về chương
trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống.
- Kiểm soát chảy tràn bùn thải lỏng.
- Nạo vét các hố ga nước thải.
- Toàn bộ hệ thống thành các trạm xử lý khi đổ bê tông đều được trộn thêm phụ
gia chống thấm.
- Kiểm tra sự cố ở các bể và khắc phục nhanh chóng.
- Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả xử lý
của hệ thống xử lý.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 28


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

6.7. Sự cố lƣu chứa nguyên liệu, hóa chất


- Hóa chất được bảo quản trong các thùng chứa và đặt trong khu vực an toàn, cách
ly với các khu vực nhạy cảm như văn phòng.
- Bố trí, sắp xếp hóa chất và sản phẩm trong kho chứa hợp lý, không cản trở gây
vấp ngã, an toàn, độ cao vừa phải để tránh tình trạng hóa chất rơi, đổ ra ngoài.
- Chỉ lưu trữ số lượng hoá chất cần thiết cho hoạt động trong một thời gian ngắn.
- Các hóa chất phục vụ cho quá trình sản xuất đều được dán tem, nhãn để công
nhân lưu ý khi sử dụng.
- Lắp đặt dấu hiệu cảnh báo đối với các hóa chất độc hại, dễ cháy đồng thời lắp đặt
nội dung sơ cấp cứu trong khu vực nhà máy để thực hiện khi cần thiết.
- Trang bị tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu trong khu vực Nhà máy.
- Thường xuyên cập nhật số lượng hoá chất trong kho vào nhật ký.
- Bố trí các thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại khu vực lưu chứa theo quy
định.
- Dán biển cảnh báo nguy hiểm đối với khu vực lưu chứa hóa chất.
6.8. Sự cố về côn trùng và các động vật gặm nhấm
Để hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng từ các động vật gắm nhấm, Chủ dự án sẽ thực
hiện các biện pháp sau:
- Khu vực lưu chứa thông thoáng.
- Các loại sản phẩm nguyên liệu được bố trí theo đúng vị trí và đặt lên balet.
- Các loại sản phẩm và nguyên liệu được đóng gói theo đúng quy cách trước khi
lưu trữ.
- Thường xuyên quét dọn và sắp xếp các loại sản phẩm, nguyên liệu lưu chứa
trong kho.
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng khác
Ngoài các công trình, biện pháp trên Công ty không còn công trình, biện pháp
bảo vệ môi trường khác.
8. Biện pháp bảo vệ môi trƣờng đối với nguồn nƣớc công trình thủy lợi khi có
hoạt động xả nƣớc thải vào công trình thủy lợi
Công ty không thuộc đối tượng quy định tại nội dung này.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 29


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng,
phƣơng án bồi hoàn đa dạng sinh học
Công ty không thuộc đối tượng quy định tại nội dung này.
10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng
Theo kế hoạch sản xuất, giai đoạn này Công ty sẽ đưa vào vận hành trước dây
chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, đối với dây chuyền sản xuất thuốc thú y sẽ được
triển khai trong thời gian tới.
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đã thực hiện đúng theo nội dung đã cam kết
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số
1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng và bố trí hoàn thiện các
công trình bảo vệ môi trường tại Dự án, bao gồm: Hệ thống thu gom, xử lý và thoát
nước thải, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, kho chứa CTNHH, kho chứa chất thải
rắn công nghiệp và hệ thống lọc bụi.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai Dự án, một số nội dung liên quan đến các
hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án đã được điều chỉnh để phù hợp với
quy hoạch của KCN Lộc Sơn cũng như tình hình hoạt động thực tế trong thời gian tới.
Cụ thể như sau:
Bảng 3.5: Nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt
Quyết định phê
Tên công Phƣơng án đề Phƣơng án điều duyệt điều
STT trình bảo vệ xuất trong báo chỉnh, thay đổi đã chỉnh của cơ
môi trƣờng cáo ĐTM thực hiện quan phê duyệt
báo cáo ĐTM
Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý
nƣớc thải
Bể thu gom  Bể
tách dầu mỡ  Bể
Hệ thống xử lý điều hòa  Bể keo tụ
1
nước thải Nước thải  Hố Bể tạo bông  Bể
ga  Bể kỵ khí  lắng 1  Bể Anoxic -
Bể hiếu khí.  Bể Aerotank  Bể
lắng 2  Bể trung
gian  Cột lọc áp lực
(1)

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 30


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

Quyết định phê


Tên công Phƣơng án đề Phƣơng án điều duyệt điều
STT trình bảo vệ xuất trong báo chỉnh, thay đổi đã chỉnh của cơ
môi trƣờng cáo ĐTM thực hiện quan phê duyệt
báo cáo ĐTM
Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải

X = 1.273.773 X = 1.273.7961 Giấy phép xây


dựng số
Y = 509.281 Y = 509.31
11/GPXD ngày
20/10/2020
Hệ thống xử lý Sử dụng thiết bị lọc Sử dụng hệ thống lọc
2 -
bụi bụi túi vải di động bụi sợi vải cố định (2)
(1):
Theo nội dung được trình bày trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định
số 1926/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng, nước thải phát sinh
tại Dự án sẽ được dẫn về bể xử lý nước thải tập trung của Nhà máy và xử lý theo công
nghệ như sau:
Nước thải  Bể gom  Bể kỵ khí  Bể hiếu khí  đấu nối vào hệ thống thu gom,
xử lý nước thải tập trung của KCN Lộc Sơn
Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Công ty quyết định đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh hơn về mặt công nghệ để đảm bảo các tiêu
chí về môi trường của lĩnh vực hoạt động cũng như giảm chi phí xử lý nước thải khi
đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung của KCN Lộc Sơn.
So với công nghệ xử lý nước thải đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường được phê duyệt, hệ thống xử lý nước thải điều chỉnh có sự cải tiến và hiện
đại hơn, do đó việc thay đổi phương án xử lý nước thải của cơ sở mang tính tích cực
và không gây tác động đến chất lượng môi trường tại khu vực.
(2):
Để đảm bảo công suất hoạt động của hệ thống trong quá trình sản xuất, Công ty đã
bố trí hệ thống lọc bụi sợi vải cố định. Quy trình công nghệ hoạt động của phương án
điều chỉnh tương tự như phương án đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường, chỉ khác nhau ở đặc tính di động và cố định. Vì vậy có thể kết luận, việc điều
chỉnh phương án xử lý bụi của Dự án không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
tại khu vực.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 31


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƢỜNG

Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma không đề nghị cấp phép môi trường
đối với nước thải, khí thải, tiếng ồn độ rung và dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, do đó
báo cáo không trình bày nội dung này

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 32


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH


XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƢƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI
TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án
Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma đã thực hiện ký hợp đồng đấu nối
nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý tập trung của KCN Lộc Sơn (Theo hợp đồng số
22/2022/HĐXLNT ngày 12/7/2022). Do đó, Công ty không phải thực hiện vận hành
thử nghiệm công trình xử lý nước thải của Dự án.
2. Chƣơng trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
2.1. Chƣơng trình quan trắc định kỳ
- Thành phần: Không khí
- Số lượng: 02
- Vị trí giám sát: Trong xưởng sản xuất 1 và 2
- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, H2S, NH3
- Tần suất: 03 tháng/lần
- Quy chuẩn so sánh:
+ QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho
phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
+ QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp
xúc cho phép bụi tại nơi làm việc.
+ QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc
cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
2.2. Chƣơng trình quan trắc tự động, liên tục chất thải
Dự án không thuộc đối tượng quan trắc tự động, liên tục nên báo cáo trong trình
bày nội dung này.
2.3. Hoạt động quan trắc môi trƣờng định kỳ, quan trắc môi trƣờng tự động liên
tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự
án
Không có

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 33


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trƣờng hằng năm
Công ty dự kiến sẽ chi khoản 9.360.000 VNĐ cho hoạt động quan trắc môi
trường định kỳ hằng năm của Dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 34


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

CHƢƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƢ


Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma cam kết:
- Tuân thủ theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của
nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu
có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Công ty cam kết vận hành các công trình xử lý chất thải theo đúng nội dụng
đã cam kết, đảm bảo chất lượng của các nguồn thải theo đúng các quy chuẩn,
tiêu chuẩn hiện hành trước khi đưa ra môi trường.
- Thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ theo nội dung chương
trình đã cam kết.
- Chúng tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà
nước Việt Nam nếu để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước, hoặc sự cố
gây ô nhiễm môi trường.

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 35


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên
Báo cáo đề xuất cấp phép giấy môi trường của dự án đầu tư
“Nhà máy sản xuất thuốc và thức ăn chăn nuôi”

PHỤ LỤC

Chủ dự án: Công ty TNHH Tập đoàn High Tech Pharma 36


Đơn vị tư vấn: Chi nhánh Công ty CPĐTPT Môi trường Đại Việt – Khu vực Tây Nguyên

You might also like