You are on page 1of 93

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................................................1
1. Tên chủ cơ sở.......................................................................................................................1
2. Tên cơ sở..............................................................................................................................1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:..........................................................4
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:..........................................................................................4
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:...........................................................................................4
3.3 Sản phẩm của cơ sở............................................................................................................7
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự
kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
8
4.1 Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu và phế liệu sử dụng....................................................8
4.2 Nhu cầu về sử dụng điện, nước của dự án.......................................................................11
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở..............................................................................13
5.1 Vị trí địa lý của cơ sở.......................................................................................................13
5.2 Các hạng mục công trình, thiết bị của cơ sở....................................................................14
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG.............................................................................................................18
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân
vùng môi trường.....................................................................................................................18
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải
18
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.........................................................................................................19
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................................19
1.1. Thu gom, thoát nước mưa...............................................................................................19
1.2. Thu gom, thoát nước thải................................................................................................26
1.3 Xử lý nước thải.................................................................................................................30
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...........................................................................38
2.1. Công trình thu gom, xử lý khí thải..................................................................................39
2.2 Thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục.....................................................48
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.......................................53
3.1. Chất thải sinh hoạt...........................................................................................................53
3.2. Chất thải rắn sản xuất......................................................................................................55
3.3 Kho, bãi lưu giữ thép phế liệu nhập khẩu........................................................................58
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.....................................................65

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...........................................................69
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm
và khi dự án đi vào vận hành..................................................................................................70
Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............................74
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................................................74
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải.......................................................................74
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn:.....................................................................75
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên
liệu sản xuất............................................................................................................................76
Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................................78
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải...................................................78
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải......................................................79
Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................81
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.................................................81
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp
luật..............................................................................................................................................
81
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..........................................................82
Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................85

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường


BTCT : Bê tông cốt thép
CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại
HTXL : Hệ thống xử lý
HTTN : Hệ thống thoát nước
QĐ : Quyết định
UBND : Uỷ ban nhân dân
XLKT : Xử lý khí thải
XLNT : Xử lý nước thải

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất phôi thép..........................................9
Bảng 2: Nhu cầu khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu......................................................10
Bảng 3: Lượng nước sử dụng trung bình trong năm 2020, 2021...........................................12
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nước..............................................................................................13
Bảng 5: Tổng hợp các hạng mục công trình của dự án..........................................................14
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị chính phục vụ sản xuất................................................15
Bảng 7: Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án...........................................17
Bảng 8: Các thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mưa quanh bãi chứa thép phế liệu.22
Bảng 9: Bảng tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở...................................24
Bảng 10: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt......................28
Bảng 11: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất.......................29
Bảng 12: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh của dự án......................................................31
Bảng 13: Thông số kỹ thuật của bể tự hoại tại nhà máy........................................................33
Bảng 14: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước làm mát trực tiếp...............................35
Bảng 15: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước làm mát gián tiếp..............................36
Bảng 16: Danh mục công trình, thiết bị của hệ thống thu gom khí thải trực tiếp..................39
Bảng 17: Danh mục công trình, máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải trực tiếp.......41
Bảng 18: Danh mục công trình, thiết bị của hệ thống thu gom khí thải gián tiếp.................43
Bảng 19: Danh mục công trình, máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải lò tại nhà máy
................................................................................................................................................45
Bảng 20: Thông số kỹ thuật thiết bị của hệ thống quan trắc..................................................49
Bảng 21: Quy mô, kết cấu các thùng lưu giữ chất thải sinh hoạt..........................................54
Bảng 22: Chất thải rắn sản xuất của dự án.............................................................................56
Bảng 23: Khối lượng xỉ lò.....................................................................................................56
Bảng 24: Chất thải rắn sản xuất phát sinh hàng ngày từ các lò luyện....................................56
Bảng 25: Thông tin chi tiết công trình, thiết bị, kho lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông
thường và tần xuất thu gom tại nhà máy................................................................................57
Bảng 26: Chất thải nguy hại của dự án..................................................................................66
Bảng 27: Khối lượng phát sinh trong giai đoạn vận hành ổn định tại nhà máy.....................67
Bảng 28: Quy mô, kết cấu các kho lưu giữ chất thải nguy hại..............................................68
Bảng 29: Vị trí và phương thức xả khí thải của dự án...........................................................74
Bảng 30: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải của
dự án.......................................................................................................................................75
Bảng 31: Khối lượng đề nghị nhập khẩu...............................................................................76
Bảng 32: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ nước thải của công ty................................78

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng 33: Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...............................................82

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Quy trình sản xuất phôi thép hiện tại của Công ty......................................................4
Hình 2: Khu vực máy băm cắt nhỏ phế liệu và phế liệu được chuyển về kho sau khi cắt......5
Hình 3: Khu vực nạp liệu vào các giỏ liệu ở khu vực kho chứa và vận chuyển đến lò...........5
Hình 4: Khu vực làm nguội phôi thép......................................................................................7
Hình 5: Sản phẩm của cơ sở.....................................................................................................8
Hình 6: Phế liệu nội (trái) và phế liệu ngoại nhập (phải) tại dự án........................................11
Hình 7: Vị trí cơ sở................................................................................................................14
Hình 8: Phương án thu gom nước mưa và nước thải hiện hữu tại nhà máy..........................19
Hình 9: Hệ thống thoát nước mưa và các bể xử lý nước mưa quanh bãi liệu........................20
Hình 10: Mặt bằng hệ thống thoát nước quanh bãi chứa thép phế liệu.................................21
Hình 11: Sơ đồ thu gom nước mưa tràn bề mặt bãi thép phế liệu.........................................21
Hình 12: Sơ đồ nguyên lý thoát nước tại Công ty.................................................................24
Hình 13: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở..........................................................26
Hình 14: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt.........................................................................27
Hình 15: Bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt.......................................................................32
Hình 16: Hệ thống xử lý nước làm mát của quá trình làm nguội máy đúc............................34
Hình 17: Sơ đồ hệ thống nước giải nhiệt tuần hoàn trực tiếp................................................35
Hình 18: Sơ đồ hệ thống nước giải nhiệt gián tiếp................................................................36
Hình 19: Hệ thống làm mát cung cấp hệ thống sản xuất oxy................................................38
Hình 20: Hệ thống làm mát thiết bị lò điện và hệ thống xử lý khí thải..................................38
Hình 21: Sơ đồ thu gom khí thải trực tiếp.............................................................................39
Hình 22: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải.............................................40
Hình 23: Hệ thống thu gom và xử lý khí thải trực tiếp..........................................................42
Hình 24: Sơ đồ thu gom khí thải gián tiếp.............................................................................43
Hình 25: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải.............................................44
Hình 26: Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi vải..............................................................................46
Hình 27: Hệ thống thu gom và xử lý khí thải gián tiếp..........................................................48
Hình 28: Trạm quan trắc khí thải tự động..............................................................................53
Hình 29: Thùng rác tại nhà máy.............................................................................................55
Hình 30: Kho chứa chất thải rắn thông thường tại nhà máy..................................................58
Hình 31: Bên trong và bên ngoài nhà kho lưu giữ thép phế liệu...........................................59
Hình 32: Bãi phế liệu tại nhà máy..........................................................................................61
Hình 33: Cây xanh tại nhà máy..............................................................................................62
Hình 34: Nhà kho và bụi lò đang chứa trong kho..................................................................69
Hình 35 Bình chữa cháy bố trí tại các khu vực trong nhà máy..............................................73

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ hoạt động: Đường Tạ Quang Bửu, Khu Công nghiệp Liên Chiểu, Quận
Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: (Ông) Đinh Xuân Đức
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Điện thoại: 0236.3842561; Fax: 0236.3842174
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 32221000133, đăng ký lần đầu ngày
05/11/2009, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất 20/7/2011 do Ban Quản lý các Khu công
nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0400101549, đăng ký lần đầu:
02/5/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 20/11/2019 do Phòng đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch Đầu Tư thành Phố Đà Nẵng cấp.
2. Tên cơ sở: NHÀ MÁY THÉP ĐÀ NẴNG
- Địa điểm cơ sở: Lô H, đường Tạ Quang Bửu, Khu Công nghiệp Liên Chiểu,
Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
và các loại giấy phép môi trường thành phần gồm:
+ Quyết định số 5934/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ
sung của “Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép” tại lô H,
đường số 6, Khu công nghiệp Liên Chiểu của Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng.
+ Giấy xác nhận số 298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 4 năm 2012 của UBND
thành phố Đà Nẵng về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện
thép của Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng.
+ Công ty đã được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp Giấy xác nhận đủ điều
kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số
45/GXN-BTNMT với hạng mức được cấp phép nhập khẩu: 540.000 tấn, thời hạn giấy
xác nhận: từ ngày 09/5/2019 đến ngày 09/5/2022. (Thời hạn 3 năm)
+ Công ty đã được gia hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường
trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đến hết ngày 31/12/2022 theo thông
báo số 67/TB-BTNMT ngày 08 tháng 04 năm 2022 về việc kéo dài thời hạn hiệu lực
của Giấy phéo môi trường thành phần.

- Quy mô của cở sở:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
+ Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: Dự án thuộc
điểm b (Nhà máy luyện, cán thép), khoản 5, mục II, phụ lục I, Phân loại dự án đầu tư
công, ban hành kèm nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của
Chính phủ. Do mức đầu tư dự án nằm trong khoảng từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ
đồng. Do đó, cơ sở thuộc nhóm B.
+ Phân loại theo tiêu chí quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Dự án
thuộc nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, theo điểm
a, khoản 3, điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Dự án thuộc số thứ tự 9,
cột 3, phụ lục II ban hành kèm theo nghị định 08/2022/NĐ-CP Nghị định Quy định chi
tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Do đó theo khoản 2, điều 39 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020, Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường do Bộ Tài
nguyên và Môi trường cấp phép.
- Công tác về môi trường được thực hiện tại cơ sở từ khi thành lập cho đến nay:
+ Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập
năm 1991 theo quyết định số 1977/QĐ-UB ngày 13/11/1991 của UBND tỉnh Quảng
Nam Đà Nẵng trên cơ sở liên doanh giữa Tổng Công ty thép Việt Nam và Nhà máy Cơ
khí Đà Nẵng (cũ). Nhà máy Thép chính thức hoạt động từ năm 1992. Đến ngày
13/8/1998 đổi tên thành Công ty Thép Đà Nẵng theo Quyết định số 25/1998/QĐ-BCN
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và trở thành thành viên của Tổng Công ty thép Việt
Nam, với tên giao dịch là Danang Steel Company (DSC).
+ Năm 2001, Do điều kiện sản xuất và quy hoạch phát triển của thành phố Đà
Nẵng, Công ty thực hiện di dời địa điểm từ KCN Hoà Khánh lên KCN Liên Chiểu tại
địa chỉ đường Tạ Quang Bửu, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng theo công văn số 2251/UB -VP ngày 17/8/2001 của UBND Thành phố Đà Nẵng
về việc chuyển địa điểm Công ty. Sau khi chuyển về vị trí mới, được sự thống nhất của
Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Thép Đà Nẵng lập dự án “Đầu tư lò điện 15
tấn mẻ và Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm”, Công ty đã lập Báo cáo ĐTM được Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp Phiếu xác nhận số 46/PXN-TNMT
ngày 28/10/2004 xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn Môi trường dự án ”Đầu tư lò
điện 15 tấn/mẻ và Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm” tại Khu công nghiệp Liên
chiểu, thành phố Đà Nẵng.
+ Đến ngày 24/3/2006 Công ty Thép Đà Nẵng đổi tên thành Công ty Cổ phần
Thép Đà Nẵng theo Quyết định số 690/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp trên
cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là Công ty Thép Đà Nẵng.
+ Năm 2011, Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp quyết định số
95/QĐ-STNMT ngày 28/4/2011 về việc chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
hiện các biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003
của Thủ tướng chính phủ.
+ Năm 2011, Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng thực hiện “Dự án đầu tư cải tạo
nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép” trên cơ sở dự án cũ “Dự án đầu tư lò
điện 15 tấn/mẻ và Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm”, Công ty đã lập báo cáo ĐTM
và đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt “Báo cáo đánh giá tác động môi
trường bổ sung dự án đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ luyện thép” tại Quyết
định số 5934/QĐ-UBND ngày 14/7/2011.
+ Năm 2012, Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
cấp Giấy xác nhận số 298/QĐ-STNMT ngày 19/4/2012 về việc đã thực hiện các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn 1 của “Dự án đầu tư, cải tạo nâng
cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép của Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng”.
Dự án: “Đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép” trên cơ sở
của dự án cũ “Dự án đầu tư lò điện 15 tấn/mẻ và Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm”
gồm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
+ Cải tạo nâng công suất lò điện 15 tấn/mẻ lên 20 tấn/mẻ với nắp - tường làm
nguội bằng nước và ra thép đáy lệch tâm.
+ Đầu tư lò tinh luyện LF nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời
gian nấu luyện, phát huy công suất của máy đúc liên tục và đa dạng hóa sản phẩm.
+ Bổ sung các hạng mục thiết bị khác cho đồng bộ và cải tạo nâng cấp các
thiết bị phụ trợ hiện có đảm bảo công suất nấu luyện và cải tạo đưa công suất lò đúc
lên 180.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2: Nhà máy cán thép 250.000 tấn/năm.
Hiện tại, Công ty đã thực hiện xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định các hạng
mục, công trình đầu tư của giai đoạn 1 và đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo
vệ môi trường tại Giấy xác nhận số 298/QĐ-STNMT ngày 19/4/2012 do Sở Tài
nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp. Đối với giai đoạn 2 thì hiện nay Công
ty vẫn chưa có điều kiện để đầu tư và nhu cầu này sẽ thực hiện trong tương lai khi kinh
tế nhà máy ổn định.
Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Dự án
thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và căn cứ khoản b, điểm 1, Điều 41 cơ
sở thuộc đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Tiếp tục vận hành 01 dây chuyền luyện phôi thép với công suất 180.000
tấn/năm trên tổng diện tích 127.795 m 2 của Nhà máy hiện hữu tại đường Tạ Quang
Bửu, Khu Công nghiệp Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
a) Loại hình sản xuất của cơ sở: Sản xuất phôi thép và kinh doanh các sản phẩm
gang thép.
- Công suất thiết kế và đăng ký: 180.000 tấn phôi thép/năm.
- Công suất hoạt động hiện tại: 140.000 tấn phôi thép/năm.
b) Công nghệ sản xuất của cơ sở
Nhà máy đã đầu tư dây chuyền sản xuất thép từ lò điện hồ quang kết hợp lò tinh
luyện và máy đúc liên tục, công suất 180.000 tấn/năm.
Sơ đồ và tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất phôi thép:
Sơ đồ quy trình công nghệ của dự án được thể hiện như sau:
Sắt thép phế liệu, Gang
thỏi
Bàn giao cho đơn
Chuẩn bị liệu Tạp chất vị chức năng

Nước nóng Giải nhiệt và tuần


Than
hoàn tái sử dụng
Lò điện EBT 20 T/mẻ
Khí Oxy Bụi và khí thải Hệ thống xử lý bụi
trực tiếp và gián tiếp
Chất trợ dung,
Fero hợp kim Xỉ lò Tập kết tại bãi
Thép lỏng chứa Bụi lò

Chất trợ dung, Giải nhiệt và tuần


Nước nóng
Fero hợp kim hoàn tái sử dụng
Lò điện LF 30 T/mẻ Khí thải
Xỉ lò Tái sử dụng
Dầu FO Thùng rót
Bụi

Máy đúc liên tục Vảy oxit Tái sử


sắt dụng/Bàn
Phôi thành phẩm giao

Thuyết minh quy


Hình 1: trình côngsản
Quy trình nghệ:
xuất phôi thép hiện tại của Công ty
Quy trình sản xuất phôi thép được chia thành các công đoạn chính như sau:
a. Chuẩn bị nguyên liệu:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Nguyên liệu chính cấp cho lò điện: Sắt thép phế liệu, gang.
- Nguyên liệu được tiếp nhận, kiểm tra phân loại và lưu giữ tại bãi liệu, hoặc nhà
kho chứa liệu. Sau đó được xử lý cắt nhỏ bằng máy băm hoặc bằng cắt gió đá để đạt
được kích cỡ theo yêu cầu. Phế liệu sau khi xử lý được chuyển toàn bộ vào nhà kho
chứa liệu. Tại nhà kho chứa, phế liệu được nạp vào các thùng chứa (giỏ liệu), sau đó
thùng chứa được chuyển đến lò bằng xe goòng.

Hình 2: Khu vực máy băm cắt nhỏ phế liệu và phế liệu được chuyển về kho sau khi cắt

Hình 3: Khu vực nạp liệu vào các giỏ liệu ở khu vực kho chứa và vận chuyển đến lò
- Các nguyên vật liệu khác: Chất tạo xỉ (vôi, than đá - ở dạng cục hoặc bột), chất
hợp kim hóa, hợp kim ferô, các chất khử ô xy và vật liệu chịu lửa. Các nguyên vật liệu
này được lưu trữ, bảo quản trong kho - thùng chứa, vật liệu dạng bột được chứa trong
bao chuyên dụng - được bảo quản nơi khô ráo.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Chất thải phát sinh trong công đoạn này là các loại tạp chất: Đất, đá, mảnh
nhựa, cao su, gỗ vụn, một ít kim loại màu…trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu và
khi nạp liệu vào thùng sẽ có phát sinh bụi
b. Nạp liệu:
- Hệ thống thủy lực của lò nâng các điện cực (đường kính D400mm) lên cao khỏi
nắp lò và xoay nắp lò sang một bên.
- Sắt thép phế liệu đã xử lý cùng với chất trợ dung (vôi, dolomit…) đã được cấp
vào thùng nạp liệu (dung tích 19m 3) để chuyển đến xưởng luyện, dùng cầu trục 30 tấn
cẩu thùng nạp liệu lên cao di chuyển đến vị trí miệng lò, sau đó điều khiển để mở đáy
thùng, thép phế liệu trong thùng rơi vào trong lò. Mỗi mẻ nấu luyện được nạp 4 đến 5
giỏ liệu, riêng lần cấp liệu đầu chiếm tỷ lệ 25-35% lượng liệu của cả mẻ.
- Sau mỗi lần cấp liệu nắp lò đóng lại, đóng nguồn điện cấp cho Máy biến áp lò
(công suất 16.000KVA), điều khiển điện cực hạ từ từ xuống đến khi khoảng cách giữa
đầu điện cực và nguyên liệu ở khoảng 20-30mm thì bắt đầu cho phóng hồ quang điện.
Sau khi lượng liệu đã nạp trong lò nóng chảy hết thì tạm dừng cấp nguồn điện
cho điện cực lò (ngưng hồ quang) để nạp tiếp giỏ liệu tiếp theo và thực hiện quá trình
đóng điện - phóng hồ quang như miêu tả trên…đến khi đạt đủ số lượng cần thiết của
mẻ nấu.
c. Nấu chảy nguyên liệu tại lò EBT:
- Sắt thép phế liệu cấp vào lò, bị nung chảy bởi nhiệt độ cao của hồ quang điện.
Khi bắt đầu quá trình phóng Hồ quang điện, nguồn điện cấp cho điện cực ở công
suất thấp để nhằm hạn chế sự phá hủy vách và nắp lò (do bức xạ nhiệt đột ngột). Khi
Hồ quang đã bị bao che chắn bởi sắt thép phế liệu xung quanh thì có thể nâng công
suất nguồn điện cấp cho điện cực lên cho đến khi nấu chảy hoàn toàn lượng liệu đã cấp
vào lò.
Trong quá trình nấu luyện khí Ôxy được thổi vào lò bằng các vòi phun chuyên
dùng. Việc sử dụng Ôxy trong luyện thép lò điện hồ quang nhằm mục đích cường hóa
thép lỏng hỗ trợ tăng khả năng nấu chảy và khử các chất không mong muốn (Phốt pho,
lưu huỳnh…). Lượng Ôxy được cấp từ hệ thống sản xuất Ôxy của nhà máy.
Thép lỏng sau khi được nấu chảy hoàn toàn, được kiểm soát các thành phần theo
quy định của mẻ luyện (% C, % P, % S, %Cu, % Ni…) sau đó thép lỏng sẽ được rót
vào thùng đưa sang lò tinh luyện (lò LF) để hiệu chỉnh chính xác thành phần hóa học.
d. Tinh luyện tại lò LF (Ladle Furnace):
Thép lỏng từ lò EBT được rót sang lò thùng (lò LF), quá trình tinh luyện được
tiến hành trong lò thùng này. Tại lò thùng, thép lỏng tiếp tục được cấp nhiệt bằng hồ
quang điện (sử dụng điện cực đường kính 300mm). Trong quá trình tinh luyện các phụ

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
gia (Mn – Si, Fero Si, Fero Vanadi …) được bổ sung thêm phù hợp tương ứng theo
từng mác thép nhất định. Ở công đoạn này khí Argon được thổi sục vào thép lỏng để
khuấy đảo thép lỏng nhằm đồng đều hóa nhiệt độ và thành phần hóa học. Sau khi kiểm
soát nhiệt độ và thành phần hóa học đạt yêu cầu, Lò thùng được chuyển đến máy đúc
liên tục.
e. Đúc liên tục:
Thép lỏng trong lò LF sau khi tinh luyện xong được rót vào thùng trung gian. Từ
thùng trung gian thép lỏng tiếp tục được rót vào khuôn kết tinh (bằng vật liệu Đồng-
thành khuôn được làm nguội bằng nước). Dòng thép lỏng rót liên tục, được làm nguội
và được định hình theo hình dáng của khuôn, tốc độ làm nguội được kiểm soát chặt
chẽ nhằm đảm bảo chất lượng của phôi thép. Để phôi thép không bám dính vào thành
khuôn, khuôn được rung theo hướng đúc và bôi trơn bề mặt tiếp xúc khuôn và thép
lỏng bằng dầu thực vật. Thép kết tinh (phôi thép) được kéo liên tục ra khỏi khuôn và
tiếp tục được làm nguội bằng cách phun nước trực tiếp lên bề mặt.
Phôi thép được cắt đến chiều dài theo yêu cầu bằng phương pháp cắt ôxy-gas.
Các thanh phôi thép sau khi cắt đúng kích thước sẽ được hệ thống các con lăn đưa ra
sàn làm nguội đến nhiệt độ môi trường và được chuyển sang lưu giữ ở kho.

Hình 4: Khu vực làm nguội phôi thép


3.3 Sản phẩm của cơ sở
Nhà máy chú trọng phát triển nhiều chủng loại phôi thép như: CT34-51, CB300-
500, CB240-T, CB300-T, SD295A, SD295B, SD345, SD390, SD490, Gr60 theo
TCVN 1765-75, 1651-2:2008, 1651-1:2008, JIS 3112, ASTM 615 …..Sản phẩm của
dự án là phôi thép với công suất 180.000 tấn/năm.
Trong đó, sản phẩm sau quá trình luyện thép là các loại phôi có kích thước vuông
120x120,130x130mm dài 6m.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 5: Sản phẩm của cơ sở


4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng
phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,
nước của dự án đầu tư:
4.1 Nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu và phế liệu sử dụng
Ngoài phế liệu sắt thép (nội địa và nhập khẩu), để đảm bảo thành phần mác thép
theo yêu cầu công nghệ và tiêu chuẩn thép của thành phẩm của thị trường nhà máy sử
dụng các loại phụ liệu và các chất trợ dung được liệt kê như dưới đây.
4.1.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất
- Nguyên liệu chính: Sử dụng 100% là sắt thép phế liệu, được cung ứng từ 2
nguồn: mua trong nước (chiếm khoảng 20%) và nhập khẩu (chiếm khoảng 80%).
- Chất trợ dung: Vôi và dolomit đã tinh luyện được sử dụng trong lò luyện thép
để khử tạp chất và tạo xỉ. Vôi và dolomit được mua từ các đơn vị cung ứng trong
nước.
- Phụ liệu khác:
+ Than đá: Sử dụng trong các quá trình oxy hóa, hoàn nguyên, tạo xỉ trong lò
luyện thép. Nguồn cung cấp than do các đơn vị cung cấp trong nước.
+ Hợp kim Fero: Hợp kim được sử dụng là Fero Si, Si - Mn được mua từ các
công ty trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Điện cực: Việc nung chảy thép phế liệu thành thép lỏng bằng nguồn nhiệt do
hồ quang điện sinh ra, trong quá trình phóng điện bản thân điện cực cũng sẽ bị cháy và
hao hụt đi. Lượng điện cực tiêu hao khoảng 2,56 - 3kg/tấn SP. Các điện cực sử dụng
cho lò điện EBT và lò điện LF được nhập khẩu hoàn toàn.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
+ Vật liệu chịu lửa: Vật liệu chịu lửa sử dụng là bột đầm lò, gạch MgO-C, Gạch
cao nhôm, được cung cấp bởi Công ty cung ứng gạch chịu lửa ở trong nước hoặc nhập
khẩu.
+ Khí Oxy: Nhu cầu sử dụng Oxy chủ yếu cho công nghệ nấu luyện bằng lò điện.
Công ty có hệ thống sản xuất Oxy (công suất 350m3/h) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu
sử dụng, 30% còn lại Công ty mua của các đơn vị cung ứng trong nước. Công ty đã
đầu tư hệ thống cung cấp khí Oxy cho lò bao gồm: Bồn chứa, giàn hóa hơi, bộ van
điều khiển, ống nối…
+ Khí Argon: Sử dụng cho lò tinh luyện LF để khuấy đảo thép lỏng. Khối lượng
sử dụng khoảng 0,534 – 0,6kg/tấn SP. Công ty đã đầu tư hệ thống cung cấp khí Argon
cho quá trình nấu luyện bao gồm: Bồn chứa, giàn hóa hơi, bộ van điều khiển, ống
nối…Nguồn Argon lỏng được cung cấp bởi các đơn vị trong nước.
- Nhu cầu sử dụng nguyên, phụ liệu sản xuất phôi thép cho 1 năm trên tổng công
suất sản xuất 180.000 tấn/năm được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất phôi thép
Tiêu hao Nhu cầu tối đa
TT Nguyên vật liệu chính ĐVT
(kg/ tấn SP) hàng năm
I Nguyên liệu
1 Sắt, thép phế liệu Tấn/năm 1,120 201.600
2 FeSi Kg/năm 1,5 270.000
3 SiMn Kg/năm 11 1.980.000
4 Điện cực Kg/năm 2,56 460.800
5 Vôi, dolomit Kg/năm 40 7.200.000
6 Vật liệu chịu lửa Kg/năm 12,5 2.250.000
7 Than đá Kg/năm 18 3.240.000
II Nhiên liệu
1 Khí Oxy m3/năm 30 5.400.000
2 Khí Argon Kg/năm 0,534 96.120
3 FO (sấy thùng rót) Kg/năm 1,3 234.000
4.1.2 Nhu cầu sử dụng phế liệu
- Nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính: để sản xuất 180.000 tấn phôi thép/năm
công ty cần sử dụng 201.600 tấn sắt, thép phế liệu (theo thống kê trung bình định mức
tiêu hao khoảng 1,12 tấn sắt, thép phế liệu/tấn phôi thép).

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Công ty sẽ sử dụng cả hai nguồn phế liệu: thu mua trong nước + nhập khẩu để
chủ động và linh hoạt trong quá trình sản xuất tùy thuộc vào tình hình thực tế về nguồn
cung của thị trường đặc biết là giá cả để quyết định nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất đảm bảo thu nhập và việc làm ổn định cho khoảng 320 lao động, lợi nhuận nhà
đầu tư, chi phí đầu tư và vận hành công trình bảo vệ môi trường. Trong đó dự kiến
khối lượng phế liệu thu mua trong nước tối đa đạt 20% (tương ứng với 40.320
tấn/năm), 80% phế liệu nhập khẩu (tương ứng với 161.280 tấn/năm).
- Danh mục phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất: Phế liệu và mảnh vụn
của gang (7204 10 00), Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ
(7204 21 00), Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng
thép không gỉ) (7204 29 00), Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc (7204
30 00), Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ,
vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó
(7204 41 00), Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác (7204 49 00)
- Khối lượng phế liệu dự kiến đề nghị được phép nhập khẩu: 161.280 tấn/năm, cụ
thể:
Bảng 2: Nhu cầu khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu
Loại phế liệu nhập khẩu Khối lượng phế liệu
STT đề nghị nhập khẩu
Tên phế liệu Mã HS
(tấn/năm)
1 Phế liệu và mảnh vụn của gang 7204 10 00 15.000
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp
2 7204 21 00 3.000
kim: bằng thép không gỉ
Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp
3 kim: Loại khác (khác với loại bằng 7204 29 00 3.000
thép không gỉ)
Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép
4 7204 30 00 3.000
tráng thiếc
Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc
thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy
5 cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép 7204 41 00 3.000
thành khối hay đóng thành kiện, bánh,

Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc
6 7204 49 00 134.280
thép: Loại khác

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Loại phế liệu nhập khẩu Khối lượng phế liệu
STT đề nghị nhập khẩu
Tên phế liệu Mã HS
(tấn/năm)
Tổng cộng 161.280
- Thành phần chất thải đi kèm phế liệu: Nguồn chất thải dự kiến phát sinh thành
phần chủ yếu gồm: đất, cát, nhựa, cao su và một ít kim loại màu (đồng, nhôm, inox…)
dính bám theo sắt thép phế liệu với tỷ lệ dưới 1% theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu (QCVN
31:2018/BTNMT ngày 14/9/2018 và thông tư 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/1/2013
của Bộ TNMT). Để đánh giá tỷ lệ tạp chất đi kèm phế liệu sắt nhập khẩu được Công ty
cổ phần Thép Đà Nẵng hợp đồng với các công ty giám định quốc tế (như Inspectorate)
thực hiện. Công ty thuê các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện và chức năng đã được Bộ
TNMT chỉ định giám định phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hình 6: Phế liệu nội (trái) và phế liệu ngoại nhập (phải) tại dự án
4.2 Nhu cầu về sử dụng điện, nước của dự án
4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
- Nhu cầu sử dụng điện cho nhà máy hoạt động hết công suất 180.000 tấn/năm
trung bình khoảng: 117.000.000 (kWh/năm).
- Nguồn cung cấp điện cho nhà máy được lấy từ máy biến áp 40 MVA của trạm
điện nguồn 110 KV do Điện lực Liên Chiểu cung cấp. Hiện nay Công ty đang dùng
với công suất 25,1 MVA. Nhà máy không trang bị máy phát điện dự phòng do đã có
phương án cấp điện chủ động.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
* Phương án cấp điện: Máy biến áp T2-40MVA- tại trạm 110/22 KV Liên
Chiểu dùng để cung cấp điện riêng cho Công ty CP Thép Đà Nẵng hiện đã dùng hết
25.100KVA, còn thừa công suất khoảng 15.000KVA.
4.2.2 Nhu cầu về dùng nước
- Nhu cầu sử dụng nước của Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng cho các hoạt động:
sinh hoạt, sản xuất. Lượng nước trung bình là:
Bảng 3: Lượng nước sử dụng trung bình trong năm 2020, 2021
Lượng nước sử dụng
TT Tháng (m3/tháng) Trung bình
Năm 2020 Năm 2021
1 Tháng 1 8.748 5.234 6.991
2 Tháng 2 8.752 6.757 7.755
3 Tháng 3 4.490 5.564 5.027
4 Tháng 4 1.797 4.307 3.052
5 Tháng 5 2.000 6.130 4.065
6 Tháng 6 1.966 5.932 3.949
7 Tháng 7 2.472 6.861 4.667
8 Tháng 8 2.891 6.231 4.561
9 Tháng 9 4.789 6.492 5.641
10 Tháng 10 4.373 6.994 5.684
11 Tháng 11 3.665 6.108 4.887
12 Tháng 12 3.305 7.683 5.494
Tổng 49.248 74.293 61.771
Sản lượng phôi sản xuất
127.826 139.538 133.682
(tấn/năm)
Lượng nước sử dụng sản xuất 1
tấn sản phẩm (bao gồm cả nấu 0,385 0,532 0,462
luyện, đúc, sinh hoạt,..) (m3/tấn)
 Lượng nước sử dụng cho sản xuất 1 tấn sản phẩm (bao gồm cả nấu, luyện,
đúc, sinh hoạt,...) với công năng chính là làm mát thiết bị và hạ nhiệt độ sản phẩm phôi
thép. Lượng nước này chủ yếu là lượng nước bù vào quá trình bay hơi phục vụ cho
công nghệ.
Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở dùng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất được
thể hiện tại Bảng sau:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu dùng Nhu cầu
STT Mục đích Quy mô
nước (m3/ngày)
1 Nước sản xuất phôi thép 180.000 tấn/năm 0,5 m3/tấn 295
2 Nước cấp sinh hoạt 25,9
- Nước sinh hoạt 320 nhân viên 45 lít/người/ca 14,4
- Nước tắm 320 nhân viên 16 lít/người/ca 5,1
- Nước nhà bếp 320 nhân viên 20 lít/suất/ngày 6,4
Tổng cộng 320,9
* Nguồn cung cấp nước:
Nguồn nước cấp cho nhà máy là nước thủy cục của Công ty cấp nước Đà Nẵng
sau đó được phân phối đến các khu vực sinh hoạt và sản xuất của Nhà máy.
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1 Vị trí địa lý của cơ sở
Dự án được xây dựng tại Lô H, đường số 6, Khu Công nghiệp Liên Chiểu, Quận
Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Khu công nghiệp Liên Chiểu có tổng diện tích 373,5
ha phía Đông giáp với Quốc lộ 1A, phía Tây giáp chân núi Phước Tường, phía Nam
giáp sông Cu Đê và phía Bắc giáp với chân đèo Hải Vân.
- Khu đất của cơ sở có tổng diện tích mặt bằng 127.795 m2 , ranh giới tiếp giáp
như sau:
+ Phía Tây giáp đất KCN (đường Tạ Quang Bửu vào đường dẫn Hầm Hải
Vân);
+ Phía Đông Công ty Cổ phần gốm sứ Cosani và Công ty Cao su Đà Nẵng.
+ Phía Nam giáp đường số 6 KCN (đường Tạ Quang Bửu);
+ Phía Bắc Giáp đất KCN (trạm thu phí Hầm Hải Vân)

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Vị trí
nhà máy

Hình 7: Vị trí cơ sở
5.2 Các hạng mục công trình, thiết bị của cơ sở
5.2.1 Các hạng mục công trình chính của cơ sở
Các hạng mục công trình tại cơ sở và tỷ lệ chiếm đất được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 5: Tổng hợp các hạng mục công trình của dự án
TT Loại công trình Diện tích (m2)
I Công trình chính 7.345
1 Xưởng luyện và kho thành phẩm 6.084
2 Nhà xưởng đúc phôi 1.261
II Công trình phụ trợ 79.580
1 Văn phòng công ty, bảo vệ và Nhà nghỉ ăn ca 1.260
2 Nhà điều hành ca xưởng KCS 247
3 Nhà xe 576
4 Trạm cân 270
5 Trạm điện, gas, oxy 1.382
6 Y tế + Giăt quần áo 432
7 Kho vật tư 1.368
8 Công trình cống thoát nước dài 2363m -
9 Cây xanh 29.296

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
10 Hệ thống tường rào, cổng dài 1.350m -
11 Khuôn viên, sân, đường nội bộ 16.229
Đất trống quy hoạch xưởng cán (hiện tại làm sân
12 28.520
thể thao vui chơi)
III Công trình bảo vệ môi trường 40.870
1 Nhà chứa bụi lò luyện (kho chứa CTNH) 360
2 Kho chứa CTNH khác 48
3 Bãi chứa xỉ 17.288
4 Nhà chứa thép phế liệu 2.540
5 Kho chứa Chất thải rắn thông thường 432
6 Bãi chứa thép phế liệu 17.500
3
7 Hệ thống xử lý nước làm mát xưởng luyện 1.020m 484
8 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 55 m3 24
Hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi chứa
9 264
thép phế liệu 700m3
Hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn không qua bãi
10 40
chứa thép phế liệu 80m3
11 Hệ thống cống thu gom, thoát nước, nước thải 1.890
Tổng 127.795
Ghi chú: Dấu (-) chỉ phần diện tích đã được tính ở các hạng mục khác.
5.2.2 Các danh mục máy móc, thiết bị tại cơ sở
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị chính phục vụ sản xuất
Tên máy móc thiết Số Nước sản Năm Năm sử
TT Công suất
bị lượng xuất sản xuất dụng
1 HT lò điện Hồ quang 01 20t/mẻ T. Quốc 2002/2011 2003/2011
2 HT Lò tinh luyện 01 30t/mẻ T. Quốc 2011 2011
400.000
3 Hệ thống hút bụi 01 T. Quốc 2009 2010
m3/h
165.000
4 Hệ thống hút bụi 01 T. Quốc 2003/2007 2003
m3/h
15.000
5 Dây chuyền đúc phôi 01 Ấn độ 2005/2011 2006/2011
tấn/tháng
6 Dây chuyền sản xuất 01 350m3/h T.Quốc 2002 2003

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Tên máy móc thiết Số Nước sản Năm Năm sử
TT Công suất
bị lượng xuất sản xuất dụng
Oxy
7 Máy băm liệu 1250 02 20 tấn/h T.Quốc 2011 2012
Trạm biến áp lò
Phục vụ lò
8 16.000KVA22/(0,4) 01 T.Quốc 2010 2010
điện EBT
KV
Trạm biến áp lò Cấp cho lò
01
9 5.000KVA-22/(0,3) tinh luyện T.Quốc 2010 2010
KV LF -20Tấn
Phục vụ
Trạm biến áp phụ trợ
xưởng luyện
10 2.500KVA-22/(0,4) 01 2010 2010
+ Văn T. Quốc
KV
phòng
Trạm biến áp phụ trợ
Phục vụ
11 1.600KVA-22/(0,4) 01 2000 2000
xưởng liệu T. Quốc
KV
Phục vụ
Trạm biến áp phụ trợ
12 01 trạm sản T. Quốc 2003 2003
630KVA-22/(0,4)KV
xuất ô xy
Máy phát điện Phục vụ
13 01 ITALIA 2012 2012
600KVA – 0,4KV dự phòng
Máy phát điện Phục vụ
14 01 ITALIA 2003 2003
400KVA – 0,4KV dự phòng
5.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự
án
Các hạng mục công trình xử lý chất thải tại cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy
xác nhận số 298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 04 năm 2012 của về việc đã thực hiện
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư, cải
tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép của Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng 7: Danh mục các công trình bảo vệ môi trường của dự án
ST Tên công trình/biện pháp bảo vệ môi Khối
Đơn vị Tình trạng
T trường lượng
1 Thùng chứa rác thải sinh hoạt loại 240 lít Cái 18 Hoạt động tốt
Nhà chứa chất thải rắn thông thường (chất
m2 432 Hoạt động tốt
thải thông thường đi kèm phế liệu).
2 Thùng chứa chất thải nguy hại < 30 lít Cái 5 Hoạt động tốt
Kho chứa bụi lò luyện (CTNH) m2 360 Hoạt động tốt
Kho chứa CTNH m2 48 Hoạt động tốt
Hệ thống xử lý khí thải trực tiếp, công suất
HT 1 Hoạt động tốt
165.000 m3/giờ.
3
Hệ thống xử lý khí thải gián tiếp, công suất Hoạt động tốt
HT 1
400.000 m3/giờ.
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa HT 1 Hoạt động tốt
Hệ thống thu gom, xử lý nước mưa quanh Hoạt động tốt
HT 1
bãi liệu
4 Hệ thống thu gom, thoát nước thải HT 1 Hoạt động tốt
Hệ thống xử lý nước nước làm mát HT 4 Hoạt động tốt
Bể tự hoại ba ngăn Bể 2 Hoạt động tốt
Bể tách dầu mỡ Bể 1 Hoạt động tốt
Bố trí công nhân điều tiết xe chở nguyên,
5 - - -
nhiên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy
Giảm thiểu tiếng ồn; độ rung; nhiệt thừa
6 - - -
trong phân xưởng sản xuất.
7 Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ - - -
Vệ sinh công nghiệp và các biện pháp An
8 - - -
toàn lao động
Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom
9 rác thải sinh hoạt, CTNH, chất thải rắn - - -
thông thường, bùn thải từ Hệ thống XLNT.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 08/2022),
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch thành phố Đà Nẵng, phân vùng môi
trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành. Do đó, chúng tôi không có căn cứ để đánh giá và không đề cập đến nội dung
này trong báo cáo.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
tiếp nhận chất thải
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý cục bộ tại cơ sở với công suất xử lý 25,9
m3/ngày, đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B sẽ đấu nối vào hệ thống thoát nước chung
của KCN dẫn về trạm XLNT tập trung của KCN Liên Chiểu theo hợp đồng số
2012/HĐNT/2019 của cơ sở với chủ đầu tư hạ tầng KCN. Do đó chúng tôi không đề
cập đến nội dung đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của
môi trường.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Trong quá trình hoạt động, nước mưa và nước thải của nhà máy được thu
gom và xử lý theo sơ đồ sau:
Các nguồn nước mưa, nước thải tại nhà máy

Nước thải Nước thải Nước mưa từ bãi Nước mưa từ các Nước thải
nhà ăn sinh hoạt lưu giữ phế liệu khu vực khác sản xuất

Bể tách Bể tự hoại Bể xử lý sơ bộ Mương, cống HTXLNT


dầu mỡ 100 m3 thoát nước mưa 04 hệ thống
xử lý nước
Bể 3 ngăn tách Bể xử lý sơ bộ Hố ga 3 ngăn làm mát
bùn, rác 600 m3

Tái sử dụng toàn bộ


Đấu nối vào hệ thống Đấu nối vào hệ thống
thoát nước thải KCN thoát nước mưa KCN
Hình 8: Phương án thu gom nước mưa và nước thải hiện hữu tại nhà máy
1.1. Thu gom, thoát nước mưa
1.1.1 Thu gom, thoát nước mưa quanh bãi chứa thép phế liệu
- Nước mưa chảy tràn qua bãi chứa sắt thép có 3 thành phần quan trọng là: chất
rắn lơ lững (chủ yếu là đất, cát), dầu mỡ dính trên vật liệu bị nước mưa rửa trôi, một
lượng ít kim loại hòa tan (chủ yếu là các rỉ sắt, thép hòa tan trong nước mưa).
- Nước mưa từ bãi lưu chứa thép phế liệu có diện tích 17.500 m 2: nước mưa tập
trung trên mặt của bãi lưu giữ chảy vào các hệ thống rãnh thoát nước kích thước
600x400mm được thiết kế chạy dọc theo đáy nghiêng của bãi, hoặc được thu gom
bằng các cống BTCT D200mm. Toàn bộ nền bãi liệu được làm bằng bê tông, quanh
bãi chứa liệu có bờ bao và gờ chắn nước nên toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn này
được thu gom triệt để.
- Rãnh thu gom nước mưa được thiết kế theo kiểu tự chảy trọng lực, được bố trí
sao cho hướng thoát nước về hố ga thu gom là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí rãnh thu
gom được bố trí dưới lòng đường nội bộ, dọc theo bãi lưu giữ phế liệu. Cuối hệ thống

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
rãnh thoát nước mưa bãi liệu, Công ty xây dựng hố ga xử lý nước mưa chảy tràn bề
mặt 100m3 (kích thước 10x4,0x2,5m) gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách chất lơ
lửng và ngăn chứa nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ ban đầu sau đó nước được chuyển
qua bể xử lý nước 03 ngăn 600m3 (kích thước 28x8,0x2,5m) bằng đường ống BTCT
D400mm. Sau khi qua bể xử lý 600m 3, lượng nước này được dẫn qua hố xử lý 3 ngăn
20m3 trước khi thải ra cống thoát nước mưa của KCN.

Hình 9: Hệ thống thoát nước mưa và các bể xử lý nước mưa quanh bãi liệu

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

100 m3

20 m3 600 m3

Hình 10: Mặt bằng hệ thống thoát nước quanh bãi chứa thép phế liệu
Sơ đồ thu gom nước mưa tràn bề mặt bãi thép phế liệu:
Nước mưa
trên bãi phế Chuyển giao xử lý
theo quy định

Hệ thống rãnh, Tách dầu Tách cặn


mương thoát nước

Ống BTCT Hố ga lắng 3


Ống BTCT Bể xử lý nội bộ
D300mm ngăn 20m3
D400mm 600m3
Bể xử lý 100 m3

Vệ sinh Hệ thống thoát nước


Cặn
định kỳ KCN Liên Chiểu

Hình 11: Sơ đồ thu gom nước mưa tràn bề mặt bãi thép phế liệu

Định kỳ bùn cặn từ các bể xử lý nước được nạo vét và thu gom chuyển giao cho
đơn vị có năng lực vận chuyển xử lý đúng quy định. Công ty cũng đã ký hợp đồng với
Công ty TNHH Thương Mại và xây dựng An Sinh để thu gom vận chuyển và xử lý

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
chất thải nguy hại của Công ty (bùn thải từ hệ thống xử lý nước mưa quanh bãi liệu),
hợp đồng số 03/22/HĐCG/DNS-AS ngày 02/01/2022.
Bảng 8: Các thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mưa quanh bãi chứa thép phế
liệu
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
- Kích thước: 600x400mm
Mương dẫn nước mưa quanh
1 - Vật liệu: BTCT
bãi nguyên liệu
- Chiều dài: 448 m
- Kích thước: 10x4,0x2,5m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật, tường
xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê tông lót
nền, đá 4x6, M150. Bê tông khung, tấm
đanh M250.
2 Bể xử lý nước sơ bộ 100m3
- Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ
ban đầu.
-Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách
chất lơ lửng và ngăn chứa.
Đường ống dẫn nước mưa từ bể - Kích thước: D400mm
3 xử lý nước sơ bộ 100m3 sang bể - Vật liệu: Ống BTCT
xử lý 600m3 - Chiều dài: 105 m
- Kích thước: 28x8,0x2,5m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật, tường
xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê tông lót
nền, đá 4x6, M150.
4 Bể xử lý nước sơ bộ 600m3 - Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ
ban đầu.
- Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách
chất lơ lửng và ngăn chứa.
Đường cống dẫn từ bể xử lý - Kích thước: 600x400mm
5 nước sơ bộ 600m3 đến hố ga -Vật liệu: BTCT
lắng 20m3 - Chiều dài: 460 m

6 Hố ga lắng 20m3 - Kích thước: 5x2,0x2,0m


- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật, tường

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê tông lót
nền, đá 4x6, M150. Bê tông khung, tấm
đanh M250.
- Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ
ban đầu.
Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách chất
lơ lửng và ngăn chứa.
Đường ống dẫn từ hố ga lắng - Đường kính: D300mm
7 đến hệ thống thoát nước mưa - Vật liệu: ống BTCT
của KCN Liên Chiểu - Chiều dài: 3m
1.1.2 Thu gom, thoát nước mưa chảy tràn không qua khu vực bãi chứa thép
phế liệu
- Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa tại nhà máy đã được đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh. Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy đã được xây dựng tách riêng, độc lập với
thoát nước thải để đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát
nước của nhà máy qua 03 điểm đấu nối dẫn xả vào hệ thống thoát nước chung của
KCN Liên Chiểu.
- Có 02 hệ thống thu gom, thoát nước mưa bề mặt tại cơ sở như sau:
+ Đối với nước mưa từ mái: nước mưa từ mái nhà các khu vực văn phòng, nhà
xưởng được thu gom bằng hệ thống máng thu gom từ mái tôn và chảy qua các đường
ống uPVC D90mm theo ống dẫn về hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh
nhà máy, chiều dài 192m.
+ Đối với nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sân bãi Công ty: sẽ chảy tập trung
vào hệ thống mương kích thước 300x300mm, 400x400mm, 400x600mm. Rãnh thu
gom nước mưa được thiết kế theo kiểu tự chảy trọng lực, được bố trí sao cho hướng
thoát về hố ga thu gom là nhanh nhất và ngắn nhất. Vị trí rãnh thu gom được bố trí
dưới lòng đường nội bộ, dọc theo kho, nhà xưởng. Trên tuyến thu gom bố trí các hố ga
lắng cặn (số lượng 32 cái) được xây dựng bằng gạch, trát xi măng, nắp đậy bằng
BTCT. Trong đó có các tuyến thu gom, vị trí đấu nối như sau:
 Hệ thống thoát nước mưa bề mặt dọc theo khu vực sản xuất (khu nhà xưởng
luyện, khu vực văn phòng) đi theo đường thu gom nước được tập trung đưa về hố ga
lắng 60m3 (đấu nối vào vị trí xả nước mưa số 2, phía Tây Nam trên đường Tạ Quang
Bửu) và hố ga 20m3 (đấu nối vào vị trí xả nước mưa số 1, phía Đông Nam trên đường
Tạ Quang Bửu) để lắng dầu, cặn và rác thải trước khi đổ vào cống chung của khu công

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
nghiệp. Tại hố ga chia làm 3 ngăn gồm ngăn tách dầu, ngăn tách cặn, ngăn chứa. (Mặt
bằng thoát nước toàn công ty, như bản vẽ kèm theo)
 Hệ thống thoát nước mưa bề mặt dọc theo khu vực nhà trạm điện, khu vực
trồng cây xanh (khu vực mà nước mưa không lẫn các chất ô nhiễm) đi theo đường thu
gom nước được tập trung đưa về hố ga đấu nối với hệ thống thoát nước chung của
KCN Liên Chiểu (phía Tây Bắc).
- Công nhân của Công ty (tổ cây xanh - vệ sinh môi trường) định kỳ theo dõi hệ
thống dẫn nước mưa, song chắn rác, để vớt dầu, vét bùn và rác ứ đọng. Váng dầu, bùn
được tách riêng, Công ty hợp đồng chuyển giao cho đơn vị đủ chức năng để xử lý.
Sơ đồ nguyên lý thoát nước tại Công ty:

Nước mưa Đường ống đứng Vị trí 2


sân mái Mương dẫn Hố ga lắng
PVC D90mm 60m3
KCN
Nước mưa chảy tràn Vị trí 1 Liên
Mương dẫn Hố ga lắng
khu vực sản xuất Chiểu
20m3

Nước mưa chảy tràn Hố ga lắng Vị trí 3


khu vực khác Mương dẫn
20m3

Hình 12: Sơ đồ nguyên lý thoát nước tại Công ty

- Toàn bộ nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sân bãi được thu gom theo đường
thoát nước mưa nội bộ và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Liên
Chiểu.
- Số điểm xả: 03 điểm
- Phương thức xả nước mưa: tự chảy.
- Vị trí đấu nối nước mưa: Toạ độ vị trí đấu nối theo VN-2000 là:
+ Vị trí số 1: phía Đông Nam trên đường Tạ Quang Bửu (X=1783372;
Y=538362)
+ Vị trí số 2: phía Tây Nam trên đường Tạ Quang Bửu (X=1783675; Y =538186)
+ Vị trí số 3: phía Tây Bắc của nhà máy (X=1784329; Y=538276)
(Vị trí các điểm thoát nước mưa chi tiết tại bản vẽ thoát nước mưa đính kèm phụ
lục báo cáo).
Bảng 9: Bảng tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
1 Đường ống thu nước mái nhà Đường kính: D90mm

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
Vật liệu: uPVC
Chiều dài: 192m
2 Kích thước: 300x300mm, 400x400mm,
400x600mm.
Mương thu gom, thoát nước
Vật liệu: gạch, trát xi măng, nắp có kết cấu
mưa nội bộ
bằng thép
Chiều dài: 1.033m
Kích thước: 1,4x1,4x1,3m
Kết cấu: Đá chẻ và gạch trát vữa xi măng có
3 Hố ga thu gom nước mưa
nắp đậy.
Số lượng: 32 cái
- Kích thước: 10x3,0x2,0m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật, tường
xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê tông lót
nền, đá 4x6, M150. Bê tông khung, tấm
đanh M250.
4 Hố ga lắng 60m3
- Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ
ban đầu.
Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách chất
lơ lửng và ngăn chứa.
- Kích thước: 5,0x2,0x2,0m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật, tường
xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê tông lót
nền, đá 4x6, M150. Bê tông khung, tấm
đanh M250.
5 Hố ga lắng 20m3
- Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn sơ bộ
ban đầu.
- Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn tách
chất lơ lửng và ngăn chứa.
6 Hố ga đấu nối thoát nước mưa - Kích thước: 1,2x1,2x1,0m
vào hệ thống thoát nước mưa - Kết cấu: Tường xây đá chẻ 15x20x25,
của KCN Liên Chiểu (vị trí số M100. Bê tông lót nền, đá 4x6, M150.
3)

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
Số lượng: 01 cái

Hình 13: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở


1.2. Thu gom, thoát nước thải
- Các công trình thu gom, thoát và xử lý nước thải của nhà máy giữ nguyên hiện
trạng theo giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận số

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 04 năm 2012 do Sở Tài nguyên và Môi trường Đà
Nẵng cấp.
- Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa và thoát
nước thải riêng biệt. Toàn bộ nước thải trong nhà máy được thu gom và xử lý đạt tiêu
chuẩn trước khi đấu nối về hệ thống thoát nước của KCN Liên Chiểu hoặc xử lý để
tuần hoàn tái sử dụng làm mát dây chuyền sản xuất.
1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt, nhà ăn
- Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của cơ sở từ bồn rửa và nhà vệ
sinh khu vực văn phòng, khu vực nhà bếp - căng tin và các nhà vệ sinh tại khu vực sản
xuất được thu gom bằng các đường ống uPVC ngầm D114mm chạy dọc tường rào nhà
máy về hố ga lắng 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN
Liên Chiểu.
Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Dự án như sau:
Nước thải sinh hoạt Nước thải nhà ăn

Bể tự hoại 3 ngăn Bể tách dầu mỡ

Ống uPVC D114

Hố ga lắng 3 ngăn

Hệ thống thoát nước


KCN Liên Chiểu

Hình 14: Sơ đồ thu gom nước thải sinh hoạt

- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn. Nhà
máy hiện có 02 bể tự hoại, tổng dung tích 55m 3. Nước thải nhà ăn được dẫn qua bể xử
lý sơ bộ 3 ngăn tách dầu mỡ 3m 3 kích thước 2x1x1,5m. Nước thải sau khi qua bể tự
hoại được thu gom chung cùng nước thải nhà ăn theo đường ống PVC D114 về hố ga
lắng 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN.
Tổng hợp hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Dự án được trình bày tại
Bảng sau:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng 10: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
Đường ống dẫn nước từ nhà vệ - Đường kính: D90mm
1 - Kết cấu: uPVC
sinh về các bể tự hoại.
Chiều dài: 25m
Đường ống dẫn nước từ bể tự hoại - Đường kính: D114mm
2 - Kết cấu: uPVC
đến hố ga lắng 3 ngăn.
- Chiều dài: 1.200m
Đường ống từ nhà ăn, nhà bếp về - Đường kính: D90mm
4 - Kết cấu: uPVC
bể tách dầu mỡ 3 ngăn.
- Chiều dài: 5m
Đường ống từ bể tách dầu mỡ 3 - Đường kính: D114mm
5 ngăn về hố ga lắng 3 ngăn (chung - Kết cấu: uPVC
với nước thải sinh hoạt). - Chiều dài: 630m
- Kích thước: 2,0x1,0x1,25m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật,
tường xây đá chẻ 15x20x25, M100. Bê
tông lót nền, đá 4x6, M150. Có lưới
chắn rác d=30mmm bằng inox 304,
Hố ga lắng 3 ngăn trước khi đấu
6 lưới chắn rác d=5m3 bằng inox 304.
nối vào hệ thống thoát nước KCN
- Số lượng: 01 bể
- Chức năng: nhằm tách dầu, cặn bẩn
sơ bộ ban đầu.
- Gồm 03 ngăn: ngăn tách dầu, ngăn
tách chất lơ lửng và ngăn chứa.
- Kích thước: 2x1x1,5m
- Kết cấu: có cấu tạo hình chữ nhật,
7 Bể tách dầu mỡ tại khu vực nhà ăn tường gạch 15x20x25, M100. Bê tông
lót nền, đá 4x6, M150
- Số lượng: 01 bể
Đường ống hố ga lắng 3 ngăn vào - Đường kính: D114mm
8 hệ thống thoát nước của KCN - Kết cấu: uPVC
Liên Chiểu. - Chiều dài: 2m
1.2.2. Công trình thu gom, xử lý tái sử dụng nước sản xuất
- Nước sử dụng trong quá trình sản xuất chính là lượng nước dùng (nước làm
mát) trong tất cả hoạt động của phân xưởng luyện gồm 04 hệ thống:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
+ Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho thiết bị lò điện: hệ thống nước làm
nguội bao gồm làm nguội nắp lò, làm nguội thân lò,…: công suất 400 m 3/giờ. Sức
chứa của bể nước 700 m3
+ Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống đúc liên tục: công suất 400
m3/giờ. Sức chứa của bể nước 500 m3
+ Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống sản xuất oxy: công suất 100
m3/giờ. Sức chứa của bể nước 150 m3
+ Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống xử lý khí thải: công suất 120
m /giờ. Sức chứa của bể nước 200 m3
3

- Hệ thống nước giải nhiệt thiết bị được thiết kế tuần hoàn kín. Nước từ hệ thống
thủy cục cấp vào bể chứa, qua bơm cung cấp đến các thiết bị cần giải nhiệt. Nước sau
khi qua các thiết bị được thu gom theo các ống đưa về bể chứa để lắng cặn, tách phôi
thép, tách dầu mỡ (đối với thiết bị đúc liên tục) sau đó qua tháp giải nhiệt để làm mát
và tái sử dụng tuần hoàn không thải ra môi trường.
- Quy trình thu gom xử lý:
+ Hệ thống làm mát trực tiếp (Đối với nước giải nhiệt từ hệ thống làm nguội
phun (làm nguội trực tiếp máy đúc liên tục)): Nước giải nhiệt  Cống dẫn và thu xỉ
nước  Bể lắng  Bơm đẩy  Tháp nhiệt Tháp lọc cát  Bể chứa và tiếp tục sử
dụng cho hệ thống giải nhiệt, không thải ra môi trường.
+ Hệ thống làm mát gián tiếp (Đối với nước giải nhiệt từ lò điện, hệ thống sản
xuất oxy, hệ thống xử lý khí thải): Nước giải nhiệt  Đường ống dẫn  Tháp giải
nhiệt  Bể chứa và tiếp tục sử dụng cho hệ thống giải nhiệt không thải ra môi trường.
Bảng 11: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

I Hệ thống làm mát trực tiếp (làm nguội trực tiếp máy đúc liên tục):
công suất 400 m3/giờ.
Đường ống dẫn nước cung cấp về - Đường kính: D219mm
1 - Kết cấu: ống thép
các thiết bị để làm mát
- Chiều dài: 55m

Đường ống dẫn/mương dẫn nước từ - Đường kính: D300mm


2 - Kết cấu: BTCT
thiết bị làm mát về bể lắng.
- Chiều dài: 5 m
- Đường kính: D219mm
3 Đường ống tuần hoàn về bể chứa - Kết cấu: ống thép
- Chiều dài: 52 m
II Hệ thống làm mát gián tiếp

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
TT Hạng mục Thông số kỹ thuật
Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho thiết bị lò điện: công suất 400
a)
m3/giờ

Đường ống dẫn nước từ bể chứa làm - Đường kính: D300mm


1 - Kết cấu: ống thép
mát thiết bị
- Chiều dài: 80m

Đường ống dẫn nước hồi về sau khi - Đường kính: D300mm
2 - Kết cấu: ống thép
làm mát thiết bị về bể chứa
- Chiều dài: 70m
b) Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống sản xuất oxy: 100 m3/giờ.

Đường ống dẫn nước từ thiết bị làm - Đường kính: D140mm


1 - Kết cấu: ống thép
mát về bể chứa
- Chiều dài: 32m

Đường ống dẫn nước cung cấp sau - Đường kính: D219mm
2 - Kết cấu: ống thép
khi làm mát máy hồi về bể chứa
- Chiều dài: 30m
Hệ thống nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống xử lý khí thải và lò LF:
c)
120 m3/giờ.

Đường ống dẫn nước từ thiết bị làm - Đường kính: D168mm


1 - Kết cấu: ống thép
mát về bể chứa
- Chiều dài:90.m

Đường ống dẫn nước cung cấp đến - Đường kính: D168mm
2 - Kết cấu: ống thép
các thiết bị để làm mát máy
- Chiều dài: 95.m
1.3 Xử lý nước thải
1.3.1 Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ
- Công ty đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng để đấu
nối nước thải sinh hoạt của nhà máy sau khi xử lý sơ bộ đấu nối vào mạng lưới thoát
nước của KCN Liên Chiểu. Nước thải sau xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải
theo hợp đồng số 2012/HĐNT/2019 ngày 01/4/2019. (Hợp đồng đính kèm phụ lục)
+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh của cán bộ công nhân viên nhà máy như: tắm, vệ
sinh từ khu WC, rửa tay chân,..từ khu nhà ăn, nhà bếp... Công ty phục vụ cơm ca cho
người lao động trong giờ làm việc, tất cả CBCNV của Công ty khi hết giờ làm việc trở
về nhà không ăn ở sinh hoạt tại công ty ngoài giờ làm việc theo quy định. Lượng nước

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
thải phát sinh là 25,9 m3/ngày (lượng nước thải lấy bằng 100% nước cấp dùng cho sinh
hoạt).
+ Nước thải sản xuất không xả ra môi trường trong quá trình sản xuất. Toàn bộ
lượng nước sản xuất được đi qua hệ thống giải nhiệt trước khi tuần hoàn lại hệ thống
làm mát cho các thiết bị. Do đó, tại nhà máy không có hệ thống xử lý nước thải sản
xuất.
Bảng 12: Tổng hợp lượng nước thải phát sinh của dự án
Lưu lượng
STT Nguồn phát sinh nước thải Ghi chú
m3/ngày
Nước thủy cục bổ sung phục vụ
1 295
sản xuất (do bay hơi)
Nước thủy cục bổ sung phục vụ cho thiết bị lò
1.1
điện (lò EBT 20 tấn/mẻ và lò LF 30 tấn/mẻ)

Nước thủy cục bổ sung phục vụ cho hệ thống Tuần hoàn tái sử dụng
1.2
đúc liên tục cho hệ thống nước làm
mát
Nước thủy cục bổ sung phục vụ cho hệ thống
1.3
sản xuất ôxy.

Nước thủy cục bổ sung phục vụ cho hệ thống


1.4
xử lý khí thải (máy hút bụi).

2 Nước thải sinh hoạt 25,9 Phải xử lý


Tổng lượng nước thải
Tổng cộng 25,9
phải xử lý
- Hiện nay, Nhà máy đã xây dựng 02 bể tự hoại bằng BTCT với tổng dung tích
3
55m . Toàn bộ nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được dẫn về hố ga lắng 3
ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN Liên Chiểu, các thông
số ô nhiễm được so sánh theo Hợp đồng đấu nối số 2012/HĐNT/2019 ngày 01/4/2019.
+ Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn.
Nước thải sau khi qua bể tự hoại sau đó dẫn ra hố ga lắng 3 ngăn (hố ga đấu nối nước
thải vào hệ thống thoát nước KCN).
+ Nước thải từ nhà ăn, nhà bếp sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ 3 ngăn
để lắng cặn, tách dầu và dẫn ra hố ga lắng 3 ngăn (hố ga đấu nối nước thải vào hệ
thống thoát nước KCN) dẫn xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN Liên Chiểu.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
a) Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ của nhà máy: Nước thải sinh hoạt  hệ
thống thu gom  bể tự hoại (tổng thể tích là 55 m 3)  hố ga lắng 3 ngăn  hệ thống
thoát nước chung KCN Liên Chiểu.

MAT BANG

I I Ghi chú:
1. Ống dẫn nước thải vào
2. Cặn lắng
MAT CAT I-I
3. Ống dẫn nước ra
4. Ống thông hơi
5. Nắp vệ sinh

Hình 15: Bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt


Thuyết minh nguyên lý hoạt động của bể tự hoại:
Bể tự hoại có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất (có thể tích bằng
½ tổng thể tích), phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí. Nước thải
sau khi phân hủy kị khí ở ngăn thứ nhất sẽ đi qua ngăn thứ 2 (có thể tích bằng ¼ tổng
thể tích), tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí. Dưới ảnh hưởng của các vi
sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một
phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sau đó nước thải đi qua ngăn lọc (có thể tích
bằng ¼ thể tích tổng cộng) tại ngăn này nước thải sẽ được lọc lại bằng cát thô. Nước
thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại được thu gom về hố ga lắng 3 ngăn trong
Công ty sau đó được tđấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN Liên Chiểu để
được tiếp tục xử lý.
Bùn từ các hầm tự hoại của nhà vệ sinh định kỳ sẽ được hợp đồng hút và xử lý
theo quy định.
b) Công trình xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn, nhà bếp
- Quy trình xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn được trình bày như sau: Nước thải nhà
ăn, nhà bếp sau khi thải ra sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước
lớn. Sau đó nước thải được dẫn qua bể tách dầu. Để loại bỏ phần dầu có trong nước
thải phát sinh từ quá trình nấu nướng trong khu nhà bếp. Lượng dầu được vớt ra
thường xuyên và chứa trong thùng chứa.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Nước thải nhà ăn, nhà bếp  bể tách dầu mỡ  hố ga lắng 3 ngăn  hệ thống
thoát nước chung KCN Liên Chiểu.
Kết luận: Nước thải từ bể tự hoại và nước thải từ bể tách dầu mỡ sẽ tập trung tại
hố ga lắng 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN Liên Chiểu.
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ bố trí tại nhà máy:
Bảng 13: Thông số kỹ thuật của bể tự hoại tại nhà máy
Số Kích thước xây dựng,
TT Vị trí đặt bể Thể tích bể tự hoại
lượng đặc điểm kỹ thuật
I Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Nhà vệ sinh - Mỗi bể có 3 ngăn chứa.
(D x R x C)
1 khu vực văn 01 bể
4,5x2,9x2,5m=33m3 Lớp vữa xi măng mác 75
phòng
Lớp BTCT đá 1x2, #250
Nhà vệ sinh
(D x R x C) Lớp bê tông lót đá 1x2,
2 khu vực nhà 01 bể
giặt quần áo 3,8x2,9x2,0m=22m3 #150.

II Công trình xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn


- Bể có 3 ngăn
Nhà ăn, nhà (D x R x C) Lớp vữa xi măng mác 75
1 bếp 01 bể
2,0x1,0x1,5m=3 m3 Đáy BTCT đá 1x2, #250
Tường gạch xây
1.3.2 Xử lý và tái sử dụng nước sản xuất
a) Hệ thống làm mát trực tiếp (Đối với nước giải nhiệt từ hệ thống làm nguội
phun (làm nguội trực tiếp máy đúc liên tục):
- Nước được bơm cung cấp cho hệ thống vòi phun làm nguội phôi khi đúc và giải
nhiệt máy đúc, sau khi ra khỏi buồng phun sẽ được dẫn gom về mương và hồi lưu về
bể lắng tách vảy thép, tách dầu bôi trơn lẫn từ khuôn đúc. Bể chứa có kết cấu bằng bê
tông cốt thép có tường phân cách ngăn rác, dầu và lắng vảy oxit sắt. Lượng vảy oxit
sắt phát sinh được định kỳ lấy ra khỏi bể lắng và chuyển về khu vực lưu giữ. Tại bể
lắng, dầu trên bề mặt bể lắng được thu gom đưa vào bể tách và lưu vào thùng chứa tập
kết về kho chứa chất thải nguy hại để đơn vị có chức năng thu gom xử lý. Nước bơm
từ bể chứa qua tháp lọc cát, nước sau khi lọc được đưa qua tháp làm mát để làm mát và
bơm trở lại bể chứa để tái sử dụng. Tháp lọc cát được làm sạch định kỳ.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 16: Hệ thống xử lý nước làm mát của quá trình làm nguội máy đúc

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Giải nhiệt gối trục

Giải nhiệt thiết bị

Cống dẫn và thu xỉ,


nước

Bơm đẩy Lọc tách dầu và


Bể lắng
cho vào phuy chứa

Bơm tuần hoàn


Tập kết các phuy
về kho chứa
Tháp giải nhiệt

Bể chứa Tháp lọc cát

Hình 17: Sơ đồ hệ thống nước giải nhiệt tuần hoàn trực tiếp

Bảng 14: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước làm mát trực tiếp
ST
Tên hạng mục Số lượng Đặc tính kỹ thuật
T
- Kích thước: 6x14x3m và
1 Bể chứa 01 bể 8x13x3m
- Thể tích: 500 m3
Công suất mỗi bơm:
06 cái
- P = 45KW; U = 220/380V
2 Bơm hút (02 bơm dự
- N = 2900v/ph;
phòng)
- Q = 80m3/giờ ; h = 10m.
- Kích thước: 14x5x5m
3 Bể lắng 01 bể
- Thể tích: 350 m3
4 Tháp giải nhiệt 01 bộ - Công suất: 400 m3/giờ
- Đặc tính: loại tháp vuông
03 module, rãi nước làm
mát theo tầng và Tháp tròn
giải nhiệt kiểu màng có quạt

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
ST
Tên hạng mục Số lượng Đặc tính kỹ thuật
T
hút hơi nóng.
5 Tháp lọc cát 01 bộ - Công suất: 120m3/h

b) Hệ thống làm mát gián tiếp


Nước nóng (khoảng 450C) từ lò điện hồ quang (EBT), lò tinh luyện (LF) chuyển
đến tháp giải nhiệt kiểu màng làm nguội xuống (khoảng 350C) rồi đưa lại vào bể chứa;
lượng nước ở giai đoạn này một phần bay hơi (số lượng khoảng 9m 3/h), từ bể chứa
nước lại được bơm để cung cấp lại cho thiết bị. Nước giải nhiệt lò hồ quang điện, lò
tinh luyện và thiết bị giải nhiệt, lượng nước bay hơi trong giai đoạn này (khoảng
60m3/h). Nước sau khi ra khỏi tháp giải nhiệt rơi vào bể chứa cấp nước. Toàn bộ lượng
nước hao hụt do bay hơi được bổ sung bằng nguồn nước thủy cục từ Công ty cổ phần
cấp nước Đà Nẵng.

Lò hồ quang
(EBT/LF), hệ thống sản xuất oxy,
hệ thống xử lý khí thải

Giải nhiệt máy

Tháp giải nhiệt

Bơm hút Bể chứa (lắng)

Nước thủy cục

Hình 18: Sơ đồ hệ thống nước giải nhiệt gián tiếp


Bảng 15: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước làm mát gián tiếp
STT Tên hạng mục Số lượng Đặc tính kỹ thuật
I Hệ thống làm mát thiết bị lò điện (lò EBT và lò LF)
1 Bể chứa 01 bể - Kích thước: 8x25x3,5m

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
STT Tên hạng mục Số lượng Đặc tính kỹ thuật
- Thể tích: 700 m3
Công suất mỗi bơm:
04 cái - P = 55KW; U = 220/380V
2 Bơm hút
(02 bơm dự phòng) - N = 2900v/ph;
- Q = 240m3/giờ ; h = 50m.
- Công suất: 400 m3/giờ
01 bộ (gồm 03 tháp - Đặc tính: loại tháp vuông 03
Tháp giải nhiệt
3 tròn và 02 tháp module, rãi nước làm mát theo
CT-02
vuông) tầng. Tháp tròn giải nhiệt kiểu
màng có quạt hút hơi nóng.
II Hệ thống làm mát cung cấp hệ thống sản xuất oxy
- Kích thước: 10x3x5m
1 Bể chứa 01 bể
- Thể tích: 150 m3
Công suất mỗi bơm:
02 cái - P = 40KW;
2 Bơm hút
(01 bơm dự phòng) - N = 2900v/ph;
- Q = 80m3/giờ ; h = 10m.
- Công suất: 117 m3/giờ
Tháp giải nhiệt - Đặc tính: Tháp tròn giải nhiệt
3 01 bộ
CT-02 kiểu màng có quạt hút hơi
nóng.
III Hệ thống làm mát cung cấp hệ thống xử lý khí thải và lò LF
- Kích thước: 15x4,5x3m
1 Bể chứa 01 bể
- Thể tích: 200 m3
Công suất mỗi bơm:
- P = 22KW (02 cái);
2 Bơm hút 04 cái - P= 55kw (02 cái);
- Q = 120m3/giờ ; h = 20m.
- Q = 240m3/giờ ; h = 30m.
- Công suất: 100 m3/giờ
Tháp giải nhiệt - Đặc tính: Tháp tròn giải nhiệt
3 01 bộ
CT-02 kiểu màng có quạt hút hơi
nóng.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 19: Hệ thống làm mát cung cấp hệ thống sản xuất oxy

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 20: Hệ thống làm mát thiết bị lò điện và hệ thống xử lý khí thải
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1. Công trình thu gom, xử lý khí thải
- Trong quá trình nấu luyện thép Công ty sử dụng lò điện hồ quang 20 tấn/mẻ và
lò tinh luyện 30 tấn/mẻ. Các lò đã được lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, khí thải sau xử
lý thải ra môi trường đạt QCVN 51:2017/BTNMT, cột A1 bảng 3 và đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy xác
nhận số 298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 04 năm 2012 do Sở Tài nguyên và Môi
trường Đà Nẵng cấp.
Khí thải trong quá trình nấu luyện thép và sản xuất tại nhà máy được hút và xử lý
qua 02 hệ thống: Hệ thống xử lý khí thải trực tiếp và hệ thống xử lý khí thải gián tiếp
2.1.1. Hệ thống xử lý khí thải trực tiếp
a) Hệ thống thu gom khí thải
Dòng khí thải từ lò luyện được hút cục bộ bằng lỗ hút ngay miệng lò đi theo ống
hút dẫn đi vào tháp khử CO, sau đó qua hệ thống cyclon và lọc túi vải, không khí sạch
đưa ra bên ngoài thông qua ống khói, cặn bụi được giữ lại ở các túi lọc và được thu
gom vào các bao chuyển sang kho để lưu giữ.
Sơ đồ thu gom khí thải được trình bày như sau:

HTXL khí thải


Lò Hồ quang Ống hút
trực tiếp

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 21: Sơ đồ thu gom khí thải trực tiếp

Bảng 16: Danh mục công trình, thiết bị của hệ thống thu gom khí thải trực tiếp
STT Hạng mục/thiết bị Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
- Đường kính: ɸ 690
1 Ống hút
- Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
- Đường ống dẫn khí từ lò EBT có đường
kính 1020 mm, chiều dài: 40 m
Đường ống dẫn khí 02 đường - Ống hút dẫn vào hệ thống lọc bụi túi vải
2
thải ống có đường kính: 1400 mm, chiều dài: 28 m
(hiện tại đường ống này đã được khoá)
- Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
b) Hệ thống xử lý khí thải
Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải của nhà máy:

Lò Hồ quang

Hút trực tiếp

Ống hút

Buồng đốt CO

Cyclon
Lọc thô

Lọc bụi túi vải


(1.763m2/960 túi)

Quạt hút
(165.000 m3/h)

Ống khói
(Ф2,6m;
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép h=25 m)
Đà Nẵng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 22: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Nguyên lý làm việc: Trên nắp lò điện hồ quang được thiết lập lỗ hút để hút khí
thải của lò, khí thải được quạt hút ở cuối nguồn hút qua buồng khử CO và hệ thống lọc
lắng kiểu Cyclone để lọc các loại bụi thô. Tại buồng khử CO, khí thải được đốt dưới
nhiệt độ 500 - 700ºC. Khi đó, lượng khí CO có trong khí thải kết hợp với khí Oxy
trong không khí và khí Oxy tăng cường được hút vào qua khe di động bị khử thành
CO2 và một phần bụi rất thô được giữ lại trong thiết bị này. Sau buồng khử CO, khí
thải được hút qua hệ thống đường ống dẫn, tại đây khí được làm mát tuần hoàn bằng
hệ thống cấp khí tự nhiên, nhiệt độ dòng khí hạ xuống <300 0C. Với việc áp dụng kỹ
thuật cháy sau tại buồng khử CO đốt cháy được toàn bộ CO trong khí thải (hiệu quả xử
lý CO đến 90%). Nếu được thực hiện tối ưu kết hợp với phương pháp hạ nhiệt khí thải
sẽ làm giảm được phát tán các hạt hữu cơ dạng mịn như PCB hay PCDD/F
(dioxin/furan) (Cơ sở khoa học: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành
luyện thép lò điện hồ quang – Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội).
Khí thải sau hạ nhiệt được hút qua ống dẫn, khói bụi tiếp tục đi vào Cyclone lắng
bụi. Tại đây dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn hơn 20m sẽ
được giữ lại. Khí thải đã được làm sạch sơ bộ, nhiệt độ dòng khí giảm xuống dưới
2000C, được đưa vào đường ống chung đi vào thiết bị lọc túi vải. Sau đó, khí sạch
được thải ra ngoài qua ống khói.
- Công suất xử lý khí thải của hệ thống: 165.000 m3/h
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm các hạng mục sau:
Bảng 17: Danh mục công trình, máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải trực tiếp
ST
Hạng mục/thiết bị Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
T
- Vật liệu: thép CT3
1 Buồng đốt CO 01 cái
- Kích thước: ɸ1444x4668mm
- Vật liệu: thép CT3
2 Cyclon lọc thô 01 cái
- Kích thước: 7,02x4,05x9,33m
- Kích thước: D130mm, L=4.500mm
- Diện tích lọc 1.763 m2
3 Lọc bụi túi vải 960 túi - Số lượng túi vải: 960 cái túi vải
(ɸ130x4,5m), nhiệt độ liên tục 2000C,
nhiệt độ max 2400C
4 Quạt hút ly tâm 01 - Công suất: 165.000 m3/h.
- Áp suất P = 3800 Pa;

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
ST
Hạng mục/thiết bị Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
T
- Công suất 310 kW;
- Số vòng quay n = 1400 v/ph;
- Chiều cao: 25 m
5 Ống khói 01 ống - Đường kính: ɸ2600
- Vật liệu: Thép

Một số hình ảnh của hệ thống xử lý khí thải trực tiếp tại nhà máy:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 23: Hệ thống thu gom và xử lý khí thải trực tiếp


2.1.2. Hệ thống xử lý khí thải gián tiếp
a) Hệ thống thu gom khí thải
Phần khí thải còn lại từ lò và lượng không khí trong xưởng sẽ được phễu gom
đặt trên mái nhà xưởng hút đưa vào hệ thống xử lý khí thải gián tiếp bằng đường ống
đường kính ɸ2800, ɸ1100.
Sơ đồ thu gom khí thải được trình bày như sau:

Lò Hồ quang Chụp thu


Ống hút
khói
HTXL khí
thải gián tiếp

Lò Tinh luyện Chụp thu


Ống hút
khói

Hình 24: Sơ đồ thu gom khí thải gián tiếp

Bảng 18: Danh mục công trình, thiết bị của hệ thống thu gom khí thải gián tiếp
Hạng mục/thiết
STT Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
bị
1 Chụp thu khói tại 1 cái - Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Hạng mục/thiết
STT Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
bị
mái nhà xưởng - Kích thước: BxLxH=9m x 11,5 m x 9m
Chụp thu khói tại - Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
2 1 cái
lò LF - Kích thước: BxLxH=3,85x3,725x3,4m
- Đường kính: ɸ2800, Chiều dài: 40 m
2 Ống hút - Đường kính: ɸ1100, Chiều dài: 25 m
- Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ

b) Hệ thống xử lý khí thải


Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải của nhà máy:

Lò Hồ quang Lò Tinh luyện

Chụp thu khói Chụp thu khói

Ống hút Ống hút

Lọc bụi túi vải


2
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà(5.660m
Nẵng /1848 túi)

Quạt hút
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 25: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải

Nguyên lý làm việc: Tại lò hồ quang điện (EBT) và lò tinh luyện (LF) sử dụng
chụp hút lắp trên trần mái nhà xưởng nối liền với ống dẫn vào bộ lọc túi vải. Nhiệm vụ
của đường hút gián tiếp là để hút phần khí thải còn lại trong quá trình nấu luyện và
lượng bụi tạo ra khi nạp liệu đồng thời hút thêm không khí lạnh vào pha loãng làm
giảm nhiệt độ khí thải với mức yêu cầu trước khi lọc bụi túi vải.
Tại các đường ống hút gián tiếp và trực tiếp đều có bố trí các van điều chỉnh áp
lực, thiết bị đo lưu lượng, nhiệt độ của khí thải. Trước và sau bộ lọc túi vải đều có bố
trí các thiết bị điều chỉnh áp lực, lưu lượng và nhiệt độ nhằm đảm bảo cho bộ lọc túi
vải hoạt động tốt. Khí thải sau khi ra khỏi hệ thống xử lý đảm bảo nồng độ bụi thoát ra
khỏi ống khói nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải đi vào thiết bị lọc bụi túi từ phía trên và tiếp xúc với mặt ngoài của túi
lọc. Tại đây bụi được giữ lại, khí sạch sẽ đi vào phía trong các túi lọc vào khoang khí
sạch phía trên rồi theo cửa ra của thiết bị lọc túi vào quạt hút trung tâm qua ống khói ra
ngoài. Bụi (phần lớn bụi mịn có d<20m) bám vào phía ngoài của túi lọc, thông qua
hệ thống giũ bụi bằng khí nén, bụi rơi xuống phía dưới đáy của thiết bị lọc túi. Tại đây
qua vít tải bụi, bụi được dẫn về phía cửa tháo bụi và tháo ra ngoài qua van tháo bụi
kiểu cánh quạt. Dòng khí lẫn bụi khi vào khoang lọc được dẫn thẳng vào tấm chắn
khuếch tán. Khí lẫn bụi được xé phân chia đều đến các túi lọc trong khoang, điều này
giúp cho hiệu suất thu bụi của thiết bị được nâng lên rõ rệt.
Khí thải sau xử lý tại hệ thống xử lý khí thải trực tiếp và gián tiếp đạt QCVN
51:2017/BTNMT (Bảng 3, cột A1 với Kp=0,8 và Kv=1,0) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép (tính đến 31/12/2025, lộ trình áp dụng thực
hiện đúng theo mục 2.2.5 của QCVN 51:2017/BTNMT).
b) Hệ thống xử lý khí thải bao gồm các hạng mục sau:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng 19: Danh mục công trình, máy móc thiết bị của hệ thống xử lý khí thải lò tại nhà
máy
ST
Hạng mục/thiết bị Số lượng Thiết bị, đặc tính kỹ thuật
T
- Kích thước: D160mm, L= 6.000mm
- Diện tích lọc 5.660 m2
1 Buồng lọc bụi túi vải 1848 túi - Số lượng túi vải: 1848 cái túi vải
(ɸ160x6m), nhiệt độ liên tục 2000C,
nhiệt độ max 2400C
- Lưu lượng Q = 400.000 m3/h;
- Áp suất P = 3800Pa;
2 Quạt hút ly tâm 01
- Công suất N = 900 kW;
- Số vòng quay n = 745 v/ph;
- Chiều cao: 3,85m
3 Ống khói 01 ống - Đường kính: 21,7 m
- Vật liệu: Thép

Hình 26: Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi vải


Thuyết minh công nghệ lọc bụi túi vải:
Nguyên lý lọc bụi của vải trong xử lý khí thải như sau: Lấy 1 tấm vải lọc cho
không khí đi qua, các hạt bụi lớn sẽ được giữ lại trên bề mặt vải lọc theo nguyên lý
rây, do va chạm nên các hạt nhỏ hơn sẽ bám lại trên bề mặt vải, lực hấp dẫn và lực hút

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
tĩnh điện, dần dần sẽ tạo nên một màn bụi dày có thể giữ lại các hạt bụi nhỏ hơn. Hiệu
quả lọc đạt tới 99%. Sau 1 thời gian lớp bụi quá dày sẽ cản trở khí thải đi qua, cần phải
gỡ lớp bụi này xuống. Thao tác này là hoàn nguyên khả năng lọc.
Vải lọc có thể là vải dệt hay vải không dệt, hay hỗn hợp cả 2 loại. Nó thường
được làm bằng sợi tổng hợp để ít bị ngấm hơi ẩm và bền chắc.Chiều dày vải lọc càng
cao thì hiệu quả lọc càng lớn.
Các loại sợi có độ xe thấp thường được dùng làm loại vải dệt, đường kính sợi
lớn, dệt với chỉ số cao theo kiểu dệt đơn. Chiều dày tấm vải thường trong khoảng
0,3mm. Trọng lượng khoảng 300~500 g/m2.
Loại vải không dệt thường làm từ sợi len hay bông thô. Để tạo tấm vải thô có
chiều dày 3~5mm Người ta trải sợi thành các màng mỏng và đưa qua máy định hình.
Loại vải hỗn hợp là loại vải dệt, sau đó được xử lý bề mặt bằng keo hay sợi bông
mịn. Đây là loại vải nhập ngoại thông dụng hiện nay. Chúng có chiều dày 1,2~5mm.
Với túi lọc hình tròn của vải lọc và đường kính D=100~250mm có thể lớn
hơn, chiều dài 1,5 đến 6m.
Túi lọc tròn thường kín 1 đầu, đầu kia để trống. Khi hoạt động, đầu để trống gắn
kết với cổ dẫn khí lọc vào túi trên bề mặt của buồng lọc bụi. Trước khi lọc không
khí đi vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát
ra ngoài. Với hướng đi này sẽ làm túi vải phình ra theo bề mặt lọc hình trụ tròn. Miệng
túi nối thường được quay xuống phía dưới để tháo bụi ra khỏi túi.
Không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, Túi phải có khung làm từ kim loại
để túi không bị xẹp lại khi làm việc. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường
được quay lên phía trên.
Với túi lọc hình hộp chữ nhật buộc phải có khung căng túi vải.
Khoảng cách giữa các túi chọn từ 30 ~ 100mm.
Việc hoàn nguyên bề mặt lọc có thể tiến hành sau khi ngừng cho không khí đi
qua thiết bị và làm sạch bụi trên mặt vải bằng 2 cách:
- Rung rũ bằng cơ khí nhờ một cơ cấu đặc biệt.
- Thổi ngược lại bằng khí nén hay không khí sạch.
Ưu điểm của công nghê:
- Hiệu quả lọc bụi cao (90 – 98%)
- Có thể xử lý khí thải có nhiệt độ và độ ẩm cao, cháy nổ thấp.
- Có khả năng xử lý khí thải độc hại (SO 2, NOx, CO), hơi kim loại nặng (Cu, Pb,
Zn…) nhờ quá trình pha loãng và tiếp tục xử lý trên đường đi của thiết bị.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Một số hình ảnh của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp tại nhà máy:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 27: Hệ thống thu gom và xử lý khí thải gián tiếp


2.2 Thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục
- Đối với 02 hệ thống xử lý khí thải (01 hệ thống xử lý khí thải trực tiếp và 01 hệ
thống xử lý khí thải gián tiếp) đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường tại Giấy xác nhận số 298/GXN-STNMT ngày 19/4/2012, tại thời điểm Nghị
định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực, Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng là đơn vị có sử
dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải thực hiện quan
trắc khí thải tự động, liên tục quy định tại Khoản 2, Điều 47, Nghị định này. Do đó,
Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Máy và Thiết bị công nghiệp hoá chất –
môi trường MECIE - Hợp đồng số 2507/2020/HĐKRT/QTKT/DNS-MC ngày
24/8/2020 về việc cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên
tục và đã lắp đặt xong, tuy nhiên do ảnh hưởng dài của dịch Covid-19 nên đến nay vẫn
chưa hoàn thành việc lắp đặt và nghiệm thu truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng để kiểm tra, giám sát.
Công ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, thiết bị thu thập dữ liệu,
như sau:
- Thông số giám sát: Lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, bụi, CO, SOx, NOx, O2 dư
- Vị trí lắp đặt: 02 vị trí lắp đặt. 01 vị trí lắp đặt tại ống khói thải của hệ thống xử
lý khí thải trực tiếp và 01 vị trí lắp đặt tại ống khói thải của hệ thống xử lý khí thải
gián tiếp
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 51:2017/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
khí thải công nghiệp sản xuất thép (cột A1, bảng 3, Kp = 0,8, Kv = 0,8)
Thông số kỹ thuật thiết bị của hệ thống quan trắc:
Bảng 20: Thông số kỹ thuật thiết bị của hệ thống quan trắc
Số Nguồn gốc
STT Tên thiết bị Model Đặc tính
lượng xuất xứ

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
1 Hệ thống phân tích khí đa chỉ tiêu: SO2, CO, NOx, O2 dư
1.1 Thiết bị MGA12 02 - Bộ phân tích: vỏ loại 19’’, kích Dr.
phân tích khí thước: 483x133x350mm Foedisch
SO2, CO, (WxHxD), trọng lượng tương AG/Đức
NOx, O2 dư đương: 4,6kg
- Nhiệt độ môi trường xung
quanh: 5…30ºC (với điều hòa
không khí 5…45ºC)
- Phương pháp đo: NDIR (hấp thụ
hồng ngoại
Hiển thị/vận hành: hiển thị đồ họa
(LCD), 240x128 pixel, điều khiển
bằng menu; khả năng hiển thị
trong mg/m3, bàn phím màng
Thang đo phù hợp với Thông tư số
24/2017/TT-BTNMT (gấp 3-5 lần
giá trị giới hạn trong QCVN
51:2017/BTNMT (Bảng 3, cột A1
với Kp=0,8 và Kv=1,0).
- CO: 0 – 3000 mg/Nm3
- NOx: 0 – 3000 mg/Nm3
- SO2: 0 – 1500 mg/Nm3
- Độ điện hóa: O2 (0-25%)
- Độ chính xác: SO2, CO, NOx là
<2%; O2 là <0,2% của phạm vi đo
tương ứng.
- Sửa điểm 0: tự động
- Hiệu chỉnh độ nhạy: bằng tay,
với khí thử, tùy chọn: tự động
- Điều chỉnh áp suất không khí:
nội bộ
- Thời gian đáp ứng: T90<180s
(tùy thuộc vào nhà máy và thành
phần đã chọn)
- Đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào
(optocouplerr)
- Đầu ra kỹ thuật số: 16 đầu ra,
không có điện áp, 24 V DC với
giá trị cực đại. 0,4A (tối đa 10W);
các giao tiếp khác:
+ Tín hiệu đầu ra cho lỗi, bảo trì,
yêu cầu bảo trì
+ Giá trị giới hạn, phạm vi đo thay
đổi, Auto-cal
+ Kiểm soát tự động thổi ngược
khí sạch cho đầu lấy mẫu

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
+ Chỉ báo ngưng tụ bên trong cho
chức năng “pump off”
+ Kiểm soát liều lượng axit
photphoric
+ Các đầu ra tương tự: 5 đầu ra
tương tự hoạt động, 4…20mA,
không có điện thế, tải tối đa. 500
Ohm
+ Nguồn cấp: 110 V AC, 230 V
AC /50-60 Hz, 40W
+ Kiểm tra tính phù hợp: DIN EN
15267, QAL1, ID:0000039321;
DIN EN 15267-3, TA Luft,
BImSchV thứ 13 và 27 (là phần hệ
thống)
+ Tùy chọn: giao tiếp RS232
Đạt chuẩn: TUV/MCERTS
Thiết bị lấy mẫu
Thông số:
- Đầu dò lấy mẫu được gắn với
mặt bích
- Nhiệt độ khí mẫu <600⁰C
- Lõi lọc thô đầu lấy mẫu (2µm)
- Van xả khí ngược làm sạch bụi
- Hệ thống gia nhiệt đầu lấy mẫu
120 ± 10⁰C
MECIE
- Nhiệt độ môi trường: -10 ~
Thiết bị lấy Việt Nam
ME- +60⁰C
1.2 mẫu phân 02 (sản xuất
STE01 - Ống lấy mẫu Inox 316
tích tại Trung
- Điện áp: 220 VAC
Quốc)
Dây dẫn mẫu
Thông số:
- Ống Teflon đường kính D8mm
- Vỏ ngoài ống PVC đường kính
D40mm
- Giữ nhiệt bằng bông thủy tinh
- Nhiệt độ làm việc 100-180⁰C
- Điện áp: 220 VAC
- Chiều dài nhỏ hơn 50m
1.3 Thiết bị làm GCU16 02 Kiểu Peltier Foedisch
lạnh mẫu - Công suất: 90KJ/h ở 25⁰C Đức
- Nhiệt độ môi trường: 5-50⁰C
- Bảo quản -20 ~ +60⁰C
- Nhiệt độ điều khiển: < ±5⁰C
- Nhiệt độ dòng khí: < 80⁰C
- Lưu lượng dòng khí: < 300 L/h

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Thời gian khởi động: 15 phút
- Điện áp: 220 VAC
Bộ điều khiển hệ thống xả khí
nén làm sạch
- Bộ điều khiển PLC cho hệ thống
- Modul chuyển đổi tín hiệu 4-
20mA sang hệ thống người dùng MECIE
DSC
- Tủ điện công nghiệp, kích thước
L880*W800*H2100mm
Tủ điện điều ME-
- Điện áp: 220VAC
1.4 khiển hệ CABIN 02
Bộ phận xử lý mẫu:
thống ET
- 02 cốc lọc mẫu, kích thước 0,5
µm
- Bơm màng hút mẫu khí vào hệ
thống cảm biến đo nhiệt độ dây EU/G7
lấy mẫu.
- Lưu lượng kế điều chỉnh tốc độ
dòng khí
- 03 bơm hút nước ngưng tụ
Phương pháp: Laser tán xạ ngược
Dải đo: (0…600 mg/m3)
Thông số:
- Độ tuyến tính: ±2%FS
- Thời gian phản ứng: 5s
ME- - Giới hạn dưới kiểm tra nhỏ nhất: MEICE
Thiết bị đo PM01 1mg/m3 (sản xuất
2 02
bụi tổng (DMS- - Nhiệt độ môi trường: -40-60ºC tại Trung
100) - Nhiệt độ khí thải: <300°C Quốc)
- Tín hiệu: 4-20mA.
- Giao diện kỹ thuật số: RS485
- Khối lượng: 4kg
- Công suất: <5W
- Nguồn cấp: 24VDC
3 Thiết bị đo ME- 02 Phương pháp: ống Pitot MEICE
lưu lượng, TPF01 Dải đo nhiệt độ (0-500⁰C), áp suất (sản xuất
nhiệt độ, áp (RBV- tĩnh (-7 - 7 KPa), áp suất tuyệt đối tại Trung
suất khí thải TPF) (60-140KPa), Quốc)
vận tốc khí thải (0-40 m/s)
Thông số:
- Cảm biến đo nhiệt độ
- Cảm biến đo áp suất
- Lưu lượng đo theo ống Pitot
- Độ chính xác: ±2,5%FS
- Nhiệt độ môi trường: -25 - 65°C
- Tín hiệu: 4 – 20mA

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Cơ chế tự làm sạch bằng khí nén
- Ống Pitot làm bằng Inox 316
- Khối lượng: ~10kg
- Công suất: <100W
- Điện áp: 220 VAC
Bình khí Khí chuẩn, van điều tiết, vỏ bình
chuẩn khí
Thông số:
- Khí chuẩn hỗn hợp (SO 2, NO,
CO) phù hợp dải đo: 2 bình.
3 06 ASIA
- Khí chuẩn O2: 2 bình
- Khí 99,99% N2: 2 bình.
- Vật liệu: Chai hợp kim nhôm.
- Thể tích: 8L
- Kết nối linh hoạt với phụ kiện.
- Dữ liệu được truyền về trung
tâm có khoảng thời gian truyền
theo yêu cầu của khách hàng (1
phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút
hoặc 20 phút/lần…)
- 12 đầu vào analog cách ly 4-20
mA AI1
- 08 đầu vào số, có thể cấu hình
nhận xung I1
- 08 đầu ra số
Thiết bị thu - 01 cổng truyền thông - RS485
thập, lưu trữ Dlogger - 01 cổng Ethernet/ Modbus TCP
4 02 Việt Nam
và truyền dữ -18 Ethernet - RJ45
liệu - 01 cổng phát tín hiệu analog độ
chính xác 0,1%
- 01 cổng truyền nhận dữ liệu qua
GPRS
- 01 cổng lập trình USB
- 01 khe cắm thẻ nhớ
- Màn hình LCD 5 inch
- Cấp bảo vệ
- Kích thước 237x119x36
- Trọng lượng 800g
- Vật liệu vỏ nhôm
- Công suất: 6KVA (4.800W)
- Dòng điện đầu vào:
Trung
5 Bộ lưu điện UPS 02 200/208/220/230/240VAC
Quốc
- Cổng kết nối UPS
- Dung lượng: 24AH
6 Camera HIK 02 - Camera Speeddome mini IP Hikvision
giám sát DS- zoom 4x (2.8mm ~12mm) (Trung

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Độ phân giải 1920 ×
1080@25fps
2DE2A - 4× zoom quang, 16× zoom KTS
204IW- - Nguồn 12 VDC & PoE
DE3 - Hồng ngoại 20 m IR
- IK10, IP66
Quốc)
- Hỗ trợ H.265+/H.265
- Camera IP HD 2MP
HIK
- 1920 × 1080 @30fps
DS-
02 - Ổ cứng HDD dung lượng: 2TB
2CD202
- Đầu ghi hình 4 kênh.
1G1-I
- Switch cấp nguồn PoE 8 Port
Hình ảnh trạm quan trắc tại cơ sở:

Hình 28: Trạm quan trắc khí thải tự động


3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1. Chất thải sinh hoạt
*Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: từ quá trình sinh hoạt của CBCVN làm việc tại Nhà máy.
- Thành phần và khối lượng phát sinh:
+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa…
+ Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống …
+ Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh …
+ Kim loại như vỏ hộp, …
*Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh
- Hiện tại năm 2021: Khối lượng rác thải của cơ sở được thống kê trên biên bản
giao nhận rác thải sinh hoạt giữa Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng và Công ty Cổ phần
Môi trường đô thị Đà Nẵng. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của
nhà máy 1 ngày là:194 kg/ngày.
- Khi hoạt động ổn định: Số công nhân sử dụng là 320 người tương đương lượng
rác phát sinh: 5.824 kg/tháng.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
*Biện pháp thu gom:
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào các thùng chứa chuyên dụng tại nhà
máy, thùng có dung tích 240 lít, số lượng 18 thùng. Nhà máy không có kho chứa rác
thải sinh hoạt, các thùng chứa rác thải sinh hoạt được đặt ở xung quanh các phân
xưởng trong nhà máy. Nhà máy sẽ bố trí công nhân thu gom tập kết định kỳ vào thứ
hai và thứ sáu hàng tuần. Công ty đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý các loại
chất thải sinh hoạt với tần suất thu gom 2 lần/tuần với Công ty Cổ phần Môi trường đô
thị Đà Nẵng theo hợp đồng số 12/22/SH/HĐ-KT ký ngày 31/12/2021.
- Bùn từ các hầm tự hoại của nhà vệ sinh khi có nhu cầu sẽ được hợp đồng với
đơn vị chức năng hút và xử lý theo quy định.
Bảng 21: Quy mô, kết cấu các thùng lưu giữ chất thải sinh hoạt
Khu vực lưu giữ Quy mô/Số lượng Kết cấu
Chất thải rắn sinh
18 thùng chứa loại 240 lít Thùng nhựa
hoạt

Hình 29: Thùng rác tại nhà máy


- Hiệu quả áp dụng các biện pháp thu gom chất thải rắn: đã thu gom, vận chuyển
đi xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh, không để rác thải sinh hoạt tồn lưu
quá nhiều.
3.2. Chất thải rắn sản xuất
- Nguồn phát sinh: xỉ từ lò luyện, vảy oxít sắt, các tạp chất lẫn trong phế liệu như
đất, cát, nhựa, cao su, kim loại… (Phiếu phân tích yếu tố nguy hại vô cơ và hữu cơ xỉ
lò điện được đính kèm tại phụ lục)
- Xỉ lò luyện được thu gom và lưu giữ tại bãi lưu giữ xỉ (lưu giữ tại khu vực bãi
chứa phía Đông Bắc khuôn viên công ty, cách ly với khu vực xung quanh bằng bờ

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
bao). Trong quá trình lưu giữ, Công ty đã sử dụng bạt che chắn để giảm thiểu lượng
bụi phát sinh từ bãi lưu giữ xỉ. Hiện Công ty CP thép Đà Nẵng đã tiến hành xin phép
chủ trương của các cơ quan quản lý có chức năng đồng thời tiến hành đàm phán để
chuyển giao toàn bộ lượng xỉ tồn và lượng phát sinh mới cho các đối tác có năng lực
và có nhu cầu.
- Chất thải rắn thông thường đi kèm phế liệu (đất, cát, nhựa, cao su, kim loại màu
và một số chất thải khác) được thu gom, lưu giữ tại khu vực có diện tích khoảng 432
m2 (được bố trí trong khu vực kho có tổng diện tích thiết kế 2.972 m 2) và chuyển giao
để xử lý theo quy định.
- Vảy thép (Vảy O-xit sắt bong ra từ bề mặt phôi thép nóng) được thu gom, chứa
vào các bao chuyên dụng, một phần để tái sử dụng cho nấu luyện thép tại Công ty,
phần còn lại dự kiến chuyển giao cho đơn vị có chức năng và năng lực.
- Công ty đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp
thông thường với tần suất thu gom 1 lần/tháng với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị
Đà Nẵng theo hợp đồng số 27/22/CN/HĐ-KT ký ngày 03/01/2022.
- Thành phần và thải lượng phát sinh: Chất thải rắn sản xuất phát sinh hàng
tháng của dự án được dựa trên cơ sở số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn phát sinh
thực tế thông qua các chứng từ thu gom hàng tháng tại Nhà máy. Khối lượng chất thải
được chuyển giao như sau:
Bảng 22: Chất thải rắn sản xuất của dự án
Tổng khối lượng (kg/tháng)

Tên chất thải Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


1/2022 2/2022 3/2022 4/2022 5/2022 6/2022

CTR thông thường


đi kèm phế liệu
25.600 21.850 22.000 22.020 22.060 22.000
(đất, cát nhựa,
cao su, kim loại)
- Khối lượng xỉ lò luyện phát sinh tại nhà máy ước tính bằng 10% khối lượng sản
phẩm tại cơ sở.
- Khối lượng vảy thép (vảy o-xuýt sắt bong ra từ bề mặt phôi thép nóng) phát
sinh tại nhà máy ước tính bằng 0,15% khối lượng sản phẩm tại cơ sở.
Khối lượng xỉ lò và vảy thép phát sinh tại nhà máy được thống kê theo bảng sau:
Bảng 23: Khối lượng xỉ lò

TT Tên chất thải Tổng khối lượng (kg/tháng)

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

1 Xỉ lò luyện 1.200.000

Vảy thép (vảy O xuýt sắt


2 bong 17.500
ra từ bề mặt phôi thép nóng)

Tổng cộng 1.217.500


- Lượng chất thải rắn sản xuất thông thường của dự án dự kiến phát sinh trong
quá trình vậnh hành:
Bảng 24: Chất thải rắn sản xuất phát sinh hàng ngày từ các lò luyện
Tổng khối
TT Tên chất thải Biện pháp quản lý
lượng (kg/năm)
Thu gom và lưu giữ tại bãi lưu giữ xỉ
(lưu giữ tại khu vực bãi chứa phía Đông
1 Xỉ lò luyện 14.400.000
Bắc khuôn viên công ty, cách ly với khu
vực xung quanh bằng gờ bao)
CTR thông
thường đi kèm Thu gom, lưu giữ tại kho CTR thông
307.200
2 phế liệu thường và chuyển giao để xử lý theo
(đất, cát nhựa, cao quy định.
su, kim loại)
Thu gom, chứa vào các bao chuyên
Vảy thép (vảy O dụng một phần để tái sử dụng cho nấu
xit sắt bong
3 210.000 luyện thép tại Công ty, phần còn lại
ra từ bề mặt phôi
thép nóng) chuyển giao cho đơn vị có năng lực và
chức năng.
Tổng cộng 14.917.200
Kết cấu công trình kho như sau:
Bảng 25: Thông tin chi tiết công trình, thiết bị, kho lưu chứa chất thải rắn công
nghiệp thông thường và tần xuất thu gom tại nhà máy
Công trình/thiết bị Diện tích/thể
STT Kết cấu/Vật liệu
lưu giữ chất thải tích
1 Kho lưu giữ CTR 432 m2 Kết cấu thép có mái che bằng
thông thường tôn dày 0,5mm, nền bằng bê
tông cốt thép dày 20cm, xung
quanh được bao che bằng vách

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Công trình/thiết bị Diện tích/thể
STT Kết cấu/Vật liệu
lưu giữ chất thải tích
tôn dày 0,5mm cao từ 4 mét đến
6 mét.

Hình 30: Kho chứa chất thải rắn thông thường tại nhà máy
3.3 Kho, bãi lưu giữ thép phế liệu nhập khẩu
- Công ty Cổ Phần Thép Đà Nẵng có 01 kho lưu giữ thép phế liệu với diện tích
2.540m2 và 01 bãi lưu giữ thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất với diện tích
17.500m2 nằm phía Bắc khuôn viên Công ty.
a) Mô tả kho lưu giữ thép phế liệu nhập khẩu:
- Công ty Cổ Phần Thép Đà Nẵng có 01 kho lưu giữ thép phế liệu đã qua tuyển
chọn chế biến xử lý để chuẩn bị cấp liệu cho lò nấu luyện.
- Diện tích kho lưu giữ phế liệu: 2.540 m2
- Khả năng lưu giữ tối đa: khoảng 8.000 tấn thép phế liệu.
- Kho lưu giữ thép phế liệu là nhà xưởng có mái che 100% nước mưa từ hệ thống
mái nhà xưởng gom vào máng xối, dẫn xuống đất bằng các ống đường kính 110mm
đặt dọc các cột khu nhà xưởng sau đó đổ vào cống thoát nước mưa của Công ty. Quá
trình lưu giữ thép phế liệu tại kho của Công ty không có sử dụng nước vì vậy cũng
không phát sinh ra lượng nước thải nào. Chất thải rắn trong kho lưu giữ thép phế liệu
là một số ít tạp chất như: Đất, đá, mảnh nhựa, mảnh gỗ khi bốc và giũ trước khi đưa

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
thép phế liệu vào thùng cấp liệu cho lò. Các tạp chất này được thu gom chứa trong các
máng tập trung cuối nhà xưởng để chuyển giao cho đơn vị xử lý theo quy định.
- Kho lưu giữ thép phế liệu được xây dựng bằng kết cấu thép có mái che bằng tôn
dày 0,5mm, nền bằng bê tông cốt thép dày 20cm, xung quanh được bao che bằng vách
tôn dày 0,5mm cao từ 4 mét đến 6 mét.
- Kho lưu giữ thép phế liệu được trang bị hệ thống chữa cháy vách tường chung
cùng hệ thống với xưởng Luyện; Các bình chữa cháy xách tay được bố trí tại nhiều vị
trí trong và dọc hành lang phía ngoài nhà xưởng.
- Nhà kho lưu giữ thép phế liệu là dãy nhà xưởng độc lập, mặt phía tây tiếp giáp
với hàng cây xanh dọc tường rào phía tây Công ty, mặt này được bao che bằng vách
tôn cao 6 mét; Mặt phía đông giáp với đường nội bộ có mái che liền kề với xưởng
Luyện, mặt này bố trí các cửa để xe chở phế liệu ra vào, các vị trí không có cửa ra vào
được bao che bằng vách tôn cao 4 đến 6 mét, hai mặt đầu hồi giáp với khu đất trống.
Quá trình bốc dỡ phế liệu trong nhà kho được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng
(cầu trục, gầu ngoạm, mâm từ...) trong quá trình bốc dỡ có phát sinh bụi và tiếng ồn
cục bộ bên trong nhà kho chứa.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng: Bụi và tiếng ồn chỉ phát sinh cục bộ
trong quá trình bốc dỡ phế liệu từ xe xuống và bốc thùng cấp liệu. Công ty đã trang bị
bảo hộ lao động cần thiết như: Quần áo bảo hộ phù hợp, khẩu trang và mặt nạ chống
bụi, nút nhét tai chống ồn...nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao
động trực tiếp.

Hình 31: Bên trong và bên ngoài nhà kho lưu giữ thép phế liệu
b) Mô tả bãi lưu giữ thép phế liệu nhập khẩu:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Công ty Cổ Phần Thép Đà Nẵng có 01 bãi lưu giữ thép phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất, vị trí bãi nằm phía bắc khuôn viên Công ty. Bên trong bãi chữa được
phân thành các khu vực để chứa toàn bộ lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu và phế liệu
thu mua trong nước mà Công ty nhập vào, đồng thời quá trình tuyển chọn và chế biến
thép phế liệu để đưa vào sản xuất cũng được thực hiện trong phạm vi bãi lưu giữ phép
phế liệu này.
- Tổng diện tích bãi lưu giữ thép phế liệu của Công ty là 17.500 m2.
- Khả năng lưu giữ tối đa: khoảng 30.000 tấn thép phế liệu.
- Bãi lưu giữ thép phế liệu có nền bằng bê tông cốt thép dày 250mm, được ngăn
cách với các khu vực khác bằng bờ bao bê tông cốt thép dày 200mm-độ cao bờ bao từ
0,3 đến 1 mét tùy vị trí. Quanh bãi chứa thép phế liệu có hệ thống mương bằng bê
tông, nước mưa thu được trên toàn bộ diện tích bề mặt bãi chứa chảy theo các mương
này về bể lắng lọc (bể 3 ngăn thể tích 100m3) đặt ở góc đông-bắc bãi chữa. Quá trình
lưu giữ thép phế liệu tại bãi chứa của Công ty không có sử dụng nước vì vậy cũng
không phát sinh ra lượng nước thải nào. Chất thải rắn phát sinh trên bãi lưu giữ thép
phế liệu là một số ít tạp chất như: Đất, đá, mảnh nhựa, mảnh gỗ bám dính theo phế
liệu. Các tạp chất này được xử lý, giũ, tách ra khỏi sắt thép phế liệu thu gom vào các
bao tập kết tại một góc trong khuôn viên bãi để chuyển giao cho đơn vị xử lý theo quy
định.
- Nền sàn bãi lưu giữ phế liệu: Toàn bộ diện tích nền bãi lưu giữ thép phế liệu
đều được làm bằng bê tông cốt phép dày 250mm, nước mưa thu được trên diện tích bãi
lưu giữ chảy tràn trên bề mặt vào các mương thu gom đổ vào các bể xử lý sau đó mới
chảy vào hệ thống cống thoát nước chung của Khu Công Nghiệp.
- Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu: Đất đá tạp chất rơi ra
từ phế liệu, đất cát do phương tiện vận chuyển ra vào bãi sẽ làm phát sinh bụi trên bãi
khi thời tiết khô nắng. Để giảm thiểu phát tán bụi, Công ty đã thành lập đội quét dọn
vệ sinh gồm 5 người chuyên thực hiện việc quét dọn vệ sinh cho bãi chứa thép phế liệu
và các khu vực khác của Công ty. Đồng thời công ty cũng chủ động phun tưới nước tại
các vị trí cần thiết để tránh bụi phát tán khi thời tiết khô hanh (lượng nước tưới này chỉ
đủ để chống bụi và sẽ tự bốc hơi ngay sau đó)
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy: Nguyên liệu trên bãi chứa chủ yếu là Sắt thép
phế liệu nên không có khả năng tự bốc cháy ở nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên có thể
có các đám cháy nhỏ xảy ra trong khi chế biến thép bằng đèn cắt Oxi-Gas. Để đảm bảo
an toàn, quá trình hàn-cắt được được tiến hành đúng quy phạm của Nhà nước về an
toàn lao động. Tại các vị trí hàn cắt được trang bị các phương tiện chữa cháy phù hợp.
Người lao động thực hiện công việc hàn cắt được huấn luyện an toàn lao động theo

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
công việc nghề nghiệp về an toàn lao động (theo quy định tại thông tư 27/TT-
BLĐTBXH ngày 18/10/2013) và được cấp chứng chỉ theo quy đinh. Các bình chữa
cháy xách tay được bố trí từng cụm trên khu vực bãi chứa thép phế liệu để có thể xử lý
ngay các đám cháy phát sinh khi chế biến thép phế liệu. Công ty có đội PCCC gồm 33
người, được biên chế và bố trí phù hợp với từng bộ phận, từng ca làm việc, sẵn sàng
ứng phó 24/24 nếu có sự cố cháy nổ xảy ra. Đội PCCC được huấn luyện định kỳ hàng
năm và được cấp chứng nhận huấn luyện theo quy định.
- Bãi lưu giữ thép phế liệu của Công ty nằm độc lập, có khoảng cách với các khu
vực bởi các đường nội bộ, hoặc ngăn cách với các khu chức năng khác bằng các bờ
bao bê tông, dọc bờ bao là các mương dẫn nước mưa. Yếu tố ảnh hưởng của bãi liệu
đến các khu vực khác là bụi và tiếng ồn.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng: Để giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi
lưu giữ phế liệu, Đội vệ sinh của Công ty chủ động thu dọn đất đá trên bãi ngay khi nó
vừa rơi rớt từ phế liệu, từ phương tiện vận chuyển. Hoặc chủ động phun tưới nước tại
vị trí có khả năng phát tán bụi trên bề mặt bãi chứa liệu; Bãi lưu giữ thép phế liệu của
Công ty khá rộng và nằm tách biệt nên tiếng ồn phát ra do quá trình bốc dỡ, làm sạch,
chế biến thép phế liệu và phát ra từ các máy móc thiết bị trên bãi ít có gây ảnh hưởng
tới khu vực khác. Tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng cục bộ đến người lao động trực tiếp tại
từng vị trí của mình ngay trên bãi liệu. Công ty đã trang bị bảo hộ lao động cần thiết
như áo quần bảo hộ, khẩu trang mặt nạ chống bụi, nút nhét tai chống ồn...cho người
lao động trực tiếp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hình 32: Bãi phế liệu tại nhà máy


Công ty dành nhiều diện tích cho trồng cây xanh tạo bóng mát và cảnh quan
trong khuôn viên. Hiện có nhiều cây xanh lớn ở các mặt tường rào bao quanh Công ty,
diện tích trồng cây xanh hiện tại chiếm khoảng 22,9% diện tích mặt bằng của Công ty.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 33: Cây xanh tại nhà máy


c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ
chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ các
nội dung:
- Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu:
1 - Biện pháp hạn chế tạp chất: Thép phế liệu nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển về Cảng tại Đà Nẵng. Theo các điều khoản hợp đồng với đơn vị cung cấp thì thép
phế liệu phải được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật phẩm vật liệu hàng hóa
cấm nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
một trong những nước thành viên. Thép phế liệu nhập khẩu không chứa chất thải, tạp
chất nguy hại (trừ các tạp chất không nguy hại rơi ra trong quá trình bốc xếp vận
chuyển) thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài Nguyên Môi
Trường quy đinh. Cường độ chất phóng xạ cũng được kiểm soát chặt chẽ của Hải quan
tại Cảng nhập khẩu.
2 - Biện pháp đánh giá tạp chất: Sau khi được hải quan Cảng tại Đà Nẵng thực
hiện các thủ tục quy trình kiểm tra theo quy định của pháp luật Việt Nam và cho phép
thông quan lô hàng thép phế liệu. Công ty ký hợp đồng vận tải để vận chuyển hết toàn
bộ lô hàng phế liệu từ Tàu biển về kho bãi lưu giữ của Công ty. Công ty Giám đinh có
chức năng sẽ kiểm tra đánh giá tạp chất thực tế của lô phế liệu tại bãi lưu giữ của Công
ty để có hướng xử lý tiếp theo lượng tạp chất này.
3 - Biện pháp xử lý tạp chất: Chất thải và tạp chất phát sinh bám dính theo thép
phế liệu nhập khẩu được bóc tách trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản
xuât bằng phương pháp cắt, giũ, phân loại bằng từ tính, phân loại bằng thủ công.
- Khu vực lưu giữ tạp chất phát sinh: Công ty đã dành một khu vực riêng trong
bãi chứa thép phế liệu và một phần diện tích một phần cuối dãy nhà kho chứa thép phế

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
liệu để tạm chứa tạp chất thải loại từ phế liệu để chuyển giao ngay cho đơn vị có chức
năng mang đi xử lý.
- Phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất:
Sắt thép phế liệu đã qua phân loại xử lý trên bãi chứa được phương tiện cơ giới gắn
gầu goạm bốc lên xe tải tự đổ (xe ben) vận chuyển vào kho chứa liệu. Tại kho chứa sử
dụng gầu ngoạm thủy lực hoặc mâm từ để bốc dỡ thép phế liệu vào thùng nạp liệu.
- Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị sơ chế phế liệu
nhập khẩu: Tạp chất và chất thải từ sắt thép phế liệu nhập khẩu thu gom vào 1 vị trí và
được chuyển giao cho đơn vị có chức năng và năng lực mang đi xử lý.
d) Các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong qua trình sản xuất, tái chế, tái sử
dụng phế liệu. Mô tả các nội dung như sau:
- Quá trình sơ chế xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất chủ yếu là cắt
nhỏ vừa cỡ miệng lò và phân loại tách tạp chất bám dính theo thép phế liệu. Thép phế
liệu được cắt bằng máy thủy lực 1.200T hoặc cắt thủ công bằng phương pháp cắt Oxy-
Gas và được giũ loại bỏ tạp chất bằng gầu goạm thủy lực hoặc mâm từ.
- Chất thải phát sinh từ quá trình sơ chế trên được thu về một vị trí, chứa trong
các bao, thùng hoặc máng, sau đó chuyển giao ngay cho đơn vị có đủ chức năng đến
vận chuyển mang đi xử lý.
- Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của Công ty phát
sinh từ bồn rửa và vệ sinh khu vực văn phòng, khu vực nhà bếp, căn tin và các nhà vệ
sinh tại khu sản xuất...Nước thải sinh hoạt được thu gom đến “ bể tự hoại 3 ngăn” xử
lý cục bộ sau đó thải ra cống chảy về trạm xử lý nước thải chung của Khu công
nghiệp. Nước thải sinh hoạt được thực hiện hợp đồng với đơn vị có năng lực và chức
năng xử lý nước thải
- Tái sử dụng nước theo hệ thống tuần hoàn không có nước thải ra môi trường:
Nước từ hệ thống thủy cục Thành phố cấp vào các bể chứa, qua bơm cung cấp đến các
thiết bị cần làm mát. Hệ thống nước làm mát được thiết kế tuần hoàn kín, sau khi qua
các thiết bị được thu gom trở lại đưa về bể chứa lắng cặn, tách dầu mỡ. Sau đó qua
tháp giải nhiệt để làm mát và tiếp tục tái sử dụng. Lượng nước tiêu hao chỉ là do bốc
hơi trong quá trình làm mát trực tiếp trên thiết bị và bốc hơi ở tháp giải nhiệt tại các bể
chứa. Hiện tại Công ty có 04 hệ thống nước làm mát:
 Nước làm mát cung cấp cho thiết bị lò điện.
 Nước làm mát cung cấp cho hệ thống đúc liên tục.
 Nước làm mát cung cấp cho hệ thống sản xuất Oxy.
 Nước làm mát cung cấp cho hệ thống sử lý khí thải.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Toàn bộ hệ thống được thiết kế lắp đặt với tiêu chuẩn an toàn, dễ vận hành, dễ
bảo trì và sửa chữa. Thiết bị được lựa chọn phù hợp với điều kiện và chế độ làm việc
hiện hành tại nhà máy. Thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nước. Hệ thống được vận
hành thấp hơn công suất thiết kế, hoạt động ổn định và hiệu quả.
e) Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về
bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất.
Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có chức năng xử lý):
Các lô hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
hoặc không thể tái xuất chỉ xảy ra 2 trường hợp sau đây:
1- Khối lượng tạp chất bám dính và không bám dính trong phế liệu sắt, thép nhập
khẩu lớn hơn so với quy định tại quy chuẩn QCVN 31: 2018/BTNMT;
2- Sắt thép phế liệu có lẫn chất thải nguy hại.
Tuyệt đối không để xảy ra trường hợp sắt, thép phế liệu có nhiễm phóng xạ hoặc
chất thải nguy hại. Trước khi xếp hàng lên tàu, Công ty đã thuê các đơn vị giám định
có uy tín tại nơi xếp hàng kiểm tra chặt chẽ, mức độ nhiễm xạ cũng như chất lượng lô
hàng, khi đạt yêu cầu và có Giấy chứng nhận mới được phép đưa lên tàu vận chuyển
về Việt Nam. Khi đến Cảng, Hải quan cũng yêu cầu Công ty phải thuê các đơn vị giám
định có uy tín và được Bộ Tài Nguyên Môi Trường chỉ định giám đinh chủng loại và
hoạt độ phóng xạ cho lô hàng trước khi thông quan lô hàng. Sau khi có chứng thư xác
định lô hàng đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu, QCVN 31: 2018/BTNMT ngày
14/09/2018 và thông tư số 01/2013/TT-BTNMT ngày 28/01/2013 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường thì Công ty mới được phép nhận lô hàng về kho Công ty.
Trường hợp xảy ra vi phạm sẽ giải quyết như sau:
- Tái xuất lô hàng vi phạm về quốc gia xuất khẩu (quy định tại hợp đồng);
- Trường hợp lô hàng không thể tái xuất về quốc gia xuất khẩu do đối tác không
nhận lại, cơ quan quản lý Nhà nước có quyền sử dụng số tiền ký quỹ để thanh toán chi
phí xử lý lô hàng phế liệu vi phạm bằng cách thuê đơn vị có chức năng tiêu hủy các lô
hàng vi phạm dưới sự quản lý, chỉ đạo và theo dõi của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
- Trường hợp lô hàng vi phạp có thành phần tạp chất nhiều hơn 1% so với QCVN
31: 2018/BTNMT và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể tiếp tục sử
dụng để phục vụ sản xuất sau khi tách lọc tạp chất, công ty sẽ sử dụng phương án xử
lý như sau:
Cách thức vận chuyển: Phối hợp với nhà cung cấp vận chuyển phế liệu về nơi tập
kết riêng biệt và không để lẫn với các loại phế liệu khác.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu: Sử dụng mâm từ, cạp liệu,
máy cắt thủy lực, đèn cắt Oxy-Gas để tách sắt thép và giũ sạch tạp chất ra khỏi liệu.
Tạp chất sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Với phế liệu
có nhiễm chất thải nguy hại (nếu có) sẽ được tách riêng chuyển giao cho đơn vị có
chức năng xử lý.
Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau xử lý: Thép phế liệu sau khi đã xử lý đạt
yêu cầu sẽ được đưa vào sản xuất phôi thép.
Cách thức xử lý khác (tiêu hủy): Đối với các tạp chất được xử lý bằng phương
pháp phân loại tách các sản phẩm có ích. Phần đất, cát thu được làm vật liệu san lấp
hoặc đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh (được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền), phần
cao su, gỗ, nhựa được chuyển cho đơn vị tái chế sử dụng cho các mục đích có ích;
Trường hợp vật liệu nổ được phát hiện trong quá trình tiếp nhận hay sử dụng phế liệu,
Công ty sẽ phân loại, cách ly, chuyển giao hoặc mời đơn vị chức năng xử lý vật liệu nổ
đến để tham gia xử lý.
Đơn vị thực hiện việc xử lý:
1. Công ty Inspectorate thỏa thuận bằng báo giá hàng năm với Công ty Cổ Phần
Thép Đà Nẵng để thực hiện việc giám định phế liệu nhập khẩu, được thể hiện bằng
yêu cầu giám định chi tiết cho từng lô hàng.
2. Hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom, vận
chuyển và xử lý: Chất thải sinh hoạt; Tạp chất, đất, đá, gỗ vụn, mảnh cao su...bóc tách
từ phế liệu.
3. Hợp đồng với công ty Cổ phần Đầu tư Sài gòn – Đà nẵng về thu gom, xử lý
nước thải sinh hoạt.
4. Hợp đồng với Công ty Cổ Phần Vương Anh về chuyển giao, vận chuyển và xử
lý CTNH (bụi lò);
5. Hợp đồng với công ty TNHH TM-XD An Sinh về chuyển giao, vận chuyển và
xử lý chất thải nguy hại.
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
a) Nguồn, khối lượng phát sinh
- Bụi lò luyện được thu gom, đóng trong bao kín và lưu giữ trong kho chứa có
diện tích 360m2.
- Bùn thải từ các bể lắng nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu và bể chứa nước
làm mát được nạo vét định kỳ và lưu giữ tại các thùng chứa trước khi chuyển giao để
xử lý theo quy định;

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Chất thải nguy hại khác được thu gom, phân loại và lưu giữ trong kho có diện
tích khoảng 48m2 với kết cấu đảm bảo theo quy định tại thông tư 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Các loại chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh, bảo trì, sửa chữa máy
móc thiết bị, in ấn trong quá trình sản xuất. Lượng chất thải nguy hại của dự án được
ước tính trên cơ sở số liệu thực tế chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy. Khối lượng
rác thải nguy hại phát sinh hàng tháng như sau:
Bảng 26: Chất thải nguy hại của dự án
Khối lượng phát sinh hàng (kg) theo đợt
thu gom
Phương án
TT Tên chất thải Tháng Tháng
Tháng Tháng quản lý
1- 11/2021-
4-6/2021 6-11/2021
4/2021 4/2022
Bóng đèn Toàn bộ chất
1 huỳnh quang 5 5 5 5 thải nguy hại
thải đã được Công
Găng tay, giẻ ty thu gom,
2 65 60 155 145 phân loại, gián
lau dính dầu
nhãn, lưu giữ
Bộ lọc dầu đã trong nhà chứa
3 - - - -
qua sử dụng chất thải nguy
Chất thải lẫn hại và ký hợp
dầu từ quá đồng thu gom,
4 130 150 235 250 vận chuyển,
trình xử lý
xử lý đúng
nước làm mát
theo quy định
Ắc quy, pin về quản lý
5 10 20 30 40
thải chất thải nguy
6 Tụ điện thải - - - - hại. Chuyển
giao cho Công
Bao bì cứng
ty TNHH TM-
7 thải bằng kim 10 25 30 50
XD An Sinh
loại xử lý CTNH
Dầu động cơ từ mục 1-10;
8 90 90 140 190
hộp số bôi trơn Công ty Cổ
9 180 200 265 290 phần Vương
Bùn thải có
Anh xử lý bụi
thành phần

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Khối lượng phát sinh hàng (kg) theo đợt
thu gom
Phương án
TT Tên chất thải Tháng Tháng
Tháng Tháng quản lý
1- 11/2021-
4-6/2021 6-11/2021
4/2021 4/2022
nguy hại
Bùn thải lẫn
10 60 90 90 90
dầu
lò.
Tổng

Thống kê tình hình quản lý CTNH (bụi lò) từ ngày 01/01/2022 đến 31/03/2022.

Tên chất Khối lượng phát sinh theo đợt thu gom (kg) Tổ chức, cá nhân
thải Tháng 1/2021 Tháng 6/2021 Tháng 1/2022 tiếp nhận CTNH
Công ty cổ phần
Vương Anh – Mã
Bụi lò 144.500 865.180 938.220 số QLCTNH 1-2-
3-4-5-6.119.VX
(cấp lần 2)
Lượng chất thải nguy hại của dự án được dựa trên cơ sở số liệu thực tế chất thải
nguy hại phát sinh tại nhà máy. Khối lượng CTNH dự kiến phát sinh tại nhà máy được
trình bày dưới bảng sau:
Bảng 27: Khối lượng phát sinh trong giai đoạn vận hành ổn định tại nhà máy
Khối lượng
TT Tên chất thải Mã CTNH Phương án quản lý
(kg/năm)

1 Công ty TNHH TM-


Bóng đèn huỳnh quang XD An Sinh
16 01 06 120
thải

2 Găng tay, giẻ lau dính


18 02 01 1.920
dầu
3 Bộ lọc dầu đã qua sử
15 01 02 120
dụng
4 Chất thải lẫn dầu từ quá 05 01 02 3.000
trình xử lý nước làm

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Khối lượng
TT Tên chất thải Mã CTNH Phương án quản lý
(kg/năm)
mát
5
Ắc quy, pin thải 19 06 01 600

6 Tụ điện thải 19 02 01 120


7 Dầu động cơ hộp số bôi
17 02 03 2.400
trơn
8 Bao bì cứng thải bằng
18 01 02 600
kim loại
Bùn thải có thành phần
9 01 04 07 3.600
nguy hại

10 Bùn thải lẫn dầu 15 02 13 1.200

Một số CTNH khác


11 Theo thực tế
(phát sinh đột xuất)
Công ty cổ phần
12 Bụi lò 05 01 04 1.900.000
Vương Anh
Tổng 1.913.680
b) Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại
- Nhà máy đã xây dựng 02 kho chứa chất thải nguy hại với diện tích 48m 2 để
chứa CTNH các (mục từ 1 - 12) trong bảng trên và kho chứa CTNH 360m2 để chứa hết
lượng bụi lò (mục 13) phát sinh trong quá trình sản xuất (theo như quy định của thông
tư 02/2022/TT-BTNMT).
- Kết cấu: được trình bày dưới bản sau:
Bảng 28: Quy mô, kết cấu các kho lưu giữ chất thải nguy hại
STT Khu vực lưu giữ Quy mô Kết cấu

1 Khu chứa bụi lò 360 m2 Kết cấu thép có mái che bằng
tôn dày 0,5mm, nền bằng bê
Khu chứa các chất tông cốt thép dày 20cm, xung
2 thải nguy hại còn 48 m2 quanh được bao che bằng vách
lại tôn dày 0,5mm.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Hình 34: Nhà kho và bụi lò đang chứa trong kho


+ Chất thải nguy hại từ mục 1 đến mục 11 trong danh mục CTNH được Công ty
ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh thu gom theo Hợp
đồng số 03/22/HĐCG/DNS-AS ký ngày 03/01/2022.
+ Chất thải nguy hại mục 12 (Bụi lò) trong danh mục CTNH được Công ty ký
hợp đồng với Công ty Cổ phần Vương Anh thu gom theo Hợp đồng số
02/2022/HĐCG-DNS-VA ký ngày 03/01/2022.
+ Công ty đã được Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng cấp sổ đăng
ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH số 48.00106.T (cấp lần thứ 2) ngày
19/06/2013.
- CTNH được Công ty quản lý chuyển giao và lưu giữ chứng từ theo đúng quy
định của pháp luật hiện hành tại thời điểm thực hiện.
* Hiệu quả áp dụng các biện pháp thu gom chất thải nguy hại:
Đã thu gom, vận chuyển đi xử lý được toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát
sinh, không để rác thải sản xuất tồn lưu quá nhiều so với sức chứa của kho.
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Ô nhiễm tiếng ồn của dự án chủ yếu xuất phát từ hoạt động của các máy móc
thiết bị trong quá trình sản xuất tác động chủ yếu trong phạm vi phân xưởng và ảnh
hưởng trực tiếp đến người lao động.
Để hạn chế các tác động tiêu cực này ảnh hưởng lâu dài đến hiệu quả môi trường
lao động tại các bộ phận trên, chủ dự án sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp sau đây:
- Bố trí mặt bằng và lắp đặt thiết bị hợp lý, bảo dưỡng lò luyện, bảo dưỡng hệ
thống xử lý khí thải thường xuyên theo định kỳ, vận hành đúng công suất thiết kế.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Dựng tôn dạng sóng bao quanh nhà xưởng, trồng cây xanh xung quanh nhà
máy để giảm tiếng ồn sang các khu vực lân cận.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ chống ồn cho công nhân tại các công đoạn phát sinh
tiếng ồn lớn (nút bịt tai, mũ bảo hộ có chức năng chống ồn...).
- Bố trí thời gian sản xuất, chế độ ca kíp hợp lý để tránh làm việc quá lâu trong
khu vực có tiếng ồn cao.
- Định kỳ khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho công nhân và có chế độ bồi
dưỡng thích hợp đối với người làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc.
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận
hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành
6.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải
- Tuân thủ quy trình vận hành hệ thống nước giải nhiệt.
- Thường xuyên theo dõi vận hành và bảo dưỡng định kỳ.
- Kiểm tra thường xuyên để kịp phát hiện vị trí xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố cần
dừng các hoạt động phát sinh nước thải dẫn về hệ thống để khắc phục sự cố.
- Cán bộ vận hành công trình xử lý phải được đào tạo các kiến thức về:
+ Nguyên lý và hướng dẫn vận hành an toàn các công trình xử lý.
+ Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị: hướng dẫn cách xử lý các sự cố đơn
giản, hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
+ Yêu cầu đối với cán bộ vận hành trong trường hợp sự cố thường gặp: phải lập
tức báo cáo cấp trên khi có sự cố xảy ra và tiến hành giải quyết các sự cố. Nếu sự cố
không tự khắc phục được tại chỗ thì tìm cách báo cáo cho cấp trên để nhận sự chỉ đạo
trực tiếp.
+ Tiến hành giải quyết sự cố theo thứ tự ưu tiên: đảm bảo an toàn về người, an
toàn về tài sản, an toàn về công việc; Tùy theo mức độ sự cố cần phối hợp với các đơn
vị chức năng để xử lý.
+ Lập hồ sơ ghi chép về sự cố.
+ Tại hệ thống làm mát nước giải nhiệt đã bố trí các bơm dự phòng trong trường
hợp bơm đang hoạt động bị hỏng.
6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối khí thải
Công ty thành lập riêng biệt một đội chuyên làm nhiệm vụ bảo trì bảo dưỡng
thiết bị gồm 4 công nhân có tay nghề, làm việc thường xuyên nhằm bảo đảm thiết bị
hoạt động luôn ổn định.
Việc giám sát hệ thống xử lý khí thải quan sát bằng các Camera và được giám sát
liên tục 24/24, đảm bảo nguyên tắc: “Nếu khi có sự cố ở hệ thống xử lý khí thải là phải
dừng ngay lò điện để sửa chữa khắc phục đến khi sửa chữa xong đạt yêu cầu thì mới

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
chạy lò và sản xuất lại”. Túi lọc bụi được kiểm tra và thay thế định kỳ trong đợt bảo
dưỡng thiết bị đầu mỗi tháng. Đồng thời hàng ngày Công ty có dừng 2 giờ cao điểm
vào buổi chiều, hệ thống xử lý khí thải cũng được kiểm tra định kỳ hàng ngày vào thời
gian dừng lò này, các túi lọc bụi nghi ngờ bị thủng, rách sẽ được thay thế ngay trong
ngày. Tại kho vật tư của công ty luôn có dự phòng sẵn khoảng 200 túi lọc bụi, sẵn
sàng để có thay thế ngay khi cần thiết.
Việc thu bụi từ phễu gom vào bao chứa được thực hiện trong buồng kín (đóng
mở buồng bằng cửa cuốn), bụi sau khi đóng bao xong được chuyển ngay vào kho nên
đã hạn chế rất nhiều việc phát tán bụi ra môi trường đồng thời tránh cho bụi bị ẩm ướt
do thời tiết có mưa.
Hệ thống xử lý khí thải tại Công ty được định kỳ được lấy mẫu quan trắc 3
tháng/lần theo như đăng ký ĐTM đã được cơ quan chức năng về Môi trường phê
duyệt. Kết quả xử lý đạt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
trong sản xuất thép (QCVN51: 2017/BTNMT - Áp dụng giá trị C - Cột B1 (tất cả áp
dụng kể từ 01/07/2018).
6.3 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
An toàn điện: Ngoài các biện pháp tổ chức và quản lý, phân công trách nhiệm rõ
ràng, khi tiến hành lắp đặt thiết bị và hệ thống điện luôn tuân thủ các quy trình, quy
phạm kỹ thuật.
Phòng chống cháy nổ: Các xưởng, kho của Công ty được thiết kế hệ thống nước
chữa cháy vách tường từ bên ngoài với các lưu lượng nước tại các họng xả nước chữa
cháy: 5-11 lít/giây kết hợp bố trí các bình chữa cháy xách tại các vị trí cần thiết trong
khu vực sản xuất sinh hoạt và làm việc. Các trang thiết bị PCCC khác như bình bọt,
thùng cát, thang leo, xẻng... được bố trí tại các khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty
cũng đề ra nội quy, biện pháp phòng chống cháy trong phạm vi Công ty như sau:
+ Nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong khu vực cách ly riêng biệt, tránh xa các
nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện.
+ Bố trí lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, các phương tiện phòng
cháy chữa cháy ở những nơi hợp lý và thuận tiện nhất cho quá trình chữa cháy khi sự
cố xảy ra.
+ Tổ chức huấn luyện công tác PCCC cho công nhân viên của Công ty với sự tư
vấn, kiểm tra của các cơ quan chức năng có liên quan. Tổ chức tập huấn diễn tập hằng
năm ứng phó đối với các tình huống khẩn cấp.
+ Công ty đã thành lập Đội PCCC gồm có 55 người được huấn luyện định kỳ
hằng năm và được cấp chứng chỉ theo quy định của luật PCCC. Biên chế và bố trí phù
hợp với từng đơn vị và từng ca làm việc, sẵn sàng ứng phó 24/24h.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
+ Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn được kiểm định định kỳ và kiểm tra
thường xuyên theo quy định. Nhân viên vận hành các thiết bị áp suất như máy nén
khí... phải tuân thủ nghiêm ngặt nội quy an toàn phòng chống cháy, nổ trong suốt quá
trình lao động.
Công ty đã lập Biện pháp phòng ngừa ứng phó cố hóa chất của trạm sản xuất ô
xy được Hội đồng thẩm tra Sở Công thương Thành phố Đà Nẵng thẩm tra và cấp giấy
“Xác nhận Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất” số 607/XN-SCT ký ngày
12/10/2015.
+ Công ty đã phối hợp với Sở Khoa Học và Công Nghệ Tp Đà Nẵng diễn tập
thành công ứng phó sự cố phóng xạ hạt nhân (ngày 14/9/2017) tại địa điểm trong
khuôn viên nhà máy. Qua sự kiện này cũng nâng cao ý thức hơn cho người lao động
trong công ty về An toàn bức xạ hạt nhân trong công tác tuyển chọn thu mua và chế
biến thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại Công ty.
+ Công ty đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công An Tp Đà
Nẵng để huấn luyện nghiệp vụ và diễn tập về PCCC và Cứu nạn cứu hộ.
+ Chống sét: Công ty lắp đặt hệ thống chống sét và đo kiểm định kỳ theo quy định.
+ Công ty đã thành lập 01 tổ (5 người) chuyên làm công việc vận hành theo dõi
bảo trì hệ thống xử lý khí thải của công ty. Các túi lọc bụi được thay mới định kỳ chứ
không đợi đến hỏng (cháy thủng, rách) mới thay.
+ Trong từng khu vực sản xuất, kho nguyên liệu, kho thành phẩm đã được lắp
đặt hệ thống báo cháy, camera giám sát, chuông và còi báo động. Công tác kiểm tra an
toàn về PCCC được tiến hành định kỳ theo quy định ít nhất 3 tháng/lần trên phạm vi
toàn Công ty.

Hình 35 Bình chữa cháy bố trí tại các khu vực trong nhà máy
6.4. Vệ sinh công nghiệp và các biện pháp An toàn lao động

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Tất cả cán bộ quản lý, công nhân lao động sản xuất trực tiếp đều được trang bị
bảo hộ lao động: áo quần, găng tay, khẩu trang, mũ, ủng, nút bịt tai, quạt chống
nóng… đầy đủ và phù hợp với ngành nghề hoặc vị trí công tác.
- Máy móc, thiết bị được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ một cách khoa học nhằm
hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành.
- Có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho
người lao động theo như Luật định.
- Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp cho người lao động.
- Xây dựng nhà tắm/giặt đồ cho Công nhân với diện tích 432 m2 được quy
hoạch một khu riêng biệt cách xa khu vực sản xuất đảm bảo sạch sẽ, thoáng đãng và
mỹ quan.
- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các loại hơi khí độc
khác và điều kiện lao động do Bộ y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao
động.
- Công ty đã thành lập 01 tổ 5 người chuyên phục vụ công tác dọn dẹp đảm bảo
vệ sinh môi trường trên phạm vi toàn công ty.
- Người thực hiện công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều được được
huấn luyện an toàn lao động được cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư:
31/2018/TT-BLĐTBH ngày 26/12/2018.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng

Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải:
+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt. Lưu lượng 19,5 m3 /ngày đêm.
+ Nguồn số 02: Nước thải nhà ăn. Lưu lượng 6,4 m3 /ngày đêm
+ Nguồn số 03: Nước giải nhiệt cung cấp cho thiết bị lò điện.
+ Nguồn số 04: Nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống đúc liên tục.
+ Nguồn số 05: Nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống sản xuất oxy.
+ Nguồn số 06: Nước giải nhiệt cung cấp cho hệ thống xử lý khí thải.
+ Nguồn số 07: Nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu. Lưu lượng 19,5 m 3 /ngày
đêm.
(Lượng nước thải từ nguồn số 3, nguồn số 4, nguồn số 5, nguồn số 6 sau khi xử
lý được tuần hoàn tái sử dụng, không xả ra môi trường)
- Dòng nước thải: Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý tại bể tự hoại 3 ngăn cùng
với nước thải nhà bếp sau khi xử lý sơ bộ tại bể tách dầu mỡ được đấu nối vào hệ
thống XLNT tập trung của KCN Liên Chiểu. Do đó, không thuộc nội dung đề nghị cấp
phép đối với nước thải.
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
2.1. Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn 01: bụi, khí thải phát sinh từ lò điện hồ quang (lò EBT).
- Nguồn 02: bụi, khí thải phát sinh từ lò tinh luyện (lò LF) và nhà xưởng sản
xuất.
2.2. Dòng khí thải, vị trí xả thải
Dự án đề nghị cấp phép xả khí thải cho 02 dòng khí thải sau 02 hệ thống xử lý
khí thải vào môi trường không khí, các dòng khí được mô tả cụ thể như sau:
2.2.1.Vị trí xả khí thải
Bảng 29: Vị trí và phương thức xả khí thải của dự án
Toạ độ (theo hệ toạ độ
Phương
Dòng khí VN2000, kinh tuyến trục
TT Vị trí xả khí thải thức xả khí
thải 107o75’, múi chiếu 3o)
thải
X Y
Một (01) vị trí trong Liên tục
Dòng khí
1 ống khói của HTXL 1783885 538155 (24 giờ/
thải số 01
khí thải trực tiếp ngày đêm)
2 Dòng khí Một (01) vị trí trong 1783850 538148 Liên tục

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
ống khói của HTXL (24 giờ/
thải số 02
khí thải gián tiếp ngày đêm)
Lưu lượng xả khí thải tối đa
- Nguồn 01: Tối đa 165.000 m3/giờ.
- Nguồn 02: Tối đa 400.000 m3/giờ.
Phương thức xả khí thải
- Nguồn 01: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, xả liên
tục 24 giờ/ngày đêm.
- Nguồn 02: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống khói, xả liên
tục 24 giờ/ngày đêm.
Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí
Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí đảm bảo đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản
xuất Thép (QCVN 51:2017/BTNMT, bảng 3, cột A1, hệ số Kp=0,8; Kv=0,8), cụ thể
như sau:
Bảng 30: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí
thải của dự án
Giá trị giới hạn Tần suất quan trắc định kỳ
Chất ô (QCVN
STT Đơn vị 51:2017/BTNMT,
nhiễm Dòng khí Dòng khí
cột A1, hệ số
thải 01 thải 02
Kp=0,8; Kv=0,8)
1 Bụi tổng mg/Nm3 128
2 CO mg/Nm3 640
3 tháng/ lần 3 tháng/ lần
3 NOx mg/Nm3 544
4 SO2 mg/Nm3 320
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn:
3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn
- Nguồn số 01: Khu vực chuẩn bị liệu
3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
- Tiếng ồn tại Dự án đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về ộ rung) cụ thể như sau:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng: Giới hạn cho phép của tiếng ồn, độ rung tại nhà máy
Tần suất
Từ 6-21 Từ 21-6 giờ
Thông số quan tắc Ghi chú
giờ (dBA) (dBA)
định kỳ
Khu vực thông
Tiếng ồn 70 55 -
thường
Khu vực thông
Độ rung 70 60 -
thường
4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất
Các loại phế liệu sắt, thép Công ty đề nghị nhập khẩu là: Phế liệu và mảnh vụn
của gang (7204 10 00), Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: bằng thép không gỉ
(7204 21 00), Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại bằng
thép không gỉ) (7204 29 00), Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc (7204
30 00), Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ,
vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó
(7204 41 00), Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt hoặc thép: Loại khác (7204 49 00).
- Tỷ lệ tiêu hao phế liệu: Tỷ trọng hao hụt nguyên liệu trong sản xuất là 1,12 (tức
1,12 tấn nguyên liệu sẽ sản xuất được 1 tấn sản phẩm). Như vậy, để sản xuất 180.000
tấn sản phẩm thì nhu cầu phế liệu sắt thép đầu vào là: 180.000 x 1,12 = 201.600
Để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho hoạt động sản xuất của Công ty, Công
ty sẽ tiến hành thu mua phế liệu trong nước và phế liệu nhập khẩu, Công ty dự kiến sử
dụng phế liệu trong nước khoảng 20 %, phế liệu nhập khẩu là 80 %.
Lượng phế liệu nhập nội địa là: 201.600 x 20% = 40.320 tấn/năm
Lượng phế liệu công ty đề nghị được phép nhập khẩu mỗi năm là 80% tổng khối
lượng phế liệu làm nguyên liệu đầu vào quy trình sản xuất của nhà máy, tương đương:
201.600 x 80% = 161.280 tấn /năm.
Khối lượng và mã phế liệu Công ty đề nghị được phép nhập khẩu gồm 06 mã cụ
thể:
Bảng 31: Khối lượng đề nghị nhập khẩu
Khối lượng phế
TT Loại phế liệu nhập khẩu Mã HS
liệu
Phế liệu và mảnh vụn của
1 7204 10 00 15.000
gang
2 Phế liệu và mảnh vụn của 7204 21 00 3.000
thép hợp kim: bằng thép

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
không gỉ
Phế liệu và mảnh vụn của
thép hợp kim: Loại khác
3 7204 29 00 3.000
(khác với loại bằng thép
không gỉ)
Phế liệu và mảnh vụn của
4 7204 30 00 3.000
sắt hoặc thép tráng thiếc
Phế liệu và mảnh vụn khác
của sắt hoặc thép: Phoi tiện,
phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán,
5 7204 41 00 3.000
phoi cắt và bavia, chưa
được ép thành khối hay
đóng thành kiện, bánh, bó
Phế liệu và mảnh vụn khác
6 của sắt hoặc thép: Loại 7204 49 00 134.280
khác
Tổng cộng 161.280

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, công ty đã ký hợp đồng với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường Đà Nẵng địa chỉ Tầng 5, số 24 Hồ Nguyên Trừng, P. Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng có chứng chỉ năng lực
Vimcerts 085, Vilas 222 – định kỳ 03 tháng/lần tiến hành quan trắc, lấy mẫu nước thải. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử
lý tổng hợp theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ của công ty như sau:
Bảng 32: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ nước thải của công ty
Kết quả Giá trị tối
đa cho
STT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng phép
3/2020 6/2020 10/2020 12/2020 3/2021 6/2021 10/2021 12/2021 (Cmax =
C*Kq*Kf)
1 pH* - 6,87 6,86 6,84 6,82 6,85 6,76 6,84 6,92 6 đến 9
2 TSS mg/l 27 44 22 36 34 12 14 14 110
3 COD mg/l 22 20 21 14 14 4 4 10 165
BOD5
4 mg/l 13 12 13 25 21 6 6 17 55
(20°C)
MPN/ KPH KPH KPH KPH KPH KPH
5 Coliform 2,3x102 2,4x102 5500
1000ml (<3) (<3) (<3) (<3) (<3) (<3)
(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ của công ty)
Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải của Công ty trước khi thải vào hệ thống cống KCN. Tọa độ: X,Y= 1784329; 538276

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng 79


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
- Nhận xét: Qua kết quả tại bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 52:
2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép, bảng 2 cột B với hệ số K q=1,0, Kf=1,1. Do vậy,
có thể đánh giá hệ thống xử lý nước thải của Công ty đang vận hành hiệu quả.
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý khí thải, công ty đã ký hợp đồng với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường Đà Nẵng địa chỉ Tầng 5, số 24 Hồ Nguyên Trừng, P. Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng có chứng chỉ năng lực
Vimcerts 085, Vilas 222 – định kỳ 03 tháng/lần tiến hành quan trắc, lấy mẫu khí thải. Kết quả phân tích chất lượng khí thải sau xử lý
tổng hợp theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ của công ty như sau:
a) Đối với mẫu lấy tại ống khói thải sau xử lý của HTXL gián tiếp
Bảng: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại ống khói thải sau xử lý của HTXL gián tiếp
Kết quả Giá trị tối
đa cho phép
STT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
(Cmax =
3/2020 6/2020 9/2020 12/2020 3/2021 6/2021 9/2021 12/2021
C*Kq*Kf)
1 Bụi tổng mg/Nm3 36,0 35,0 25,2 23,2 32,1 30,0 20,1 45,2 128
Bụi <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01
2 mg/Nm3 -
Ni(***) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL)
3 CO mg/Nm3 16,1 19,55 74,8 23,9 146 251 236 123 640
4 NOx mg/Nm3 0,940 0,94 0,94 0,94 31,4 0,94 0,94 0,94 544
5 SO2 mg/Nm3 2,62 1,31 1,13 1,13 5,24 1,31 1,31 2,62 320
6 THC(**) mg/Nm3 4,45 7,80 <0,010 2,68 3,51 1,697 0,017 <0,008 12.8
b) Đối với mẫu lấy tại ống khói thải sau xử lý của HTXL trực tiếp

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng 80


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Thép Đà Nẵng
Bảng: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ tại ống khói thải sau xử lý của HTXL trực tiếp
Kết quả Giá trị tối
ST đa cho phép
Chỉ tiêu Đơn vị Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
T (Cmax =
3/2020 6/2020 9/2020 12/2020 3/2021 6/2021 9/2021 12/2021
C*Kq*Kf)
1 Bụi tổng mg/Nm3 57,0 64,0 30,0 39,0 60,0 62,0 40,5 30,6 128
Bụi <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01
2 mg/Nm3 -
Ni(***) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL) (MQL)
3 CO mg/Nm3 263 665 171 495 366 141 242 320 640
4 NOx mg/Nm3 2,18 0,94 10,2 43,2 74,1 15,6 16,9 19,6 544
5 SO2 mg/Nm3 1,13 1,31 23,6 5,24 2,62 2,62 10,5 1,13 320
6 THC(**) mg/Nm3 6,04 11,2 <0,010 5,82 1,37 1,988 0,020 <0,008 12.8
Ghi chú:
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu khí thải tại các ống khói thải sau hệ thống xử lý khí thải gián tiếp và trực tiếp.
- Nhận xét: Qua kết quả tại bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
51:2017/BTNMT, cột A, Kv = 0,8, Kp = 0,8. Do vậy, có thể đánh giá hệ thống xử lý khí thải của Công ty đang vận hành hiệu quả.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng 81


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”
Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Trên cơ sở các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã đi vào vận hành ổn
định và hoạt động tốt, hơn nữa các công trình đã được xác nhận thực hiện các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn 1, giấy xác nhận số 298/GXN-
STNMT ngày 19 tháng 04 năm 2012 do Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cấp,
chủ cơ sở sẽ không đề xuất bất cứ kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất
thải nào tại dự án. Căn cứ điểm 3, điều 28, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 10 tháng 01 năm 2022, cụ thể: Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép
môi trường đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I theo
các mục từ a đến h không có mục nào đề cập đến kế hoạch vận hành thử nghiệm do đó
dự án sẽ không đề cập phần này trong nội dung báo cáo.
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy
định của pháp luật
2.1.Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
a) Giám sát nước thải
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại hố ga (nước thải sinh hoạt của Công ty trước khi thải
ra cống chung KCN Liên Chiểu).
- Thông số giám sát: pH, TSS, BOD5, COD và Coliforms.
- Quy chuẩn so sánh: theo giới hạn quy định tại Hợp đồng dịch vụ xử lý nước
thải số 2012/HĐND/2019 của dự án với chủ đầu tư hạ tầng KCN.
b) Giám sát khí thải
- Vị trí giám sát: 02 vị trí (01 mẫu khí thải sau xử lý của HTXL gián tiếp trước
khi thải ra môi trường, 01 mẫu khí thải sau xử lý của HTXL trực tiếp trước khi thải ra
môi trường).
- Thông số giám sát: Bụi tổng, CO, NOx, SO2,.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 51:2017/BTNMT, cột A1, hệ số Kq=0,8 và KV=0,8.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
2.2 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục
- Vị trí giám sát: khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp
thông thường, chất thải nguy hại.
- Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hoá đơn, chứng từ giao nhận chất
thải.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”
- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022
của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường –
Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Bảng 33: Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
ST Giá thành /năm
Tên chương trình Khu vực áp dụng Số lượng
T (VNĐ)
Phí giám sát môi trường
1 định kỳ. (khí thải và nước Toàn nhà máy 04 100.000.000
thải)
Đào tạo cán bộ định kỳ
về an toàn, bảo vệ môi
2 Toàn nhà máy 01 100.000.000
trường, ứng phó sự cố,
PCCC
Tổng cộng 200.000.000

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”
Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi
trường nhà máy không có đợt kiểm tra, thanh tra nào về bảo vệ môi trường của cơ
quan có thẩm quyền. Do đó, Chúng tôi trình bày 02 đợt kiểm tra, thanh tra về công tác
bảo vệ môi trường gần nhất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Công An tổ
chức.
Nội dung Biên bản kiểm tra ngày 27 tháng 8 năm 2018, do Bộ Tài nguyên và
Môi trường thành lập như sau:
Tình hình chấp hành các thủ tục về bảo vệ môi trường
Trên cơ sở kết quả kiểm tra thực tế và xem xét tổng hợp hồ sơ liên quan, đoàn
thanh tra có kết luận như sau: Các dự án của Công ty đã có thủ tục môi trường và được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; đã được cấp xác nhận công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; có Giấy chứng đủ điều kiện nhập khẩu
phế liệu; đã thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo đúng ĐTM đã
được phê duyệt; đã có sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, báo cáo quản lý CTNH; báo
cáo tình hình nhập khẩu phế liệu theo quy định. Công ty đã có hệ thống xử lý nước
thải sản xuất, nước thải sinh hoạt trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước
thải tập trung của KCN Liên Chiểu; có hệ thống xử lý khí thải lò luyện; thực hiện thu
gom, quản lý, chuyển giao xử lý chất thải, chất thải nguy hại đúng quy định về bảo vệ
môi trường.
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Công ty
Trong quá trình hoạt động, Công ty vẫn còn một số tồn tại như: Báo cáo định kỳ
về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu năm 2017, có một số thông tin chưa chính
xác; Chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc tăng diện tích lưu chứa thép phế
liệu so với Giấy xác nhận đã được cấp; Khu vực lưu giữ thép phế liệu đã có hệ thống
thu gom nước mưa chảy tràn, tuy nhiên chưa triệt để, còn tình trạng ứ đọng nước tại
khu vực cuối bãi; Khu vực mới đổ xỉ thải tiếp giáp cuối bãi chứa thép phế liệu hiện
chưa được che phủ, chưa có bờ ngăn, có nguy cơ sạt lở, chảy tràn xuống hệ thống
thoát nước mưa của bãi phế liệu khi có mưa to.
Công tác báo cáo kết quả khắc phục các yêu cầu của kết luận thanh tra
thành lập như sau:
Căn cứ theo kết luận thanh tra, Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng đã báo cáo việc
thực hiện nội dung ”Các yêu cầu về bảo vệ môi trường” tại công văn giải trình số:
0470/CV-DNS ngày 7 tháng 9 năm 2018 về việc thực hiện các yêu cầu về BVMT theo
biên bản thanh tra thành lập ngày 27/8/2018 như sau:

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”
Công ty cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định của pháp luật vể
bảo vệ môi trường, tiếp tục quản lý chặt chẽ việc phân loại thu gom các loại chất thải
rắn thông thường, CTNH, rác sinh hoạt và nước thải phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất và kinh doanh của đơn vị theo đúng quy định.
Công ty chúng tôi ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và Xây Dựng
An Sinh để chuyển giao bụi lò (mã CTNH 05 01 04) phát sinh từ lò luyện thép và từ
nhà xưởng trong nhà máy. Theo quy định Công ty chúng tôi đã lưu giữ đầy đủ liên số
01 và chuyển cho Công ty An Sinh các liên còn lại của bộ chứng từ CTNH. Công ty
Anh Sinh đã chuyển lại cho đơn vị chúng tôi liên số 4 và số 5 chứng từ CTNH đến hết
tháng 02 năm 2018 theo đúng thời gian quy định tại thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Các liên chứng từ xử lý CTNH từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 Công ty chúng tôi thì
Công ty sẽ có báo cáo đến các cơ quan chức năng về việc lưu giữ và quản lý về tài liệu
và chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại theo như quy định.
Nội dung Biên bản kiểm tra ngày 4 tháng 12 năm 2019, do Cục Cảnh sát môi
trường – Bộ Công an thành lập,như sau:
Tình hình chấp hành các thủ tục về bảo vệ môi trường
Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty CP thép Đà Nẵng đã có nhiều cố
gắng trong công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường như: Lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đảm bảo theo quy định, tiến hành quan trắc
định kỳ theo quy định…
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Công ty
Đề nghị Công ty chấp hành nghiêm Pháp luật bảo vệ môi trường trong quá trình
hoạt động sản xuất. Cụ thể:
- Quản lý CTNH đúng theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH.
- Quản lý chất thải rắn thông thường đúng theo quy định của Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế
liệu, ký hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông
thường (xỉ thép).
- Bố trí hệ thống tưới ẩm khu vực bãi phế liệu nhằm giảm thiểu bụi phát tán ra
môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động sản xuất.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”

Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng cam kết:
- Những nội dung, số liệu nêu trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là
hoàn toàn đúng sự thật.
- Trong quá trình vận hành dự án, chủ đầu tư cam kết thực hiện những nội dung
dưới đây:
+ Thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí và
khống chế tiếng ồn.
+ Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động Dự án đạt
tiêu chuẩn đấu nối nước thải của KCN theo hợp đồng số 2012/HĐNT/2019 và QCVN
40:2011/BTNMT cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN Liên
Chiểu.
+ Khí thải sau xử lý tại Dự án đạt QCVN 51:2017/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép (Bảng 3, cột A1, hệ số K q=0,8 và
KV=0,8).
+ Thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử
lý các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo các yêu cầu
về vệ sinh môi trường theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10
tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường
+ Thu gom, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử
lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành dự án đảm bảo các yêu cầu về
an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày
10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Thông tư quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo
vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 và các quy định pháp luật khác có liên
quan.
+ Ngoài ra Công ty sẽ thực hiện nghiêm túc công tác an toàn hoá chất, an toàn
bức xạ, phòng chống cháy nổ, chống sét, chống mối công trình và các sự cố khác.
+ Chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất
đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
+ Trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng


Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy thép Đà Nẵng”
khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường
mà hai bên đã thống nhất.
+ Lưu giữ, vận chuyển và sử dụng phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi
trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
+ phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của
mình.
+ Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng
tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài
chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng
phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật
trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy
định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.Cam kết chung: Dự án cam kết thực
hiện tất cả các quy định chung về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường số
72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020. Đồng thời cam kết đảm bảo chất lượng
môi trường theo QCVN hiện hành và các quy định, thông tư liên quan. Chủ dự án
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và đền bù mọi thiệt hại nếu vi
phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc để xảy ra sự cố gây ô
nhiễm môi trường. Cam kết thực hiện duy tu, sửa chữa, xây dựng mới hoặc bồi thường
nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác tùy theo mức độ thiệt
hại và theo quy định của nhà nước.

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng

You might also like