You are on page 1of 9

#LTTBA1K17LNC

Câu 1: Lập bảng thống kê về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giành thắng
lợi trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 19 theo mẫu.

STT TÊN THỜI NGƯỜI VƯƠNG KẾT QUẢ Ý NGHĨA


CUỘC GIAN LÃNH TRIỀU
KHÁNG ĐẠO
CHIẾN
1 Kháng Năm Ngô Nhà Thắng lợi - Đánh bại hoàn toàn ý
chiến 938 Quyền Ngô chí xâm lược của nhà
chống Nam Hán.
- Thể hiện ý chí quyết
quân tâm đấu tranh chống xâm
Nam lược của dân tộc ta.
Hán - Bảo vệ vững chắc nền
độc lập dân tộc và mở ra
thời đại độc lập đối với
dân tộc ta.
- Chấm dứt thời kì Bắc
thuộc, mở ra một thời đại
mới - thời đại độc lập, tự
chủ lâu dài của dân tộc
Việt Nam. Đây là bước
ngoặt quan trọng trong
lịch sử Việt Nam, cho
thấy sự trưởng thành và
khả năng tự bảo vệ của
dân tộc.

2 Kháng Năm Lê Tiền Lê - Kết thúc với - Bảo vệ vững chắc độc
chiến 981 Hoàn chiến thắng lập và chủ quyền trên đất
chống lớn. Quân nước
Tống bị đánh - Thể hiện tinh thần đoàn
Tống lần lui và phải rút kết dân tộc, tôn vinh tài
thứ nhất quân ra khỏi năng và tinh thần lãnh
lãnh thổ Đại đạo của Lê Hoàn
Cồ Việt. - Xây dựng nền tảng cho
- Chiến tranh phát triển về sau: Cuộc
chấm dứt và kháng chiến giúp Đại Cồ
sau đó, Lê Việt tạo ra một mô hình
Hoàn đã sai sứ tự quyết định và bảo vệ
sang Trung độc lập dân tộc, làm nền
Quốc để trao tảng cho sự phát triển và
trả một số tù thăng tiến của quốc gia
binh và thi trong tương lai.
hành việc đặt - Chứng tỏ rằng một quốc
lại quan hệ gia nhỏ có thể chống lại
#LTTBA1K17LNC
bình thường sự xâm lược của một đế
giữa hai nước. quốc mạnh bằng tinh thần
đoàn kết và chiến thuật
thông minh.

3 Kháng Năm Lý Nhà Lý Cuộc chiến Cuộc kháng chiến chống


chiến 1075- Thường đã kết thúc quân Tống lần thứ hai của
chống 1077 Kiệt với chiến Nhà Lý đã có ý nghĩa lớn
về lịch sử và chính trị, thể
Tống lần thắng lớn, hiện tinh thần yêu nước,
thứ hai đánh bại đấu tranh bất khuất chống
quân Tống giặc ngoại xâm của dân
và đảm bảo tộc, thể hiện tinh thần
sự độc lập đoàn kết và quyết tâm
của nước Đại bảo vệ độc lập dân tộc, và
Việt. đánh dấu sự thăng tiến và
phát triển của Đại Việt
trong tương lai.
4 Ba lần ( 125 Trần Nhà Thắng lợi - Thể hiện tinh thần đấu
kháng 8- Quốc Trần tranh bất khuất chống
chiến 1288) Tuấn giặc ngoại xâm của dân
tộc.
chống - Đánh bại quân xâm lược
quân Mông Nguyên hung tàn,
Mông bảo vệ nền độc lập chủ
Nguyên: - quyền toàn vẹn lãnh thổ
- Kháng Năm của dân tộc.
chiến 1258 - Nâng cao lòng tự hào
chống dân tộc. Tô thắm thêm
truyền thống yêu nước và
quân ý chí quyết tâm bảo vệ
Mông Cổ - đất nước của dân tộc ta.
- Kháng Năm - Để lại bài học vô giá
chiến 1285 cho bao đời: "Khoan thư
chống sức dân, để làm kế sâu rễ
quân bền gốc".
Nguyên - - Để lại nhiều bài học quý
giá về củng cố khối đoàn
- Kháng Năm kết toàn dân, lấy dân làm
chiến 1287- gốc, dựa vào dân để đánh
chống 1288 giặc.
quân - Thể hiện tinh thần đoàn
Nguyên kết toàn dân
#LTTBA1K17LNC
5 Kháng Năm Nguyễn Tây Sơn - Gần 4 vạn - Đập tan tham vọng và ý
chiến 1785 Huệ quân Xiêm chí xâm lược Đại Việt
chống bị tiêu diệt, của quân Xiêm và Mãn
Thanh, bảo vệ vững chắc
quân buộc phải rút độc lập, chủ quyền của
Xiêm về nước; dân tộc.
quân Tây
Sơn làm chủ - Thể hiện tài năng quân
sự kiệt xuất của Quang
vùng Gia
Trung
Định.
- Thể hiện lòng yêu nước,
tinh thần đoàn kết, dũng
cảm, bất khuất đấu tranh
chống ngoại xâm của
nhân dân Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học
kinh nghiệm cho các cuộc
đấu tranh yêu nước sau
này.

6 Kháng Năm Nguyễn Tây Sơn Quân Thanh ( Viết chung với Xiêm
chiến 1789 Huệ đại bại, buộc rồi)
chống phải rút chạy
quân về nước.
Thanh

Câu 2: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân
tộc trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ 3 TCN đến cuối thế kỉ 19 theo mẫu.

STT TÊN THỜI NGƯỜI GIẶC KẾT QUẢ Ý NGHĨA


CUỘC GIAN LÃNH NGOẠI
KHỞI ĐẠO XÂM
NGHĨA
1 Khởi Năm Trưng Nhà + Giành được + Là cuộc khởi nghĩa
nghĩa 40- 43 Trắc, Đông quyền tự chủ lớn đầu tiên của người
Hai Bà Trưng Hán trong thời gian Việt ở thời kì Bắc
ngắn (năm 40 – thuộc.
Trưng Nhị 42).
+ Mở đầu thời kì đấu
+ Năm 42, nhà tranh giành độc lập, tự
Hán sai tướng Mã chủ lâu dài, bền bỉ của
Viện đem quân người Việt.
sang đàn áp. Cuộc
khởi nghĩa của + Thể hiện tinh thần
hai Bà Trưng thất yêu nước, ý chí anh
#LTTBA1K17LNC
bại. hùng của phụ nữ Việt
Nam.

2 Khởi Năm Bà Nhà Do lực lượng + Nêu cao tinh thần


nghĩa Bà 248 Triệu Ngô quân Ngô quá đấu tranh, kiên cường
Triệu ( Triệu mạnh, khởi bất khuất.
Thị nghĩa đã bị đàn + Tiếp tục khẳng định
Trinh) áp, Bà Triệu sức mạnh ý chí người
anh dũng hi phụ nữ Việt Nam
sinh tại khu vực + Tô đậm thêm truyền
núi Tùng thống yêu nước, bất
(Thanh Hoá). khuất đấu tranh của
dân tộc Việt Nam nói
chung và của phụ nữ
Việt Nam nói riêng.
+ Cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu đã trở thành
ngọn cờ tiêu biểu trong
các cuộc đấu tranh
chống Bắc thuộc của
nhân dân Việt Nam
trong suốt các thế kỉ III
– V.

3 Khởi Năm Lí Bí Nhà Giành được - Khẳng định ý chí


nghĩa Lí 542- Lương chính quyền sức mạnh người
Bí 602 trong thời gian Việt trong cuộc đấu
ngắn (542 – tranh chống chính
603), lập ra nhàquyền đô hộ
nước Vạn Xuân phương Bắc
(544). - Cho thấy khả năng
thắng lợi trong các
cuộc khởi nghĩa
giành độc lập tự chủ
4 Khởi Cuối Phùng Nhà Khởi nghĩa thất - Thể hiện ý chí
nghĩa thế kỉ Hưng Đường bại nhưng đã quyết tâm đấu tranh
Phùng VIII giành quyền giành độc lập tự chủ
Hưng làm chủ trong 9 của nhân dân ta
năm - Cổ vũ tinh thần và
góp phần tạo cơ sở
thắng lợi cho cuộc
đấu tranh giành độc
#LTTBA1K17LNC
lập đầu thế kỉ X
5 Khởi Từ Lê Lợi Nhà Đến năm 1428, - Chấm dứt 20 năm độ
nghĩa năm Minh nước ta đã sạch hộ phong kiến của nhà
Lam 1418- bóng quân Minh, khôi phục hoàn
toàn nền độc lập tự chủ
Sơn 1427 Minh. Chấm Đại Việt
dứt 20 năm độ - Thể hiện tinh thần
hộ phong kiến yêu nước nồng nàn của
của nhà Minh nhân dân, sự dũng cảm
=> Cuộc khởi dám đứng lên đấu
nghĩa Lam Sơn tranh bảo vệ tổ quốc,
đã thắng lợi vẻ đánh tan ách xâm lược
của giặc ngoại xâm.
vang - Khởi nghĩa Lam Sơn
đem đến sự thành lập
của triều đại Lê Sơ
- Mở ra một thời kì
mới- thời kì độc lập tự
chủ lâu dài của Đại
Việt
6 Phong Cuối Nguyễn Quân Đánh đổ thành - Là đỉnh cao của
trào Tây thế kỉ Huệ, Xiêm, công chính cuộc đấu tranh quần
Sơn XVIII Nguyễn Quân quyền phong chúng nhân dân
Nhạc, Thanh kiến phản động chống áp bức, bóc
Nguyễn Lê - Trịnh - lột
Lữ Nguyễn, thống - Phong trào Tây
nhất nước nhà. Sơn có ba vai trò
Ngoài ra, quan trọng:
phong trào Tây + Đập tan ba tập
Sơn đã vượt ra đoàn phong kiến:
ngoài khuôn Chúa Nguyễn
khổ giai ( Đàng Trong), Vua
cấp đứng lên th Lê- Chúa Trịnh
ực hiện nhiệm ( Đàng Ngoài)
vụ đánh -> Bước đầu thống
đuổi giặc xâm nhất lãnh thổ
lược, + Đánh tan hai thế
giành lại độc lực ngoại xâm:
lập cho dân tộc. Xiêm ( 1785),
Thanh( 1789), bảo
vệ vững chắc chủ
quyền lãnh thổ.
+ Xây dựng một
vương triều mới tiến
#LTTBA1K17LNC
bộ

Câu 3: Trình bày nội dung, ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly
* Nội dung cải cách
Về chính trị:
- Cải cách về tổ chức chính quyền và luật pháp:
+ Đổi tên và đặt thêm các đơn vị hành chính; thành lập nhiều cơ quan, đặt ra nhiều
chức quan mới; bãi bỏ nhiều cơ quan, chức quan cũ.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại, đặc biệt là ở các cấp địa phương.
+ Định kì mở các khoa thi đề tuyển chọn quan lại. Khoa cử dần trở thành phương
thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.
+ Cải cách nghi lễ của triều đình và y phục của quan lại theo hướng quy củ, thống
nhất, chuyên nghiệp.
+ Ban hành quy chế và hình luật mới của quốc gia.
- Cải cách về quân đội, quốc phòng:
+ Tuyển chọn những người giỏi võ nghệ làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào
nguồn gốc tôn thất như trước.
+ Thải hồi những binh sĩ già yếu, lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào quân ngũ.
+ Tăng cường tuyển quân quy mô lớn; bổ sung lực lượng hương quân ở các địa
phương.
+ Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ,
đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.
+ Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ
quốc gia quy mô lớn.

Về kinh tế, xã hội


- Năm 1396, cho in và phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”. Cấm và thu hết tiền
đồng đổi sang tiền giấy.
- Năm 1397, ban hành chính sách hạn điền: hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn
của tư nhân; quy định mức sở hữu tối đa về ruộng đất.
- Năm 1398, lập sổ ruộng trên cả nước nhằm xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về
ruộng đất.
- Năm 1401, ban hành chính sách hạn nô (quy định: chủ gia nô chỉ được có một số
nô tì nhất định); đồng thời kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
- Năm 1402, điều chỉnh thuế khóa, tăng thuế ruộng, hạ thuế bãi dâu và thu theo
hạng đất…
- Ngoài ra còn đặt chức quản lí chợ trên cả nước; thống nhất đơn vị đo lường; tổ
chức khai hoang và di dân, giải quyết nhu cầu ruộng đất của dân nghèo và phục vụ
kinh tế, quốc phòng; mở rộng và khai thông nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ;…

Về văn hoá
#LTTBA1K17LNC
- Về tư tưởng, đề cao Nho giáo trên cơ sở có phê phán, chọn lọc; từng bước đưa
Nho giáo trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị và đời sống
cung đình.
- Về tôn giáo, hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo, bắt sư tăng
chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, 50 tuổi trở lên phải trải qua kì sát hạch, nếu không
đạt phải hoàn tục làm dân thường.
- Về chữ viết, đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm, biên soạn sách chữ Nôm
giải thích về Kinh Thi để dạy hậu phi và cung nhân.
- Về giáo dục, chú trọng giáo dục, chủ trương mở rộng hệ thống trường học, bổ
sung chức học quan ở các địa phương, ban cấp ruộng đất cho trường học.
- Về khoa cử, sửa đổi nội dung các khoa thì, quy định chặt chẽ phương thức thi, bổ
sung nội dung thi viết và làm tính, định lệ thi Hương và thi Hội theo định kì.

Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ cũng như
tầng lớp lãnh đạo Đại Việt đương thời.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.( Xây dựng tổ chức
chính quyền, vấn đề ruộng đất, cải cách giáo dục, thi cử )
Câu 4: Trình bày cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Nêu kết quả, ý
nghĩa
* Nội dung cải cách hành chính
- Ở trung ương:
+ Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan
đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyền hành và
trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.
+ Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự)
để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của
lục Bộ.
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.
+ Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. Nhà
nước tổ chức nhiều khoa thi để chọn nhân tài và đặt lệ định kì kiểm tra năng lực
quan lại.
- Ở địa phương:
+ Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa
tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long);
+ Năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như: Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc
Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam;
+ Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.
+ Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng
quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là
xã.
#LTTBA1K17LNC
-> Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn từ trung ương xuống địa
phương, gia tăng quyền lực tuyệt đối của nhà vua, đưa chế độ phong kiến Việt Nam
đạt đến đỉnh cao.

* Kết quả
-Xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu
theo đường lối pháp trị
- Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy
củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, để cao quyền hành toàn diện của hoàng đế.
- Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giảm sát được tăng cường, hạn
chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.
- Đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của Đại Việt có những biến đổi lớn, nông nghiệp
Phát triển nhanh chóng, tệ nạn tham quan cường hào nhũng nhiễu giảm, Nho giáo
trở thành tư tưởng thống trị xã hội, Phật giáo- Đạo giáo bị hạn chế…

* Ý nghĩa
- Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ.
- Đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.
- Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau.
- Góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước
- Tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển
- Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ
năng lực quản lí đất nước
Câu 5: Trình bày cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng đầu thế kỷ 19
Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là hành chính.
- Ở trung ương:
+ Tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.
+ Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ chuyên môn.
+ Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.
- Ở địa phương:
+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần
phủ.
+ Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã
như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương,
bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
+ Cải tổ chế độ hồi ty bằng việc mở rộng phạm vị, đối tượng áp dụng và bổ sung
những quy định mới nghiêm ngặt.
Câu 6: So sánh và chỉ ra điểm mới cuộc cải cách hành chính của vua Minh
Mạng so với cuộc cải cách của Lê Thánh Tông
- Bộ máy hành chính thời Minh Mạng dưới triều Nguyễn ngoài việc kế thừa bộ máy hành chính
thời vua Lê Thánh Tông của triều Lê thì có nhiều điểm mới. Cụ thể:
#LTTBA1K17LNC
+ Xuất hiện các cơ quan mới có chức năng nhiệm vụ khác nhau như nội các là một văn thư
phòng, là cơ quan giúp vua khởi thảo các văn bản hành chính, tiếp nhận, xử lí công văn và lưu
giữa ấn tín, văn bản.
+ Đô sát viện có nhiệm vụ can giám nhà vua, giám sát vạch lỗi các cơ quan từ trung ương đến
địa phương, giám sát thi hành luật pháp, quy định của triều đình.
+ Cơ mật viện có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược quân sự, quốc
phòng an ninh, kinh tế, xã hội…
+ Trong quá trình vận hành bộ máy chính quyền tăng cường giám sát giữa các cơ quan trung
ương và cơ quan địa phương
+ Minh Mạng chú trọng tính thống nhất ở các đơn vị hành chính địa phương. Chia cả nước
thành 30 tình vfa một phủ thừa thiên. Đứng đầu các tỉnh là tổng đốc và tuần phủ. Đây là cơ sở,
bài học kinh nghiệm cho việc phân chia tỉnh huyện thời hiện đại.

You might also like