You are on page 1of 36

DANH PHÁP CHẤT HỮU CƠ

I. Phân loại danh pháp các hợp chất hữu cơ


Trong thời kì trước đây, khi chỉ có một số ít hợp chất hữu cơ được biết đến, thì các hợp
chất mới được gọi tên liên quan đến nguồn gốc hay sự kiện phát hiện ra chúng. Chẳng hạn:
urea (NH2CONH2) là một chất tinh thể tách ra từ nước tiểu (urin); bacbituric acid là một
chất an thần được người tìm ra nó gọi tên để tỏ sự kính trọng người bạn của mình Barbara.
Với sự phát triển nhanh chóng của hóa học hữu cơ vào cuối thế kỉ 19, nên số hợp chất hữu
cơ không ngừng tăng lên và cần một phương pháp gọi tên chúng một cách hợp lí và có hệ
thống. Vì vậy danh pháp hệ thống IUPAC ra đời (International Union of Pure and Applied
Chemistry – Hiệp hội quốc tế về hóa học thuần túy và ứng dụng).
1. Danh pháp thông thường
Là loại tên gọi được hình thành dựa theo nguồn gốc tìm ra hoặc theo tính chất bề
ngoài (màu sắc, mùi vị, …) và không có tính hệ thống.
VD: HCOOH: formic acid (formica: con kiến), CH3COOH: acetic acid (acetus: giấm),

2. Danh pháp bán hệ thống

Là loại danh pháp có tính trung gian giữa hai loại danh pháp trên, vì nó chỉ có một vài
yếu tố hệ thống.
Ví dụ: Styrene (C6H5CH=CH2) có nguồn gốc là styrax (tên loại nhựa cây cho ta styrene)
và có hậu tố -ene (nói lên sự có mặt của nối đôi C=C) là yếu tố hệ thống.
3. Danh pháp hệ thống (IUPAC)
a. Tên gốc – chức
Tên phần gốc + Tên phần định chức

Cách gọi tên này chỉ áp dụng với các hợp chất: Alcohol, ether, ketone, alkyl halide,
amine.

1
Tên phần gốc Tên phần định chức Tên gọi hợp
chất
Công thức Tên gọi Công Tiền tố Hậu tố
thức
CH3- methyl OH hydroxy ol Alcohol/Phenol
C2H5- ethyl CHO formyl carbaldehyde Aldehyde
al
CH3CH2CH2- propyl CO oxo one Ketone
CH3CH2CH2CH2- butyl COOH carboxyl carboxylic acid Carboxylic
oic acid acid

sec–butyl COOR alkoxycarbonyl oate Ester

tert–butyl NH2 amino amine Amine

CH3CH2CH2CH2CH2- n–pentyl O–R alkoxy ether Ether


neopentyl X halo halide Dẫn xuất halide

(CH3)2CH- isopropyl
CH3-CH(CH3)-CH2- isobutyl
CH3-CH2-CH2-CH2- amyl
CH2-
CH3-CH(CH3)-CH2- isoamyl
CH2-
CH3-CH2-C(CH3)2- tert-pentyl
C6H5- phenyl
C6H5CH2- benzyl
CH2=CH- Vinyl

2
CH2=CH-CH2- Allyl

- Alcohol:
C2H5OH: ethyl alcohol (theo các công bố quốc tế)/ ethylic alcohol (Theo CT KHTN
2018)
- Ether:
CH3–O–C2H5: ethyl methyl ether
- Ketone:

dimethyl ketone
- Alkyl halide:
CH3CH2CH2Cl: propyl chloride
- Amine:

: ethylmethylphenylamine
b. Tên thay thế
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên phần thế/nhánh (xếp theo thứu tự vần chữ cái)
+ Tên mạch chính + Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên phần định chức
4. Nguyên tắc chọn mạch chính
- Có chứa nhóm chức/ liên kết bội (ưu tiên nối đôi hơn nối ba) + dài nhất + chứa
nhiều nhánh.
- Đánh số ưu tiên: Nhóm chức > liên kết bội (ưu tiên nối đôi hơn nối ba) > nhánh sao
cho tổng số chỉ vị trí của nhóm chức + liên kết bội + nhánh là nhỏ nhất
Số lượng và phiên âm

SỐ LƯỢNG PHIÊN ÂM VÍ DỤ MẠCH CARBON


TIẾNG ANH AUDIO CHÍNH
1 Mono /ˈmɒnəʊ/ mono Meth
2 Di /dɑɪ/ di Eth
3 Tri /trɑɪ/ tri Prop
4 Tetra /ˈtetrə/ tetra But
5 Penta /pentə/ penta Pent
6 Hexa /heksə/ hexa Hex
7 Hepta /ˈheptə/ hepta Hept
3
8 Octa /ˈɒktə/ octa Oct
9 Nona /nɒnə/ nona Non
10 Deca /dekə/ deca Dec

11 Undeca 18 Octadeca 31 Hentriaconta 70 Heptaconta


12 Dodeca 19 Nonadeca 35 Pentatriaconta 80 Octaconta
13 Trideca 20 Icosa 40 Tetraconta 90 Nonaconta
14 Tetradeca 21 Henicosa 48 Octatetraconta 100 Hecta
15 Pentadeca 22 Docosa 50 Pentaconta
16 Hexadeca 23 Tricosa 52 Dopentaconta
17 Heptadeca 30 Triaconta 60 Hexaconta

II. Các hợp chất hữu cơ và danh pháp của chúng


A. Hydrocarbon
1. Alkane
a. Đinh nghĩa
- Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở.
- Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1).
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh (xếp theo thứu tự vần chữ cái) + Tên mạch
chính + ane

Tên bán hệ thống

4
CH4: methane (CH3)2CHCH3: isobutane
C2H6: ethane (CH3)2CHCH2CH3: isopentane
C3H8: propane C(CH3)4: neopentane
C4H8: butane (CH3)3C: tert–pentane
c. Lịch sử tên gọi và các thông tin
- Alkane: tên gọi theo IUPAC.
- Paraffin: là tên gọi xuất phát từ tiếng Latinh parum (ít) và affinitas (ái lực) vì
chúng ít có khả năng phản ứng với các chất khác.
- Alkane có cả trên Trái Đất và trong hệ Mặt Trời, tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ
không lớn. Các hydrocarbon nhẹ, đặc biệt là methane và ethane là một phần quan
trọng của các thiên thể khác.
- Ngày nay, các nguồn chứa quan trọng nhất của alkane rõ ràng là khí thiên
nhiên và dầu mỏ, là những hợp chất hữu cơ duy nhất có ở dạng khoáng chất trong
tự nhiên. Khí thiên nhiên chủ yếu chứa methane và ethane, với một
chút propane và butane. Dầu mỏ là hỗn hợp của các alkane lỏng và các hydrocarbon
khác. Cả hai đều được hình thành khi các động vật biển chết được che phủ bằng
trầm tích để loại bỏ sự có mặt của oxygen và được chuyển hóa sau nhiều triệu năm
ở nhiệt độ và áp suất cao thành các chất tự nhiên tương ứng.
- Chúng tự tập hợp lại trong các loại đá xốp, được che phủ bởi các lớp không thấm
nước phía trên. Ngược lại với methane là hợp chất được tạo ra với khối lượng lớn,
các alkane mạch dài hơn ít được tạo ra để có một khối lượng đáng kể trong tự nhiên.
Các mỏ dầu hiện nay sẽ không được tái tạo một khi chúng bị cạn kiệt.
- Các alkane rắn thu được như là cặn còn lại sau khi cho dầu mỏ bay hơi, được
biết đến như là hắc ín. Một trong các mỏ tự nhiên lớn nhất của alkane rắn là trong
hồ chứa bitum gọi là La Brea trên đảo Trinidad vùng Caribe.
2. Cycloalkane
a. Đinh nghĩa
- Cycloalkane là hydrocarbon no mạch vòng. Thường chỉ xét cycloalkane đơn
vòng.
- Công thức tổng quát của monocycloalkane: CnH2n (n ≥ 3).
5
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Số chỉ vị trí – (độ bội) Tên nhánh (xếp theo thứu tự vần chữ cái)+ Cyclo + tên
mạch chính + ane

cyclopropane

methylcyclopentane

c. Lịch sử tên gọi và các thông tin


Hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa các vòng của các nguyên tử carbon:
- Ester của chrysanthemic acid có tác dụng diệt côn trùng của hoa cúc có chứa
cyclopropane (vòng 3 cạnh).
- Prostaglandin – các acid béo không no là chất trung gian của quá trình viêm và
cảm nhận đau, là hormone mạnh, kiểm soát nhiều chức năng sinh lí khác thường
ở người – có chứa cylopentane.
3. Alkene, alkadiene
a. Đinh nghĩa

- Alkene là hydrocarbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết đôi
C=C còn lại là các liên kết đơn.
- Công thức tổng quát của alkene: CnH2n (n ≥ 2).
- Alkadiene là những hydrocarbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 2
liên kết đôi còn lại là các liên kết đơn.
- Công thức tổng quát của alkadiene: CnH2n-2 (n ≥ 3).
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Số chỉ vị trí – (độ bội) Tên nhánh (xếp theo thứu tự vần chữ cái) + Tên mạch
chính + số chỉ vị trí -ene/diene
CH2=C-CH3 2-methylpropene CH2=C=CH2 propadiene
CH3 (isobutylene)
6
CH3-CH=CH-CH3: but-2-ene CH2=CH-CH2-CH=CH2 penta-1,4-diene
CH2=CH-CH=CH2: buta-1,3-diene (divinyl)
CH2=C-CH=CH2: 2-methylbuta-1,3-diene
CH3

- Đồng phân hình học của alkene: để có đồng phân hình học thì R1 ≠ R2 và R3 ≠ R4
R1 R3
C C
R2 R4

+ Mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi: đồng phân cis
+ Mạch chính ở về hai phía của liên kết đôi: đồng phân trans
H3C CH3 H3C H

C C C C

H H H CH3

cis-but-2-ene trans-but-2-ene

Tên thông thường


CH2=CH2: ethylene CH2=CH-CH3: propylene
CH2=CH-CH2-CH3: butylene CH2=C=CH2: allene
CH2CH=CH2-CH3: butylene
CH2=CH-CH=CH2: butadiene CH2=C-CH=CH2: isoprene
CH3
c. Lịch sử tên gọi và các thông tin
- Alkene hay còn gọi là olefine (xuất phát từ olefin gas, một tên gọi khác của
ethylene).
- Năm 1917 người ta phát hiện ra ethylene có ảnh hưởng kích thích sự chín của
quả.
- Từ 1933-1937 nhiều nghiên cứu khẳng định nó được sản xuất trong một số
nguyên liệu thực vật, đặc biệt trong thịt quả.

7
- Crocker (1935) và cộng sự (Mĩ) đề nghị xem ethylene như một hormone của sự
chín. Sau đó bằng phương pháp phân tích cực nhạy người ta phát hiện ra ethylene
ở trong tất cả các mô của cây. Nó là sản phẩm tự nhiên của quá trình trao đổi chất
của cây. Tuy nhiên, ngày nay người ta đều thừa nhận ethylene là một phytohormone
của thực vật vì nó được hình thành với một lượng nhỏ ở trong cây, nó có thể vận
chuyển trong các tế bào bằng hình thức khuếch tán và đặc biệt nó gây hiệu quả sinh
lí của cây trong suốt quá trình phát triển cá thể của chúng.
- Vì vậy sau khi thu hoạch nông sản việc kiểm soát được nồng độ ethylene là việc
cực kỳ quan trong. Các loại nông sản sẽ bị thối hỏng trong thời gian ngắn nếu nồng
độ ethylene quá cao.
4. Alkyne
a. Đinh nghĩa
- Alkyne là hydrocarbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết ba
C≡C còn lại là các liên kết đơn.
- Công thức tổng quát của alkyne: CnH2n-2 (n ≥ 2).
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Số chỉ vị trí – (độ bội) Tên nhánh (xếp theo thứu tự vần chữ cái) + Tên mạch
chính + số chỉ vị trí -yne

CH≡CH: ethyne CH≡C-CH3: propyne


CH≡C-CH2CH3: but-1-yne
CH3-C≡C-CH3: but-2-yne
Tên thông thường
CH≡CH: acetylene CH≡C-CH2CH3: ethylacetylene
CH3C≡CCH3: dimethylacetylene
CH3-C≡C-C2H5: ethylmethylacetylene
CH≡C-CH=CH2: vinylacetylene
c. Lịch sử tên gọi và các thông tin

8
- Acetylene là alkyne đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
và được biết đến nhiều nhất như là chất khí để đốt trong đèn hàn oxygen-acetylene
có nhiệt độ cao. Tên acetylene bắt nguồn từ tiếng Pháp ( acétylène /asetilɛn/) .
Vào những năm 80 của thế kỉ trước, phương pháp luyện kim, nhiệt điện phát
triển rất mạnh. Một vị tướng ở Bắc Mỹ về hưu là J.Morhead và một kĩ sư Canada
là T.L.Wilson cũng lập một xí nghiệp luyện kim. Lò luyện kim lót bằng than cốc và
vôi, sau mỗi lần sản xuất lớp lót bị bong thành từng mảng, phải đổ vào thùng rác.
Trẻ em bới rác lấy những cục đất lót lò vứt xuống nước thì khí sùng sục phát ra, đốt
cháy rất mạnh. Kỹ sư T.L.Wilson mang loại đất màu xám đó về nghiên cứu và kết
luận đó là calcium carbide và khí sinh ra là acetylene.
Một phát minh ngẫu nhiên đã làm tiền đề để một ngành công nghiệp mới ra đời.
Công nhiệp sản xuất đất đèn và khí acetylene.
- Chỉ có một số ít alkyne có trong tự nhiên, ví dụ capillin (có hoạt tính kháng
nấm), ichthyothereol – chất gây co giật được thổ dân da đỏ vùng Amazon tẩm vào
mũi tên).
5. Arene
a. Đinh nghĩa
Hydrocarbon thơm hay còn gọi là arene bao gồm benzene và đồng đẳng của nó,
hydrocarbon thơm nhiều nhân, hợp chất thơm không chứa vòng benzene.
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhóm thế (xếp theo vần chữ cái) + benzene
C6H6: benzene C6H5-CH3: methylbenzene
- Nếu trên vòng benzene chỉ có 2 nhánh thì có thể thay số chỉ vị trí 2 nhánh đó
bằng các tiền tố chỉ vị trí tương đối của 2 nhánh là: o-(1,2; 1,6), m- (1,3; 1,5), p-
(1,4).

9
Tên thông thường

m-xylene C6H5-CH3: toluene


C6H5-CH=CH2: styrene C6H5CH(CH3)2: cumene
c. Lịch sử tên gọi và các thông tin

10
- Tên gọi thơm xuất phát từ chỗ những hợp chất đầu tiên tìm được thuộc loại này
có mùi thơm khác nhau như toluene (từ cao Tolu), benzene (thu được từ dịch cất
than đá). Ngày nay, từ thơm dùng để chỉ hợp chất có chứa vòng 6 cạnh với 3 liên
kết đôi tương tự benzene.
- Được tìm ra lần đầu tiên từ sản phẩm nén khí cháy ở Anh bởi Faraday (năm
1825) ban đầu có tên là benzene, 9 năm sau Pesligot và Mitscherslic điều chế được
chất này bằng cách đung nóng benzoic acid với vôi. Lúc đó Mitscherslic gọi nó là
benzin, còn Liebig gọi là benzol. Sau đó 1 năm nhà hóa học Laurent đề nghị gọi là
benzene nhưng rồi lại chính ông đề nghị đổi lại là Phen (hiện nay không dùng nữa)
cùng với hai dẫn xuất có liên quan là: phenol, gốc phenyl (được IUPAC lưu dùng).
Hiện nay chúng ta sử dụng tên gọi benzene cho C6H6.
- Toluene (C7H8): Được tách ra lần đầu tiên từ sản phẩm chưng cất một số nhựa
cây như nhựa thông (Pelochie và Oanter, 1837), nhựa tolu (Dervine, 1841). Ban đầu
Dervine đề nghị tên gọi là benzoen, sau đó Benzileus đổi thành Toluin hoặc Toluol
(gần với benzin, benzol của benzene). Hiện nay cúng ta dùng tên gọi Toluene theo
tên của benzene (cùng hậu tố -en).
B. Dẫn xuất của hydrocarbon
1. Alkyl halide
a. Đinh nghĩa
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng
một hay nhiều nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hydrocarbon, thường
gọi tắt là dẫn xuất halogen (alkyl halide).
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
- Tên gốc – chức: Tên gốc hydrocarbon + halide
CH2=CH-Cl: vinyl chloride
C6H5-CH2-Br: benzyl bromide
CH2Cl2: methylene chloride

11
- Tên thay thế: nguyên tử halogen là những nnhóm thế đính vào mạch chính
của hidrocarbon: Số chỉ vị trí – (độ bội) Tên nhóm thế (xếp theo vần chữ cái) +
Tên hydrocarbon
ClCH2CH2Cl: 1,2-dichloroethane
FCH2CH2CH2CH3:1-fluorobutane
CH3CHFCH2CH3: 2-fluorobutane
FCH2CH(CH3)CH3: 1-fluoro-2-methylpropane
(CH3)3C-F: 2-fluoro-2-methylpropane
ClFC-CHBrI: 2-bromo-1-chloro-1,1-difluoro-2-iodoethane
BrF2C-CClFI: 1-bromo-2-chloro-1,1,2-trifluoro-2-iodoethane
Tên thông thường
CHCl3: chloroform (thuốc gây mê) CHBr3: bromoform
CHI3: iodoform CCl4: carbon tetrachloride
2. Alcohol, phenol
a. Đinh nghĩa
- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm -OH liên
kết với nguyên tử C no (C sp3) của gốc hydrocarbon.
CT chung: R – (OH)n
- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết
trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzene.
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC:
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh (xếp theo vần chữ cái) + Tên hydrocarbon tương
ứng theo mạch chính + số chỉ vị trí + (độ bội) ol

CH3CH2CHCH3: butan-2-ol
OH
HO–CH2-CH2-OH: ethane-1,2-diol (lưu ý phải có “e” khi có từ 2 nhóm –OH trở
lên)

C6H5-OH: phenol CH3–CH=CH–CH2–OH but–2–en– 1– ol


12
Tên thông thường: Tên gốc hydrocarbon + (ic) + alcohol
CH3OH: methyl alcohol/ methylic alcohol
CH2=CHCH2OH: allyl alcohol/ allylic alcohol
(CH3)2CHOH: isopropyl alcohol/ isopropylic alcohol
C6H5-CH2-OH: benzyl alcohol/ benzylic alcohol
C2H4(OH)2: ethylene glycol
C3H5(OH)3: glycerol

c. Lịch sử tên gọi và các thông tin


- Methylic alcohol là chất độc, gây mù mắt, thậm chí làm chết người.

13
- Methyl alcohol (CH3-OH): Xuất phát từ methyl (cồn, rượu vang…) và hyle
(gỗ), vì methylic alcohol sinh ra trong quá trình chưng khan gỗ
- Ethanol còn được biết đến như là ethylic alcohol, rượu ngũ cốc hay cồn, là
một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của methylic alcohol, dễ
cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần
của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc
đến một cách đơn giản là rượu.
- Ethanol đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần
gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. Ethanol nguyên chất lần đầu tiên
đã thu được vào năm 1796 bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc ethanol
chưng cất qua than củi. Antoine Lavoisier đã mô tả ethanol như là một hợp
chất của carbon, hydrogen và oxygen, và năm 1807, Nicolas-Théodore de
Saussure đã xác định được công thức hóa học của nó. Năm 1858, Archibald
Scott Couper đã công bố công thức cấu trúc của ethanol, điều này làm cho
ethanol trở thành một trong các hợp chất hóa học đầu tiên có sự xác định cấu
trúc hóa học.
- Năm 1825 Faraday đã vô tình phát hiện ra ethanol có thể được tạo ra từ
ethylene (thành phần của khí than) từ việc hydrate hóa xúc tác acid, một quá
trình tương tự hiện được dùng để tổng hợp ethanol quy mô công nghiệp.
- Tên gọi cũ của benzene là phene, và dẫn xuất hydroxyl của nó được gọi là
phenol. Từ phenol được sử dụng như là tên gọi của một hợp chất riêng biệt
(hydroxylbenzene) và tên gọi của một lớp hợp chất thơm có nhóm thế
hydroxyl.
- Phenol được phát hiện vào năm 1834, khi nó được chiết xuất từ nhựa than
đá, đó là nguồn chính sản xuất phenol cho đến khi ngành công nghiệp hóa
dầu phát triển. Các chất sát trùng mang đặc tính của phenol được sử dụng
bởi Joseph Lister (1827-1912) trong kỹ thuật phẫu thuật tiên phong của ông
dùng chất khử trùng, mặc việc tiếp xúc liên tục với phenol gây kích ứng da.
Lister đã phủ những vết thương với một miếng giẻ hoặc vải thô được ngâm
trong phenol.
14
- Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram,
phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong
thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến.
Thời kỳ đó, Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong
các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng
phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp
tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân
trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau
3. Ether
- Tên thay thế
Tên của ether R1-O-R2 là tổ hợp tên của nhóm R1O- ở dạng tiền tố và mạch chính R2.
VD:
CH3-O-CH2CH3: methoxyethane
CH3CH2-O-CH=CH2: ethoxyethene
C6H4(OCH3)2: dimethoxybenzene
- Tên gốc chức
Tên của ether R1-O-R2 là tổ hợp tên của các gốc R1, R2 và “ether”.
VD:
CH3-O-CH3 dimethyl ether
CH3-O-C2H5 ethyl methyl ether
4. Aldehyde
a. Đinh nghĩa
Aldehyde là hợp chất trong hóa hữu cơ có nhóm chức carbaldehyde: R-CHO.
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC:
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh (xếp theo vần chữ cái) + Tên mạch chính + số chỉ
vị trí + (độ bội) al
HCHO: methanal
CH3CH2CHO: propanal
CH3CH=CHCHO: but-2-en-1-al

15
OHCCH2CH2CHO: butanedial (lưu ý phải có “e” khi có từ 2 nhóm –CHO trở
lên)

Tên thông thường


HCHO: formaldehyde (formic aldehyde)
CH3CHO: acetaldehyde (acetic aldehyde)
(CH3)2CHCH2CHO: isovaleraldehyde (isovaleric aldehyde)
C6H5CHO: benzaldehyde (benzoic aldehyde)

c. Lịch sử tên gọi và các thông tin


- Tên aldehyde gốc từ tiến Latinh alcohol dehydrogenatus có nghĩa là rượu đã
được khử hydrogen.
- Các aldehyde được dùng trong quá trình sản xuất plastic, phẩm màu, nước
hoa và dược phẩm. Với aldehyde thông dụng nhất là methanal H-CHO có
tính khử trùng, diệt vi khuẩn, nên thường dùng trong các chất diệt côn trùng,
chất tẩy uế. Cyclohexanon còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất polymer
như tơ capron, nilon-6,6. Acetone được dùng làm dung môi trong quá trình
sản xuất nhiều hợp chất trong công nghiệp mĩ phẩm, làm nguyên liệu tổng
hợp chloroform, iodoform,....
- Nên lưu ý rằng aldehyde là một chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch, những
bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer, dị
dạng thai nhi, viêm, nguy cơ loét và tăng huyết áp khi ăn hay hít phải dù với
lượng ít
- Formaldehyde lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov
tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm
1867.
5. Ketone
a. Đinh nghĩa
Ketone là một hợp chất hữu cơ, trong đó nhóm carbonyl C=O liên kết trực tiếp
với 2 gốc hydrocarbon. Công thức tổng quát R-CO-R'.
b. Danh pháp
16
Danh pháp IUPAC
- Tên thay thế:
Số chỉ vị trí+ (độ bội) Tên nhánh (xếp theo vần chữ cái) + Tên mạch chính
+ số chỉ vị trí + (độ bội) one
CH3-CO-CH3: propan-2-one
CH3-CO-CH=CH2: but-3-en-2-one
CH3-CO-CO-CH3: butane-2,3-dione (lưu ý phải có “e” khi có từ 2 nhóm –
CO trở lên)
- Tên gốc – chức: Tên 2 gốc hydrocarbon + ketone
CH3-CO-CH3: dimethyl ketone
CH3-CO-CH=CH2: methyl vinyl ketone
C6H5COCH3: methyl phenyl ketone
Tên thông thường
C6H5COCH3: acetophenone
CH3-CO-CH3: acetone
c. Lịch sử tên gọi và các thông tin
- Acetone, bắt nguồn từ tiếng Pháp (acéton) dùng để làm sạch PTN, làm nước
tẩy sơn móng tay.
- Các ketone thường là chất lỏng, các ketone cao có dạng chất rắn có mùi
tương đối dễ chịu. Acetone có khả năng hòa tan vô hạn trong nước các trong
khi đồng đẳng cao hơn chỉ tan ít hoặc không tan. Acetone có khả năng hòa
tan tốt các chất hữu cơ nên thường dùng pha sơn tấy móng tay. Keton thường
có nhiệt độ sôi cao hơn andehit do sự phân nhánh trong các gốc hydrocarbon
làm nhiệt độ sôi cũng như tỉ khối giảm đi.
6. Carboxylic acid
a. Đinh nghĩa
Carboxylic acid là một loại acid hữu cơ chứa nhóm chức carboxyl, có công thức
tổng quát là R-C(=O)-OH, đôi khi được viết thành R-COOH hoặc R-COOH
trong đó R- là gốc hydrocarbon no hoặc không no.

17
Loại carboxylic acid đơn giản nhất là no, đơn chức, ký hiệu R-COOH trong đó
R- là gốc hydrocarbon thậm chí chỉ là 1 nguyên tử hydrogen.
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC:
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh + Tên mạch chính + (độ bội) oic + acid
(CH3)2CH-COOH: 2-methylpropanoic acid
C6H5-COOH: benzoic acid
HOOC-COOH: ethanedioic acid (lưu ý phải có “e” khi có từ 2 nhóm –COOH
trở lên)
CHC–CCH–CH2–COOH: hex-3-en-5-ynoic acid

c. Tên thông thường, lịch sử tên gọi và các thông tin


- HCOOH: formic acid, được S.Fischer và J.Wray nêu lên từ năm 1670,
nhưng đến năm 1749 A.S.Maggrat điều chế được ở trạng thái tương đối nguyên
chất bằng cách chưng cất loài kiến đỏ có tên là fomica rufa. Vào năm 1971,
người ta đặt tên nó là formic acid.
- CH3COOH: acetic acid. Từ rất lâu người ta biết acid này có trong vang
bị chua. Khoảng năm 1700, Stahl điều chế được acetic acid đậm đặc. Tên Latinh
của CH3COOH là acidum acetium, có nghĩa là acid của vang chua (acere: chua).
- CH3CH2COOH: propionic acid. Đây là acid đầu tiên được tìm thấy trong
chất béo. Tên gọi của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp protôs là lần đầu tiên và piôn
là chất béo.
- CH3(CH2)2COOH: butyric acid. Acid này tồn tại ở dạng ester với glixerol
(gọi là butirin) có trong bơ làm từ sữa bò, có mùi bơ ôi. Tên gọi butyric acid
xuất phát từ tiếng Latinh butyrum có nghĩa là bơ.
- CH3(CH2)3COOH: valeric acid tồn tại ở dạng tự do hoặc ester trong rễ
cây valeriana offcinalis (cây nữ lang). Vì thế, năm 1838 người ta đặt tên nó là
valerianic acid, sau đó năm 1852 đổi thành valeric acid.

18
- CH3[CH2]10COOH: lauric acid. Vào năm 1857, người ta lấy được acid
này từ quả cây Laurus nobilis (nguyệt quế). Từ đó có tên lauric và ancohol tương
ứng CH3[CH2]10CH2OH là lauryl alcohol.
- CH3[CH2]16COOH: stearic acid. Phần lớn các chất dầu và mỡ động –
thực vật đều chứa glyceride của acid này (gọi là stearin). Tên gọi stearin có từ
năm 1817, xuất phát từ tiếng Hy Lạp stear có nghĩa là mỡ hay chất béo đặc. Acid
xuất phát từ stearin được gọi là stearic acid.
- CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: oleic acid. Acid này là một dạng chất
lỏng dạng dầu, nó tồn tại ở dạng gliceride trong nhiều loại dầu thực vật như dầu
oliu, dầu hạnh nhân, dầu cá voi… Các tên gọi olein và oleic acid xuất phát từ
tiếng Latinh oleum có nghĩa là dầu.
- CH3[CH2]4[CH=CHCH2]2[CH2]6COOH: linoleic acid. Acid không no
này có trong dầu lanh (linseed) và một số dầu khác ở dạng gliceride. Vào năm
1857 người ta đặt tên cho acid này là linoleic acid, xuất phát từ tiếng Latinh
lin(um) có nghĩa là cây lanh và oleum có nghĩa là dầu.
7. Ester
a. Đinh nghĩa
Ester là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm carboxyl- của
carboxylic acid bằng nhóm –OR’ của alcohol. Tùy theo đặc điểm của gốc
hydrocarbon và số nhóm carboxyl-, ester được chia thành nhiều loại khác nhau
như: ester no, ester không no, ester đơn chức, đa chức…
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC Tên gốc hydrocarbon + tên anion gốc acid (đuôi ate)
HCOOC2H5: ethyl formate
CH3COOCH=CH2: vinyl acetate
C6H5COO-CH3 methyl benzoate
CH3COO-CH2-C6H5 benzyl acetate
HCOOCH2CH2CH2CH3 butyl formate
HCOOCH2CH(CH3)2 isobutyl formate
HCOOCH(CH3)CH2CH3 sec-butyl formate
HCOOC(CH3)3 tert-butyl formate
19
CH3COOCH2CH2CH3 propyl acetate
CH3COOCH(CH3)2 isopropyl acetate
CH3CH2COOC2H5 ethyl propionate
CH3CH2CH2COOCH3 methyl butyrate
(CH3)2CHCOOCH3 methyl isobutyrate
- Chất béo là triester của glycerol với acid béo (acid béo là acid đơn chức có mạch
carbon dài, không phân nhánh), gọi chung là triglyceride hay triacylglycerol.
1
CH2 - O - CO - R
2
CH - O - CO - R
3
+ Công thức cấu tạo: CH2 - O - CO - R
+ Công thức trung bình: ( RCOO)3C3 H 5
- Một số chất béo thường gặp:
(C15H31COO)3C3H5 tripalmitin tripalmitoylglycerol no 806 g/mol
(C17H35COO)3C3H5 tristearin tristearoylglycerol no 890 g/mol
(C17H33COO)3C3H5 triolein trioleoylglycerol không no 884 g/mol
c. Tên gọi và các thông tin
Mùi của các ester
Các mùi trái cây là do sự hiện diện của các hỗn hợp phức tạp của các chất hóa
học, trong đó các ester đóng góp vai trò quan trọng, ngoài ra còn có các thành
phần khác. Mỗi loại hoa quả đều có một mùi đặc trưng thể hiện lượng ester trong
đó chiếm ưu thế, tuy nhiên cũng có ester thể hiện mùi của nhiều loại hoa quả
khác nhau và ngược lại.
Dựa vào các đặc tính mùi vị trên, trong công nghiệp thực phẩm hiện nay, người
ta thường dùng các ester để tạo mùi cho các sản phẩm.
Thông thường, các ester dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo
được tổng hợp hoặc chiết xuất từ thiên nhiên. Tuy nhiên, do giá thành cao và
một số nguyên nhân khác, nên hầu hết nguồn chủ yếu từ tổng hợp hóa học.
Ester của các rượu đơn chức và acid đơn chức thường là các chất lỏng, dễ bay
hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau. Ester của các acid có
nhân thơm cũng có mùi đặc trưng của các loại hoa quả, các loại tinh dầu và
hương liệu tự nhiên.
Mùi của một số ester thông dụng
20
1. Amyl acetate: Mùi chuối, Táo
2. Amyl buthyrate: Mùi mận, mơ, đào, dứa
3. Allyl hexanoate: Mùi dứa
4. Benzyl acetate: Mùi quả đào
5. Benzyl buthyrate: Mùi sơri
6. Ethylfomiate: Mùi đào chín
7. Ethyl butyrate: Mùi dứa.
8. Ethyl lactate: Mùi kem, bơ
9. Ethyl formate: Mùi chanh, dâu tây.
10. Ethyl cinnamate: Mùi quế
11. Isobuthyl formate: Mùi quả mâm xôi
12. Isoamyl acetate: Mùi chuối
13. Isobuthyl propionate: Mùi rượu rum
14. Geranyl acetate: Mùi hoa phong lữ
15. Methyl salisylate: Mùi cao dán, dầu gió.
16. Methyl butyrate: Mùi táo, Dứa, Dâu tây
17. Methyl 2-aminobenzoate: Mùi hoa cam
18. Octhyl acetate: Mùi cam
19. Propyl acetate: Mùi lê
20. Methyl phenylacetate: Mùi mật
21. Methyl anthranilate: Mùi nho C6H4(NH2)COOCH3 (Vị trí ortho)
22. Methyl trans-cinnamate: Mùi dâu tây
8. Carbohydrate

- Glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,...và nhất là trong
quả chín. Đặc biệt có nhiều trong quả nho chín nên cũng có thể gọi là đường nho.
Trong mật ong có nhiều glucose (khoảng 30%). Glucose cũng có trong cơ thể người
và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucose với nồng độ hầu như không
đổi khoảng 0,1%. Glucose giúp các hỗn hợp có pha đường không bị hiện lên những
hạt đường nhỏ khi để lâu (hiện tượng hồi đường hay lại đường). Đồng thời nó cũng

21
giúp bánh kẹo lâu bị khô và giữ được độ mềm. Nó cũng được sử dụng trong quá
trình làm kem để giữ hỗn hợp nước và đường mịn, không bị hồi đường. Nó còn giúp
chúng ta sản xuất Vitamin C và pha huyết thanh. Glucose được sử dụng để tạo năng
lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucose
của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insuline
(ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể).

- Saccharose là chất tạo ngọt thực phẩm phổ biến nhất mặc dù tại một số quốc
gia, như ở Mỹ, người ta đã thay thế nó bằng các chất tạo ngọt khác như các xi–rô
fructose hay các tổ hợp của các thành phần chức năng và các chất tạo ngọt có độ
ngọt cao. Điều này là do trợ cấp của chính quyền trong việc sản xuất ngô đã dẫn tới
một lợi nhuận lớn. Cùng với thuế suất nhập khẩu đường khá cao đã dẫn tới giá
của xi–rô ngô thấp hơn so với đường.

Saccharose là loại đường quan trọng nhất trong thực vật và có thể tìm thấy trong
nhựa libe. Nói chung là nó hay được tách ra từ mía đường hay củ cải đường rồi sau đó
được làm tinh khiết và kết tinh. Các nguồn sản xuất saccharose ở quy mô thương mại
(nhưng nhỏ) khác còn có lúa miến (Sorghum spp.) ngọt, thích đường (Acer saccharum)
và thốt nốt (Borassus spp.).

Saccharose thường gặp trong chế biến thực phẩm do nó vừa là chất tạo ngọt vừa
là chất dinh dưỡng, là thành phần quan trọng trong nhiều loại thực phẩm như bánh bích
quy, kẹo ngọt, kem và nước trái cây, hỗ trợ trong bảo quản thực phẩm.

- Fructose (đường hoa quả hay đường trái cây) là một monosaccharide ketonic
đơn giản tìm thấy trong nhiều loài thực vật, nơi nó thường được liên kết với glucose để
tạo thành các disaccharide saccarose. Nó là một trong ba monosaccharide dùng cho ăn
kiêng: cùng với glucose và galactose, fructose được hấp thu trực tiếp vào máu trong quá
trình tiêu hóa. Fructose được nhà hóa học người Pháp Augustin-Pierre Dubrunfaut phát
hiện vào năm 1847. Tên "fructose" được nhà hóa học người Anh William Miller đặt vào
năm 1857. Fructose tinh khiết và khô là chất rắn kết tinh rất ngọt, màu trắng, không mùi
và là loại đường tan trong nước tốt nhất. Fructose được tìm thấy trong mật ong, cây và
trái của cây nho, hoa, quả, và hầu hết các loại rau củ.
22
9. Amine
a. Định nghĩa
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử NH3 bằng một
hay nhiều gốc hydrocarbon ta được amine. Trong phân tử amine, nguyên tử
nitrogen có thể liên kết với 1 hoặc 2 hoặc 3 gốc hydrocarbon.
b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC
- Tên gốc chức: Tên gốc hydrocarbon + amine

ethylmethylphenylamine
C2H5NH2: ethylamine
C2H5NHCH3: ethylmethylamine
- Tên thay thế
Số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh + Tên mạch chính + số chỉ vị trí + (độ
bội) amine

Hợp chất Tên gốc - chức Tên thay thế


CH3NH2 Methylamine Methanamine
C2H5NH2 Ethylamine Ethanamine
CH3CH2CH2NH2 Propylamine Propan-1-amine
CH3CH(NH2)CH3 Isopropylamine Propan-2-amine
H2N(CH2)6NH2 Hexamethylendiamine Hexane-1,6-diamine
C6H5NH2 Phenylamine Benzenamine
C6H5NHCH3 Methylphenylamine N-methylbenzenamine
C2H5NHCH3 Ethylmethylamine N-methylethanamine
C2H5N(CH3)2 Ethyldimethylamine N,N-dimethylethanamine

Tên thông thường


C6H5NH2: aniline

c. Lịch sử tên gọi và các thông tin

23
- Aniline (C6H5-NH2): Được tìm thấy lần đầu tiên trong sản phẩm chưng khan
indigo (năm 1826) do đó có tên là aniline (theo tiếng Bồ Đào Nha anil có nghĩa
là Indigo).
10. Amino acid
a. Đinh nghĩa
Amino acid là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm
amino (NH2) và nhóm carboxyl (COOH).

b. Danh pháp
Danh pháp IUPAC:
Số chỉ vị trí + (độ bội) amino + số chỉ vị trí + (độ bội) Tên nhánh (xếp theo vần chữ
cái) + Tên carboxylic acid tương ứng
H2N–CH2–COOH aminoethanoic acid
HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: 2-aminopentanedioic acid
Tên bán hệ thống:
Vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω,…) + amino + tên thông thường của
carboxylic acid tương ứng

24
CH3–CH(NH2)–COOH: α-aminopropionic acid
H2N–[CH2]5–COOH: ε-aminocaproic acid
Công thức Tên Quỳ tím Tên bán hệ Tên thay thế
thường (Kí thống
hiệu)
H2N-CH2-COOH Glycine Không aminoacetic acid aminoethanoic acid
(Gly) đổi màu

CH3 CH COOH Alanine Không α-aminopropionic 2-aminopropanoic


NH2 (Ala) đổi màu acid acid
CH3 CH CH COOH Valine Không α-aminoisovaleric 2-amino-3-
CH3 NH2 (Val) đổi màu acid methylbutanoic acid
HO C [CH2]2 CH COOH Glutamic Hóa đỏ α-aminoglutaric 2-aminopentandioic
O NH2 acid acid acid
(Glu)
Lysine Hóa α,ε- 2,6-
(Lys) xanh diaminocaproic diaminohexanoic
acid acid
25
H2N-(CH2)5-COOH ε-aminocaproic acid; 6-aminohexanoic acid (trùng ngưng tạo nilon-6)
H2N-(CH2)6-COOH ω-aminoenantoic acid; 7-aminohexanoic acid (trùng ngưng tạo nilon-7)
Một số α-amino acid khác:
(CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH α-aminoisocaproic acid (Leucine, kí hiệu Leu-L)
CH3CH2CH(CH3)CH(NH2)COOH α-amino-β-methylvaleric acid (Isoleucine, kí hiệu Ile-I)
HOCH2CH(NH2)COOH α-amino-β-hydroxypropionic acid (Serine, kí hiệu Ser-S)
CH3CH(OH)CH(NH2)COOH α-amino-β-hydroxybutyric acid (Threonine, kí hiệu Thr-T)
HS-CH2CH(NH2)COOH α-amino-β-mercaptopropionic acid (Cysteine, kí hiệu Cys-C)
CH3-S-[CH2]2CH(NH2)COOH α-amino-γ-methylthiobutyric acid (Methionine, kí hiệu Met-
M)
HOOC-CH2CH(NH2)COOH α-aminosuccinic acid (Aspartic acid, kí hiệu Asp-D)
C6H5CH2CH(NH2)COOH Phenylalanine kí hiệu Phe-F
c. Tên thông thường, lịch sử tên gọi và các thông tin
- Vì nhóm COOH có tính acid, nhóm NH2 có tính base nên ở trạng thái kết
tinh amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực. trong dung dịch, dạng ion lưỡng
cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử:

- Thuật ngữ amino acid sử dụng trong tiếng Anh xuất hiện từ năm 1898. Các
nhà hóa học tìm thấy protein cho thu được các amino acid từ các enzyme
tiêu hóa hoặc thủy phân acid. Năm 1902, Emil Fischer và Franz Hofmeister
đề xuất protein hình thành từ liên kết giữa nhóm amine của một amino acid
với nhóm carboxyl của amino acid bên cạnh, tạo thành mạch thẳng mà
Fischer đặt tên là "peptide".
- Các amino acid hầu như luôn được gọi bằng tên thông thường. thường thì
tên gọi cho ta biết đôi điều về amino acid.
- NH2-CH2-COOH : Glycine (Gly). Gọi tên như vậy vì có vị ngọt, bắt nguồn
từ tiếng Hi Lạp (glykos) nghĩa là ngọt.

26
- (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH: Valine (Val), giống như valeric acid, có 5
nguyên tử C.
- HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH: Tyrosine (Tyr), bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp
(tyros) nghĩa là phomat.
11. Peptide
- Peptide là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino acid liên kết với nhau bởi các liên
kết peptide.
- Tên của peptide được gọi bằng cách ghép tên các gốc acyl của α-amino acid bắt đầu, rồi
kết thúc bằng tên amino acid đuôi được giữ nguyên
VD:
H2N-CH(CH3)-CO-HN-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH tripeptide: alalglyalanine
12. Polymer
a. Danh pháp
Danh pháp IUPAC: poly + tên monomer

(-CH2-CH2-)n: polyethylene

polypropylene
Nếu tên monomer gồm 2 từ trở lên hoặc tạo nên từ 2 monomer thì tên monomer
phải để trong ngoặc đơn
(-CH2-CHCl-)n: poly(vinyl chloride)

(CO-C6H4-CO-O-C2H4-O) n poly(ethylene terephthalate)


( CH2  CH  CH  CH2  CH2  CH ) n Poly(butadiene-styrene)
|
C6H5
Tên thông thường
(-CF2-CF2-)n: teflon
(-NH-[CH2]5-CO-)n: nylon-6
(C6H10O5)n: cellulose

b. Lịch sử tên gọi và các thông tin


- Poly: nhiều meros: phần
III. Chú ý khi dạy chuyên đề phân loại và danh pháp hợp chất hữu cơ

27
- Chú trọng kiến thức lý thuyết cấu tạo mỗi loại hợp chất hữu cơ, từ đó phân biệt và
phân loại được các hợp chất hữu cơ.
- Khi giảng dạy nên lưu ý những điểm khác biệt của danh pháp quốc tế so với tên gọi
trước đó, tránh nhầm lẫn các cách gọi tên với nhau.
- Khi giảng dạy các chất cụ thể cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
hoá học trong hoá hữu cơ: kĩ năng viết, sử dụng công thức công thức cấu tạo, công thức
tổng quát, danh pháp, ưng dụng và nguồn gốc các loại hợp chất hữu cơ. Từ đó hình thành
khả năng tư duy khái quát trong nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ.
- Khi hình thành các khái niệm cơ bản cần chú ý liên hệ, củng cố và phát triển khái
niệm cũ có liên quan: so sánh thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất của các chất nghiên
cứu với các loại với nhau.
- Trong giảng dạy cần chú ý kết hợp thực hiện các nhiệm vụ dạy học: truyền thụ kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy cho học sinh.
PHIÊN ÂM TIẾNG
THÀNH PHẦN TÊN GỌI VÍ DỤ AUDIO
ANH
SỐ LƯỢNG
Mono /ˈmɒnəʊ/ mono
Di /dɑɪ/ di
Tri /trɑɪ/ tri
Tetra /ˈtetrə/ tetra
Penta /pentə/ penta
Hexa /heksə/ hexa
Hepta /ˈheptə/ hepta
Octa /ˈɒktə/ octa
Nona /nɒnə/ nona
Deca /dekə/ deca
TÊN MẠCH CARBON CHÍNH
meth
Meth /miːθ/ methane
/meθ/ methyl

/iːθ/ eth
Eth
/eθ/ ethane

28
ethyl
Prop /prəʊp/
But /bjuːt/
Pent /pent/ pent
Hex /heks/ hex
Hept /hept/
Oct /ɒkt/ oct
Non /nɒn/ non
Dec /dek/ dec
TÊN GỐC HYDROCARBON
/ˈæl.kɪl/ alkyl
Alkyl
/ˈæl.kəl/ alkyl
/ɪl/ alkyl
-yl
/əl/ alkyl
/ˈmeθ.ɪl/
methyl methyl
/ˈmeθəl/
/ˈeθɪl/
ethyl ethyl
/ˈeθəl/
propyl /ˈprəʊpəl/ propyl
butyl /bju:dəl/ butyl
iso /ˈɑɪsəʊ/ iso
sec- /sek/
tert- /tərt/
amyl /ˌæmɪl/ amyl nitrite
pentyl /ˈpen(t)əl/ pentyl
neo /ˈniː.ə/ neoprene
vinyl /ˈvɑɪnl/ vinyl
allyl /ˈɑləl/ allyl
phenyl /ˈfenəl/ phenyl
benzyl /ˈbenzɪ:l/ benzyl
NHÓM ĐẶC TRƯNG Ở DẠNG TIỀN TỐ (PREFIX)
F (Fluoro-) /ˈfluro/
Cl (Chloro-) /ˈklɒrə/ Chloroform
Br (Bromo-) /ˈbromo/
I (Iodo-) /ˈɑɪədo/ iodoform
NO- (Nitroso-) /ˈnɑɪtroso/
29
NO2- (Nitro-) /ˈnɑɪtro/ nitro
OCH3 (methoxy-) /məθɑ:ksi:/
OC2H5 (ethoxy-) /eθɑ:ksi:/
NHÓM ĐẶC TRƯNG Ở DẠNG TIỀN TỐ (PREFIX) VÀ HẬU TỐ (SUFFIX)
-OH
+ ol /ɒl/ methanol
+ hydroxy /hɑɪˌdrɒk.si/ hydroxy
-(C)=O
|
+ one /əʊn/ acetone
+ oxo /ˈɒksəʊ/ oxo
-(C)H=O
+ al /əl/
+ oxo /ˈɒksəʊ/ oxo
-CH=O
+ carbaldehyde /ˈkɑːbældɪhaɪd/
+ formyl /fɔrməl/ formyl
-(C)OOH (oic acid) /əʊɪk ˈæsɪd/ ethanoic acid
-COOH
+ carboxylic acid /kɑːˈbɒk.sɪlik ˈæsɪd/ carboxylic acid
+ carboxy /kɑːˈbɒk.sɪ/
-(C)OOR
+ R … -oate /ɔ:eɪt/
+ (R-oxy)-oxo- /ˈɒksɪ ˈɒksəʊ/
-COOR
+ R … -carboxylate /kɑːˈbɒk.sɪleɪt/
+ (R)oxycarbonyl- /ˈɒksɪ kɑːˈbɒk.nɪl/
HYDROCARBONS
Saturated hydrocarbons
(Hydrocarbon no)
hydrocarbon /ˌhɑɪdrəˈkɑːbən/ hydrocarbon
alkane /ˈælˌkeɪn/ alkane
cycloalkane /sɑɪkləʊˈælˌkeɪn/ cycloalkane
-ane /eɪn/ alkane
paraffin /ˈpærəfɪn/ paraffin
methane /ˈmeːθeɪn/ methane

30
ethane /ˈeːθeɪn/ ethane
propane /ˈprəʊpeɪn/ propane
butane /ˈbjuːteɪn/ butane
Unsaturated hydrocarbons
(Hydrocarbon không no)
alkene /ˈælkiːn/ alkene
-ene /iːn/ alkene
ethylene /ˈeθɪliːn/ ethylene
propylene /ˌprəʊ.pəliːn/ propylene
butylene /ˈbju:dəli:n/ butylene
isobutylene /ɑɪsəʊˈbju:dəli:n/
ethene /ˈeθiːn/ ethene
propene /ˌprəʊ.piːn/ propene
cis /sɪs/ cis
trans /trænz/ trans
alkadiene /ˈæl.kədɑıi:n/
-diene /dɑıi:n/ butadiene
allene /,ɑli:n/
propadiene /ˈprəʊpəˈdaıi:n/
butadiene /bju:dəˈdaıi:n/ butadiene
isoprene /ˈɑɪsəpriːn/ isoprene
alkyne /ˈæl.kɑɪn/ alkyne
-yne /ɑɪn/ alkyne
acetylene /əˈsetəliːn/ acetylene
ethylmethylacetylene /ˈeθɪl ˈmeθ.ɪl əˈsetəliːn /
vinylacetylene /ˈvɑɪnl əˈsetəliːn/
ethyne /ˈiːθɑɪn/ ethyne
propyne /ˈprəʊpɑɪn/
Aromatic hydrocarbons
benzene /ˈbenziːn/ benzene
toluene /ˈtɑːlju:ˌi:n/ toluene
styrene /stɑɪriːn/ polystyrene
xylene /ˈzɑɪli:n/ xylene

31
cumene /kju:·mi:n/ cumene
naphthalene /ˈnæfθəliːn/ naphthalene
methylbenzene /ˌmeθəlˈbenzi:n/ methylbenzene
ethylbenzene /ˌeθəlˈbenzi:n/ ethylbenzene
ortho /ɔːθəʊ/ ortho
meta /metə/ meta
/ˈpærə/ para
para
/ˌpærəˈsiːtəmɒl/ paracetamol
DẪN XUẤT CỦA HYDROCARBON
(DERIVATIVES OF HYDROCARBONS)
Dẫn xuất halogen
(Halogen derivatives of hydrocarbons)
halogen /ˈhælədʒən/ halogen
derivative /dɪˈrɪvətɪv/ derivative
chloroform /ˈklɒrəfɔːm/ chloroform
bromoform /ˈbrɒməfɔːm/
iodoform /ˈɑɪɔːdəfɔːm/ iodoform
fluoride /ˈflɔːrɑɪd/ fluoride
chloride /ˈklɔːrɑɪd/ chloride
bromide /ˈbrəʊmɑɪd/ bromide
iodide /ˈɑɪədɑɪd/ iodide
methylene /ˈmeθəliːn/ methylene
Alcohols
alcohol /ˈælkəhɒl/ alcohol
ethylene glycol /ˈeθɪliːn ˈɡlɑɪ.kɒl/ ethylene glycol
propylene glycol /ˌprəʊ.pɪ.liːn ˈɡlɑɪ.kɒl/ propylene glycol
glycerol /ˈɡlɪsərɒl/ glycerol
methanol /ˈmeθənɒl/ methanol
ethanol /ˈeθənɒl/ ethanol
Ethers
ether /ˈiːθə(r)/ ether
Phenols
phenol /ˈfiːnɒl/ phenol
cresol /ˈkri:sɒl/ cresol

32
resorcinol /rəˈzɒrsəˌnɒl/ resorcinol
hydroquinone /ˌhɑɪdrəˈkwiˌnɒn/ hydroquinone
naphthol /ˈnɑpˌθɒl/ naphthol
Aldehydes
aldehyde /ˈæl.dəˌhɑɪd/ aldehyde
formaldehyde /fɔːˈmældɪhɑɪd/ formaldehyde
axetaldehyde /əˌsiːtældɪhɑɪd/
propionaldehyde /ˌprɔ:pi:ˌɒnældɪhɑɪd/
butyraldehyde /bju:ˌtirældɪhɑɪd/
isobutyraldehyde /ˈaɪsəʊbyu:ˌtirældɪhɑɪd/
valeraldehyde /vəˌlerældɪhɑɪd/
isovaleraldehyde /ˈaɪsəʊvəˌlerældɪhɑɪd/
methanal /ˈmeθəˌnɔːl/ methanal
ethanal /ˈeθəˌnɔːl/ ethanal
propanal /ˈprəʊpəˌnɔːl/
Ketones
ketone /ˈkiː.təʊn/ ketone
carbonyl /ˈkɑ:rbəˌnil/ carbonyl
acetone /ˈæsɪtəʊn/ acetone
Carboxylic acids
carboxylic acid /ˌkɑ:rbɑ:kˌsɪlɪk ˈæsɪd/ carboxylic acid
carboxyl /kɑːˈbɒk.sɪl/ carboxyl
methanoic acid /meθəˌnəʊɪk ˈæsɪd/ methanoic acid
ethanoic acid /eθəˌnəʊɪk ˈæsɪd/ ethanoic acid
propanonic acid /prəʊpəˌnəʊɪk ˈæsɪd/
butanoic acid /ˈbjuː.təˌnəʊɪk ˈæsɪd/ butanoic acid
formic acid /ˌfɔːmɪk ˈæsɪd/ formic acid
acetic acid /əˌsiːtɪk ˈæsɪd/ acetic acid
propionic acid /ˌprɔ:pi:ˌɒnik ˈæsɪd/ propionic acid
butyric acid /bju:ˌtirik ˈæsɪd/ butyric acid
isobutyric acid /ˈɑɪsəʊbyooˌtirik ˈæsɪd/
valeric acid /vəˌlerik ˈæsɪd/ valeric acid
isovaleric acid /ˈɑɪsəʊvəˌlerik ˈæsɪd/

33
acrylic acid /əkrilik ˈæsɪd/ acrylic acid
methacrylic acid /ˌmeθəˌkrilik ˈæsɪd/ methacrylic acid
benzoic acid /benˌzəʊ.ɪk ˈæs.ɪd/ benzoic acid
phthalic acid /ˌθɑlik ˈæsɪd/ phthalic acid
isophthalic acid /ˈɑɪsəʊfˌθalik ˈæsɪd/
terephthalic acid /ˌterəfˌθalik ˈæsɪd/ terephthalic acid
salicylic acid /ˌsælɪsɪlɪk ˈæsɪd/ salicylic acid
oxalic acid /ɒkˌsɑlik ˈæsɪd/ oxalic acid
malonic acid /məˈləʊnik ˈæsɪd/ malonic acid
succinic acid /səkˌsinik ˈæsɪd/ succinic acid
glutaric acid /gluˈdərik ˈæsɪd/
adipic acid /əˌdipik ˈæsɪd/ adipic acid
palmitic acid /pɑ:(l)ˌmidik ˈæsɪd/ palmitic acid
stearic acid /stiˌærɪk ˈæsɪd/ stearic acid
oleic acid /əʊˌli:ik ˈæsɪd/ oleic acid
linoleic acid /ˌlinəˈli:ik ˈæsɪd/ linoelic acid
linolenic acid /ˌlinəˈli:nik ˈæsɪd/ linolenic acid
Esters, lipids
ester /ˈestə(r)/ ester
formate /ˈfɔːmeɪt/ formate
acetate /ˈæsɪteɪt/ acetate
propionate /ˌprɔ:pi:ˌɒneɪt/
butyrate /bju:ˌtireɪt/
isobutyrate /ˈɑɪsəʊbju:ˌtireɪt/
valerate /vəˌlereɪt/
isovalerate /ˈɑɪsəʊvəˌlereɪt/
acrylate /ˈɑkrəleɪt/ acrylate
methacrylate /məˈθˈkrileɪt/ methacrylate
benzoate /benˌzəʊ.eɪt/
phthalate /ˈθɑleɪt/ phthalate
isophthalate /ˈɑɪsəʊfˌθɑleɪt/
terephthalate /ˌterəfˌθɑleɪt/ terephthalate
salicylate /ˌsæˈlɪsəleɪt/ salicylate

34
oxalate /ˈɒkˌsəleɪt/ oxalate
malonate /ˈmɑləneɪt/ malonate
succinate /ˈsəkˌsəneɪt/ succinate
glutarate /gluˈdəreɪt/
adipate /ˈɑˌdəpeɪt/ adipate
palmitate /ˈpɑ:(l)ˌməteɪt/ palmitate
stearate /ˈstiˌəreɪt/ stearate
oleate /ˈəʊˌli:eɪt/ oleate
linoleate /ˈlinəˈli:eɪt/ linoleate
linolenate /ˈlinəˈli:neɪt/ linolenate
triglyceride /trɑɪˈɡlisəˌrɑɪd/ triglyceride
tripalmitin /trɑıpɑ:mətən/
tristearin /trɑıstirən/
triolein /trɑıəʊˌli:ən/
Carbohydrate
carbohydrate /ˌkɑː.bəʊˈhaɪ.dreɪt/ carbohydrate
glucose /ˈɡluːkəʊs/ glucose
fructose /ˈfrʌktəʊs/ fructose
sucrose /ˈsuːkrəʊz/ sucrose
maltose /ˈmɔːltəʊz/ maltose
starch /stɑːtʃ/ starch
cellulose /ˈseljuləʊs/ cellulose
alpha /ˈælfə/ alpha
beta /ˈbiːtə/ beta
Amines
amine /ˈeɪ.miːn/ amine
aniline /ˈɑnələn/ aniline
methylamine /ˈmeθəlˈeɪ.miːn /
ethylamine /ˈeθəlˈeɪ.miːn/
methanamine /ˈmiːθeɪnˈeɪ.miːn/
ethanamine /ˈiːθeɪnˈeɪ.miːn/
Amino acids, peptides, proteins
amino acid /əˌmiːnəʊ ˈæsɪd/ amino acid

35
glycine /ˈɡlɑɪsi:n/ glycine
alanine /ˈɑləˌni:n/ alanine
valine /ˈvɑˌli:n/ valine
glutamic acid /ɡlu:ˌtɑmik ˈæsɪd/ glutamic acid
lysine /ˈlɑɪsi:n/ lysine
caproic acid /kəˌprəʊ-ik ˈæsɪd/ caproic acid
peptide /ˈpeptɑɪd/ peptide
amide /ˈæm. ɑɪd/ amide
dipeptide /dɑɪˈpepˌtɑɪd/ dipeptide
glycyl /ˈɡlɑɪsəl/
alanyl /ˈɑləˌnəl/
valyl /ˈvɑˌləl/
Polymers
polymer /ˈpɒlɪmə(r)/ polymer
monomer /ˈmɒn.ə.mər/ monomer
polyethylene /ˌpɒliˈeθəliːn/ polyethylene
polypropylene /ˌpɒliˈprəʊpəliːn/ polypropylene
teflon /ˈteflɒn/ teflon
nylon /ˈnɑɪlɒn/ nylon
plexiglas /ˈpleksiɡlɑːs/ plexiglas
poly(vinyl chloride) /ˌpɒlivɑɪnl ˈklɔːraɪd/ poly(vinyl chloride)
polystyrene /ˌpɒliˈstɑɪriːn/ polystyrene

36

You might also like