You are on page 1of 21

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Toán Lớp: 2


Tên bài: Bài 11: Phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20 Số tiết: 5
Thời gian thực hiện: Ngày tháng 12 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
-Biết được ý nghĩa của phép trừ và biết cách tìm kết quả phép trừ (qua 10) trong
phạm vi 20 trừ đi một số
-Thực hiện được các phép tính trừ (qua 10) trong phạm vi 20 trừ đi một số
-Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20
-Rèn luyện được kĩ năng thực hiện phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20 trừ đi một
số trong thực tế
2. Năng lực
2.1. Năng lực đặc thù
-Năng lực mô hình hóa toán học:
+Từ hình ảnh minh họa và tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn, HS biết
lựa lựa chọn phép tính phù hợp với tình huống
+Giải quyết được bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn phép trừ (qua 10) trong phạm
vi 20
-Năng lực giao tiếp toán học:
+Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học trọng tâm trong nội
dung bài toán từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết
+Kết hợp sử dụng ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ toán học để trình bày được
bài toán có lời văn
-Năng lực tư duy và lập luận toán học:
+HS tìm và phát hiện được cách tính nhẩm (tách số) khi thực hiện phép trừ (qua
10) trong phạm vi 20 trừ đi một số. Từ đó, HS biết tìm điểm tương đồng và khác

1
biệt trong những tình huống và lập luận chặt chẽ để giải thích cho câu trả lời của
mình
-Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
+Vận dụng cách tính nhẩm (tách số) để hoàn thành bài tập
+Nhận biết và nêu được cách giải quyết bài toán có lời văn
2.2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn dề có
tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được
trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm,
sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác
hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. Xác định
nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành
nhiệm vụ của chủ đề.
3. Phẩm chất
-Chăm chỉ: Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ, yêu cầu của GV và các nhiệm vụ
học tập; chăm chỉ suy nghĩ, trả lời các câu hỏi
-Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động nhóm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng của giáo viên
SGK, kế hoạch bài dạy, bài giảng powerpoint, tranh ảnh minh họa, phiếu học tập
2.Đồ dùng của học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, bảng con, thước, dụng cụ học tập cần thiết…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I.KHỞI ĐỘNG (10phút)
- Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi vào bài học.
- PPDH/KTDH: PP trò chơi
- Hình thức dạy học: cá nhân, cả lớp

2
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông qua hành động của HS
- Công cụ đánh giá: Các thẻ ghi của HS
- Sản phẩm học tập: Các thẻ ghi của HS
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ô của bí
mật”
-GV chuẩn bị các thẻ ghi đáp án A, B, C, D và
phát cho cả lớp
-GV phổ biến luật chơi: Trên bảng của cô đang - HS lắng nghe
có 4 ô cửa bí mật, trong mỗi ô cửa chứa các câu
hỏi. Nhiệm vụ của các em là phải tìm đáp án
đúng của các câu hỏi đó để mở các ô cửa và tìm
ra bức tranh ẩn chứa sau 4 ô cửa đó. Bức tranh đó
liên quan đến bài học mà chúng ta sẽ tìm hiểu
ngày hôm nay.
-GV mở lần lượt từng ô cửa, nhiệm vụ của HS là
quan sát câu hỏi và tìm câu trả lời đúng cho câu
hỏi đó. Sau khi có hiệu lệnh của GV, HS dơ thẻ
có chứa đáp án đúng lên để GV kiểm tra
-Hệ thống câu hỏi: -Dự kiến sản phẩm của HS:
Câu 1: 6+7=? Câu 1: B
A. 14 Câu 2: A
B. 13 Câu 3: B
C. 15 Câu 4: D
D. 16
Câu 2: Số liền sau số 15 là số nào ?
A. 16
B. 18
C. 14
D. 17
Câu 3: Điền dấu >,<,= vào phép tính sau:
6+7….15
A. >
B. <
C. =
Câu 4: 8+4=?
A. 14
B. 15
C. 13
D. 12

3
-Gv nhận xét tuyên dương . -HS lắng nghe
- GV hỏi: Các em quan sát ở bức tranh ẩn chứa -Dự kiến sản phẩm của HS:
sau 4 ô cửa và cho cô biết em thấy gì ở bức tranh Thấy bạn Việt đang đếm các
này? viên bi và bạn mai đang nhìn
bạn Việt

- GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe


Bạn Việt đang đếm số lượng bi và cho bạn mai
Mai đấy các em. Và nhiệm vụ của các em là tìm
ra số bi còn lại của bạn Việt.Vậy bây giờ chúng ta
sẽ đi vào bài học ngày hôm nay để tìm ra cách
giúp bạn việt nhé.
- GV dẫn dắt vào bài học ngày hôm nay Bài 11:
Phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20
II. KHÁM PHÁ (10 phút)
- Mục tiêu: Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ; biết cách tính nhẩm phép trừ (qua
10) trong phạm vi 20.
- PPDH/KTDH:PP trực quan, PP thông qua tình huống, PP phát hiện và giải quyết
vấn đề, PP gợi mở vấn đáp,
- Hình thức dạy học: cá nhân, cả lớp
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông lời nói của HS
- Công cụ đánh giá: Hệ thống câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS
- Cách tiến hành:
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát -HS quan sát

-GV mời một số HS tóm tắt bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
Việt có: 11 viên bi
Việt cho Mai: 5 viên bi

4
Hỏi: Việt còn lại…viên bi?
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét, tuyên dương -HS lắng nghe
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi để chọn phép -HS thảo luận nhóm đôi
tính tìm số bi còn lại của Việt
-GV mời đại diện một số nhóm trình bày -Dự kiến sản phẩm của HS:
11-5=?
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét, kết luận: Ở bài toán này, chúng ta -HS lắng nghe
sử dụng phép tính trừ: 11-5=?
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi về cách -HS thảo luận
tìm kết quả của phép tính: 11-5=?
-GV mời đại diện một số nhóm trình bày -Dự kiến sản phẩm của HS:
Đếm lùi 11, 10, 9, 8, 7, 6. Vậy
11-5=6
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận: Để tính phép tính này, -HS lắng nghe
chúng ta có thể làm như sau:
Tách 11 thành 10+1, sau đó ta lấy 10-5=5, rồi ta
lấy 5+1=6. Vậy 11-5=6

-GV tổ chức cho HS thực hành phép tính: 11-5=6 -HS thực hiện
trên bộ que tính
-GV mời một số HS lấy thêm một vài ví dụ -Dự kiến sản phẩm của HS:
15-7=8; 12-8=4; 17-9=8….
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
III. LUYỆN TẬP (15 phút)
- Mục tiêu: Thực hiện được các phép trừ dạng: 11 trừ đi một số.
- PPDH/KTDH:PP trực quan, PP trò chơi, PP thực hành luyện tập, PP dạy học cá
nhân, PP hợp tác, PP phát hiện và giải quyết vấn đề
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông qua lời nói, hành động của HS , qua
bài viết
- Công cụ đánh giá: Hệ thống câu hỏi, qua bài viết
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS , qua bài viết bảng

5
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Tính
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV tổ chức cho HS suy nghĩ và làm bài vào vở -HS thực hiện
nháp
-GV mời một số HS lên bảng làm bài tập -Dự kiến sản phẩm của HS:
a) 11-6
Tách 11=10+1
10-6=4
4+1=5
11-6=5
b) 13-5
Tách 13=10+3
10-5=5
5+3=8
15-3=8
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận: -HS lắng nghe
a) Tính 11-6
Tách 11=10+1
10-6=4
4+1=5
11-6=5
b) Tính 13-5
Tách 13=10+3
10-5=5
5+3=8
15-3=8
*Bài tập 2: Tính nhẩm
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra để ghi kết quả -HS chuẩn bị
của các phép tính
-GV đọc lần lượt các phép tính -HS lắng nghe và ghi kết quả
vào bảng con
-GV yêu cầu HS dơ bảng từng câu theo hiệu lệnh -Dự kiến sản phẩm của HS:
của GV để kiểm tra đáp án +11-2=9
+11-3=8
+11-4=7
+11-5=6
+11-6=5

6
+11-7=4
+11-8=3
+11-9=2
-HS lắng nghe
-GV nhận xét và tuyên dương - HS đọc yêu cầu bài toán
*Bài tập 3: Tìm chuồng cho mỗi chú thỏ
- GV cho HS đọc yêu cầu bài toán
- GV tổ chức cho HS thực hiện dưới dạng trò
chơi: “Nối mỗi chú thỏ với chuồng thích hợp”:
- GV treo hình như trong SGK đã in thành 2 bản
to treo lên bảng.

- GV giải thích cách chơi, chẳng hạn: Tính được -HS lắng nghe
11 - 8 = 3, do đó nối chú thỏ ghi phép tính 11 - 8
với chuồng ghi số 3.
-GV chia lớp thành hai đội chơi và tổ chức chơi -HS thực hiện thảo luận nhóm.
dưới hình thức tiếp sức(1 bạn lên nối một chú thỏ Dự kiến sản phẩm của HS:
với một chuồng và đưa bút dạ cho bạn bất kì +11-8=3
trong nhóm). +11-7=4
+13-5=8
- Đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội thắng +11-5=6
cuộc. Để tổ chức được nhiều lần chơi, GV chỉ +11-6=5
cho HS nối bằng bút chì, sau đó tẩy đi và dùng +11-4=7
tiếp.
-HS lắng nghe
- GV chốt đáp án, nhận xét thái độ làm việc của
các nhóm, tuyên dương những nhóm có kết quả
nhanh và chính xác, khích lệ động viên những
nhóm HS chưa ra kết quả chính xác
TIẾT 2

7
Giải lao giữa giờ GV tổ chức cho HS hát và nhảy theo nhạc bài hát : Mái trường
mến yêu
I. LUYỆN TẬP (35 phút)
- Mục tiêu: Biết cách tính nhẩm phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20; Thự hiện
được các phép trừ dạng 12,13 trừ đi một số; Giải và trình bày được bài giải của bài
toán có lời văn liên quan đến phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- PPDH/KTDH:PP trực quan, PP hợp tác , PP dạy học cá nhân, PP phát hiện giải
quyết vấn đề, PP thực hành luyện tập, Kĩ thuật động não
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông qua hành động , lời nói , qua bài viết
của HS
- Công cụ đánh giá: Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bài viết bảng
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS, kết quả phiếu học tập, bài viết bảng
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Tính
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài
-GV tổ chức cho HS suy nghĩ và làm bài vào vở -HS thực hiện vào vở nháp
nháp
-GV mời một số HS lên bảng làm bài tập -Dự kiến sản phẩm của HS:
a) 12-4
Tách 12=10+2
10-4=6
6+2=8
12-4=8
b) 13-6
Tách 13=10+3
10-6=4
4+3=7
13-6=7
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận: -HS lắng nghe
a) 12-4
Tách 12=10+2
10-4=6
6+2=8
12-4=8
b) 13-6
Tách 13=10+3
10-6=4
4+3=7

8
13-6=7
*Bài tập 2: Tính nhẩm
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra để ghi kết quả -HS chuẩn bị
của các phép tính
-GV đọc lần lượt các phép tính -HS lắng nghe và ghi kết quả
vào bảng con
-GV yêu cầu HS dơ bảng từng câu theo hiệu lệnh -Dự kiến sản phẩm của HS:
của GV để kiểm tra đáp án +12-3=9
+12-4=8
+12-5=7
+12-6=6
+12-7=5
+12-8=4
+12-9=3
+12-2=10
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 3: Số?
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài toán
-GV giới thiệu và yêu cầu HS quan sát bảng trong -HS quan sát và lắng nghe GV
SGK giới thiệu

-GV làm mẫu phép tính đầu tiên lên bảng cho HS -HS chú ý quan sát
quan sát: Lấy số ở hàng ngang thứ 1 trừ cho số ở
hàng ngang thứ 2 và ghi kết quả ở hàng ngang
thứ 3. Ví dụ: 13-4=9
-GV phát phiếu học tập cho HS. Nhiệm vụ của -HS hoàn thành phiếu học tập
HS là hoàn thành bảng trong phiếu học tập
-Sau khi hết thời gian, GV mời lần lượt các HS -Dự kiến sản phẩm của HS:
lên bảng điền kết quả. - 13 13 13 13 13 13
4 5 6 7 8 9
9 8 7 6 5 4

-GV tổ chức cho HS nhận xét. Các HS còn lại ở -HS nhận xét
dưới lớp đổi chéo phiếu học tập cho nhau để kiểm
tra kết quả.
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 4: Tìm bông hoa cho ong đậu. Bông

9
hoa nào có nhiều ong đậu nhất?
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài toán
-GV chuẩn bị phiếu học tập, bút lông

-GV chia lớp thành 3 nhóm. Nhiệm vụ của các -HS lắng nghe GV phổ biến
nhóm là giúp những chú ong tìm đúng bông hoa
của mình bằng cách thực hiện các phép tính có
trên những chú ong.
-GV phân công ngẫu nhiên những bông hoa cho 3 -Dự kiến sản phẩm của HS:
nhóm. Lần lượt đại diện các nhóm lên bảng nối
những phép tính ở những chú ong tương ứng với
kết quả ở các bông hoa. Nhóm nào hoàn thành
đúng thì sẽ nhận được từ cô một bông hoa điểm
10.

-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét


-GV nhận xét, kết luận và tuyên dương -HS lắng nghe
-GV hỏi: Bông hoa nào có nhiều con ong nhất? -Dự kiến sản phẩm của HS:
Bông hoa số 6
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 5: Giải bài toán có lời văn
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu của bài toán
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
Mai: có 13 tờ giấy màu
Mai: đã dùng 5 tờ giấy màu
Mai còn lại …tờ giấy màu?
-GV cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét -HS lắng nghe
-GV hỏi: -Dự kiến sản phẩm của HS:
+“Để giải quyết bài toán này em thực hiện phép +Phép trừ
tính gì?”
+“Lời giải của bài toán này là gì?” +Mai còn lại số giấy màu là

10
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe
+Vì bài toán hỏi còn lại bao nhiêu tờ giấy màu
nên chúng ta sẽ thực hiện phép tính trừ.
+Lời bài giải là: Mai còn lại số giấy màu là
-GV tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp -HS làm bài vào vở nháp
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
Bài giải:
Mai còn lại số tờ giấy màu là:
13-5=8 (tờ giấy)
Đáp số: 8 tờ giấy màu
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
TIẾT 3
Giải lao giữa tiết GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc bài hát : Chú voi con
I. LUYỆN TẬP (35phút)
- Mục tiêu: Biết cách tính nhẩm phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20; thự hiện được
các phép trừ dạng 14,15 trừ đi một số; Giải và trình bày được bài giải của bài toán
có lời văn liên quan đén pháp trừ ( qua 10) trong phạm vi 20
- PPDH/KTDH:PP trực quan, PP hợp tác , PP dạy học cá nhân, PP phát hiện giải
quyết vấn đề, PP thực hành luyện tập, Kĩ thuật động não
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông qua hành động , lời nói , qua bài viết
của HS
- Công cụ đánh giá: Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bài viết bảng
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS, kết quả phiếu học tập, bài viết bảng
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Tính
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài
-GV tổ chức cho HS suy nghĩ và làm bài vào vở -HS thực hiện vào vở nháp
nháp
-GV mời một số HS lên bảng làm bài tập -Dự kiến sản phẩm của HS:
a) 14-5
Tách 14=10+4
10-5=5
5+4=9
14-5=9
b) 15-7
Tách 15=10+5
10-7=3

11
3+5=8
15-7=8
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận: -HS lắng nghe
a) 14-5
Tách 14=10+4
10-5=5
5+4=9
14-5=9
b) 15-7
Tách 15=10+5
10-7=3
3+5=8
15-7=8
*Bài tập 2: Tính nhẩm
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra để ghi kết quả -HS chuẩn bị
của các phép tính
-GV đọc lần lượt các phép tính -HS lắng nghe và ghi kết quả
vào bảng con
-GV yêu cầu HS dơ bảng từng câu theo hiệu lệnh -Dự kiến sản phẩm của HS:
của GV để kiểm tra đáp án +15-5=10
+15-6=9
+15-7=8
+15-8=7
+15-9=6
+15-10=5
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 3: Số?
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài toán
-GV giới thiệu và yêu cầu HS quan sát bảng trong -HS quan sát và lắng nghe GV
SGK giới thiệu

-GV làm mẫu phép tính đầu tiên lên bảng cho HS -HS chú ý quan sát
quan sát: Lấy số ở hàng ngang thứ 1 trừ cho số ở
hàng ngang thứ 2 và ghi kết quả ở hàng ngang
thứ 3. Ví dụ: 14-5=9
-GV phát phiếu học tập cho HS. Nhiệm vụ của -HS hoàn thành phiếu học tập

12
HS là hoàn thành bảng trong phiếu học tập
-Sau khi hết thời gian, GV mời lần lượt các HS -Dự kiến sản phẩm của HS:
lên bảng điền kết quả. - 14 14 14 14 14
5 6 7 8 9
9 8 7 6 5
-GV tổ chức cho HS nhận xét. Các HS còn lại ở -HS nhận xét
dưới lớp đổi chéo phiếu học tập cho nhau để kiểm
tra kết quả.
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 4: Những máy bay nào ghi phép trừ
có hiệu bằng 7? Những máy bay nào ghi phép
trừ có hiệu bằng 9?
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV chuẩn bị 4 phiếu học tập và bút lông

-GV chia lớp thành 4 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội -HS thực hiện theo yêu cầu của
là tìm những máy bay có hiệu bằng 7, hiệu bằng 9 GV
bằng cách thực hiện các phép tính có trên những
máy bay.
-Sau khi hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện -Dự kiến sản phẩm của HS:
mỗi đội lên bảng trình bày sản phẩm của đội
mình. Đội nào hoàn thành đúng sẽ nhận được một
bông hoa điểm 10 từ cô.

-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét


-GV nhận xét, kết luận và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 5: Giải bài toán có lời văn
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
Bà: có 14 quả ổi
Bà cho cháu: 6 quả ổi

13
Bà còn lại…quả ổi?
-GV cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét -HS lắng nghe
-GV hỏi: -Dự kiến sản phẩm của HS:
+“Để giải quyết bài toán này em thực hiện phép +Phép trừ
tính gì?”
+“Lời giải của bài toán này là gì?” +Bà còn lại số quả ổi là
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe
+Vì bài toán hỏi còn lại bao nhiêu quả ổi nên
chúng ta sẽ thực hiện phép tính trừ.
+Lời bài giải là: Bà còn lại số quả ổi là
-GV tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp -HS thực hiện vào vở nháp
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
Bài giải:
Bà còn lại số quả ổi là:
14-6=8 (quả ổi)
Đáp số: 8 quả ổi
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
TIẾT 4
Giải lao giữa tiết GV tổ chức cho HS hát và vỗ tay theo nhạc bài hát : Vỗ tay lên đi
I. LUYỆN TẬP (35 phút)
- Mục tiêu: Biết cách tính nhẩm phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20; Thực hiện
được các phép trừ dạng 16,17,18 trừ đì một số: giải và trình bày được bài giải của
bài toán có lời văn liên quan tới phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- PPDH/KTDH: PP trực quan, PP hợp tác , PP dạy học cá nhân, PP phát hiện giải
quyết vấn đề, PP thực hành luyện tập, Kĩ thuật động não
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Phương pháp đánh giá: PP đánh giá thông qua hành động , lời nói , qua bài viết
của HS
- Công cụ đánh giá:Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bài viết bảng
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS, kết quả phiếu học tập, bài viết bảng
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Tính nhẩm
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra để ghi kết quả -HS chuẩn bị
của các phép tính
-GV đọc lần lượt các phép tính -HS lắng nghe và ghi kết quả
vào bảng con

14
-GV yêu cầu HS dơ bảng từng câu theo hiệu lệnh -Dự kiến sản phẩm của HS:
của GV để kiểm tra đáp án +16-7=9
+16-8=8
+16-9=7
+17-8=9
+17-9=8
+18-9=9
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 2: Số?
GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu của bài toán
-GV giới thiệu và yêu cầu HS quan sát bảng trong -HS quan sát và lắng nghe GV
SGK giới thiệu

-GV làm mẫu phép tính đầu tiên lên bảng cho HS -HS chú ý quan sát
quan sát: Lấy số ở hàng ngang thứ 1 trừ cho số ở
hàng ngang thứ 2 và ghi kết quả ở hàng ngang
thứ 3. Ví dụ: 16-9=7
-GV phát phiếu học tập cho HS. Nhiệm vụ của -HS hoàn thành phiếu học tập
HS là hoàn thành bảng trong phiếu học tập
-Sau khi hết thời gian, GV mời lần lượt các HS -Dự kiến sản phẩm của HS:
lên bảng điền kết quả. - 16 17 16 18 17 16
9 9 8 9 8 7
7 8 8 9 9 9
-GV tổ chức cho HS nhận xét. Các HS còn lại ở -HS nhận xét
dưới lớp đổi chéo phiếu học tập cho nhau để kiểm
tra kết quả.
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 3: Cánh diều nào ghi phép trừ có hiệu
lớn nhất? Cánh diều nào ghi phép trừ có hiệu
bé nhất?
-GV yêu cầu HS đọc yều cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV chuẩn bị 4 phiếu học tập và bút lông và các
thẻ từ để các nhóm ghi kết quả

15
-Dự kiến sản phẩm của HS:

-GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi


nhóm là tìm kết quả của các phép tính trên những
cách diều.
-Sau khi hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện
mỗi nhóm lên bảng trình bày sản phẩm của nhóm -HS nhận xét
mình. Nhóm nào hoàn thành đúng sẽ nhận được -HS lắng nghe
một bông hoa điểm 10 từ cô.
-HS đọc yêu cầu bài toán
-Dự kiến sản phẩm của HS:
Mai hái: 16 bông hoa
-GV tổ chức cho HS nhận xét Mi hái: 9 bông hoa
-GV nhận xét, kết luận và tuyên dương Mai hái hơn Mi… bông hoa?
*Bài tập 4: Giải bài toán lời văn -HS nhận xét
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS lắng nghe
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:
+Phép trừ

+Mai hái nhiều hơn Mi số


bông hoa là
-GV cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét -HS lắng nghe
-GV hỏi:
+“Để giải quyết bài toán này em thực hiện phép
tính gì?”
+“Lời giải của bài toán này là gì?”
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS thực hiện vào vở nháp
-GV nhận xét và kết luận
+Vì bài toán hỏi Mai hái nhiều hơn Mi bao nhiêu -Dự kiến sản phẩm của HS:
bông hoa nên chúng ta sẽ thực hiện phép tính trừ. Bài giải:
+Lời bài giải là: Mai hái nhiều hơn Mi số bông Mai hái nhiều hơn Mi số bông
hoa là hoa là:
-GV tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp 16-9=7 (bông hoa)
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài toán

16
Đáp án: 7 bông hoa
-HS nhận xét
-HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu bài toán


-HS thảo luận nhóm đôi và
-GV tổ chức cho HS nhận xét hoàn thành phiếu học tập
-GV nhận xét và tuyên dương
*Bài tập 5: Điền >,<,=
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và phát
phiếu học tập cho HS
-Dự kiến sản phẩm của HS:
a) 16-8=8 ; 15-9<7
b) 17-9>13-7 ; 18-9=15-
-Nhiệm vụ của các nhóm là hoàn thành phiếu học 6
tập. -HS nhận xét
-Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, GV mời các -HS lắng nghe
nhóm xung phong lên bảng điền để hoàn thành
bài tập. Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho
nhau để kiểm tra.
-GV tổ chức cho HS nhận xét
-GV nhận xét và tuyên dương
TIẾT 5
Giải lao giữa tiết Gv tổ chức cho HS hát và vỗ tay theo nhạc bài hát: Vỗ tay lên đi
I. LUYỆN TẬP (30 phút)
- Mục tiêu: Thự hiện được các phép cộng, phép trừ ( qua 10) đã học; Củng cố được
“tính chất giao hoán” của phép cộng, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ;
Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ ( qua
10) trong phạm vi 20
- PPDH/KTDH: PP trực quan, PP hợp tác , PP dạy học cá nhân, PP phát hiện giải
quyết vấn đề, PP thực hành luyện tập, PP trò chơi
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Phương pháp đánh giá:PP đánh giá thông qua hành động , lời nói , qua bài viết
của HS
- Công cụ đánh giá:Hệ thống câu hỏi, bài viết bảng
- Sản phẩm học tập: Lời nói của HS, bài viết bảng
- Cách tiến hành:
*Bài tập 1: Số?
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán

17
-GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi -HS lắng nghe
trò chơi: “Con số may mắn”
-GV phổ biến luật chơi:
Trên bảng cô có 10 số từ 1 đến 10, trong đó sẽ có
8 số chứa câu hỏi và 2 số là số may mắn. Trong
đội sẽ thảo luận xem quyết định chọn con số nào,
nếu chọn trúng câu có câu hỏi thì giáo viên đọc
câu hỏi và cả đội phải thảo luận tìm ra câu trả lời,
nếu trả lời đúng thì đội sẽ nhận được 1 ngôi sao,
nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội còn
lại. Nếu chọn vào ô may mắn thì sẽ không phải
trả lời câu hỏi và sẽ được vỗ tay chúc mừng, đồng
nghĩa với việc nhận được 2 ngôi sao.
-Hệ thống câu hỏi chứa trong các con số -Dự kiến sản phẩm của HS:
+11-6 +11-6=5
+13-8 +13-8=5
+15-7 +15-7=8
+18-9 +18-9=9
+17-8 +17-8=9
+14-5 +14-5=9
+11-8 +11-8=3
+12-4 +12-4=8
-Trò chơi kết thúc, đội nào giành được nhiều sao
hơn thì đội đó giành chiến thắng.
-GV nhận xét, tuyên dương và kết luận -HS lắng nghe
*Bài tập 2: Tính
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và hoàn -HS thảo luận
thành bài tập
-Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, GV mời 3 -Dự kiến sản phẩm của HS:
nhóm lên xung phong lên bảng hoàn thành bài tập a)7+5=12
5+7=12
12-7=5
12-5=7
b)8+6=14
6+8=14
14-8=6
14-8=6
c) 9+8=17
8+9=17

18
17-9=8
17-8=9
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe
*Bài tập 3: Tính nhẩm
-GV mời một số HS đọc yêu cầu của bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS lấy bảng con ra để ghi kết quả -HS chuẩn bị
của các phép tính
-GV đọc lần lượt các phép tính -HS lắng nghe và ghi kết quả
vào bảng con
-GV yêu cầu HS dơ bảng từng câu theo hiệu lệnh -Dự kiến sản phẩm của HS:
của GV để kiểm tra đáp án a) 13-3-4=6
13-7=6
b) 15-5-3=7
15-8=7
c) 14-4-1=9
14-5=9
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
*Bài tập 4: Số?
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính bằng -HS chú ý lắng nghe GV
cách : Các em lấy số ở ô màu vàng rồi thực hiện hướng dẫn
phép tính với số ở trên mũi tên thứ 1, được kết
quả bao nhiêu thì ghi vào ô màu xanh dương.
Tiếp tục lấy số ở ô vừa tính được thực hiện phép
tính với số ở trên mũi tên số 2, được kết quả bao
nhiêu thì ghi vào ô màu xanh lá cây. Tiếp tục ta
lấy kết quả vừa rồi thực hiện phép tình với số ở
trên mũi tên số 3, được kết quả bao nhiêu thì ghi
vào ô màu hồng.
-GV yêu cầu HS thực hiện vào vở nháp -HS thực hiện vào vở nháp
-GV lấy tinh thần xung phong và cho HS lên -Dự kiến sản phẩm của HS:
bảng hoàn thành bài tập 18-9=9
9+6=15
15-7=8
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe
*Bài tập 5: Giải bài toán có lời văn
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán -HS đọc yêu cầu bài toán
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán -Dự kiến sản phẩm của HS:

19
Có: 15 vận động viên đua xe
đạp
Có: 6 vận động viên đã qua
cầu
Còn lại…vận động viên chưa
qua cầu
-GV cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét -HS lắng nghe
-GV hỏi: -Dự kiến sản phẩm của HS:
+“Để giải quyết bài toán này em thực hiện phép +Phép trừ
tính gì?”
+“Lời giải của bài toán này là gì?” +Còn lại số vận động viên
chưa qua cầu là
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận -HS lắng nghe
+Vì bài toán hỏi còn lại bao nhiêu vận động viên
chưa qua cầu nên chúng ta sẽ thực hiện phép tính
trừ.
+Lời bài giải là: Còn lại số vận động viên chưa
qua cầu là
-GV tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp -HS thực hiện vào vở nháp
-GV mời 2 HS lên bảng làm bài toán
-Dự kiến sản phẩm của HS:
Bài giải:
Còn lại số vận động viên chưa
qua cầu là:
15-6=9 (vận động viên)
Đáp số: 9 vận động viên
-GV tổ chức cho HS nhận xét -HS nhận xét
-GV nhận xét và tuyên dương -HS lắng nghe
II. VẬN DỤNG (5 phút)
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức các bài vừa làm.
- PPDH/KTDH: PP dạy học cá nhân
- Hình thức dạy học: cá nhân
- Phương pháp đánh giá:PP đánh giá qua bài viết
- Công cụ đánh giá: vở ghi chép của HS
- Sản phẩm học tập: Vở ghi chép của HS
- Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS ghi bài vào vở -HS ghi bài vào vở
-GV thu vở 3-5 HS để chấm, các HS còn lại đổi -HS thực hiện theo yêu cầu của

20
chéo vở để kiểm tra GV
-GV nhận xét, tuyên dương -HS lắng nghe
*Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động -HS lắng nghe
viên HS
-GV dặn dò HS về nhà làm bài tập của bài hôm
nay vào vở bài tập toán và chuẩn bị bài mới cho
tiết học tiết theo
IV. Điều chỉnh sau khi dạy ( nếu có)
….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

21

You might also like