You are on page 1of 31

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực

TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ I


MÔN TOÁN LỚP 10
Bộ: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Chương I: Mệnh đề và tập hợp

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. MỆNH ĐỀ
1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến
a) Mệnh đề
• Mệnh đề là một câu khẳng định có tính đúng hoặc sai.
• Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
• Những câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến không phải mệnh đề.

b) Mệnh đề chứa biến


• Mệnh đề chứa biến là một khẳng định chứa một hoặc nhiều biến thay đổi.
• Tính đúng sai của mệnh đề phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến.
• Mệnh đề chứa biến là mệnh đề nếu ta cho các biến đó những giá trị nhất định.

2. Mệnh đề phủ định

• Phủ định của mệnh đề P là mệnh đề P : “Không phải P ”.


• P đúng thì P sai.
• P sai thì P đúng.

3. Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo

• Mệnh đề P  Q : “Nếu P thì Q ” là mệnh đề kéo theo.


• P  Q sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
• Các định lí toán học thường là những mệnh đề đúng và thường được phát biểu ở dạng mệnh
đề kéo theo P  Q , khi đó:
+ P là giả thiết của định lí;
+ Q là kết luận của định lí.
• Với mệnh đề P  Q thì:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

+ P là điều kiện đủ để có Q ;
+ Q là điều kiện cần để có P .
• Q  P là mệnh đề đảo của P  Q .

4. Mệnh đề tương đương

• Nếu P  Q và Q  P đều đúng thì P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu P  Q .

5. Mệnh đề có chứa kí hiệu , 

• Mệnh đề x  X,P ( x ) : “Với mọi x  X thì P ( x ) đúng”.


• Mệnh đề x  X,P ( x ) : “Tồn tại x  X để P ( x ) đúng”.
• A = x  X,P ( x )  A = x  X,P ( x ) .

• A = x  X,P ( x )  A = x  X,P ( x ) .

II. TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP


1. Các khái niệm cơ bản về tập hợp

a) Tập hợp

• Các đối tượng có chung một hay nhiều tính chất quy tụ lại thành một tập hợp, mỗi đối tượng
là một phần tử.
• Mỗi tập hợp được xác định bởi:
+ Cách liệt kê: A = a1 ;a 2 ;a 3 ;... ;


+ Cách nêu tính chất đặc trưng: A = x  X P ( x ) . 
• Tập hợp rỗng  là tập hợp không có phần tử nào.
• Một tập hợp có thể không có phần tử nào, cũng có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có
vô số phần tử.

b) Tập hợp con

• Tập con: A  B  ( x  A  x  B ) .
• Tập  là tập con của mọi tập hợp.

c) Hai tập hợp bằng nhau

• Tập hợp bằng nhau: A = B  A  B và B  A  ( x  A  x  B ) .

2. Các tập hợp số

a) Mối quan hệ giữa các tập hợp số

Quan hệ giữa các tập hợp số:    .

b) Các tập hợp con thường dùng của tập hợp số thực
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Biểu diễn trên trục số


Tập hợp Tên gọi, kí hiệu
(phần không bị gạch chéo)

Tập số thực ( − ; + ) 0

x  axb  Đoạn a; b  [


a
]
b

x  axb  Khoảng ( a; b )
a
( )
b

x  xa  Khoảng ( −;a )


a
)

x  xa  Khoảng ( a; + ) (
a

x  axb  Nửa khoảng a; b )


a
[ )
b

x  axb  Nửa khoảng ( a; b 


a
( ]
b

x  xa  Nửa khoảng ( − ;a  ]


a

x  xa  Nửa khoảng a; + ) [


a

3. Các phép toán trên tập hợp

a) Giao của hai tập hợp

• Giao hai tập hợp: A  B = x x  A và x  B .

b) Hợp của hai tập hợp

• Hợp hai tập hợp: A  B = x x  A hoặc x  B .

c) Hiệu của hai tập hợp

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

• Hiệu hai tập hợp: A\B = x x  A,x  B .


• Phần bù của tập hợp: CA B = A\B = x x  A,x  B với B  A .

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Xác định mệnh đề, tính đúng/sai của mệnh đề

Phương pháp giải:


+ Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.

+ Mệnh đề: xác định giá trị (Đ) hoặc (S) của mệnh đề đó.

+ Mệnh đề chứa biến P ( x ) : Tìm tập hợp D của các biến x để P ( x ) (Đ) hoặc (S).

+ Mệnh đề phủ định P sai khi P đúng và ngược lại.

+ Mệnh đề kéo theo P  Q chỉ sai khi P đúng, Q sai

+ Mệnh đề tương đương P  Q đúng khi P  Q và Q  P đều đúng. Hay khi P và Q


đều đúng hoặc P và Q đều sai.

Ví dụ Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

a. 4 là số chính phương.
b. Trời lạnh.
c. Phương trình x2 − 1 = 0 vô nghiệm.
d. Hàm số y = 2x luôn đi qua gốc tọa độ.
e. Bữa trưa hôm nay thật tuyệt!
f. Còn bao nhiêu phút nữa thì tới nơi?
g. Malaysia là nước duy nhất có hai thủ đô.
h. Có vô số đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt.
i. Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
k. Bạn cắm được lọ hoa đẹp quá!
Phân tích: Các câu cảm thán, câu hỏi, câu không xác định được tính đúng/sai không là mệnh đề.
Các câu khẳng định đúng hoặc sai là mệnh đề.

Lời giải:

Các câu là mệnh đề là: a, c, d, g, h, i.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 2. Xác định tập hợp, tập hợp con. Phần tử của tập hợp

Phương pháp giải:


1. Tập hợp

- Liệt kê các phần tử của nó.

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

2. Tập hợp con

A  B  x : x  A  x  B .

A  B  x : x  A  x  B .

Số tập hợp con của tập hợp gồm n phần tử là 2 n .

Ví dụ 1 Liệt kê các phần tử của các tập hợp sau:


a. Tập A gồm các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 25.
b. B = n  (n − 1)(n + 2)  15 

c. C = x  ( x + 1) ( 3x 2
) 
− 10x + 3 = 0

d. D = 2k + 1 k  , k  2
Lời giải:

a. Cách 1: A = 0; 3; 6; 9;12;15;18; 21; 24 .

Cách 2: Tập hợp A gồm các số tự nhiên là bội của 3 và nhỏ hơn 25.
b. Ta có: ( n − 1)( n + 2 )  15 ⎯⎯⎯
n
→ n  0;1; 2; 3 .

Vậy B = 0;1; 2; 3 .

 x = −1
x + 1 = 0 
( )
c. Ta có: ( x + 1) 3x − 10x + 3 = 0   2
2
 x = 3 .
 3x − 10x + 3 = 0  1
x =
 3
Mà x  nên C = –1; 3 .
d. Ta có: k  , k  2  k  −2; −1; 0;1; 2 .
Vậy D = –3; –1;1; 3; 5 .
Chọn đáp án C.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 2 Trong các tập hợp sau, tập nào có đúng hai tập hợp con ?
A. x; y. B. x . C. x; y; z. D. a; x; y.
Phân tích: Áp dụng công thức tính số tập hợp con của tập hợp có n phần tử là 2 n . Từ yêu cầu bài
toán tìm n hoặc từ các tập hợp đã cho tìm số tập hợp con của mỗi tập hợp.

Lời giải:

Để tập hợp cần tìm có hai tập hợp con thì 2n = 2  n = 1 . Vậy tập hợp cần tìm chỉ có 1 phần tử.
Chọn đáp án B.

Dạng 4. Các phép toán trên tập hợp


Phương pháp giải:
1. Đối với các tập hợp có phần tử liên tục, để thực hiện các phép toán trên tập hợp ta làm
như sau:
Bước 1: Viết các tập hợp dưới dạng khoảng/đoạn/nửa khoảng.
Bước 2: Vẽ các trục số thể hiện các tập hợp (chú ý các vị trí số giống nhau phải thẳng
hàng nhau)
Bước 3:
- Tìm giao: lấy các phần không bị gạch bỏ ở tất cả các trục số.
- Tìm hợp: lấy các phần mà nó không bị gạch bỏ ở ít nhất một trục số.
- Tìm hiệu A\B : lấy phần ở tập A và gạch bỏ các phần của tập B .
- Tìm phần bù CA B : lấy phần ở tập A và gạch bỏ các phần của tập B .
Bước 4: Dựa vào hình vẽ để kết luận.
2. Đối với bài toán tìm tham số để thỏa mãn kết quả của phép toán trên tập hợp, ta cũng
tiến hành vẽ trục số và suy luận dựa trên hình ảnh.

Ví dụ Cho các tập hợp A = x   


x  3 , B = x  
1  x  5 , C = x −2  x  4 
Tìm A  B; A  B; A\B và ( B  C ) \( A  C ) .

Phân tích: Các tập hợp đã cho có các phần tử liên tục nên bước đầu tiên ta cần viết lại các phần tử
ở dạng đoạn/khoảng/nửa khoảng sau đó biểu diễn thành các trục số, xác định phép toán tập hợp cần
thực hiện để thực hiện gạch bỏ các phần không thỏa mãn và cuối cùng là kết luận.

Lời giải:

Ta có A = ( −; 3 ) , B = ( 1; 5  , C = −
 2; 4  .

Biểu diễn các tập hợp trên trục số như sau:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

A )
3
B ( ]
1 5
C [ ]
-2 4

+ Tìm A  B : bỏ đi phần cùng bị gạch ở cả A và B , tức là bỏ đi phần lớn hơn số 5. Vậy phần còn
lại từ − cho đến hết số 5 là hợp của A và B  A  B = ( − ; 5  .

+ Tìm A  B : bỏ đi các phần bị gạch ở A và các phần bị gạch ở B , tức là bỏ đi phần từ − cho
đến hết số 1 và phần từ số 3 đến + . Vậy phần còn lại từ lớn hơn số 1 đến nhỏ hơn số 3 là giao của
A và B  A  B = ( 1; 3 )

+ Tìm A\B : phần nào của B thì gạch bỏ trên A , tức là bỏ đi phần từ sau số 1 đến hết số 5. Vậy
phần còn lại trên A từ − đến hết số 1 là hiệu của A và B  A\B = ( −;1

+ Tìm ( B  C ) \( A  C ) :

Bước 1: Tìm B  C : bỏ đi phần cùng bị gạch ở cả B và C , tức là bỏ đi phần từ − đến trước số


−2 và phần từ sau số 5 đến + . Vậy phần còn lại từ số −2 đến hết số 5 là hợp của B và C .

Bước 2: Tìm A  C : bỏ đi các phần bị gạch ở A và các phần bị gạch ở C , tức là bỏ đi phần từ −
đến trước số −2 và phần từ số 3 đến + . Vậy phần còn lại từ số −2 đến trước số 3 là giao của A
và C .

Bước 3: Vẽ các trục số biểu diễn B  C = −  2; 3 )


 2; 5  và A  C = −

B hợp C [ ]
-2 5
A giao C [ )
-2 3

Bước 4: Tìm ( B  C ) \( A  C ) : phần nào của A  C thì gạch bỏ trên B  C , tức là bỏ từ số −2


đến trước số 3. Vậy phần còn lại từ số 3 đến hết số 5 là hiệu của B  C và A  C

 ( B  C ) \ ( A  C ) =  3; 5 

Chú ý: Khi làm bài các em không cần diễn giải như trên, chỉ cần viết tập hợp, vẽ trục số và kết luận.
Đặc biệt cần chú ý về kí hiệu ngoặc nhọn (không lấy giá trị) và ngoặc vuông (lấy giá trị).

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 7 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương II: Bất phương trình và


hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng sau:

ax + by  c, ax + by  c, ax + by  c, ax + by  c ,

trong đó a, b, c là những số thực cho trước với a, b không đồng thời bằng 0; x và y là các ẩn.

• Mỗi cặp số ( x0 ; y0 ) sao cho ax0 + by0  c là một nghiệm của bất phương trình ax + by  c .
• Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của một bất phương
trình được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.

2. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Cách biểu diễn miền nghiệm của ax + by + c  0 ( a 2 + b2  0) (*)

Bước 1: Vẽ đường thẳng ( d ) : ax + by + c = 0 trên mặt phẳng tọa độ.

Bước 2: Lấy điểm M ( x0 ; y0 )  d

+ ax0 + by0 + c  0  nửa mặt phẳng (không kể bờ ( d ) ) chứa điểm M là miền nghiệm của (*).

+ ax0 + by0 + c  0  nửa mặt phẳng (không kể bờ ( d ) ) không chứa điểm M là miền nghiệm của
(*).

Chú ý: Đối với bất phương trình ax + by + c  0 ( a 2 + b2  0) thì cách xác định miền nghiệm cũng
tương tự, nhưng miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể cả bờ.

II. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 8 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

• Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc
nhất hai ẩn x, y . Mỗi nghiệm chung của các bất phương trình trong hệ được gọi là một
nghiệm của hệ bất phương trình đó.

2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

+ Trong cùng mặt phẳng tọa độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ bằng
cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.

+ Phần không bị gạch là miền nghiệm cần tìm.

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình,
hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương pháp giải:


+ Đối với bất phương trình:
Xét bất phương trình ax + by  c (1)
Trong đó a và b là hai số không đồng thời bằng 0.
Bước 1. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy , vẽ đường thẳng () : ax + by = c .
Bước 2. Lấy một điểm M 0 ( x0 ; y0 )  (  ) (ta thường lấy gốc tọa độ O ).
Bước 3. Tính ax0 + by0 và so sánh ax0 + by0 với c .
Bước 4. Kết luận
Nếu ax0 + by0  c thì nửa mặt phẳng bờ (  ) (kể cả bờ) chứa M 0 là miền nghiệm của
ax + by  c .
Nếu ax0 + by0  c thì nửa mặt phẳng bờ (  ) (kể cả bờ) không chứa M 0 là miền
nghiệm của ax + by  c .
+ Đối với hệ bất phương trình:
ax + by  c
Xét hệ bất phương trình 
a ' x + b ' y  c '
Vẽ các đường thẳng () : ax + by = c và (  ') : a ' x + b ' y = c ' .
Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình và tìm giao của chúng ta được tập
nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 9 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 1 Xác định miền nghiệm của bất phương trình sau: 3( x − y) + 1  2 x + y .

Lời giải:

3( x − y ) + 1  2 x + y  x − 4 y + 1  0 (*)
Ta thấy khi thay toạ độ điểm O(0;0) vào (*) thì được 1  0.
Như vậy, miền nghiệm của BPT trên là: nửa mặt phẳng với bờ là đường thẳng x − 4 y + 1 = 0 (không
chứa bờ) và chứa gốc toạ độ O(0;0).

x − 2 y  0
Ví dụ 2 Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình sau (bằng hình vẽ): 
 x + 3 y  −2

Lời giải:

y
x - 2y = 0
A(1;1)

O
1 x

x + 3y + 2 = 0

Dạng 4. Ứng dụng vào thực tế

Phương pháp giải:


+ Đọc đề bài, xác định các ẩn;
+ Viết bất phương trình/hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn theo các dữ kiện của đề bài;
+ Vẽ miền nghiệm trên mặt phẳng tọa độ;
+ Dựa vào hình vẽ và tính toán, thực hiện yêu cầu của đề bài.
Chú ý: Giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) của biểu thức F ( x; y ) = ax + by với ( x; y ) là tọa độ
đỉnh của đa giác miền nghiệm.

Ví dụ 1 Một công ty trong một đợt quảng cáo và bán khuyến mãi hàng hóa là một sản phẩm
mới của công ty cần thuê xe để chở ít nhất 120 người và 9 tấn hàng. Nơi thuê chỉ có hai loại
xe A và B . Trong đó xe loại A có 12 chiếc, xe loại B có 15 chiếc. Một chiếc xe loại A

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 10 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

cho thuê với giá 4,2 triệu đồng, còn loại B là 3,5 triệu đồng. Hỏi phải thuê bao nhiêu xe
mỗi loại để chi phí vận chuyển là thấp nhất? Biết rằng xe A chỉ chở tối đa 20 người và 0,75
tấn hàng; xe B chở tối đa 15 người và 1,5 tấn hàng.

Lời giải:

Gọi x, y lần lượt là số lượng xe loại A, B cần thuê ( x, y  ).


Theo giả thiết ta có hệ bất phương trình
20 x + 15 y  120 4 x + 3 y  24
0, 75 x + 1,5 y  9  x + 2 y  12
 
 hay 
0  x  12 0  x  12
0  y  15 0  y  15

y
4x + 3y = 24

15 B C

x + 2y = 12
8 A

6
E

D
x
O 6 12

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền ngũ giác ABCDE (kể cả các cạnh) với A ( 0;8 ) ,

B ( 0;15 ) , C (12;15 ) , D (12; 0 ) , E ( 2, 4; 4,8 ) .

Chi phí thuê xe là T = 4, 2 x + 3,5 y .


Chi phí thuê xe là thấp nhất khi T đạt giá trị nhỏ nhất.
T ( 0;8 ) = 4, 2.0 + 3,5.8 = 28 ;

T ( 0;15 ) = 4, 2.0 + 3,5.15 = 52,5 ;

T (12;15 ) = 4, 2.12 + 3,5.15 = 102,9 ;

T (12; 0 ) = 4, 2.12 + 3,5.0 = 50, 4 .

(Loại điểm E vì 2, 4  ;2,8  )


Vậy cần thuê 8 xe loại B thì chi phí phải trả là nhỏ nhất.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 11 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương III: Hệ thức lượng trong tam giác

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ 00 ĐẾN 1800


1. Giá trị lượng giác của một góc

• Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , nửa đường tròn tâm O bán kính 1 được gọi là nửa đường tròn
đơn vị.
Với mỗi góc  ( 0    180 ) , ta xác định 1 điểm M ( x0 ; y0 ) trên nửa đường tròn đơn vị

sao cho xOM =  . Khi đó:

y sin  = y0 ;
1 cos  = x0 ;
y0
M
y0
tan  = ( x0  0 ) ;
x0
x0
cot  = ( y0  0 ) .
α y0
-1 O x0 1 x

• Chú ý:
sin  cos 
tan  = (  90) ; cot  = ( 0    180) ;
cos  sin 
sin 2  + cos2  = 1 ; tan  .cot  = 1 (  0;90180 ) .
2. Mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau, phụ nhau
+) Với 0    90 :
sin ( 90 −  ) = cos  ;
cos ( 90 −  ) = sin  ;
tan ( 90 −  ) = cot  ;
cot ( 90 −  ) = tan  .
+) Với 0    180 :
sin (180 −  ) = sin  ;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 12 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

cos (180 −  ) = − cos  ;


tan (180 −  ) = − tan  (  90 ) ;
cot (180 −  ) = − cot  (  0;180 ) .
II. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
1. Định lí côsin
• Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c . Khi đó:
a 2 = b2 + c 2 − 2bc cos A;
b2 = a 2 + c 2 − 2ac cos B;
c2 = a 2 + b2 − 2ab cos C.
• Hệ quả:
b2 + c 2 − a 2
cos A = ;
2bc
a 2 + c2 − b2
cos B = ;
2ac
a 2 + b2 − c 2
cos C = .
2ab
3. Định lí sin
• Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp.
Khi đó:
a b c
= = = 2 R.
sin A sin B sin C
• Hệ quả:
a = 2R sin A;
b = 2R sin B;
c = 2R sin C.

4. Giải tam giác

Giải tam giác là tính các cạnh và các góc của tam giác dựa trên những dữ kiện cho trước.

5. Công thức tính diện tích tam giác

Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c . Khi đó:

1 1 1
+) SABC = aha = bhb = chc với ha , hb , hc là các đường cao ứng với cạnh a, b, c ;
2 2 2

1 1 1
+) SABC = bc sin A = ca sin B = ab sin C;
2 2 2

a+b+c
+) SABC = p ( p − a )( p − b )( p − c ) với p = (công thức Heron);
2

+) SABC = pr với r là bán kính đường tròn nội tiếp;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 13 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

abc
+) SABC = với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp.
4R

Chú ý: công thức tính độ dài đường trung tuyến ứng với các cạnh a, b, c :

2 (b2 + c2 ) − a 2
ma = ;
4

2 ( a2 + c2 ) − b2
mb = ;
4

2 ( a 2 + b2 ) − c2
mc = .
4

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Giải tam giác

Phương pháp giải:

Nắm vững các định lí (sin, cos,…); các công thức liên quan đến độ dài đường trung tuyến;
công thức tính diện tích tam giác,…

Ví dụ 1 Tam giác ABC có AB = 4, BC = 6, AC = 2 7 . Điểm M thuộc đoạn BC sao cho

MC = 2MB . Tính độ dài cạnh AM .

A. AM = 4 2. B. AM = 3. C. AM = 2 3. D. AM = 3 2.
Lời giải:

( )
2

AB2 + BC2 − AC2 4 + 6 − 2 7


2 2
1
Theo định lí hàm cosin, ta có: cos B = = = . A
2.AB.BC 2.4.6 2
1
Do MC = 2MB  BM = BC = 2 .
3
Theo định lí hàm cosin, ta có B C
M

1
AM2 = AB2 + BM2 − 2.AB.BM.cos B = 42 + 22 − 2.4.2. = 12  AM = 2 3
2
Chọn đáp án C.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 14 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 2 Cho góc xOy = 30 . Gọi A và B là hai điểm di động lần lượt trên Ox và Oy sao

cho AB = 1 . Độ dài lớn nhất của đoạn OB bằng.


3
A. . B. 3. C. 2 2. D. 2.
2
Lời giải:
Theo định lí hàm sin, ta có:
y
OB AB AB 1
=  OB =  sin OAB =  sin OAB = 2sin OAB B
sin OAB sin AOB sin AOB sin 30

Do đó, độ dài OB lớn nhất khi và chỉ khi sin OAB = 1  OAB = 90 . x
O A
Khi đó OB = 2 .

Dạng 2. Tính diện tích tam giác

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức tính diện tích tam giác phù hợp dựa theo dữ kiện đề bài cho.

Ví dụ 1 Cho ABC có BC a 10, CA b 6, AB c 8 . Khi đó, diện tích S của


ABC bằng bao nhiêu?
A. S ABC 12 . B. S ABC 48 .

C. S ABC 24 . D. S ABC 40 .

Hướng dẫn giải


Xét ABC có
AB 2 AC 2 82 62 64 36 100
2 2
BC 10 100
2 2
AB AC BC 2
ABC là tam giác vuông tại A (định lí Pythagore đảo).
1 1
Diện tích tam giác ABC là S ABC . AB. AC .8.6 24 .
2 2
Vậy diện tích ABC là S ABC 24 .
Chọn đáp án C.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 15 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 2 Tam giác Bermuda còn được biết đến là Tam giác quỷ - một khu vực không cố định
nằm ở hướng tây của phía Bắc Đại Tây Dương và đã nổi tiếng nhờ vào nhiều vụ việc được coi là
bí ẩn mà trong đó các tàu thủy, máy bay hay thủy thủ đoàn được cho là biến mất không có dấu tích
khi đi vào khu vực này. Nó được xác định bởi phần diện tích tam giác có 3 đỉnh là các địa điểm
Florida, Puerto Rico và Bermuda. Biết khoảng cách giữa Florida và Puerto Rico là 1938,89 km ;
khoảng cách giữa Florida và Bermuda là 1596, 4 km ; khoảng cách giữa Bermuda và Puerto Rico
là 1587, 7 km . Diện tích (tính theo ki – lô – mét vuông) của tam giác quỷ này gần với giá trị nào
dưới đây nhất?
A. 1223450 . B. 1225430 .
C. 1224250 . D. 1224350 .
Hướng dẫn giải

A
Bermuda

1596,4 km
1587,7 km

B 1938,89 km C
Miami Puerto Rico
Florida

Nửa chu vi của tam giác ABC là:


AB BC AC 1596, 4 1938,89 1587, 7
p 2561, 495 km .
2 2
Diện tích tam giác ABC là

S ABC p. p BC . p AC . p AB

2561, 495. 2561, 495 1596, 4 . 2561, 495 1587,7 . 2561, 495 1938,89

1224254,929 km2 .

Chọn đáp án C.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 16 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương IV: Vectơ

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. CÁC KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

1. Khái niệm vectơ

- Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng:

• Một trong hai đầu mút là điểm đầu, đầu mút còn lại là điểm cuối.
• Hướng từ điểm đầu đến điểm cuối là hướng của vectơ.
• Độ dài của đoạn thẳng là độ dài của vectơ.

- Kí hiệu:

B
A

• Vectơ AB có điểm đầu là A , điểm cuối là B , hướng từ A đến B , độ dài là AB = AB .

• Vectơ còn được kí hiệu bởi a, b,u,v,... . Độ dài của a là a .

- Giá của vectơ: là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó:

• Giá của vectơ AB là đường thẳng AB .

2. Phương và hướng của hai vectơ

- Hai vectơ cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau:

• Hai vectơ AB và CD cùng phương nếu AB / /CD hoặc A,B,C,D thẳng hàng.

- Khi hai vectơ cùng phương, nếu chiều từ gốc đến ngọn của hai vectơ đó giống nhau thì hai vectơ
đó cùng hướng, ngược lại thì chúng ngược hướng:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 17 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

C
B
B
A
D
D A
C
cùng hướng ngược hướng

• Hai vectơ AB và CD cùng hướng nếu AB / /CD và hai tia AB,CD cùng hướng.
• Hai vectơ AB và CD ngược hướng nếu AB / /CD và hai tia AB,CD ngược hướng.

3. Hai vectơ bằng nhau

- Hai vectơ a , b bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài: a = b .

4. Vectơ-không

- Vectơ-không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiệu là 0 ( MM = 0, M ):

• Độ dài bằng 0.
• Giá của vectơ-không AA là mọi đường thẳng đi qua A .
• Cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
• Hình biểu diễn là một điểm.

- Hai điểm A, B trùng nhau  AB = 0 .

II. TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTƠ


1. Tổng của hai vectơ

- Định nghĩa: Tổng của hai vectơ a và b được xác định như sau:

• Lấy điểm A tùy ý trên mặt phẳng và xác định các điểm B và C sao cho AB = a và
BC = b .
• Khi đó vectơ AC là vectơ tổng của hai vectơ a và b , kí hiệu: AC = AB + BC = a + b .

- Các quy tắc tính tổng các vectơ:

• Quy tắc ba điểm: AB + BC = AC, A, B,C .


• Quy tắc hình bình hành: ABCD là hình bình hành  AB + AD = AC .

- Tính chất: với mọi vectơ a, b,c

• a+ b = b+a;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 18 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

• (a + b) + c = a + ( b + c ) ;
• a+0 = 0+a = a.

2. Hiệu của hai vectơ

- Hai vectơ a , b đối nhau nếu chúng ngược hướng và cùng độ dài: a = −b .

- Nhận xét:

• Vectơ đối của 0 là 0 ;


• ( ) ( )
a + −a = −a + a = 0 ;

• AB + BA = 0 .

- Định nghĩa: Hiệu của hai vectơ a và b là tổng của vectơ a và vectơ đối của vec tơ b , kí hiệu:

( )
a − b = a + −b .

- Quy tắc hiệu vectơ: AB − AC = CB, A, B,C .

Chú ý:

- I là trung điểm AB  IA + IB = 0 .

- G là trọng tâm ABC  GA + GB + GC = 0 .

III. TÍCH CỦA MỘT SỐ VỚI MỘT VECTƠ

1. Định nghĩa

Tích của vectơ a với số thực k là vectơ ka :

• Nếu k  0 thì ka cùng hướng với a .


• Nếu k  0 thì ka ngược hướng với a .
• ka = k . a .

2. Tính chất

Với mọi vectơ a, b và mọi số thực x,y ta có:

• ( )
k a  b = ka  kb ;

• ( h + k) a = ha + ka ;
• h ( ka ) = ( hk ) a ;

• 0a = 0 ; k0 = 0 ;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 19 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

• 1.a = a ; −1.a = −a .

3. Một số ứng dụng

- Nếu I là trung điểm AB thì MA + MB = 2MI với M bất kì.

- Nếu G là trọng tâm ABC thì MA + MB + MC = 3MG với M bất kì.

( )
- Điều kiện để hai vectơ cùng phương: b cùng phương với a a  0  k : b = ka .

- Điều kiện để ba điểm thẳng hàng: A,B,C thẳng hàng  k : AB = kAC .

- Biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương: cho hai vectơ a, b không cùng phương, với
mỗi vectơ x thì tồn tại duy nhất bộ số ( m,n ) sao cho x = ma + nb .

IV. VECTƠ TRONG MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ


1. Tọa độ của vectơ

• Với mỗi vectơ u trên mặt phẳng Oxy có duy nhất cặp số ( x0 ; y0 ) sao cho u = xi + y j (với
i, j là hai vectơ đơn vị trên hai trục Ox, Oy ). Ta nói vectơ u có tọa độ ( x0 ; y0 ) và viết

u = ( x0 ; y0 ) hay u ( x0 ; y0 ) . Các số x0 , y0 tương ứng được gọi là hoành độ, tung độ của u .
• Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng tọa độ:
 x = x
u ( x; y ) = v ( x; y )   .
 y = y
2. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

• Cho hai vectơ u = ( x; y ) và v = ( x; y) , khi đó:


+) u + v = ( x + x; y + y)
+) u − v = ( x − x; y − y)
+) ku = ( kx; ky ) với k 

• Điểm M ( x; y ) thì OM ( x; y ) và OM = x 2 + y 2 .

• M ( x; y ) và N ( x; y  ) thì MN ( x − x; y − y ) và MN = MN = ( x − x ) + ( y  − y )
2 2
.
V. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ
1. Định nghĩa

• ( )
Góc giữa hai vectơ a và b là a, b = AOB với OA = a, OB = b .

Chú ý:

( )
+ 0  a, b  180 .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 20 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

( )
+ Nếu ít nhất một trong hai vectơ a và b là vectơ 0 thì a, b là tùy ý.

( )
+ Nếu a, b = 90 thì a ⊥ b .

• Tích vô hướng của hai vectơ a và b là số thực được xác định bởi:
( )
a.b = a . b cos a, b .

2. Biểu thức tọa độ

Tích vô hướng của hai vectơ u = ( x; y ) và v = ( x; y) được tính theo công thức:
u.v = xx + yy  .
3. Tính chất

a, b, c, k  , ta có:

• a.b = b.a ;
• a ⊥ b  a.b = 0 ;
• ( ka ) .b = a.( kb ) = k ( a.b ) ;
• a. ( b  c ) = a.b  a.c ;
2 2
• a  0, a = 0  a = 0 ;
2 2
• Bình phương vô hướng của vectơ a là số thực a = a .

4. Một số ứng dụng


2
• Tính độ dài đoạn thẳng: Độ dài đoạn thẳng AB là AB = AB .
• Chứng minh hai đường thẳng vuông góc: Hai đường thẳng AB ⊥ CD  AB.CD = 0 .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 21 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Chứng minh đẳng thức/Tìm kết quả của phép toán vecto

Phương pháp giải:


Áp dụng định nghĩa, tính chất và các quy tắc trong phép toán vecto.

Ví dụ Khẳng định nào sau đây đúng?


A. AB + AC = BC. B. MP + NM = NP.
C. CA + BA = CB. D. AA + BB = AB.
Lời giải:

Xét các đáp án:


 Đáp án A. Ta có AB + AC = AD  BC (với D là điểm thỏa mãn ABDC là hình bình hành). Vậy
A sai.
 Đáp án B. Ta có MP + NM = NM + MP = NP . Vậy B đúng.
( )
 Đáp án C. Ta có CA + BA = − AC + AB = −AD  CB (với D là điểm thỏa mãn ABDC là hình
bình hành). Vậy C sai.
 Đáp án D. Ta có AA + BB = 0 + 0 = 0  AB . Vậy D sai.

Dạng 2. Phân tích vecto


Phương pháp giải:
Để phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương, ta thường sử dụng:

– Quy tắc ba điểm để phân tích các vectơ.


– Các hệ thức thường dùng như: hệ thức trung điểm, hệ thức trọng tâm tam giác.
– Tính chất của các hình.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 22 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 1 Cho ABC có trọng tâm G. Cho các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh
BC, CA, AB và I là giao điểm của AD và EF. Đặt u = AE; v = AF . Hãy phân tích các vectơ
AI,AG,DE,DC theo hai vectơ u,v .
A
Lời giải:

1 1 1 1 v u
Ta có AI = AD = (AE + AF) = u + v)
2 2 2 2 E
F
2 2 2 I
AG = AD = u + v
3 3 3 G
DE = FA = −AF = 0.u + ( −1)v
B C
DC = FE = AE − AF = u − v D

Ví dụ 2 Cho tam giác ABC. Điểm M nằm trên cạnh BC sao cho MB = 2MC . Hãy phân tích
vectơ AM theo hai vectơ u = AB, v = AC .
Lời giải:
A
2
Ta có AM = AB + BM = AB + BC
3 E v
mà BC = AC − AB u F
2 1 2
 AM = AB + (AC − AB) = u + v
3 3 3 B C
M

Dạng 3. Tính tích vô hướng của vecto và các thông số liên quan

Phương pháp giải:


Nắm vững các kiến thức liên quan đến tích vô hướng của vecto như định nghĩa, tính chất,…

Ví dụ 1 Cho hai vectơ a và b . Đẳng thức nào sau đây sai?


1 2 2 2
 1 2 2 2

A. a.b =  a + b − a − b  . B. a.b =  a + b − a − b  .
2  2 
1 2 2
 1 2 2

C. a.b =  a + b + a − b  . D. a.b =  a + b − a − b  .
2  4 
Lời giải:
Ta có:
( ) = (a + b ).(a + b ) = a.a + a.b + b.a + b.b = a
2 2 2 2
• a+b = a+b + b + 2a.b

 a.b =  a + b − a − b  . Vậy A đúng.


1 2 2 2

2 
( ) = (a − b ).(a − b ) = a.a − a.b − b.a + b.b = a
2 2 2 2
• a−b = a−b + b − 2a.b

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 23 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

1 2 2 2

 a.b =  a + b − a − b  . Vậy B đúng.
2 

( ) ( ) = 4ab  a.b =  a + b − a − b  . Vậy D đúng.


1
2 2 2 2 2 2
• a+b − a−b = a+b − a−b
4 
Chọn đáp án C.

Ví dụ 2 Cho hình vuông ABCD cạnh bằng 2. Điểm M nằm trên đoạn thẳng AC sao cho
AC
AM = . Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng DC. Tính MB.MN.
4
A. MB.MN = −4. B. MB.MN = 0. C. MB.MN = 4. D. MB.MN = 16.
Hướng dẫn
1 1 3 1
MB = AB − AM = AB − AC = AB − ( AB + AD) = AB − AD
4 4 4 4
1 1 1
MN = AN − AM = AD + DN − AC = AD + DC − ( AB + AD)
4 2 4
1 1 3 1
= AD + AB − ( AB + AD) = AD + AB .
2 4 4 4
3 1  3 1
Suy ra MB.MN =  AB − AD  AD + AB  =
4 4  4 4
 1
 16
2
(2
3 AB. AD + 3 AB − 3 AD − AD. AB )
=
1
16
( 0 + 3a 2 − 3a 2 − 0 ) = 0 .

Chọn đáp án B.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 24 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương V: Các số đặc trưng của mẫu số liệu


không ghép nhóm

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ

1. Số gần đúng

Trong nhiều trường hợp, ta không biết hoặc khó biết số đúng (kí hiệu là a ) mà chỉ tìm được giá trị
khác xấp xỉ của nó, gọi là số gần đúng (kí hiệu là a ).
2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối
a) Sai số tuyệt đối
- Giá trị  a = a − a phản ảnh mức độ sai lệch giữa số đúng a và số gần đúng a , được gọi là sai số

tuyệt đối của số gần đúng a .


- Nếu  a  d thì a − d  a  a + d , khi đó a = a  d hay a   a − d ; a + d  và d được gọi là độ chính

xác của a .
b) Sai số tương đối
a
- Sai số tương đối của số gần đúng a , kí hiệu  a , là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và a , tức là  a =
a

a d
- Nếu a = a  d thì  a  d do đó  a =  .
a a

3. Quy tròn số gần đúng


• Số thu được sau khi thực hiện làm tròn số được gọi là số quy tròn. Số quy tròn là một số gần
đúng của số ban đầu.
• Quy tắc:
+) Đối với chữ số hàng làm tròn:
- Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nó nhỏ hơn 5;
- Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải nó lớn hơn hoặc bằng 5.
+) Đối với chữ số sau hàng làm tròn:
- Bỏ đi nếu ở phần thập phân;
- Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
• Chú ý:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 25 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

+) Khi thay số đúng bởi số quy tròn đến hàng nào đó thì sai số tuyệt đối của số quy tròn không vượt
quá nửa đơn vị của hàng làm tròn.
+) Cho số gần đúng a với độ chính xác d . Khi được yêu cầu làm tròn số a mà không nói rõ làm
tròn đến hàng nào thì làm tròn số a đến hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn 1 đơn vị của hàng đó.
II. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM
1. Số trung bình và trung vị
a) Số trung bình
x + x + ... + xn
- Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu x1 , x2 ,..., xn là: x = 1 2 .
n
m x + m2 x2 + ... + mk xk
- Nếu mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì số trung bình là x = 1 1 trong
n
đó mk là tần số của giá trị xk và n = m1 + m2 + ... + mk .
b) Trung vị
Cách tìm trung vị M e của một mẫu số liệu:
- Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
- Nếu số giá trị của mẫu số liệu là n :
+ n lẻ thì M e = x n +1 ;
2

1 
+ n chẵn thì M e =  xn + xn  .
2 2 +1
2 

2. Tứ phân vị
Cách tìm tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị:
- Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
- Tìm trung vị M e = Q2 .
- Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ), gọi là Q1 .
- Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ), gọi là Q3 .
Q1 , Q2 , Q3 là các tứ phân vị của mẫu số liệu.
3. Mốt
Mốt của mẫu số liệu là giá trị xuất hiện với tần số lớn nhất.
III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO ĐỘ PHÂN TÁN
1. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị
a) Khoảng biến thiên (biên độ)
Khoảng biến thiên R là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong mẫu số liệu:
R = xmax − xmin .
b) Khoảng tứ phân vị (độ trải giữa)
Khoảng tứ phân vị  Q là hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ phân vị thứ nhất:
 Q = Q3 − Q1 .
2. Phương sai và độ lệch chuẩn
( x − x ) + ( x2 − x ) + ... + ( xn − x )
2 2 2

- Phương sai là giá trị s 2


= 1 .
n
- Độ lệch chuẩn là s = s 2 .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 26 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

3. Số liệu bất thường


3 3
Các giá trị lớn hơn Q3 + Q hoặc bé hơn Q1 − Q là giá trị bất thường.
2 2

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Tính độ chính xác của số gần đúng

Phương pháp giải:


a là số gần đúng của số đúng a với độ chính xác d nếu  a = a − a  d .

Ví dụ Một chiếc điện thoại thông minh có màn hình dạng hình chữ nhật với độ dài đường
chéo là 6,1 inch, tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của màn hình là 16: 9 . Tìm một giá trị gần đúng
(theo đơn vị inch) của chiều dài màn hình điện thoại và tìm độ chính xác của số gần đúng đó.
Lời giải:
Gọi chiều dài của màn hình điện thoại là x (inch) với x 0.
9x
Khi đó, chiều rộng của màn hình điện thoại là (inch).
16
Theo định lí Pythagore, ta có:
2
9x 9525, 76
x2 6,12 337 x 2 9525, 76 x 5, 316610776...
16 337
Nếu lấy giá trị gần đúng của x là 5,32 ta có 5,31 x 5,32 .

Suy ra 5,32 x 5, 32 5, 31 5, 32 0, 01 .

Vậy chiều dài của màn hình điện thoại xấp xỉ 5,32 inch và có độ chính xác của kết quả tìm được là

0, 01 inch hay x = 5,32  0, 01 ( inch ) .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 27 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 2. So sánh tính chính xác của phép đo

Phương pháp giải:


d
Dựa vào công thức  a  . Sai số tương đối càng bé thì chất lượng của phép đo đạc hay tính
a
toán càng cao..A.

Ví dụ Bạn An đo chiều dài của một sân bóng ghi được 250  0, 2 m . Bạn Hoa đo chiều cao
của một cây cột cờ được 15  0,1m . Trong hai bạn An và Hoa bạn nào có phép đo chính xác hơn?
Lời giải:
0, 2
Phép đo của bạn An có sai số tương đối là 1  = 0,08% .
250
0,1
Phép đo của bạn Hoa có sai số tương đối là  2   0, 66% .
15
Như vậy phép đo của bạn An có độ chính xác cao hơn.

Dạng 3. Tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

Phương pháp giải:


Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm sau đó áp dụng công thức tính số trung bình cộng
và phương pháp tìm trung vị, tứ phân vị.

Ví dụ Mẫu số liệu sau cho biết số lượng người truy cập vào một trang web về giáo dục
trong vòng 20 ngày chạy quảng cáo:
2103 3024 3957 3758 4862 3204 4035 5486 3240 3595

4034 3598 5120 3239 3234 3495 4034 4968 5098 3048

Hãy tìm:

a) Số lượng người truy cập trung bình mỗi ngày;

b) Trung vị của mẫu số liệu;

c) Tứ phân vị của mẫu số liệu;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 28 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

d) Mốt.

Lời giải:
Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được:
2103 3024 3048 3204 3234 3239 3240 3495 3595 3598

3758 3957 4034 4034 4035 4862 4968 5098 5120 5486

a) Số lượng người truy cập trung bình mỗi ngày là:

2103 + 3024 + 3048 + ... + 5098 + 5120 + 5486


= 3856, 6
20

b) Mẫu số liệu có 20 số (là số chẵn). Số thứ 10 và 11 lần lượt là 3598 và 3758.

3598 + 3758
Vậy trung vị của mẫu số liệu là: Q2 = = 3678 .
2

c) Nửa số liệu bên trái Q2 là:

2103 3024 3048 3204 3234 3239 3240 3495 3595 3598

3234 + 3239
Trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 là: Q1 = = 3236,5 .
2

Nửa số liệu bên phải Q2 là:

3758 3957 4034 4034 4035 4862 4968 5098 5120 5486

4035 + 4862
Trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 là: Q3 = = 4448,5 .
2

d) Ta thấy, chỉ có giá trị 4034 là có tần số lớn nhất nên mốt của mẫu số liệu là 4034.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 29 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 4. Tính các số đặc trưng đo độ phân tán

Phương pháp giải:


(x − x) + ... + ( xn − x )
2 2

s 2
= 1
+ Phương sai: n ;

+ Độ lệch chuẩn: s = s ;
2

+ Khoảng biến thiên: R = xmax − xmin ;;;

+ Khoảng tứ phân vị:  Q = Q3 − Q1 ;;;

 3 3 
+ Giá trị bất thường: là giá trị nằm ngoài đoạn Q1 − Q ; Q3 + Q  .
 2 2 

Ví dụ Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau:


Tuổi thọ của 30 bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ)
1160 1150 1190 1160 1160 1180

1180 1190 1160 1190 1170 1200

1170 1180 1180 1200 1180 1200

1160 1210 1170 1210 1180 1190

1200 1200 1170 1190 1160 1170

Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn của mẫu số liệu này.
Lời giải:
Bảng tần số tuổi thọ của 30 bóng đèn như sau:

Tuổi thọ
1150 1160 1170 1180 1190 1200 1210
(giờ)

Tần số 1 6 5 6 5 5 2

Tuổi thọ trung bình của bóng đèn là

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 30 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

1.1150 + 6.1160 + 5.1170 + 6.1180 + 5.1190 + 5.1200 + 2.1210 3541


x= = (giờ)
30 3

Phương sai của mẫu số liệu là

1. (1150 − x ) + ... + 2. (1210 − x )


2 2
2429
s =
2
=
30 9

Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu là s = s 2  16, 43 .

Nguồn : Hocmai

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 31 -

You might also like