You are on page 1of 7

TỔNG HỢP CÂU HỎI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN

Câu 1: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cái nào quan trọng hơn ?
 Bảng cân đối kế toán. Vì nó hiển thị rõ sự tăng giảm tài sản doanh nghiệp qua từng giai đoạn.

Câu 2: Xuất kho có bao nhiêu phương pháp ? ( theo TT 200 )


 3 phương pháp:
• Phương pháp thực tế đích danh
• Phương pháp bình quân gia quyền
• Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO).

Câu 3: Tại sao không có phương pháp nhập sau xuất sau ?
 Vì tính chất giống với phương pháp nhập trước xuất trước.

Câu 4: Các phương pháp xuất kho được sử dụng ở từng trường hợp, hoàn cảnh nào ?
 Phương pháp thực tế đích danh: khi có sự chênh lệch giá cả quá nhiều ở sản phẩm. ( vd xe hơi, smart
phone,…)
 Phương pháp bình quân gia quyền: khi mua bán bao thầu (mão) toàn bộ sản phẩm.
 Phương pháp nhập trước xuất trước: Khi sản phẩm có hạn sử dụng ( vd thực phẩm, thuốc men,…)

Câu 5: 2 phương pháp nhập kho nhập trước xuất trước ( FIFO) và nhập sau xuất trước, phương pháp nào
làm bảng cân đối kế toán đúng hơn ?
 Nhập trước xuất trước, vì nếu sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước => cuối tháng bán sản phẩm nhập
sau => tồn kho sẽ chỉ còn sản phẩm đầu tháng nhưng BCĐKT phản ánh giá thị trường cuối tháng nên giá
trị được ghi nhận thời điểm đó khác với giá trị thực của sản phẩm tồn kho => làm BCĐKT ghi nhận sai.

Câu 6: 2 phương pháp nhập kho nhập trước xuất trước ( FIFO) và nhập sau xuất trước, phương pháp nào
làm báo cáo kết quả kinh doanh đúng hơn ?
 Nhập sau xuất trước, vì bán sản phẩm tồn kho cuối tháng, đúng với giá trị thị trường thời điểm đó => chi
phí được ghi nhận đúng làm BCKQKD đúng. Còn nếu sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, sẽ
ghi nhận giá vốn đầu kỳ nhưng giá thị trường cuối kỳ => chi phí được ghi nhận sai làm BCKQKD sai.

Câu 7: Các đơn vị được sử dụng trong kế toán là gì ?


 Có 3 đơn vị: Giá trị, Hiện vật, Thời gian lao động

Câu 8: Nêu cách tính số tiền 1 ngày lương ?

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑙ươ𝑛𝑔 ( 1 𝑡ℎá𝑛𝑔 )


 Số tiền 1 ngày lương = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 ( 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 1 𝑡ℎá𝑛𝑔 )

*Tổng số ngày làm việc ( trong 1 tháng ): 26 ngày ( nghỉ CN )


22 ngày ( nghỉ CN + T7 )
1
24 ngày ( nghỉ CN + 2T7 )
Câu 9: Nêu cách tính giá gốc sản phẩm ?
 Giá gốc = Chi phí mua + bốc xếp, vận chuyển + lắp ráp, chế biến + chi phí trực tiếp liên quan khác
*Cộng các chi phí cho đến khi đưa sản phẩm vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Câu 10: Có bao nhiêu hình thức số kế toán ?


 Có 5 hình thức sổ kế toán:
1) Nhật ký chung
2) Nhật ký sổ cái
3) Nhật ký chứng từ
4) Chứng từ ghi sổ
5) Kế toán trên máy vi tính

Câu 11: Nêu các kỳ kế toán ?


 Có 12 kỳ kế toán tháng: Bắt đầu từ ngày 1 đầu tháng đến ngày cuối cùng của tháng
 Có 4 kỳ kế toán quý: Bắt đầu vào ngày 1 của tháng đầu quý, kết thúc vào ngày cuối của tháng cuối quý
 Có 1 kỳ kế toán năm: có 4 lựa chọn để bắt đầu và kết thúc kỳ kế toán năm
• Bắt đầu từ ngày 1/1 – kết thúc vào 31/12 cùng năm
• Bắt đầu từ ngày 1/ 4 - kết thúc vào 31/3 năm sau
• Bắt đầu từ ngày 1/7 - kết thúc vào 30/6 năm sau
• Bắt đầu từ ngày 1/10 – kết thúc vào 30/9 năm sau

Câu 12: Có mấy phương pháp kế toán hàng tồn kho ?


 Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho:
• Kiểm kê định kỳ: áp dụng khi hàng hoá có giá trị nhỏ
• Kê khai thường xuyên: áp dụng khi hàng hoá có giá trị cao

Câu 13: Có mấy phương pháp khấu hao tài sản cố định ?
 Có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định:
• Phương pháp đường thẳng
• Phương pháp theo số dư giảm dần có điều chỉnh
• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Câu 14: Có mấy nguyên tắc kế toán ?


 Có 7 nguyên tắc kế toán:
• Nguyên tắc Cơ sở dồn tích (Accrual basis)
• Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)
• Nguyên tắc giá gốc (Historical cost)
• Nguyên tắc phù hợp (Matching concept)
• Nguyên tắc nhất quán (Consistency)
• Nguyên tắc thận trọng (Prudence concept)
• Nguyên tắc trọng yếu (Materiality concept)

Câu 15: Có bao nhiêu yêu cầu kế toán quan trọng nhất ?
 Có 6 yêu cầu kế toán quan trọng nhất:
1) Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài
chính.
2) Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3) Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4) Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế - tài chính.
Thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không
bị bóp méo.
5) Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế
- tài chính. Từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ
này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
6) Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

Câu 16: ( Tình huống ) Kiểm toán, kế toán công ty cho thực tập sinh sử dụng tài liệu của doanh nghiệp, hỏi
có vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không ?
 Được chia làm 2 trường hợp:
• Không vi phạm: Kiểm toán, kế toán cho thực tập sinh sử dụng tài liệu của doanh nghiệp có sự cho phép
của chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền.
• Vi phạm: Kiểm toán, kế toán sử dụng tài liệu của doanh nghiệp cho thực tập sinh sử dụng tài liệu của
doanh nghiệp mà không có sự cho phép của chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền.
( Theo điều 100.5,d tính bảo mật của kiểm toán viên – Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán )

Câu 17: Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán ?


 Có 26 chuẩn mực kế toán

Câu 18: Tại sao Việt Nam không tiếp tục phát triển các chuẩn mực kế toán ?
 Vì tương lai Việt Nam chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo tài
chính Quốc Tế ( IFRS)

Câu 19: Có bao nhiêu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ?
 Có 41 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Câu 20: Chuẩn mực kế toán Việt Nam do ai ban hành ?


 Bộ Tài chính

Câu 21: Kế toán tài chính khác với kế toán quản trị ở đâu ?
 Có nhiều điểm khác biệt giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Mẫu biểu Có mẫu biểu bắt buộc Mẫu biểu tuỳ chỉnh theo doanh
nghiệp
Thời hạn Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Không có quy định về thời gian,
kết thúc niên độ tài chính theo yêu cầu của doanh nghiệp
Đối tượng sử dụng Chủ yếu bên ngoài doanh Chủ yêu bên trong doanh nghiệp:
thông tin nghiệp: Cổ đông, nhà đầu tư, Ban quản trị, ban giám đốc, chủ
khách hàng… doanh nghiệp,nhà quản lý, …
Mục đích Cung cấp thông tin phục vụ cho Cung cấp thông tin phục vụ điều
việc lập Báo cáo tài chính hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh
Tính bắt buộc theo Không có tính bắt buộc Có tính bắt buộc theo luật định
luật định

Câu 22: Kế toán Tổng hợp và Kế toán Chi tiết khác nhau những điểm nào?
 Có 2 điểm khác nhau cơ bản:

Kế toán Tổng hợp Kế toán Chi tiết


Thông tin Tổng quát Cụ thể
Đơn vị tính Đơn vị giá trị ( tiền tệ) Đơn vị giá trị, đơn vị hiện vật,
đơn vị thời gian lao động

Câu 23: Có được sử dụng chữ số La mã trong kế toán không ?


 KHÔNG được sử dụng chữ số La mã trong kế toán.

Câu 24: Tiêu chí để xác nhận doanh nghiệp lớn ?


 Có 2 tiêu chí để xác nhận doanh nghiệp lớn ở VN: Tổng nguồn vốn đạt trên 100 tỷ và tổng số người lao
động của công ty trên 300 người.

Câu 25: Có mấy loại tài khoản trong kế toán ?


 Thông tư 200 và thông tư 133: Có 9 loại tài khoản
 Thông tư 107: có 10 loại tài khoản ( bao gồm tài khoản loại 0 )

Câu 26: Doanh nghiệp, công ty đã lên sàn bắt buộc có thêm các báo cáo nào?
 Bắt buộc thêm 3 báo cáo: Báo cáo kiểm toán, Báo cáo kiểm soát nội bộ và Báo cáo thay đổi vốn chủ sở
hữu

Câu 27: Doanh nghiệp, công ty đã lên sàn bắt buộc có mấy kỳ kiểm toán trong năm ?
 Có 2 kỳ kiểm toán bắt buộc trong năm: Kiểm toán 6 tháng và 1 năm, ứng với kiểm toán quý 2 và quý 4.
Các kỳ còn lại không bắt buộc
Câu 28: Thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp, công ty đã lên sàn ?
 Thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Câu 29: Điểm khác nhau giữa BCTC hợp nhất và BCTC tổng hợp ?
 BCTC hợp nhất: lập cho tập đoàn, bao gồm các BCTC tổng hợp của các công ty con
 BCTC tổng hợp: Lập cho tổng công ty, chi nhánh,…

Câu 30: Thời hạn công khai BCTC của các doanh nghiệp, công ty ?
 Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân
phải công khai BCTC năm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp BCTC
 Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm

Câu 31: Kiểm tra kế toán sẽ kiểm tra bao gồm những gì ?
 Kiểm tra 2 nội dung:
• Tài liệu: giấy tờ, chứng từ,..
• Vật chất: bao gồm kiểm kê ( cân, đo, đông, đếm số lượng và chất lượng )

Câu 32: Thời hạn kiểm tra đơn vị kế toán ?


 Thời gian kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định
 Thời hạn không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ
 Thời hạn kéo dài cuộc kiểm tra không được quá 5 ngày và phải có công văn quyết định

Câu 33: Nêu điểm khác nhau của Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ ?
Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ
Do doanh nghiệp tự thiết lập, tự tổ chức, tự Kiểm tra, đánh giá, giám sát tính phù hợp, hiệu
điều hành và tự kiểm tra lực và hiểu quả của hệ thống Kiểm soát nội bộ

Câu 34: Nếu xảy ra chênh lệch trong quá trình kiểm kê, đơn vị kế toán phải làm gì ?
 Xác định nguyên nhân và xác định số chênh lệch, ghi nhận kết quả vào sổ kế toán trước khi lập BCTC

Câu 35: Nếu xảy ra chênh lệch, quản lý kho vận có thể xử lý như thế nào ?
 Phải kiểm soát chặt chẽ hàng hoá chất lượng cao, có giá trị cao
 Hàng chất lượng cao, giá trị cao thừa: có thể cấn trừ vào hàng chất lượng thấp, giá trị thấp bị thiếu
 Hàng chất lượng cao, giá trị cao bị thiếu: phải đền bù, không được cấn trừ.
1. Xuất kho: Khi nào dùng PP NTXT ?
Phương pháp nhập trước xuất trước: Khi sản phẩm có hạn sử dụng ( vd thực phẩm, thuốc men,…)
3. Cuối năm tài chính, Giá nào được chọn giữa "Giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được" khi lập
báo cáo tài chính? Giải thích
Dựa vào điều 6. Nguyên tắc kế toán thì ta có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
Trường hợp 2: Sau ghi nhận ban đầu, mà giá trị thị trường biến đổi khác so với giá gốc thì dùng giá trị thuần có
thể thực hiện được.

2. Cách sửa chữa sai sót : Số đúng 35, số sai 30


a) PP cải chính:
kí tên 35 kí tên
30 (gạch màu đỏ)
b) PP ghi bổ sung:
30
5
c) PP ghi số âm:
C1:
30
(30)
KT 35 KT
C2:
30
30→ mực đỏ
KT 35 KT

You might also like