You are on page 1of 4

Phân tích mô hình SWOT của Heineken:

Điểm mạnh (Strengths):

Thị phần lớn và nhận thức thương hiệu cao.

Trong 2 năm 2020 – 2021, Heineken đã vượt qua Sabeco trở thành thương hiệu bia nắm thị phần số 1
Việt Nam với 44,4%. Còn về độ nhận dạng thương hiệu, Heineken là một thương hiệu bia toàn cầu với
độ nhận dạng cao. Tại Việt Nam, Heineken được biết đến là thương hiệu bia cao cấp, chất lượng tốt.
Heineken thường xuyên tổ chức các hoạt động marketing và quảng cáo mạnh mẽ, giúp tăng cường độ
nhận dạng thương hiệu. Một số dẫn chứng cụ thể về độ nhận dạng thương hiệu của Heineken tại Việt
Nam: Heineken là nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện thể thao và giải trí lớn tại Việt Nam như Giải bóng
đá Ngoại hạng Anh, Giải đua xe F1, Lễ hội âm nhạc Heineken Countdown.

Một số yếu tố góp phần vào độ nhận dạng thương hiệu cao của Heineken tại Việt Nam bao gồm:

 Chất lượng sản phẩm tốt


 Giá cả hợp lý
 Hoạt động marketing và quảng cáo mạnh mẽ
 Hệ thống phân phối rộng khắp
 Uy tín thương hiệu toàn cầu

Thiết kế bao bì ấn tượng với việc mang màu xanh lục đặc trưng của thương hiệu, cổ chai được bọc giấy
bạc và nắp chai có khắc nổi họa tiết ngôi sao đỏ cùng dòng chữ Quantity, giúp sản phẩm duy trì được độ
tươi mới, hấp dẫn và trở nên tinh tế, cao cấp hơn.

Điểm yếu (Weaknesses):

Giá thành cao. Đúng là thu nhập cá nhân ngày càng tăng tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa với việc tất cả người tiêu dùng đều chi trả cho các sản phẩm bia cao cấp như Heineken. So với các
thương hiệu bia phổ thông khác như Habeco, Bia 333, giá bia Heineken cao hơn đáng kể. Giá cao khiến
Heineken khó tiếp cận với những người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc những người có thói quen
uống bia thường xuyên.

Cơ hội (Opportunities):

Loại bỏ các yếu tố tiêu cực trong thời gian gần đây thì thị trường bia vẫn được đánhgiá là phát triển rất
sôi động, đặc biệt với sự gia tăng thu nhập cá nhân của người tiêudùng. Và hơn nữa, bia vẫn là đồ uống
có cồn phổ biến trong văn hóa của người Việt.Thu nhập của người dân tăng từ 30 – 40% trong 10 năm
qua, đạt trung bình 4.000USD/người/năm. Việt Nam đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp
Quốcvề xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm. Đây là cơ hội cần chú ý khi phân tíchmô hình SWOT
của Heineken.

Dân số và bia nghe thì có vẻ không liên quan nhưng thực tế ra, sự gia tăng dân số tại các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam thực sự là cơ hội lớn mang lại cho các nhà sản xuất bia như APB.

Thị trường bia Việt Nam tiềm năng: Việt Nam là một trong những thị trường bia lớn nhất Đông Nam Á
với tiềm năng phát triển lớn.

Thách thức (Threats):


Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Sabeco, Carlsberg liên tục tung ra các sản phẩm mới để đáp ứng
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Heineken cần phải đổi mới và sáng tạo trong việc phát triển sản
phẩm để giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới.

Cạnh tranh về thị trường. Các đối thủ cạnh tranh đang đẩy mạnh chiến lược phân phối và mở rộng thị
trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi. Heineken cần phải tăng cường hệ thống phân phối
và tiếp thị để tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.

Cạnh tranh về thương hiệu. Các đối thủ cạnh tranh đang đầu tư mạnh vào các hoạt động marketing và
quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Heineken cần phải củng cố thương hiệu và xây dựng hình ảnh khác
biệt để nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh.

Tin đồn và thông tin sai lệch. Các tin đồn và thông tin sai lệch về doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến thị
phần và uy tín của thương hiệu. Heineken cần phải có chiến lược truyền thông hiệu quả để phản ứng
nhanh chóng với các tin đồn và thông tin sai lệch.

Đồ uống có cồn tại Việt Nam phải nộp thuế tại 2 công đoạn: công đoạn nhập khẩu và công đoạn tiêu thụ
trong nước, gồm 3 loại thuế khác nhau là: thuế nhập khẩu (từ 5-80% tùy loại FTA), thuế giá trị gia tăng
(10%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng mạnh từ mức 50% lên 65% năm 2018).

Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty bia, đặc biệt là các công ty tại phân khúc trung
cấp, vì đây là phân khúc cạnh tranh và khách hàng dễ chịu tác động của giá bán nhất.

III. Các hành động được đề xuất

1. Đề xuất kế hoạch cho yếu tố hiểu khách hàng

Heineken luôn đề cao tầm quan trọng của việc tập trung vào khách hàng để xây dựng và duy trì mối
quan hệ tích cực với người tiêu dùng. Khách hàng là nền tảng cho sự thành công của Heineken đóng vai
trò quan trọng trong việc xác định vị thế và sức mạnh của thương hiệu trên thị trường. Sự hài lòng của
khách hàng là yếu tố then chốt dẫn đến việc gia tăng doanh số bán hàng. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ
tiếp tục sử dụng sản phẩm của Heineken lâu dài và giới thiệu cho người khác.

2. Đề xuất kế hoạch cho yếu tố giá cả

Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy yếu tố giá cả được quan tâm khá nhiều, ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của khách hàng. Heineken cần xây dựng chiến lược giá cả hợp lý. Tổ chức các chương
trình khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, mua 1 tặng 1 để thu hút khách hàng, triển khai các chương
trình khuyến mãi theo mùa lễ, tết để tăng doanh thu bán hàng, cung cấp chương trình ưu đãi đặc biệt
cho khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng.

3. Duy trì và phát triển

Mỗi doanh nghiệp muốn thành công trong thị trường cạnh tranh thì đều cần phải lấy khách hàng làm
trung tâm bởi khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, giúp doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận. Quy
trình xử lý khiếu nại là một quy trình cần thiết cho bộ phận chăm sóc/ hỗ trợ khách hàng ở bất kỳ công
ty cung cấp dịch vụ nào. Điều quan trọng đối với quy trình này là doanh nghiệp cần đảm bảo thời gian
phản hồi khách hàng (SLA) cam kết giới hạn trong thời gian cho phép, nhằm đảm bảo lỗi sai từ bên cung
cấp dịch vụ không làm ảnh hưởng, gián đoạn công việc của khách hàng. Do đó, công ty cần tối ưu hoá
quy trình giả quyết khiếu nại khách hàng bằng cách đẩy nhanh tốc độ giải quyết khiếu nại nhanh nhất có
thể, rút ngắn thời gian giữa các bộ phận.

4. Công nghệ

Salesforce:

Salesforce là một trong những phần mềm CRM phổ biến nhất trên thế giới, được nhiều tập đoàn lớn sử
dụng.

Heineken có thể sử dụng Salesforce để quản lý thông tin khách hàng, theo dõi tương tác, thực hiện
chiến dịch marketing và bán hàng.

2. SAP CRM:

SAP CRM là một phần mềm CRM được phát triển bởi SAP, tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới.

Heineken có thể sử dụng SAP CRM để quản lý quy trình bán hàng, dịch vụ khách hàng, dự án và
marketing.

3. Microsoft Dynamics 365:

Microsoft Dynamics 365 là một bộ phần mềm CRM được phát triển bởi Microsoft.

Heineken có thể sử dụng Microsoft Dynamics 365 để quản lý bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing
và tài chính.

IV. Phân bổ nguồn lực

1. Phân bổ về mặt con người

Đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng, HEINEKEN Việt Nam mạnh mẽ khẳng định cam kết
phát triển bền vững và có trách nhiệm thông qua việc nâng tầm tham vọng cho mục tiêu 2030. Chiến
lược EverGreen toàn cầu được cụ thể hóa thành mô hình tạo giá trị mang tên "Kim Cương Xanh",
đóng vai trò kim chỉ nam cho hành trình này.

Thành lập đội ngũ vận hành các ứng dụng công nghệ có trình độ cao trong quá trình cải thiện ứng
dụng công nghệ tại doanh nghiệp. Nếu khách hàng là đối tượng hưởng thụ lợi ích từ công nghệ
nhiều nhất thì đội ngũ vẫn hàng là đối tượng chịu trách nhiệm quyết định về các lợi ích đó. Vì vậy,
Heineken cần quan tâm đến công tác tuyển dụng đội ngũ chuyên biệt và chuyên nghiệp trong lĩnh
vực công nghệ, đặc biệt là am hiểu về hệ thống CRM và có năng lực chịu trách nhiệm CRM cho đơn
vị quản lý tối thiểu là một cửa hàng. Thành lập team dự án (nội bộ): Một nhóm thực hiện dự án CRM
được gọi là chuẩn bao gồm: người điều hành chung (thường là người trong Ban giám đốc), người
quản lý dự án (thường là người hiểu cả quy trình, nghiệp vụ và công nghệ trong công ty),người quản
trị CRM (thường là IT) và người sử dụng chính.

Đầu tư trainer để training và quản lý cho nhân sự dự án: Kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng

2. Phân bổ về mặt tài chính


a. Chi phí ban đầu:
Mua phần mềm CRM: Chi phí mua phần mềm CRM có thể dao động từ vài triệu đến vài tỷ đồng, tùy
thuộc vào tính năng và quy mô của doanh nghiệp.

Cài đặt và cấu hình hệ thống: Chi phí cài đặt và cấu hình hệ thống CRM thường được tính theo giờ
hoặc theo dự án.

Đào tạo nhân viên: Chi phí đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống CRM.

b. Chi phí vận hành:

Bảo trì hệ thống: Chi phí bảo trì hệ thống CRM thường được tính theo năm.

Cập nhật phần mềm: Chi phí cập nhật phần mềm CRM khi có phiên bản mới.

Hỗ trợ kỹ thuật: Chi phí hỗ trợ kỹ thuật khi gặp sự cố trong quá trình sử dụng hệ thống CRM.

c. Chi phí khác:

Chi phí marketing: Chi phí marketing để quảng bá hệ thống CRM đến người dùng.

Chi phí quản lý dữ liệu: Chi phí quản lý dữ liệu khách hàng trong hệ thống CRM.

d. Lợi ích:

Tăng doanh thu: Hệ thống CRM giúp Heineken tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn, từ đó
tăng doanh thu.

Giảm chi phí: Hệ thống CRM giúp Heineken tự động hóa các quy trình, từ đó giảm chi phí vận hành.

Nâng cao hiệu quả hoạt động: Hệ thống CRM giúp Heineken cải thiện dịch vụ khách hàng và nâng
cao hiệu quả hoạt động.

e. Phân bổ ngân sách:

Heineken cần phân bổ ngân sách cho các khoản chi phí trên một cách hợp lý.

Cần cân nhắc các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, mục tiêu triển khai CRM và ngân sách available.

You might also like