You are on page 1of 2

Hệ thống cứu hỏa: hệ thống cứu hỏa dùng nước, hệ thống khí CO 2, hệ

thống các bình chữa cháy xách tay, hệ thống khí trơ,…
Hệ thống cứu hỏa (Fire fighting system)
1. Nhiệm vụ và các phương pháp cứu hoả
• Hệ thống cứu hoả được trang bị trên tàu nhằm để đảm bảo an toàn cho
con người, con tàu và hàng hoá khi có hoả hoạn xảy ra.
• Hệ thống gồm hai phần: Phần báo động và phần dập lửa.
- Phần báo động có chức năng phát hiện vị trí đám cháy và phát tín
hiệu âm thanh, ánh sáng báo động.
- Phần dập lửa có chức năng dập tắt đám cháy.
• Các phương pháp cứu hoả trên tàu thuỷ tương ứng với các hệ thống cứu
hoả được trang bị trên tàu bao gồm:
- Hệ thông cứu hoả dùng nước.
- Hệ thống cứu hoả dùng CO2.
- Hệ thống các bình chữa cháy xách tay.
- Hệ thống khí trơ (Inert gas system) dùng trên các tàu dầu, tàu chở
hoá chất

Các thiết bị bắt buộc phải có khi lắp đặt hệ thống cứu hỏa trên tàu
thủy
- Hệ thống bơm cứu hỏa chính và bơm cứu hỏa sự cố
- Hệ thống đường ống
- Vòi rồng cứu hỏa
- Bình chữa cháy xách tay
- Hệ thống chữa cháy cố định
- Hệ thống phun sương chữa cháy kho sơn
- Mặt bích nối bờ quốc tế
- Bộ dụng cụ cứu hỏa
- Thiết bị thở để thoát hiểm khi có sự cố
- Hệ thống báo cháy
- Hệ thống báo động
- Các công tắc đóng nhanh sự cố từ xa
- Sơ đồ bố trí cứu hỏa
Hệ thống các thiết bị chữa cháy cố định trên tàu thủy
Theo Công ước quốc tế về an toàn cuộc sống trên biển (SOLAS), chương
II, quy định 10, trên tàu thủy cần phải có các kiểu hệ thống chữa cháy cố
định như sau:
- Hệ thống chữa cháy cố định bằng khí (như khí CO2). Không được sử
dụng các hệ thống chữa cháy cố định sử dụng Halon 1211, 1301, 2402 và
perfluorocarbon.
- Hệ thống chữa cháy cố định dạng bọt.
- Hệ thống chữa cháy dạng bình phun nước.
Hệ thống cứu hỏa trên tàu thủy, tùy theo quy định của SOLAS sẽ dùng để
trang bị cho buồng máy, buồng bơm (tàu chở hàng lỏng), trạm điều khiển,
nhà bếp, các khu vực ở và phục vụ, hệ thống phun nước trên tàu hàng,
không gian chứa chất lỏng dễ cháy, không gian chứa hàng hóa…
Lưu ý: Tất cả các thiết bị của hệ thống cứu hỏa trên tàu thủy đều phải có
chế độ dừng quạt gió, máy bơm… từ bên ngoài không gian mà nó bảo vệ.
Đồng thời, phải có giải pháp đóng các cửa thông sàn, các van, cửa ra
vào….từ bên ngoài.
Áp dụng hệ thống cứu hỏa cố định trên tàu thủy
HỆ THỐNG CỨU HỎA CỐ ĐỊNH TRÊN TÀU THỦY BẢO VỆ KHO SƠN
- Hệ thống CO2, có lượng khí tự do tối thiểu bằng 40% tổng thể tích của
không gian cần bảo vệ.
- Hệ thống bột khô, tối thiểu 0,5 kg/m3 cho không gian cần bảo vệ.
- Hệ thống phun nước hoặc lăng phun, 5 lít/m2 phút
HỆ THỐNG PHUN CO2 CỐ ĐỊNH DÙNG CHO KHOANG HÀNG TÀU RO-
RO VÀ BUỒNG MÁY
Khối lượng: 30% của khoang hàng lớn nhất (45% boong tàu RO- RO) và
40% buồng máy, tốc độ phun tối tiểu là 85% toàn bộ thể tích trong khoảng
2 phút, nếu trên boong tàu RO-RO, phun 2/3 CO2 trong khoảng 10 phút.
HỆ THỐNG CỨU HỎA BẰNG KHÍ ĐỐI VỚI HÀNG NGUY HIỂM
Tàu chở hàng nguy hiểm cần phải được trang bị thêm một hệ thống chữa
cháy cố định bằng CO2 hoặc bằng khí trơ ở tất cả các khoang chứa đồ
thỏa mãn yêu cầu của Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy.
Buồng bơm hàng của tàu chở hàng lỏng cần phải được bảo vệ bằng một
trong các hệ thống cứu hỏa tàu thủy nói trên.
TRANG PHỤC CHỐNG CHÁY TRONG HỆ THỐNG CỨU HỎA TRÊN
TÀU THỦY
Một bộ trang phục chống cháy sẽ bao gồm:
- Bình thở
- Đèn pin xách tay an toàn dùng được trong 3 giờ
- Quần áo bảo vệ
- Rìu chữa cháy
- Găng tay và ủng không dẫn điện
- Mặt nạ mũ cứng

You might also like