You are on page 1of 7

BÀI TẬP NHÓM

Đề bài: Phân tích các thuộc tính của thông tin. Hiện nay có những loại thông tin
gì? Phân loại.
Bài làm
I. Các thuộc tính của thông tin
1. Thuộc tính đa dạng thông tin
 Đa dạng về nguồn gốc: Thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm sách, báo chí, tạp chí, trang web, cơ sở dữ liệu, cuộc trò chuyện,
phỏng vấn, thảo luận trực tuyến và nhiều nguồn khác. Mỗi nguồn có thể cung
cấp thông tin từ góc nhìn và nguồn tin khác nhau.
 Đa dạng về định dạng: Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau
như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, bảng, tài liệu học
thuật và nhiều loại định dạng khác. Mỗi định dạng đóng vai trò quan trọng trong
việc truyền tải thông tin theo cách tốt nhất cho mục đích cụ thể.
 Đa dạng về nội dung: Thông tin có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như
khoa học, công nghệ, y tế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, thể thao, kinh doanh,
chính trị, xã hội, môi trường và nhiều lĩnh vực khác. Mỗi lĩnh vực đóng góp vào
sự đa dạng của thông tin và đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người sử
dụng.
 Đa dạng về ngôn ngữ: Thông tin có thể được biểu đạt bằng nhiều ngôn ngữ
khác nhau trên thế giới. Mỗi ngôn ngữ mang theo sự đa dạng văn hóa, lịch sử và
cách tiếp cận thông tin riêng. Điều này tạo điều kiện cho sự truyền đạt và chia sẻ
thông tin trên quy mô toàn cầu.
 Đa dạng về quan điểm: Thông tin có thể phản ánh nhiều quan điểm khác nhau
từ các tác giả, chuyên gia, nguồn tin và cộng đồng khác nhau. Điều này tạo ra sự
đa dạng trong cách trình bày thông tin và quan điểm được truyền đạt. Sự đa quan
điểm cho phép người sử dụng nhận thức và suy ngẫm về các góc nhìn khác nhau
và đánh giá thông tin một cách toàn diện.

1
=> Những thuộc tính đa dạng này cùng nhau tạo ra một môi trường thông tin phong
phú và đa chiều, cung cấp cho người sử dụng sự lựa chọn và tiếp cận thông tin theo
nhiều cách khác nhau.

2. Thuộc tính khối lượng thông tin

Thuộc tính khối lượng thông tin có thể được áp dụng vào lĩnh vực dịch vụ thông tin
để đo lường mức độ giá trị hoặc sự quan trọng của thông tin mà một dịch vụ cung cấp.
Trong ngữ cảnh này, khối lượng thông tin thường được liên kết với độ chi tiết, tính độc
đáo, hoặc mức độ thông tin mới mẻ mà thông tin đó mang lại. Một dịch vụ thông tin
hiệu quả thường cung cấp thông tin có khối lượng cao, có nghĩa là nó mang lại giá trị
lớn và độ chất lượng. Đối với người tiêu dùng, sự tăng cường khối lượng thông tin
thường đồng nghĩa với sự tăng cường sự hiểu biết và kiến thức. Ở mức độ tổng quan,
việc đánh giá khối lượng thông tin trong dịch vụ thông tin có thể bao gồm:

 Sự độc đáo: Khối lượng thông tin tăng khi thông tin mang lại sự độc đáo hoặc
mới mẻ, đặc biệt là so với thông tin có sẵn ở nơi khác.
 Chi tiết và độ phức tạp: Thông tin chi tiết và phức tạp thường có khối lượng
thông tin lớn hơn, vì nó mang lại nhiều chi tiết và thông tin hơn.
 Áp dụng thực tế: Thông tin có ứng dụng thực tế và có khả năng giải quyết vấn
đề thường có khối lượng thông tin cao hơn so với thông tin lý thuyết hoặc chưa
được kiểm chứng.
 Mức độ cập nhật: Thông tin mới và cập nhật có thể được xem xét là có khối
lượng thông tin cao hơn so với thông tin đã lạc quan.
 Chất lượng và độ đáng tin cậy: Thông tin chất lượng cao và đáng tin cậy thường
có khối lượng thông tin lớn hơn, vì nó mang lại giá trị và tin cậy cho người sử
dụng.

=> Trong môi trường dịch vụ thông tin, việc hiểu và quản lý khối lượng thông tin có
thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và đáp ứng nhu cầu thông tin của họ một
cách hiệu quả.

2
3. Thuộc tính chất lượng thông tin
 Tính minh bạch: Nguồn gốc của thông tin cần được cung cấp rõ ràng để người
tiêu dùng có thể đánh giá.
 Tính chính xác: Thông tin phải được kiểm chứng, không chứa thông tin sai lệch
và phù hợp với thực tế.
 Tính đầy đủ: Thông tin cần được cung cấp đầy đủ những chi tiết cần thiết để hiểu
rõ vấn đề hoặc tình huống.
 Tính tin cậy: Thông tin được kiểm tra bằng các phương pháp độc lập, đưa ra từ các
nguồn tin cậy và có bằng chứng.
 Tính dễ tiếp cận: Thông tin nên được trình bày một cách dễ hiểu, hấp dẫn và dễ
tiếp cận cho mọi đối tượng sử dụng, người đọc có thể lĩnh hội được.
 Tính thời gian: Thông tin nên được cung cấp đúng thời điểm, không quá cũ, thích
hợp và kịp thời.
=> Bằng cách đảm bảo các đặc trưng này, thông tin sẽ trở nên đáng tin cậy, được
đánh giá cao và trở nên hữu ích.
Ngoài những đặc trưng của thông tin chất lượng cao còn có thông tin chất lượng thấp.
Thông tin chất lượng thấp là những thông tin bị sai lạc hoặc bị bóp méo do hành động có
chủ tâm của nguồn hoặc do quá trình truyền tin. Chúng thường có đặc trưng như:
 Thiếu đầy đủ, không tin cậy: Thông tin đi ngược với thực tế, không cung cấp
được chi tiết vấn đề, không được đưa ra từ nguồn đáng tin cậy và thiếu bằng chứng
hỗ trợ.
 Không chính xác: Chứa những thông tin sai lệch hoặc không được kiểm chứng.
 Cũ và không kịp thời: Thông tin đã cũ hoặc không được cập nhật đúng hời điểm,
không phản ánh được vấn đề mới nhất.
 Khó tiếp cận: Thông tin được trình bày rời rạc, khó hiểu, thiếu tính hấp dẫn khiến
người đọc khó hiểu, khó tiếp thu.
=> Nên sử dụng các phương pháp để phát hiện, cải thiện chất lượng thông tin trước
khi đưa tới người nhận.

3
4. Thuộc tính giá trị thông tin
Trong nghiên cứu có 4 yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị
cho nó:
 Phạm vi bao quát của nội dung (quan trọng nhất).
 Tính chính xác (quan trọng thứ 2).
 Tính cập nhật và tần số sử dụng.

Thông tin có giá trị là những thông tin có tính riêng biệt và thông tin có tính dự báo:
 Tính riêng biệt: Làm cho thông tin phù hợp với yêu cầu người sử dụng
 Tính dự báo: Cho phép người ta có thể lựa chọn nhiều quyết định trong nhiều khả
năng cho phép. Có thể nói thêm rằng giá trị nhận thức của thông tin dự báo liên
quan mật thiết đến tính đúng đắn của việc lựa chọn quyết định.
Trên ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nằm trong quyền lực tổ chức của nó. Phản
ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của tổ chức. Tính chất quyền lực này của
thông tin nằm trong cách nó có thể tượng trưng cho những kiến trúc vật chất và tinh
thần.
5. Thuộc tính giá thành thông tin
Giá thành của thông tin có thể quy về 2 bộ phận chính:
 Thứ nhất là Lao động trí tuệ, bao gồm việc hình thành ra thông tin và xử lý nội
dung của nó.
 Thứ hai là Các yếu tố vật chất, đó là các phương tiện xử lí và lưu trữ thông tin,
các phương tiện truyền tin...
 Đối với các yếu tố vật chất việc định giá thường dễ dàng hơn: các vật mang
tin, các phương tiện truyền tin,.... được định giá bằng giá thị trường.
 Khi thông tin được lặp lại với số lượng lớn và được ghi trên các phương tiện
vật chất như báo chí, sách,.... thì giá của phương tiện vật chất sẽ chi phối giá
thành của một đơn vị thông tin.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành thông tin bao gồm:
 Độ khó tiếp cận: Các nguồn thông tin hiếm, khó tìm hoặc độc quyền có thể có giá
trị cao hơn và tăng giá thành thông tin.

4
 Độ tin cậy: Thông tin được xác thực và có nguồn gốc đáng tin cậy có thể có giá
trị cao hơn và giảm giá thành thông tin.
 Độ cần thiết: Thông tin quan trọng và cần thiết cho mục đích cụ thể có thể có giá
trị cao hơn và tăng giá thành thông tin.
 Độ độc quyền: Thông tin không công khai hoặc chỉ có sẵn cho một nhóm hạn chế
có thể có giá trị cao hơn và tăng giá thành thông tin.
Giá thành thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định của một người hoặc tổ chức về
việc sử dụng thông tin. Nếu giá thành thông tin quá cao, người sử dụng có thể không đủ
khả năng chi trả hoặc quyết định không đáng để đầu tư vào thông tin đó. Ngược lại, nếu
giá thành thông tin thấp, người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông tin cho
mục đích của mình.

6. Thuộc tính giao lưu của thông tin


Thuộc tính giao lưu của thông tin chính là khả năng truyền đi, chia sẻ, tiếp nhận, là sự
tương tác, kết nối trong quá trình sử dụng giữa các chủ thể. Những thông tin chỉ có giá trị
và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổ biến và sử dụng. Hay có thể nói, bản chất của thông
tin năm trong sự giao lưu của nó.
Giao lưu thông tin sẽ gồm:
 Nội dung thông tin truyền đi (khái niệm, ý tưởng,…) là vô hạn.
 Cách thức truyền giao (ký hiệu, hình ảnh….) là hữu hạn.
Ngoài ra, thuộc tính giao lưu của thông tin còn thể hiện qua một số khía cạnh:
 Khả năng truyền tải: phụ thuộc vào mức độ khả năng truyền đi, khả năng tiếp
nhận của các chủ thể.
 Khả năng chia sẻ: phụ thuộc vào tính phổ biến, tính mở và các rào cản liên quan
đến bản quyền.
 Tính tương tác: thể hiện qua các hình thức như bình luận, đánh giá, thảo luận.
 Tính kết nối: giúp mọi người có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng.
 Tính lan tỏa: phụ thuộc vào tính hấp dẫn, giá trị mà thông tin mang lại.

5
=> Thuộc tính giao lưu của thông tin là một yếu tố quan trọng giúp thông tin được sử
dụng một cách hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại.
Một khi hiểu rõ được bản chất thuộc tính giao lưu thông tin sẽ là yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin trong giao tiếp, công việc và học tập.

II. Những loại thông tin hiện nay


Thông tin rất phong phú và đa dạng. Người ta có thể phân loại thông tin theo nhiều tiêu
chí khác nhau:
 Theo giá trị và quy mô sử dụng: Thông tin chiến lược, thông tin tác nghiệp và
thông tin thưởng thức.
 Theo nội dung của thông tin:
 Thông tin khoa học và kĩ thuật: Các kết quả nghiên cứu phát minh, các phương
pháp, các sản phẩm, các tính chất công nghệ, các tiêu chuẩn, các trang thiết bị….
 Thông tin kinh tế: tài chính, giá cả, thị trường, quản lý, cạnh tranh.
 Thông tin pháp luật: Luật, quy định, quy tắc…
 Thông tin văn hoá và xã hội.
 Theo đối tượng sử dụng:
 Thông tin đại chúng: Dành cho mọi người.
 Thông tin khoa học: Dành cho người dùng tin (khách hàng).
 Theo mức độ xử lý nội dung:
 Thông tin cấp 1: Thông tin gốc.
 Thông tin cấp 2: Thông tin tín hiệu và chỉ dẫn.
 Thông tin cấp 3: Tổng hợp các thông tin cấp 1.
 Theo hình thức thể hiện thông tin:
 Thông tin nói.
 Thông tin viết.
 Thông tin bằng hình ảnh.
 Thông tin đa phương tiện (multimedia).
Đề cập tới các loại thông tin ta không thể không đề cập tới các loại hình tài liệu. Mỗi
loại tài liệu có hai đặc trưng chủ yếu:

6
 Đặc trưng về mặt vật chất thể hiện ở chất liệu và các tín hiệu sử dụng, kích thước,
trọng lượng, cách trình bày, phương thức sản sinh... của tài liệu.
 Đặc trưng về mặt tri thức thể hiện ở nội dung chủ đề, giá trị sử dụng, đối tượng
công chúng, mức độ xử lí biên tập, mức độ phổ biến cả tài liệu.

You might also like