You are on page 1of 3

1.Vì sao Biển đông là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược ở Châu á-Thái Binh Dương?

-Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương về quốc phòng – an ninh, giao
thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác.
-Vùng biền này là tuyến đường ngắn tạo thuận lợi cho các tàu biển di chuyển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương.
-Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,…đều có các hoạt động
thương mại hàng hải hoặc các hoạt động khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.
DC: Các cảng biển lớn trên biển đông là điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hoá quan trọng của nhiều
tàu thuyền như các cảng: Xin-ga-po, Ku-an-tan, Đà Nẵng,…
-Biển đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Các nước ĐNA ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ biển đông trong phát triển kinh tế và giải
quyết các vấn đề xã hội.
2.Với tư cách là học sinh, nêu đề xuất của en về các biện pháp để khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên
thiên nhiên của biển đông?
-Xây dựng kế hoạch kế hoạch phát triển kinh tế biển đông.
-Khai thác gắn liền với bảo vệ môi trường.
-Tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ tài nguyên biển cho mọi người.
3.Từ nội dung cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, em hãy:
a) Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước của vua Lê Thánh Tông
b) Nhận xét về bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông

b) Nhận xét về bộ máy nhà nước


- Vua nắm quyền lực tối cao.
- Nhà nước thống nhất được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.
- Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao.
4.Cải cách Lê Thành Tông (TK XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triến đến đỉnh cao, em có
đồng tình với quan điểm trên? Bằng kiến thức học được chứng minh nhận định của em.
- Hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên.
- Dựa vào chính sách thực hiện và kết quả đạt được cho thấy. cuộc cải cách của Lê Thánh Tông TK XV đã đưa nhà nước
phong kiến, Đại Việt phát triển đạt đến đỉnh cao.
- Xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quuyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị. Bộ máy nhà
nước hoàn chỉnh, chặt chẽ
- Đời sống kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi, đặc biệt là nông nghiệp
- Lãnh thổ mở rộng
- Cải cách thể hiện tinh thần dân tộc, đưa nhà nước Lê sơ phát triển đến đỉnh cao đặt cơ sở cho hệ thống Đại Việt nhiều Tk
sau.
5.Từ những thành công trong cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng đất nước VN ngày nay?
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.
- Tuyển chọn công nhân viên chức công khai, minh bạch
- Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
6.Tại sao nói cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác lập mô hình phát triển của quốc gia
Đại Việt.
- Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ được tiến hành khá toàn diện và qua đó đã bước đầu xác lập mô hình phát
triển của quốc gia Đại Việt.
- Đưa đến sự xác lập bước đầu qua chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị,
được tổ chức thống nhất, chặt chẽ
- Quân đội, quốc phòng được củng cố. Vai trò sức mạnh của nhà nước được tăng cường.
- Bước đầu giải quyết những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá, hạn chế sở hữu tư nhân.
- Nho giáo dần trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt,
- Một bộ phận lớn nô tì, bước đầu được giải phóng.
- Giáo dục khoa cử có bước phát triển theo hướng quy củ, chuyên nghiệp.
7. Từ nội dung cuộc cải cách, em hãy trình bày những mặt tiến bộ và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý
Ly?
* Tiến bộ
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất
nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền.
* Hạn chế
- Một số chính sách chưa triệt để: gia no, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực
tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được mâu thuẫn xã hội, cuộc cải cách không thành công, nhà Hồ bị thất bại trong cuộc kháng
chiến chống quân Minh.
8. Từ những thất bại trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, em hãy rút ra được bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng đất nước VN ngày nay
- Bài học về đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước.
- Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân.
9. Vì sao vào nữa đầu TK XIX, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hàng chính?
-Năm 1802, Triều Nguyễn được thành lập, cai quản đất nước rộng lớn, kéo dài từ Bắc vào Nam. Trong bối cảnh
đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Dưới thời vua Gia
Long, triều Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống
nhất về mặt lãnh thổ.
-Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn
thiện. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức
hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm
giữ.
=> Để khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất, sau khi lên ngôi hoàng đế (1820), vua Minh Mạng đã
thi hành các biện pháp cải cách để tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước
10. Từ nội dung cải cách hành chính của vua Minh Mạng, em hãy:
a. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Minh Mạng
b. Bộ máy nhà nước thời vua Minh Mạng có điểm gì khác so với thời Lê sơ
a. Sơ đồ bộ máy

b.Điểm khác nhau của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng so với thời Lê Sơ
- Ở trung ương: lập và trao quyền nhiều hơn cho cơ quan giúp việc trực tiếp (nội các, Hàn lâm viện,), tăng
quyền lực cho cơ quan tư pháp, giám sát (Ngự sử đài, đô sát viện,...)
- Ở địa phương: từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí
11. Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay như thế nào?
- Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước: xây dựng bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồ dưỡng nhân tài
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.
12. Vì sao nói các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN có tầm quan trọng chiến lược?
-Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các
châu lục nên có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển. Một số đảo, quần
đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu
cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.
- Đặc biệt, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo
đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông. B.
- Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không
gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như
du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản,..
- Tại các đảo còn có thể xây dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài
sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

You might also like