You are on page 1of 6

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của
Liên Xô, đúng hay sai, vì sao?
=> Sai. Vì bản chất mỗi nước là khác nhau, Hồ Chí Minh yêu cầu có thể học hỏi
kinh nghiệm từ kiểu mô hình Liên Xô nhưng phải sáng tạo, phát triển, vì LX -
VN khác nhau cả về điểm xuất phát, đặc điểm về lịch sử, văn hóa và điều kiện
phát triển.
2. Theo Hồ Chí Minh giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt là kẻ thù nguy hiểm
số một của chủ nghĩa xã hội, đúng hay sai, vì sao?
=> Sai. Theo Hồ Chí Minh, kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là
giặc nội xâm; tệ chia rẻ, bè phái, mất đoàn kết và tệ chủ quan, bảo thù lười
biếng.
3. Tại sao Hồ Chí Minh lại xác định bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
=> Vì trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta vừa thoát ra khỏi chiến
tranh, ưu tiên lương thực lên hàng đầu. Ngoài ra, chúng ta có khí hậu, đất đai
thuận lợi và lực lượng lao động có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
4. Luận điểm cho rằng chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch là kẻ thù
nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là của Hồ Chí Minh, đúng hay sai,
vì sao?
=> Sai. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm số một của
chủ nghĩa xã hội.
5. Luận điểm cho rằng trong thời kỳ quá đó cần xóa bỏ các thành phần
kinh tế phi xã hội chủ nghĩa là chủ trương của Hồ Chí Minh, đúng hay sai,
vì sao?
=> Sai. Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển kinh tế nhà nước nhưng cũng tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế khác được phát triển.
6. Hồ Chí Minh đã xác định những bước đi và những biện pháp nào trong
xây dựng thời kỳ quá độ ở Việt Nam? Trong những biện pháp ấy biện pháp
nào được Hồ Chí Minh xem là quan trọng nhất, vì sao?
=> Trong thời kì quá độ, Hồ Chí Minh đã xác định những bước đi cụ thể như
sau: ưu tiên phát triển nông nghiệp; phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ;
sau mới đến phát triển công nghiệp nặng.
Biện pháp cơ bản xây dựng thời kỳ quá độ bao gồm:
7. Giặc ngoại xâm là kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là quan
điểm của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
=> Sai. Theo HCM, giặc nội xâm: tham nhũng, lãng phí, quan liêu mới là kẻ thù
nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội.
8. Phân tích làm rõ những động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội theo Hồ Chí Minh. Theo anh (chị) trong các yếu tố đó, yếu tố nào quyết
định nhất đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, anh (chị) cần
làm gì để đóng ghóp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
=> Động lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội theo HCM bao gốm: nội lực,
ngoại lực; nhận diện và khắc phục các lực cản của CNXH. Trong đó nguồn lực
con người trên 2 phương diện cá nhân và cộng đồng được xem là động lực quan
trọng nhất.
Trở lực bao gồm chủ nghĩa cá nhân; 3 thứ ‘giặc nội xâm’: tham nhũng, quan
liêu, lãng phí; tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết; tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng,
không chịu học tập cái mới là những điều rất nguy hại cho CNXH. Trong đó
chủ nghĩa cá nhân là lực cản chủ yếu nhất.
Với những động lực và trợ lực nêu trên, bản thân em là một sinh viên sẽ cố
gắng học tập trau dồi trí tuệ và cống hiến hết sức mình cho đất nước, xã hội.
9. Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là gì?
=> Mục tiêu về chính trị của chủ nghĩa xã hội là xây dựng chế độ chính trị dân
chủ, do nhân dân làm chủ; xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
10. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, bước đi và biện
pháp xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
=> Những nguyên tắc có tính chất phương pháp luận: học tập các nước nhưng
không giáo điều máy móc; phải giữa vững độc lập, tự chủ, tự cường. Căn cứ
vào điều kiện dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân để xác định
bước đi cho phù hợp.
Về bước đi cụ thể, thứ nhất là ưu tiên phát triển nông nghiệp bởi nước ta lúc
bấy giờ vừa thoát ra khỏi chiến tranh nên cần ưu tiên lương thực lên hàng đầu;
ngoài ra vừa có thiên thời địa lợi vừa có nguồn lực lao động giàu kinh nghiệm.
Thứ hai, phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Thứ ba là phát triển
công nghiệp nặng. Kinh tế nước ta lúc này còn đang hạn chế, phương hướng
chung là tiến lên dần dần, từ thấp đến cao, đi bước nào vững chắc bước ấy,
không nóng vội ‘đốt cháy giai đoạn’.
Về biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội cơ bản bao gồm kết hợp cải tạo với xây
dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài; thực hiện đường lối phát triển
kinh tế hài hòa đảm bạo các thành phần kinh tế, thành phần xã hội có điều kiện
phát triển và phương thức chủ yếu, quan trọng nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội
là ‘đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân’.
11. Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam?
=> T53
12. Luận điểm “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà xưởng, xe lửa, ngân hàng…
làm của chung” là nhấn mạnh đặc trưng nào của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam?
13. Nhân tố nào theo Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo thành công trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
=> Những nhân tố đảm bảo thắng lợi cho nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
VN gồm: giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đange là nhân tố quan
trọng nhất; tiếp theo là nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; phát huy tính
tích cực chủ động của các tổ chức quẩn chúng, tổ chức chính trị xã hội và xây
dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài.
14. Tại sao theo Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lại lâu dài, khó khăn?

=> Vì theo HCM, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vừa phải cải tạo
xã hội cũ vừa xây dựng xã hội mới.

Thứ nhất, đây là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của cuộc sống và
luôn gặp sự chống đối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Thứ hai, hình thức quá độ gián tiếp từ một nước lạc hậu tiền tư bản chủ
nghĩa trong khi xuất phát điểm kinh tế xã hội lạc hậu thấp kém.

Thứ ba, xây dựng CNXH là công việc hoàn toàn mới mẻ, chúng a chưa có
kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, thất bại tạm thời.

15. Tiêu chí nào để đánh giá nền độc lập hoàn toàn, độc lập triệt để? Trong
các tiêu chí ấy, tiêu chí nào quan trọng nhất.

16. Chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là quan điểm của Hồ Chí
Minh, đúng hay sai, vì sao?

=>CÂU5

17. Có nhận định cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng
lợi phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo là luận điểm sáng tạo của HCM?
Đúng hay sai? Vì sao?

=> Sai. Vì luận điểm sáng tạo của HCM là cách mạng GPDT cần được tiến
hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở
chính quốc.
18. Vì sao HCM lại khẳng định CM Tháng Mười là cách mạng triệt để,
cách mạng đến nơi?

=>

19. Hồ Chí Minh đã sử dụng những hình ảnh gì để nói về sự nguy hiểm
của chủ nghĩa thực dân - đế quốc?

20. Trong các lực cản xây dựng CNXH lực cản nào nguy hiểm nhất?

=> Chủ nghĩa cá nhân

21. Quan điểm: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là loại bỏ lợi
ích cá nhân để tập trung cho lợi ích tập thể” có phải của Hồ Chí Minh
không? Tại sao?
=> Không. Quan điểm của HCM là chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng không
chống lợi ích cá nhân. Người chú trọng đảm bảo lợi ích cá nhân chính đáng.
22. Theo Hồ Chí Minh, các lực cản chủ yếu đối với công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta gồm những nhân tố nào (chỉ cần nêu tên)?
=> Chủ nghĩa cá nhân; 3 thứ ‘giặc nội xâm’: tham nhũng, quan liêu, lãng phí; tệ
chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết và tệ chủ quan, lười biếng không chịu học tập cái
mới.

23. Trình bày những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ?
=> Thứ nhất, đó là một chế độ chính trị dân chủ, một nhà nước của dân, do dân
và vì dân.
Thứ hai, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có khoa
học, kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Thứ ba, CNXH là chế độ không còn áp bức bóc lột bất công.
Thứ tư, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống
quan hệ xã hội dân chủ, bình đẳng, công bằng.
Thứ năm, CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây
dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một chủ nghĩa xa hội của
dân, do dân và vì vân, là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân
loại.

24. Trong vấn đề độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ
giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như thế nào?
25. Vì sao Hồ Chí Minh lại đề cao vai trò của chủ nghĩa dân tộc?
26. Trong các động lực xây dựng chủ nghĩa XH động lực nào quan trọng
nhất?
=> Nguồn lực con người.
27. Hãy cho biết trong tư tưởng Hồ Chí Minh giặc nội xâm gồm những vấn
đề gì?
=> Tham nhũng, quan liêu và lãng phí
28. Trình bày các nguyên tắc, bước đi và biện pháp xây dựng CNXH trong
thời kỳ quá độ? Trong các biện pháp ấy biện pháp nào mang tính quyết
định thắng lợi.

You might also like