You are on page 1of 15

MỘT SỐ BÀI TẬP MÔN TT HCM

BÀI TẬP 1
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô,
đúng hay sai, vì sao?
1.2 Theo Hồ Chí Minh giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt là kẻ thù nguy hiểm số một
của chủ nghĩa xã hội, đúng hay sai, vì sao?
1.3 Luận điểm nào được xem là sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về dân
chủ?
1.4 Lý giải tại sao theo Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ lại mang bản chất của giai cấp
công nhân?
GỢI Ý
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo
- Mang định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
- Lực lượng xây dựng nhà nước là liên minh công nông trí
thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo
1.5 Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất trong đạo đức cách
mạng, là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải xây dựng Đảng? Chỉ ra các nguyên tắc xây
dựng, sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong số các nguyên tắc ấy, nguyên
tắc nào là quan trọng nhất, vì sao?
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những biện pháp xây dựng nhà nước trong sạch,
vững mạnh. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.

BÀI TẬP 2
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Tại sao Hồ Chí Minh lại xác định bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
1.2 Luận điểm cho rằng chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch là kẻ thù nguy hiểm
số một của chủ nghĩa xã hội là của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.3 Theo Hồ Chí Minh, tại sao cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
1.4 Luận điểm cho rằng trong thời kỳ quá đó cần xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã
hội chủ nghĩa là chủ trương của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.5 Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng
và rèn luyện đạo đức mới?
Câu 2: (2 điểm)
Hồ Chí Minh đã xác định những bước đi và những biện pháp nào trong xây dựng thời
kỳ quá độ ở Việt Nam? Trong những biện pháp ấy biện pháp nào được Hồ Chí Minh
xem là quan trọng nhất, vì sao?
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới – nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Anh (chị) hãy liên hệ với Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
GỢI Ý
Ý1
- Nhà nước của dân:
+ Nhà nước thuộc quyền sở hữu của dân, dân là chủ, địa vị
cao nhất thuộc về dân
+ “Nhân dân” không phải là nhà nước phi giai cấp, mà nhân
dân được hiểu là 4 giai cấp chính: công – nông – tư sản dân
tộc – tiểu tư sản
+ Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có những quyền
lực cơ bản sâu đây
 Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước
 Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra
 Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ
ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
+ Dân chủ nghĩa là dân vừa làm chủ và dân vừa là chủ
+ Dân làm chủ, cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân,
nói đến thái độ, trách nhiệm của cán bộ trong phục vụ nhân
dân
+ Biện pháp nào để đánh giá cán bộ, Chính phủ là gì?
 Cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo cho dân
làm việc
 Cán bộ giải quyết vướng mắc, khó khăn cho nhân dân
Ý2
- Nhà nước do dân:
+ Nhân dân lập ra nhà nước
+ Nhân dân tham gia vào công việc nhà nước
+ Nhân dân đóng Thuế
1 điểm
Ý3
- Nhà nước vì dân:
+ Nhà nước phải phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân
dân, không được có đặc quyền đặc lợi, làm lợi cho dân.
+ Cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý nhà nước phải lấy sự
phục vụ nhân dân làm mục đích
+ Nhà nước không chỉ làm lợi cho dân, mà còn phải yêu dân,
kính dân.

BÀI TẬP 3
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Nguyên tắc xây dựng Đảng nào được Hồ Chí Minh xem là quan trọng nhất?
1.2 Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất yêu thương con người là phẩm chất quan trọng
nhất, quyết định các phẩm chất khác trong đạo đức cách mạng, đúng hay sai, vì sao?
1.3 Giặc ngoại xâm là kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là quan điểm của
Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.4 Luận điểm nào được coi là sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ?
1.5 Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô,
đúng hay sai, vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy phân tích sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc
của nhà nước dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
GỢI Ý
- Nhà nước dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo
- Mang định hướng xã hội chủ nghĩa
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
- Lực lượng xây dựng nhà nước là liên minh công nông trí
thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo
- Sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính
dân tộc của nhà nước
+ Nhà nước không phải chỉ do giai cấp công nhân đấu tranh
mà là kết quả đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động, toàn
thể dân tộc Việt Nam
+ Nhà nước dân chủ không chỉ đáp ứng, đem lại lợi ích cho
giai cấp công nhân, mà còn đem lại lợi ích cho nhân dân lao
động, và toàn thể dân tộc Việt Nam
+ Nhà nước định hướng dân tộc giành độc lập và tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích nội dung cơ bản trong các phẩm chất đạo đức Trung, Hiếu, Cần, Kiệm,
Liêm, Chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ với việc rèn luyện đạo đức của bản
thân sinh viên hiện nay.

BÀI TẬP 4
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Luận điểm chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.2 Trở lực nào theo Hồ Chí Minh là nguy hiểm nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội? Vì sao?
1.3 Phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư được Hồ Chí Minh xem là
phẩm chất quan trọng, quyết định nhất trong các phẩm chất của đạo đức cách mạng,
đúng hay sai, vì sao?
1.4 Luận điểm cho rằng nguyên tắc tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt
Đảng quan trọng, quyết định nhất, là của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.5 Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà nước
dân chủ?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước có hiệu lực pháp lý
mạnh mẽ?
GỢI Ý
- Nhà nước phải hợp Hiến, hợp pháp
- Ngay trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam, Người đã
yêu cầu thực dân Pháp phải thực hiện một nền pháp lý cho
người Đông Dương như Châu Âu, thay thế các sắc lệnh bằng
việc ra các đạo luật
- Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,
Người quan tâm nhiều đến xây dựng Hiến Pháp và Pháp
luật:
+ Kêu gọi Tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 6.1.1946
+ Chỉ đạo biên soạn 2 bản Hiến Pháp năm 1946 và 1959
=) nhà nước hoàn toàn mang tính hợp Hiến, hợp pháp
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và phải đưa
pháp luật vào đời sống xã hội
- Quản lý xã hội bằng nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là
bằng Hiến pháp và pháp luật
- Hồ Chí Minh yêu cầu phải phân công, hợp tác rõ ràng, nhịp
nhàng giữa 3 cơ quan nhà nước nhưng Người cho rằng
không nhất thiết phải đi theo mô hình Tam quyền phân lập
của Phương Tây, vì quyền lực cuối cùng cũng thuộc về nhân
dân lao động.
- Phải có biện pháp đưa pháp luật vào đời sống xã hội:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
+ Thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng
+ Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành
+ Nhân dân phải hiểu và thực hành pháp luật….
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích làm rõ những động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội theo Hồ
Chí Minh. Theo anh (chị) trong các yếu tố đó, yếu tố nào quyết định nhất đến việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, anh (chị) cần làm gì để đóng ghóp vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

BÀI TẬP 5
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (3 điểm)
1.1 Tại sao Hồ Chí Minh lại xác định bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
1.2 Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
1.3 Nguyên tắc xây dựng và sinh hoạt Đảng nào là quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ
Chí Minh?
Câu 2: (3 điểm)
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực và các trở lực trong xây dựng xã hội chủ
nghĩa? Trong các trở lực của chủ nghĩa xã hội, trở lực nào là nguy hiểm nhất?
Câu 3: (4 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách
mạng. Liên hệ với bản thân?

BÀI TẬP 6
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (3 điểm)
1.1 Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là giặc ngoại
xâm, đúng hay sai, vì sao?
1.2 Nội dung về mặt chính trị trong thời kỳ quá độ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
1.3 Phẩm chất đạo đức nào theo Hồ Chí Minh là quan trọng, quyết định nhất trong các
phẩm chất đạo đức cách mạng?
Câu 2: (3 điểm)
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, bước đi và biện pháp xây dựng
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
Câu 3: (4 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức cách
mạng. Liên hệ với bản thân?

BÀI TẬP 7

CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Theo Hồ Chí Minh vì sao cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
1.2 Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa
xã hội, đúng hay sai, vì sao?
1.3 Tại sao Hồ Chí Minh lại xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong bước đi đầu
tiên thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1.4 Quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mô
hình của Liên Xô, đúng hay sai, vì sao?
1.5 Cần, Kiệm, Liêm, Chính là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất trong đạo đức cách
mạng, là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam?
GỢI Ý
1/ Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của
lịch sử xã hội loài người, xu thế tất yếu của thời đại
2/ Ra đời chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
3/ Xét về con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc
mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải
phóng được giai cấp, con người
4/ Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng
của chủ nghĩa Mác – Lê Nin để luận chứng một cách toàn
diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội từ một nước phong
kiến, bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở nước ta
5/ Tính tất yếu còn xuất phát từ tương quan so sánh lực
lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách
mạng giải phóng dân tộc
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cách mạng. Theo anh
(chị) cần làm gì để rèn luyện những phẩm chất ấy?

BÀI TẬP 8
CÂU 1. Hãy trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: (5 điểm)
1.1 Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đúng hay sai, vì sao?
1.2 Luận điểm “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà xưởng, xe lửa, ngân hàng… làm của
chung” là nhấn mạnh đặc trưng nào của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1.3 Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt
Đảng quan trọng nhất là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.4 Chỉ ra các bước đi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được nêu lên trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh?
1.5 Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc xây dựng, rèn luyện đạo đức nào được xem là
quan trọng nhất?
Câu 2: (2 điểm)
Tại sao theo Hồ Chí Minh cần tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức trong
xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1/ Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể
bổ sung, hỗ trợ nhau trong thuật trị nước
2/ Trong thực tế trị nước cần phải có sự kết hợp giữa tăng
cường pháp luật và giáo dục đạo đức
3/ Không được tuyệt đối mặt nào, giáo đục đạo đức nên diễn
ra trước tiên, đồng thời cũng quan tâm đến tăng cường pháp
luật
Câu 3: (3 điểm):
Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của đạo đức. Theo Hồ Chí
Minh phẩm chất đạo đức nào là quan trọng nhất đối với mỗi con người? Anh (chị) cần
làm gì để rèn luyện phẩm chất ấy?

BÀI TẬP 9
Câu 1: (4 điểm) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1.1 Tại sao Hồ Chí Minh xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam?

1.2 Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa đế quốc là quan điểm
của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?

1.3 Nhân tố nào theo Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo thành công trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội?

1.4 Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của đạo đức cách
mạng, là quan điểm của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?

Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy phân tích những biện pháp xây dựng Nhà nước trong
sạch, vững mạnh theo Tư tưởng Hồ Chí Minh?

GỢI Ý:

- Nhận diện và đấu tranh chống các căn bệnh tiêu cực, hạn chế trong nhà nước
+ 6 căn bệnh nguy hiểm: Trái phép; Cậy thế; hủ hóa; tư túng; chia rẽ; kiêu ngạo
+ Các biện pháp khắc phục các căn bệnh: Cán bộ không nên sợ sai, sợ khuyết điểm,
quan trọng là phải khắc phục các khuyết điểm.

Các biện pháp để khắc phục các căn bệnh: Trước khi làm bất cứ điều gì, cần xác định
rõ: Đối với mình; đối với Người và đối với công việc.
- Nhận diện và đấu tranh chống 3 thứ “giặc nội xâm”

+ Tham ô: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm…

+ Quan liêu: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm…

+ Lãng phí: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm…

+ Chỉ ra nguồn gốc của bệnh tham ô, lãng phí là do Quan liêu sinh ra; và 3 bệnh này là
chủ nghĩa cá nhân sinh ra.

- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
+ Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp, bổ sung cho nhau
trong thuật trị nước (sinh viên phải làm rõ)

+ Thực tế trị nước cho thấy muốn hiệu quả phải kết hợp cả hai
+ Không được tuyệt đối pháp luật hay đạo đức trong thực tế trị nước

Câu 3: (3 điểm)

- Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng? (2
điểm)

- Anh (chị) đã làm gì thể hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh? (1 điểm)

BÀI TẬP 10

Câu 1: (4 điểm) Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:

1.1 Tại sao theo Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lại lâu dài, khó khăn?

1.2 Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là giặc đói, giặc dốt là quan điểm
của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?

1.3 Nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong Nhà nước dân chủ?

1.4 Luận điểm nào là sáng tạo nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ?

Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy phân tích những động lực và trở lực trong quá trình
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Câu 3: (3 điểm)

- Anh (chị) hãy so sánh sự khác biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Nho giáo về các
phạm trù “Trung”, “Hiếu”, “Cần”, “Kiệm”? (2 điểm)

- Anh (chị) đã làm gì thể hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh? (1 điểm)
BÀI TẬP 11
Câu 1 (4 điểm): Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây

1.1 Lý do vì sao theo Hồ Chí Minh lại cho rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam lại lâu dài, khó khăn, phức tạp?

1.2 Chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là quan điểm của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
1.3 Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất trong đạo đức cách
mạng, là quan điểm của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?

1.4 Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà
nước dân chủ?

Câu 2 (2 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các biện pháp xây dựng nhà
nước trong sạch, vững mạnh?

Câu 3 ( 2 điểm): So sánh quan điểm của Hồ Chí Minh và Nho giáo về Trung –
Hiếu – Cần – Kiệm?

Câu 4 (2 điểm): Từ quan điểm về mối quan hệ giữa Tài và Đức của Hồ Chí
Minh, anh (chị) hãy liên hệ với việc tu dưỡng đạo đức, lập thân lập nghiệp của
sinh viên hiện nay?

BÀI TẬP 12

Câu 1 (4 điểm): Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây

1.1 Luận điểm cho rẳng chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù nguy hiểm số một của chủ
nghĩa xã hội, là quan điểm của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?

1.2 Luận điểm nào được xem là nổi bật, cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về dân
chủ?

1.3 Theo Hồ Chí Minh, nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự thành công của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

1.4 Lý do vì sao theo Hồ Chí Minh phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng?

Câu 2 (2 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các động lực và trở lực
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Câu 3 (2 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách
mạng?
Câu 4 (2 điểm): Từ luận điểm “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong” của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy liên hệ với việc rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức của bản thân sinh viên hiện nay?

Bài tập 13
Câu 1: Anh (chị) hãy trả lời vắn tắt các vấn đề sau:
1.1. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng
hay sai? Tại sao?
1.2. Quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh chủ trương xây nhà nước mới theo đường lối
“đức trị” ở nước ta là đúng hay sai? Tại sao?
1.3. Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cơ bản, bao trùm nhất của đạo đức
cách mạng có đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh không? Tại sao?
1.4. Quan điểm: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là loại bỏ lợi ích cá
nhân để tập trung cho lợi ích tập thể” có phải của Hồ Chí Minh không? Tại sao?

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành về cơ bản vào thời kỳ 1911 -1920 là
đúng hay sai? Tại sao?

1.3. Chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò như thế nào đối với sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh?
1.4. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố chủ chốt của người cách mạng là nhân tố
nào?
Bài tập 14
Câu 1:
Theo Hồ Chí Minh, các lực cản chủ yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta gồm những nhân tố nào (chỉ cần nêu tên)?
1.2. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động
của Đảng là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là đúng hay sai? Tại sao?
1.3. Nội dung của phạm trù “Cần” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
1.4. Nhân tố chủ quan (phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh) giữ vai trò quyết định trong
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2: (3điểm)
Trình bày những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và nêu rõ ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới hiện nay.
Gợi ý Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội:
+ Thứ nhất, CNXH có chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân làm chủ, mọi quyền
hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên
khối đại đoàn kết toàn dân
+ Thứ hai, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có khoa học, kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại, NSLĐ cao
+ Thứ ba, CNXH là chế độ không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ công
hữu về TLSX chủ yếu và thực hiện phân phối theo lao động
+Thứ tư, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ
xã hội dân chủ, bình đẳng, công bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do,
toàn diện trong sự hài hòa giữa xã hội với tự nhiên.
+ Thứ năm, về chủ thể xây dựng CNXH: CNXH là công trình tập thể của ND, do ND
tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
-Ý nghĩa: Quan điểm sáng tạo của HCM là cơ sở tư tưởng quan trọng để Đảng ta đề ra
mô hình CNXH thời kỳ đổi mới ngày nay.

Câu 3: (3 điểm)
Trình bày và phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là
sản phẩm của sự kết hợp lý luận Mác – Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam.
Gợi ý
- Quy luật chung dẫn tới sự ra đời của đảng cộng sản trên thế giới: chủ nghĩa Mác -
Lênin kết hợp với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân dẫn tới sự ra đời của
đảng cộng sản.
- Quy luật đăc thù (HCM có công phát hiện) dẫn tới sự ra đời của đảng cộng sản VN:
chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam.
Phân tích:
+ Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân và là một cơ sở quan trọng
thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam. -0,5đ
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì có chung mục tiêu
là giải phóng dân tộc.
+ Trí thức yêu nước tiên tiến – những người đầu tiên tiếp thu CN MLN đã ra sức hoạt
động truyền bá CN MLN vào PT công nhân và PT yêu nước dẫn đến sự xuất hiện 3 tổ
chức cộng sản đầu tiên, từ đó daanx đến sự ra đời của ĐCSVN.
- Ý nghĩa: Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam –
phản ánh quy luật đặc thù sự ra đời của Đảng và định hướng công tác xây dựng
Đảng qua các thời kỳ đảm bảo cho Đảng ta đủ sức hoàn thành các nhiệm do lịch sử
cách mạng Việt Nam đặt ra.

You might also like