You are on page 1of 2

- - -  Chủ đề 6.

NGUYÊN TỐ NHÓM IA & NHÓM IIA  - - -


§17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA
I. Đơn chất nhóm IA
 Đặc điểm chung
Bán kính Thế điện cực
Nguyên tử Tên gọi Cấu hình electron
nguyên tử (pm) chuẩn (V)
3Li Lithium [He]2s1 152 – 3,040

11 Na Sodium [Ne]3s1 186 – 2,713

19 K Potassium [Ar]4s1 227 – 2,924

37 Rb Rubidium [Kr]5s1 248 – 2,924

55 Cs Caesium [Xe]6s1 265 – 2,923

 Kim loại nhóm IA (hay kim loại kiềm) gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr.
 Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ, rất hiếm.
 Bán kính nguyên tử tăng dần từ Li đến Cs.
 Nguyên tố nhóm IA là những nguyên tố s, chỉ 1 electron hóa trị ở phân lớp ns 1 và có thế
điện chuẩn rất nhỏ nên dễ tách electron hóa trị ra khỏi nguyên tử.
 Về cấu trúc tinh thể, các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng lập phương tâm khối.
 Trạng thái tự nhiên
 Trong tự nhiên, kim loại nhóm IA chỉ tồn tại dạng hợp chất:
 Sodium thường gặp ở dạng NaCl (có trong nước biển, mỏ muối, quặng halite),
Na2CO3.10H2O (soda), NaNO3 (diêm tiêu).
 Potassium thường gặp ở dạng khoảng vật: KCl.NaCl (syvinite) KCl.MgCl 2.6H2O
(carnallite).
 Do có tính khử rất mạng nên các kim loại kiềm không tồn tại ở trạng thái kim loại tự do
trong thiên nhiên mà chỉ ở dạng ion (hợp chất).
 Tính chất vật lí
 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm đều thấp và có xu hướng giảm dần
từ Li đến Cs.
 Tất cả các kim loại kiềm đều mềm (độ cứng thấp) có thể cắt bằng dao.
 Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ cứng thấp là do liên kết
kim loại yếu và càng yếu dần khi bán kính nguyên tử tăng dần.
 Các kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ (đều là các kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên
tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.
 Tính chất hóa học
 Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động hóa học mạnh.
 Dễ nhường 1 electron, thể hiện tính khử rất mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs.
M → M+ + 1e

You might also like