You are on page 1of 4

NGHỀ SÁNG TẠO NỘI DUNG - SÁNG TẠO TRONG ÁP LỰC

Nghề sáng tạo nội dung (Conten Creator) trên các trang mạng xã hội đã trở
nên rất phổ biến trong thời đại công nghệ số hiện nay. Thế nhưng đằng sau
những sản phẩm sáng tạo là những áp lực và khó khăn mà họ phải đối mặt
hàng ngày.

Trong thời đại số hóa phát triển nhanh chóng, việc sáng tạo nội dung trên mạng
xã hội đã trở thành một trào lưu phổ biến và thu hút sự chú ý của hàng triệu người
trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau những video ngắn hấp dẫn và nổi
bật, có một áp lực lớn đang đè nặng lên những nhà sáng tạo nội dung, khiến cho
quá trình sáng tạo trở thành một thử thách không hề dễ dàng. Chúng tôi đã có
cuộc trò chuyện với bạn Nguyễn Danh Thịnh, chủ của một kênh TikTok với hơn
60 nghìn lượt theo dõi về những khó khăn trong nghề sáng tạo nội dung.

Bạn định nghĩa như thế nào về nghề sáng tạo nội dung?

Đối với mình nghề sáng tạo nội dung là nghề dùng chất xám của mình để lên ý
tưởng, sản xuất những nội dung giải trí, học tập qua những video hoặc hình ảnh
để có thể lan tỏa được những kiến thức và những gì có giá trị mà mình sẽ mang
đến cho xã hội.

Nhiều người nghĩ rằng những nhà sáng tạo nội dung thường nghĩ ra các ý
tưởng, chủ đề cho sản phẩm của mình một cách dễ dàng mà không gặp bất cứ
áp lực nào, bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Mình nghĩ là nó không hoàn toàn đúng, đặt trên mình là cương vị của một người
sáng tạo nội dung thì trong quá trình mình sáng tạo cũng có rất nhiều khó khăn
và rất nhiều áp lực. Ví dụ khi mình sáng tạo nội dung về một chủ đề gì đó mình
cũng phải tìm hiểu những kiến thức liên quan đến chủ đề đó, mình phải tìm cách
phân tích, rồi phải tìm góc nhìn làm sao cho mới lạ vì hiện nay cũng có rất là
nhiều những nhà sáng tạo nội dung khác, và làm sao để những nội dung mình
truyền tải không bị trùng lặp.

Nếu khi mà mình có hợp tác với các nhãn hàng để xây dựng những kịch bản,
những nội dung để có thể truyền tải để quảng bá sản phẩm cho họ, mình cũng cần
phải đặt tiêu chí khách hàng lên hàng đầu, mình cũng phải tìm hiểu xem sản phẩm
đó như thế nào, đưa những hình ảnh như thế nào, mình nên nói cái gì ở video để
đạt được mục đích thương mại cũng như là giữ được cái lửa của mình trong cái
video đấy. Ngoài ra nhà sáng tạo nội dung cũng rất khắt khe về mảng lượt tiếp
cận, lượt like, lượt share, lượt comment. Nói chung là để video được tung lên các
trang mạng cũng mất rất nhiều công sức và thời gian, chất xám để mình suy nghĩ.

Ảnh: Hải Anh

Theo bạn, áp lực trong việc sáng tạo các nội dung đến từ đâu?

Đối với cá nhân của mình thì áp lực đến từ ý tưởng, sáng tạo nội dung lúc nào
cũng phải cần ý tưởng, ý tưởng hay, thú vị thì mới có thể thu hút được các bạn
khán giả. Khó nhất là những khoảng thời gian khi mình ra được một lượng video
lớn rồi thì cái gọi là bí ý tưởng xuất hiện rất là nhiều. Mình rất là cần những nguồn
cảm hứng để có thể phát triển được sự sáng tạo của bản thân nếu không sẽ bị một
vòng lặp.

Thứ hai mình nghĩ là từ cách khán giả đón nhận sản phẩm đó. Mỗi video được
tăng tải lên có thể sẽ nhận được cả ý kiến công nhận và phản đối, nếu những bình
luận phản đối có ý đóng góp thì mình thấy rất tốt, nhưng nếu là những bình luận
gay gắt thậm chí là khiếm nhã thì mình cảm thấy rất “stress” vì không biết mình
sai ở đâu.

Và còn có áp lực về tài chính. Ở giai đoạn bắt đầu khi chưa có thu nhập ổn định
với nghề mình thường tự hỏi mình có còn đủ sức để tiếp tục sản xuất nội dung
không? Tại sao người ta kiếm được 100-200 triệu mỗi tháng, còn mình có tháng
chẳng kiếm nổi 2-3 triệu? Hiện tại vấn đề này với mình đã khả quan hơn nhưng
thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện.
Công việc sáng tạo nội dung đã trở nên rất phổ biến, sự cạnh tranh ngày càng
lớn hơn, do vậy nhiều người vì áp lực doanh số, lượt tương tác mà sao chép
hoặc đạo ý tưởng của người khác cho sản phẩm của mình, bạn có đồng ý với
cách làm nội dung này không? Tại sao?

Thực ra trên các nền tảng mạng xã hội, việc sao chép ý tưởng của người khác rất
là nhiều và phổ biến. Đối với mình những chuyện sao chép này nó không sai,
nhưng quan trọng là cái cách mà họ sao chép như thế nào. Ví dụ mình mượn ý
tưởng của nhà sáng tạo nội dung khác và mình có thể sẽ ghi nguồn, mình được
truyền cảm hứng từ những video này của họ, mình tôn trọng ý tưởng gốc, thì nó
lại là một cái rất là hay vì mình có thể đưa được ý tưởng của họ với nhiều góc
nhìn, nhiều phương diện khác nhau.

Nhưng mà tốt nhất là mình vẫn nên tôn trọng ý tưởng gốc, và trong việc sáng tạo
nội dung có rất nhiều các khía cạnh khác nhau để mình có thể làm. Nên có khi
nhiều người có chung cái ý tưởng với nhau thì cái cảm giác của người xem có thể
giống như sao chép nhưng nhiều khi họ chỉ cùng suy nghĩ, cùng tần số để ra
những video giống nhau thôi. Nên mình nghĩ cái này không đáng bị lên án nếu
như mà các bạn biết cách để đưa những hình ảnh, những video có học hỏi, mình
tôn trọng những video gốc.

Ảnh: Hải Anh


Vậy các nhà sáng tạo nội dung cần làm gì để vượt qua được áp lực mà vẫn duy
trì được sự sáng tạo trong công việc?

Mình nghĩ nên có những thời điểm nghỉ, mình sáng tạo một thời gian thì mình
cũng nên dành một khoảng thời gian reset lại bản thân, lấy thêm những nguồn
cảm hứng, những nguồn động lực để mình có được nguồn năng lượng để có thể
bổ sung những nguồn kiến thức, những ý tưởng dồi dào nhất. Nhưng khi những
ý tưởng đó bị bắt buộc thì rất là khó, không thể nào ra những ý tưởng hay được.
Nên mình nghĩ là làm gì thì cũng nên có khoảng để mình dừng lại để mình tạo ra
những ý tưởng mới, những ý tưởng hay hơn, độc hơn, đưa đến người xem của
mình những góc nhìn khác của bản thân. Đó là một cách mình hay làm nếu như
mình bị bí ý tưởng để đưa đến người xem những sản phẩm chất lượng nhất.

Cảm ơn bạn vì những chia sẻ vừa rồi.

Hải Anh

You might also like