You are on page 1of 26

BÀI GIẢNG

XÁC SUẤT THỐNG KÊ


Mai Thị Thu Trang - 0985118302

LOGO
LOGO
Phương thức đánh giá môn học

1 Đánh giá ý thức học tập trên lớp: Bài kt 1

2 Bài kiểm tra trên lớp: Bài kiểm tra số 2

3 Điểm điều kiện = ½(điểm (1) + điểm (2))

4
Tài liệu LOGO

TÀI LIỆU MÔN HỌC


1. Phạm Đình Phùng, Giáo trình xác suất và thống kê toán,
NXB Tài chính, 2016
2. Nguyễn Văn Quý, Hướng dẫn giải bài tập xác suất va thống
kê toán, NXB tài chính 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David R. Anderson, Dennis J. Sweenley, Thomat A. Williams,
Statistics for Business and Economics, 11th edition

Bản dịch: Hoàng Trọng, Thống kê trong Kinh tế và kinh doanh,


NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
LOGO
Phần 1. Lý thuyết xác suất
Lý thuyết xác suất là bộ môn toán học xác lập những quy luật tất
nhiên ẩn dấu sau những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên. Việc
nắm bắt các quy luật này sẽ cho phép dự báo các hiện tượng ngẫu
nhiên đó xảy ra như thế nào.

Chẳng hạn hàng ngày có những câu nói kiểu như “Chiều nay có thể
mưa”, “Giá vàng ngày mai có thể giảm”, “Mua loại cổ phiếu này
có thể thắng lợi”. Đây chính là khẳng định về khả năng xảy ra của
các sự kiện. Toán học định lượng hóa các khả năng này bằng cách
gán cho mỗi sự kiện một con số thuộc [0; 1], gọi là xác suất của
sự kiện đó.
LOGO
Phần 1. Lý thuyết xác suất

1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất


2. Biến ngẫu nhiên và quy luật phân phối xác suất
3. Một số quy luật phân phối xác suất thường gặp
4. Biến ngẫu nhiên hai chiều
5. Các định lý giới hạn
LOGO
Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất

1. Phép thử và biến cố


2. Xác suất của biến cố
3. Các công thức tính xác suất
1. Phép thử và biến cố LOGO

1.1. Phép thử


a) Các ví dụ:
• Gieo đồng xu cân đối đồng chất xuống mặt bàn
1. Phép thử và biến cố LOGO

1.1. Phép thử


a) Các ví dụ:
1. Ghi sản lượng hàng ngày của một nhà máy chế tạo.
2. Gieo một hạt giống
3. Đầu tư một dự án
4. Làm một xét nghiệm
5. Kiểm tra một sản phẩm để xác định xem liệu nó là một sản
phẩm có khuyết tật hay chấp nhận được.
6. …
LOGO
1.1 Phép thử và biến cố

b) Khái niệm:
▪ Phép thử là sự thực hiện một hành động hoặc quan sát nào đó
nhằm xem điều gì xảy ra trong lĩnh vực mà ta quan tâm.
▪ Mỗi kết quả của phép thử gọi là một biến cố hay sự kiện, và
thường ký hiệu bởi các chữ in hoa: A, B, C,…𝐴1 , 𝐴2 …

Chú ý: Mỗi phép thử bao giờ cũng gắn với một hành động và một
mục đích quan sát.
Ví dụ: Hai kẻ trộm đeo mặt nạ, bị cảnh sát đuổi bắt bèn vứt mặt nạ
đi và trà trộn vào một đám đông gồm có 60 người. Cảnh sát bắt
giữ toàn bộ số người đó và dung máy phát hiện nói dối để điều tra
xem ai là kẻ trộm.
LOGO
1.2 Phân loại biến cố
1.2. Phân loại biến cố
▪ Biến cố chắc chắn (ký hiệu là Ω hoặc U): Là biến cố nhất định
xảy ra khi thực hiện một phép thử.
▪ Biến cố không thể có (Bất khả) (ký hiệu là Ø, V): Là biến cố
nhất định không xảy ra khi thực hiện một phép thử.
▪ Biến cố ngẫu nhiên (ký hiệu bằng các chữ in hoa như A, B,
C,... ): Là biến cố có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi thực
hiện một phép thử.
Ví dụ:
1.2 Phân loại biến cố LOGO

Ví dụ: Gieo hai con xúc sắc cân đối và đồng chất. Tìm biến cố
▪ Biến cố chắc chắn
U là biến cố tổng số chấm xuất hiện mặt trên hai con xúc sắc lớn
hơn 1
▪ Biến cố bất khả
V là biến cố tổng số chấm xuất hiện mặt trên hai con xs bằng 1

▪ Biến cố ngẫu nhiên


A là biến cố “số chấm xuất hiện mặt trên hai con xúc sắc bằng
nhau”

Chú ý: Việc đưa biến cố Ω và Ø vào chương trình để hoàn thiện về


mặt lý thuyết, trên thực tế ta chỉ quan tâm tới biến cố ngẫu nhiên,
vì vậy khi nói biến cố ta hiểu đó là biến cố ngẫu nhiên.
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

a) Biến cố kéo theo:


• Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B nếu A xảy ra thì B
cũng xảy ra, ký hiệu 𝐴 ⊂ 𝐵
b) Biến cố tương đương:
• Biến cố A được gọi là tương đương với biến cố B nếu A kéo
theo B và B cũng kéo theo A, ký hiệu 𝐴 = 𝐵 tức là:
𝐴⊂𝐵
A=B⇔ቊ
𝐵 ⊂ 𝐴.
Ví dụ:
LOGO
Ví dụ
Phép thử: Gieo một con xúc sắc.
𝐴𝑖 là biến cố “Xuất hiện mặt i chấm” i = 1,6
𝐴 là biến cố “Xuất hiện mặt chẵn chấm”.
𝐵 là biến cố “Xuất hiện mặt lẻ chấm”.
𝐶 là biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 3”.
𝐷 là biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 3”
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

c) Tổng của hai biến cố:


Tổng của hai biến cố A và B là một biến cố mà nó xảy ra nếu ít nhất
một trong hai biến cố đã cho xảy ra.
Ký hiệu: 𝐶 = 𝐴 + 𝐵 (hoặc 𝐴  𝐵).

Mở rộng: Tổng của n biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là một biến cố, xảy ra


khi ít nhất một trong n biến cố đó xảy ra sau phép thử,
Ký hiệu: 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 .
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

d) Tích của hai biến cố:


Tích của hai biến cố 𝐴 và 𝐵 là một biến cố mà nó xảy ra nếu cả hai
biến cố đã cho cùng xảy ra. Ký hiệu: 𝐶 = 𝐴𝐵 (hoặc 𝐴  𝐵).
Chú ý:
𝐴𝐵 ⊂ 𝐴 ⊂ 𝐴 + 𝐵.
𝐴𝐵 ⊂ 𝐵 ⊂ 𝐴 + 𝐵.

Mở rộng: Tích của n biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là một biến cố, xảy ra khi


đồng thời n biến cố đó xảy ra sau phép thử,
Ký hiệu 𝐴 = 𝐴1𝐴2 … 𝐴𝑛
Chú ý:
• Nếu xuất hiện từ hoặc thì dùng tổng các bc
• Nếu xuất hiện từ “đồng thời” hoặc từ “và” thì đùng tích các biến cố.
LOGO
Ví dụ về tổng và tích của 2 biến cố
Phép thử: Gieo một con xúc sắc.
𝐴𝑖 là biến cố “Xuất hiện mặt i chấm” i = 1,6
𝐴 là biến cố “Xuất hiện mặt chẵn chấm”.
𝐵 là biến cố “Xuất hiện mặt lẻ chấm”.
𝐶 là biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 3”.
𝐷 là biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 3”
1. Miêu tả các biến cố sau: 𝐴1 + 𝐴2 ; 𝐴 + 𝐵; 𝐴 + 𝐶; 𝐴1 . 𝐴2 ; 𝐴𝐶

2. Biểu diễn 𝐴, 𝐵, 𝐶, 𝐷 qua 𝐴𝑖


LOGO
Ví dụ về tổng và tích của 2 biến cố
Phép thử: Có 3 người cùng sản xuất một loại sản phẩm.
Gọi 𝐵𝑗 là biến cố “Người thứ j sản xuất ra sản phẩm tốt” 𝑗 = 1,2,3.
1. Hãy miêu tả các biến cố sau:
𝐵1 + 𝐵2
𝐵1 . 𝐵2

2. Biểu diễn biến cố sau qua 𝐵𝑖 .


a) Có ít nhất một người sản xuất ra sản phẩm tốt.
b) Cả ba người sản xuất ra sản phẩm tốt.
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

e) Hai biến cố xung khắc: 𝐴 và 𝐵 được gọi là hai biến cố xung


khắc nếu chúng không cùng xảy ra trong một phép thử.
Khi đó: AB = Ø.
Mở rộng: Các biến cố 𝐴1, 𝐴2, … , 𝐴𝑛 đôi
một xung khắc nếu
𝐴𝑖𝐴𝑗 = Ø, ∀𝑖, 𝑗 = 1 ÷ 𝑛, 𝑖 ≠ 𝑗 .
Ví dụ:
1.
2. Tìm biến cố xung khắc với A

3. Tìm biến cố xung khắc với C

4. Biến cố B1 và B2 có xung khắc không?


1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

f) Hai biến cố đối lập: A và B được gọi là hai biến cố đối lập nếu
có một và chỉ một trong 2 biến cố xảy ra sau phép thử, tức là:
𝐴 + 𝐵 = Ω và 𝐴𝐵 = Ø.

ҧ 𝐴 + 𝐴ҧ=Ω
Ký hiệu biến cố đối lập của biến cố 𝐴 là: 𝐴 suy ra ቊ
𝐴𝐴ҧ = 𝑉
Nhận xét:
• Hai biến cố đối lập thì xung khắc.
• Hai biến cố xung khắc chưa chắc đã đối lập.
Ví dụ:
1. Tìm 2 biến cố đối lập:

2. Miêu tả các biến cố sau: 𝐴1 ; 𝐴;ҧ 𝑩 ഥ ; 𝑩𝟏 ; 𝑩𝟏 + 𝑩𝟐 + 𝑩𝟑 ; 𝑩𝟏 𝑩 𝟐 𝑩𝟑


ഥ; 𝑪
LOGO
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố
g) Hiệu của các biến cố
• Hiệu của hai biến cố 𝐴, 𝐵 theo thứ tự này là một biến cố, được
ký hiệu là 𝐴\B. Biến cố hiệu xảy ra khi và chỉ khi biến cố A
xảy ra nhưng biến cố B không xảy ra sau phép thử.
• Ta có:
𝐴\𝐵 = 𝐴. 𝐵
𝑈\𝐴 = 𝐴

B
A
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

h) Hệ đầy đủ các biến cố:


Các biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 được gọi là hệ đầy đủ các biến cố trong
một phép thử nếu sau phép thử có một và chỉ một biến cố xảy ra.
Tức là:
• 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 = Ω
• 𝐴𝑖 𝐴𝑗 = Ø, ∀𝑖, 𝑗 = 1 ÷ 𝑛, 𝑖≠𝑗

𝐴1 𝐴𝑛
𝐴2 …
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

Ví dụ: Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất 6 mặt:
𝐴 là biến cố “Xuất hiện mặt chẵn chấm”
𝐴ҧ là biến cố “Xuất hiện mặt có số chấm là số lẻ”
𝐴𝑖 là biến cố “Xuất hiện mặt i chấm”, khi đó:
• 𝐴, 𝐴ҧ là hệ đầy đủ các biến cố
• 𝐴𝑖 , 𝑖 = 1,6 là hệ đầy đủ các biến cố.
• 𝐴1 , 𝐴 không là hệ đầy đủ các biến cố.
• 𝐴1 , 𝐴3 , 𝐴5 , 𝐴
Nhận xét:
Với một phép thử có thể có nhiều hệ đầy đủ các biến cố.
Hai biến cố đối lập luôn lập thành hệ đầy đủ các biến cố.
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

Một số quan hệ khác:


• 𝐴 +𝑈 = ⋯; 𝐴 + 𝑉 = ⋯; 𝐴𝐴 = ⋯ ;
• 𝐴𝑈 = ⋯ ; 𝐴. 𝑉 = ⋯ ; 𝐴 + 𝐴 =...;
• 𝐴ҧ = 𝐴
• 𝐴𝐵 = 𝐵𝐴
𝐴+𝐵 =⋯
• Nếu 𝐴 ⊂ 𝐵 thì ቊ
𝐴𝐵 = ⋯
• 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 𝐵 = 𝐴1 𝐵 + 𝐴2 𝐵 + ⋯ + 𝐴𝑛 𝐵.
• 𝐴 = 𝐴𝐵 + 𝐴𝐵ത
• Quy tắc đối ngẫu Dmoocgan
𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 = 𝐴1 . 𝐴2 … 𝐴𝑛
𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛 = 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛
1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố LOGO

Một số quan hệ khác:


• 𝐴 + 𝑈 = 𝑈; 𝐴 + 𝑉 = 𝐴; 𝐴𝐴 = 𝐴;
• 𝐴𝑈 = A; 𝐴. 𝑉 = 𝑉; 𝐴 + 𝐴 = 𝐴;
• 𝐴ҧ = 𝐴
• 𝐴𝐵 = 𝐵𝐴
𝐴+𝐵 =𝐵
• Nếu 𝐴 ⊂ 𝐵 thì ቊ
𝐴𝐵 = 𝐴
• 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 𝐵 = 𝐴1 𝐵 + 𝐴2 𝐵 + ⋯ + 𝐴𝑛 𝐵.
• 𝐴 = 𝐴𝐵 + 𝐴𝐵ത
• Quy tắc đối ngẫu Dmoocgan
𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛 = 𝐴1 . 𝐴2 … 𝐴𝑛
𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛 = 𝐴1 + 𝐴2 + ⋯ + 𝐴𝑛
1.4 Luyện tập LOGO

25

Bài 1
Hai người, mỗi người bắn một viên đạn vào bia.
Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “ Người thứ i bắn trúng bia” (𝑖 = 1,2)
• Biểu diễn các biến cố sau theo 𝐴1 và 𝐴2 .
+ Người thứ nhất bắn trượt và người thứ hai bắn trúng.
+ Cả hai người cùng bắn trượt.
+ Có ít nhất một người bắn trúng
• Tìm hệ đầy đủ các biến cố.
1.4 Luyện tập LOGO

26 Bài 2. Ba người X,Y, Z đều đầu tư vào bất động sản.


Gọi 𝐴 là biến cố “ Người X thành công”
B là biến cố “ Người Y thành công”
C là biến cố “ Người Z thành công”
a) Hãy mô tả các biến cố 𝐴𝐵𝐶; 𝐴ҧ𝐵ത 𝐶;ҧ 𝐴ҧ + 𝐵ത + 𝐶.ҧ

b) Biểu diễn các biến cố sau theo 𝐴, 𝐵 và 𝐶.


+ Có ít nhất một người thành công.
+ Chỉ có một người thành công.
+ Chỉ có hai người thành công.
+ Có ít nhất hai người thành công.

You might also like