You are on page 1of 17

LÝ THUYẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Chỉ rõ tại sao khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”
= 1, doanh nghiệp vẫn có thể không bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát?
Lấy ví dụ minh họa.

Bài làm

Tổng tài sản


Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết: Với tổng số TS hiện có, DN có bảo đảm trang trải được
các khoản nợ phải trả hay không. Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh
nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng TS.

Tuy nhiên, khi xem xét trên thực tế phải hết sức cẩn thận vì nếu trị số chỉ tiêu
này bằng một (=1), doanh nghiệp chỉ bảo đảm khả năng thanh toán khi và chỉ khi
doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản

Tại vì khi đó tổng TS sẽ bằng tổng nợ phải trả nghĩa là, với toàn bộ tài sản hiện có
doanh nghiệp chỉ có thể đủ để thanh toán hết các khoản nợ phải trả mà theo công
thức Tổng TS = Tổng NV = VCSH+NPT => khi đó DN sẽ không có vốn chủ sở
hữu để bảo đảm khi phát sinh thêm các khoản chi phí, mà DN hiện đang phụ thuộc
hoàn toàn vào nguồn nợ đi vay => khả năng độc lập về tài chính kém và tiềm ẩn
rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai nếu tổng tài sản vẫn cứ
bằng tổng nợ phải trả hoặc thậm chí là xấu hơn nếu tổng tài sản thấp hơn (chỉ tiêu
<1) và cũng không có gì có thể bảo đảm là sẽ không có thêm sự kiện gì phát sinh
dẫn đến làm cho tổng tài sản thay đổi giảm đi cả.

VD: DN đang có TS = nợ phải trả nhưng đột xuất máy móc ở 1 khâu sản xuất quan
trọng bị hỏng hóc và cần thay ngay nếu không sẽ không thể hoạt động được vậy
nên DN đã phải chi tiền mua máy móc và có thể xảy ra 2 trường hợp hoặc là thanh
toán bằng tiền khiến cho tổng tài sản giảm hoặc là thêm 1 khoản nợ và tăng nợ
phải trả lên và cả 2 trường hợp đều khiến cho chỉ tiêu lúc này < 1 doanh nghiệp
không bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

2. Chỉ rõ tại sao khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn” = 1, doanh nghiệp vẫn có thể không bảo đảm khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn? Lấy ví dụ minh họa.

Bài làm

Tài sản ngắn hạn


Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn=
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản ngắn hạn. Nói cách khác, với giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp
có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Cho dù trị số của chỉ tiêu này bằng một (=1), nếu không thực sự cần thiết (áp lực
phá sản), không một doanh nghiệp nào lại bán toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có để
thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn cả, vì như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ bị gián đoạn, sẽ không còn tài sản ngắn hạn để đáp ứng thanh toán nhanh
các khoản phát sinh ngay và cần thiết nữa. Hơn nữa tài sản ngắn hạn có tính chất
thay đổi rất thường xuyên và biến động liên tục nên dù cho là đang cân bằng với
nợ ngắn hạn nhưng cũng không có gì có thể bảo đảm là sẽ không có thêm sự kiện
gì phát sinh dẫn đến làm cho tài sản ngắn hạn thay đổi giảm đi cả.

VD: DN đang có TS ngắn hạn = nợ ngắn hạn nhưng đột xuất máy móc ở 1 khâu
sản xuất quan trọng bị hỏng hóc và cần sửa chữa ngay nếu không sẽ không thể hoạt
động được vậy nên DN đã phải chi tiền thuê thợ sửa chữa và khiến cho tài sản
ngắn hạn giảm và thấp hơn nợ ngắn hạn (chỉ tiêu lúc này < 1) doanh nghiệp không
bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

3. Trình bày cụ thể chỉ tiêu và cách thức phân tích khả năng thanh toán dài
hạn của doanh nghiệp.

Bài làm

Khả năng thanh toán dài hạn là khả năng đáp ứng các khoản nợ có thời gian
thanh toán trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh
nghiệp tính tại thời điểm xem xét. Khác với nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán
bằng tài sản ngắn hạn, nợ dài hạn của doanh nghiệp được bảo đảm thanh toán bởi
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Để phân tích khả năng thanh toán dài hạn, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu
phản ánh khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp rồi dựa vào trị số chỉ tiêu,
vào kết quả so sánh và vào ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.

Tài sản dàihạn


Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=
Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản dài hạn. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng
tài sản dài hạn được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (=
1), toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có khả năng để trang trải toàn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản
dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp
không chỉ được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn
khác (nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu). Nếu <1 nợ dài hạn của DN có nguy cơ tuoeng
lai phải trả bằng tài sản ngắn hạn do tài sản dài hạn không đủ dẫn đến sụt giảm tài
sản ngắn hạn.

4. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa tài sản dài hạn
so với nguồn tài trợ thường xuyên” với khả năng thanh toán nợ dài hạn. Lấy
ví dụ minh họa.

Bài làm

Để phân tích khả năng thanh toán dài hạn, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu
phản ánh khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp rồi dựa vào trị số chỉ tiêu,
vào kết quả so sánh và vào ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.

Tài sản dàihạn


Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=
Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản dài hạn. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng
tài sản dài hạn được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (=
1), toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có khả năng để trang trải toàn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản
dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp
không chỉ được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn
khác (nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu. Trường hợp có sự tham gia đầu tư tài sản dài
hạn bằng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài
chính do việc thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn đem lại.

Tài sản dài hạn


Hệ số giữa tài sản dài hạn so với nguồn tài trợ thường xuyên=
Nguồn tàitrợ thường xuyên
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường
xuyên. Do trong nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở
hữu nên khi trị số của chỉ tiêu này bằng một (= 1), số tài sản dài hạn của doanh
nghiệp được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn tài trợ thường xuyên và do vậy, doanh
nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán nợ dài hạn. Trường hợp trị số chỉ tiêu
lớn hơn một (> 1), tài sản dài hạn của doanh nghiệp không những được đầu tư từ
nguồn tài trợ thường xuyên mà còn được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn. Khi đó,
chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong thanh toán, nguy cơ mất khả
năng thanh toán là hiện hữu. Nếu không có giải pháp xử lý thích hợp, doanh
nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Ngược lại, nếu chỉ tiêu có trị số nhỏ hơn một
(< 1), nguồn tài trợ thường xuyên dư thừa để đầu tư tài sản dài hạn nên khả năng
thanh toán nói chung và khả năng thanh toán nợ dài hạn nói riêng của doanh
nghiệp là dồi dào. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ dài
hạn càng cao.

5. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số nợ” với khả năng
thanh toán nợ dài hạn? Lấy ví dụ minh họa.

Bài làm

Tài sản dàihạn


Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=
Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản dài hạn. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng
tài sản dài hạn được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (=
1), toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có khả năng để trang trải toàn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản
dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp
không chỉ được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn
khác (nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu. Trường hợp có sự tham gia đầu tư tài sản dài
hạn bằng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài
chính do việc thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn đem lại.

Nợ phải trả
Hệ số nợ=
Tổng tài sản

“Hệ số nợ” là chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp
bằng nợ phải trả. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, mức độ tài trợ tài sản của doanh
nghiệp bằng nợ phải trả càng cao và do vậy, khả năng thanh toán nói chung và khả
năng thanh toán dài hạn nói riêng của doanh nghiệp càng giảm. Trường hợp trị số
của chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), nợ phải trả không chỉ sử dụng để tài trợ toàn bộ tài
sản hoạt động của doanh nghiệp mà còn sử dụng để bù lỗ từ hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp đang nằm trong tình trạng mất khả năng thanh toán. Trị số của chi
tiêu càng nhỏ hơn một (1<), khả năng thanh toán (trong đó khả năng thanh toán nợ
dài hạn) của doanh nghiệp càng cao.

6. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa vốn hoạt động
thuần so với nợ dài hạn” với khả năng thanh toán nợ dài hạn. Lấy ví dụ minh
họa.

Bài làm

Tài sản dàihạn


Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=
Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản dài hạn. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng
tài sản dài hạn được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (=
1), toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có khả năng để trang trải toàn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản
dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp
không chỉ được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn
khác (nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu. Trường hợp có sự tham gia đầu tư tài sản dài
hạn bằng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài
chính do việc thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn đem lại.

Vốn hoạt động thuần


Hệ số giữa vốn hoạt động thuần so với nợ dài hạn=
Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ bảo đảm nợ dài hạn bằng vốn hoạt động thuần. Do
vốn hoạt động thuần được xác định bằng chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ dài
hạn với tài sản dài hạn nên trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng thanh toán nợ dài
hạn càng cao và ngược lại. Cụ thể: Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn không
(> 0), mức bảo đảm của vốn hoạt động thuần đối với nợ dài hạn càng lớn, nguồn
tài trợ thường xuyên không những bảo đảm trang trải toàn bộ tài sản dài hạn mà
còn tài trợ tài sản ngắn hạn; do vậy, khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh
nghiệp càng cao. Ngược lại; nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn không (< 0), nợ dài
hạn không được bảo đảm bằng vốn hoạt động thuần. Trong trường hợp này, mặc
dù khả năng thanh toán dài hạn có thể vẫn được bảo đảm nhưng doanh nghiệp lại
đang ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán ngắn hạn bởi vì một bộ phận tài
sản dài hạn được doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ.

7. Anh/Chị hãy trình bày mối liên hệ giữa chỉ tiêu “Hệ số giữa nợ phải trả so
với vốn chủ sở hữu” với khả năng thanh toán nợ dài hạn. Lấy ví dụ minh họa.

Bài làm

Tài sản dàihạn


Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=
Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài
sản dài hạn. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng
tài sản dài hạn được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu bằng một (=
1), toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bằng nợ dài hạn. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp có khả năng để trang trải toàn bộ nợ dài hạn bằng số tài sản
dài hạn. Nếu trị số chỉ tiêu lớn hơn một (> 1), số tài sản dài hạn của doanh nghiệp
không chỉ được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư các nguồn vốn
khác (nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu. Trường hợp có sự tham gia đầu tư tài sản dài
hạn bằng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với những khó khăn tài
chính do việc thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn đem lại.

Nợ phải trả
Hệ số giữa vốn hoạt động thuần so với vốn chủ sở hữu=
Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đo lường mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu. Nó cho biết: Ứng với một đồng vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ
tài sản của doanh nghiệp thì có mấy đồng nợ phải trả đồng tài trợ. Trị số của chỉ
tiêu càng cao, mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả
càng lớn và do vậy, khả năng thanh toán (trong đó có khả năng thanh toán nợ dài
hạn) càng thấp và ngược lại.

8. Bình luận ý kiến sau: “Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì khả
năng thanh toán cũng tốt”. Lấy ví dụ minh họa.

Theo lý thuyết, khả năng sinh lời là một trong những yếu tố tác động tới khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Với các yếu tố khác không đổi, nếu một doanh
nghiệp có khả năng sinh lợi cao hơn thì thông thường lưu chuyển tiền tệ cũng tốt
hơn, ngân quỹ dồi dào hơn và khả năng thanh toán cũng tốt hơn, và ngược lại.
Tuy nhiên, không thể cho rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao, khả năng sinh lời
trên sổ sách tốt thì khả năng thanh toán cũng tốt. Trong một số trường hợp, doanh
nghiệp có lợi nhuận cao nhưng phần lớn lợi nhuận lại ở dưới dạng các khoản thu
khách hàng trên sổ sách nhưng thực tế vẫn chưa thu được tiền và không đảm bảo
khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể đang lạm dụng
chính sách tín dụng thương mại, bán chịu quá mức cho các đối tượng khách hàng
không đáng tin cậy dẫn đến tình trạng họ không có khả năng chi trả nên có nguy cơ
không thu được tiền từ những người này trong tương lai làm phát sinh nợ khó đòi.
Vì vậy, doanh nghiệp cũng không nên vì mục đích tạo ra lợi nhuận mà xem nhẹ
việc đảm bảo khả năng thanh toán.

9. Bình luận ý kiến sau: “Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao thì tức là
doanh nghiệp khai thác tài sản càng hiệu quả”. Lấy ví dụ minh họa.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính bằng tỷ lệ của
lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế


ROA=
Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu
tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài
sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp. Nói chung, ROA càng
cao chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản
của doanh nghiệp càng lớn.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng tài sản đầu năm 2014 là 160 tỷ VND, tổng tài sản
cuối năm 2014 là 240 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VND. Vậy tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 của công ty là: ROA = 20 tỷ / [(160 tỷ +
240 tỷ)/2] = 0,1 hay 10%, tức là trong năm 2014, trung bình với mỗi đồng vốn đầu
tư vào tài sản thì doanh nghiệp A tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm sau
ROA tăng lên 20% tức là trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh
nghiệp A lúc này tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tuy nhiên, cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp tạm thời có ROA cao không
hẳn là vì khai thác tài sản một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản,
điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lâu dài.

10. Bình luận ý kiến sau: “Nếu một doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động thì tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng”. Lấy ví dụ minh họa.

Trong đó:
 Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN sau khi đã trừ đi thuế TNDN, nghĩa là phần còn lại sau khi lấy tổng
doanh thu trừ đi các khoản chi phí (bao gồm cả thuế TNDN) => Lợi nhuận
sau thuế càng cao thì công ty hoạt động càng tốt
Ta có, tỷ lệ ROE này càng lớn thì cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao, công ty đang sử dụng đồng vốn hiệu quả để tạo ra nhiều
hơn lợi nhuận ròng, từ đó có thể tiếp tục tái sản xuất, mua thêm tài sản, máy móc
thiết bị, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
=> Từ công thức xác định ROE, ta thấy lợi nhuận sau thuế tỷ lệ thuận với ROE
Tức lợi nhuận ròng càng lớn (đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt)) thì tỷ lệ
ROE càng cao và ngược lại.
Vậy nếu một doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thì tỷ lệ sinh lợi
trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng. Tuy nhiên cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp có
ROE cao không hẳn là vì khai thác vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả mà là vì lệ
thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến cho cơ cấu tài chính mất cân bằng và hàm
chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Ví dụ: 1 cty

Năm N-1 (A) Năm N (B)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 7360 9120

Vốn CSH bình quân 27450 27450

ROE (A)= 26,81%


ROE (B)= 33,22%
Ta có: Cùng bằng VCSH bình quân, Lợi nhuận ròng (A)< Lợi nhuận ròng (B)
Khi đó: ROE (A) < ROE (B)
Vậy lợi nhuận ròng của năm B cao năm A=> hiệu quả hoạt động của năm B tốt
hơn thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng cao hơn so với năm A.
11. Bình luận ý kiến sau: “Một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì tỷ suất
sinh lợi trên doanh thu cũng cao”. Lấy ví dụ minh họa.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)= Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
Trong đó:
 Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp sau khi đã trừ đi thuế TNDN, nghĩa là phần còn lại sau khi lấy
tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí (bao gồm thuế TNDN) => Lợi nhuận
sau thuế càng cao thì công ty hoạt động càng tốt, đồng nghĩa với việc công
ty đang kiểm soát chi phí của mình tốt.
Ta có, tỷ lệ ROS này càng cao thì cho thấy DN hoạt động kinh doanh và quản lý
chi phí càng hiệu quả, công ty đang sử dụng đồng vốn doanh thu tốt.
=> Từ công thức xác định ROS, ta thấy lợi nhuận sau thuế tỷ lệ thuận với ROS
Tức lợi nhuận sau thuế = Doanh thu – chi phí (bao gồm cả thuế TNDN) càng tăng
=> doanh nghiệp quản lý chi phí càng tốt, thì tỷ lệ ROS càng cao và ngược lại.
Như vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt, tối thiểu
hóa được các chi phí phát sinh thì lợi nhuận sẽ cao hơn và nhờ vậy tỷ suất sinh lợi
doanh thu ROS cũng được cải thiện.

12. Bình luận ý kiến sau: “Nhà phân tích nên quan tâm tới khả năng thanh
toán ngắn hạn hơn khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp”. Lấy ví
dụ minh họa.

Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng đáp ứng tất cả các khoản nợ có thời hạn
thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. Khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được bảo đảm bởi toàn bộ tài sản ngắn
hạn. Theo đó, doanh nghiệp chỉ bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi giá
trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có đủ để trang trải tất cả các khoản nợ ngắn hạn
hiện còn nợ (kể cả nợ dài hạn đến hạn trả). Hơn nữa trong tài sản ngắn hạn có một
số khoản có tính thanh khoản thấp; chẳng hạn các khoản phải thu. Thực tế cho
thấy, các khoản phải thu không phải lúc nào cũng có thể thu hồi đúng hạn và
không thể chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn; trong nhiều trường hợp khoản
phải thu không thể đòi được và trở thành nợ xấu của doanh nghiệp mà các khoản
nợ ngắn hạn thì phải thanh toán ngay lập tức.

Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp là khả năng đáp ứng các khoản nợ
có thời gian thanh toán trên 1 năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh bình thường tính
tại thời điểm xem xét. Khác với nợ ngắn hạn chỉ được bảo đảm bằng tài sản ngắn
hạn, nợ dài hạn lại được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp (bao gồm
tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn). Vì thế, bên cạnh tổng số tài sản, số tài sản
ngắn hạn sau khi bảo đảm thanh toán đủ số nợ ngắn hạn, phần chênh lệch còn lại
được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ dài hạn.

Vậy nên cần phải quan tâm tới khả năng thanh toán ngắn hạn hơn khả năng thanh
toán dài hạn của doanh nghiệp. Vì nếu DN chỉ toàn các tài sản để đáp ứng thanh
toán cho nợ dài hạn mà trong khi nợ ngắn hạn đã đến thời gian thanh toán mà
không có tài sản ngắn hạn để có thể trả ngay trực tiếp thì sẽ rất nguy hiểm, có thể
khiến cho doanh nghiệp bị nợ xấu hoặc bị tăng lãi vay hoạt động khó khăn.

VD minh hoạ: Nếu DN tập trung quá nhiều vào tài sản dài hạn mà không dự phòng
TS ngắn hạn để thanh toán thì khi khoản nợ ngắn hạn đến thời hạn DN sẽ phải bán
tài sản dài hạn đi để trả khoản nợ ngắn hạn trước mắt này nếu không muốn tiếp tục
vay để chịu trả lãi tăng thêm và áp lực về rủi ro tài chính.

13. Trình bày những nội dung cơ bản của phân tích dòng tiền từ hoạt động
sản xuất - kinh doanh.

Định nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hay còn gọi là lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động
kinh doanh, là các dòng tiền thu vào - chi ra liên quan đến doanh thu và chi phí của
doanh nghiệp và xảy ra thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong đó, lưu chuyển tiền thuần của hoạt động sản xuất – kinh doanh có thể được
xác định bằng một trong 2 phương pháp:
 Phương pháp trực tiếp.
 Phương pháp gián tiếp.
Ý nghĩa:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền quan trọng nhất trong báo cáo lưu
chuyển tiền tệ vì nó thể hiện khả năng tạo tiền từ nội tại hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu trả nợ, chia lãi cho các chủ sở hữu và gia
tăng đầu tư.
- Ngoài ra, các thông tin từ dòng tiền của hoạt động kinh doanh kì này là cơ sở
quan trọng cho việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ kì tới
Nội dung:
- Phân tích dòng tiền từ HĐKD bao gồm phân tích các nhân tố quyết định dòng
tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh, so sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
với LNST và phân tích biến động của LCTT từ HĐKD.
- Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp để thấy
được doanh nghiệp đang có xu hướng tạo ra tiền hay chi tiền cho hoạt động sản
xuất – kinh doanh và tại sao.
- Xác định nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa lưu chuyển tiền thuần và LNST để
từ đó đánh giá chất lượng của lợi nhuận.
- Đánh giá mức độ biến động của lợi nhuận và lưu chuyển tiền thuần, đánh giá ảnh
hưởng của những biến động này lên mức độ rủi ro của công ty và khả năng dự báo
dòng tiền, lập kế hoạch ngân quỹ trong tương lai cho doanh nghiệp.

14. Trình bày những nội dung cơ bản của phân tích dòng tiền từ hoạt động
đầu tư.

Định nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư còn được gọi là lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
LCTT từ hoạt động đầu tư: Phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh
lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các
khoản tương đương tiền.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được xác định
bằng phương pháp trực tiếp.
Công thức
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư) =
Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư

Ý nghĩa

- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện đầu tư của doanh nghiệp
bị thu hẹp vì doanh nghiệp đã bán bớt tài sản cố định hoặc thu hồi các khoản đầu tư
tài chính. Tiền thu từ hoạt động đầu tư có thể dùng để bù đắp sự thiếu hụt trong
hoạt động kinh doanh, để trả nợ vay hoặc để trả cổ tức.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm thể hiện doanh nghiệp mở rộng đầu
tư, do doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định
hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài
- Nội dung:
Việc phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư trước hết đòi hỏi nhà phân tích xác
định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động đầu tư, thông qua nghiên cứu
từng khoản mục tương ứng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nhà phân tích cần đánh giá mức độ đầu tư vào tài sản cố định để từ đó thấy được
chiến lược mở rộng, tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, việc đánh giá mức độ đầu tư vào các tài sản tài chính, góp vốn kinh doanh
cũng giúp nhà phân tích thấy được tiềm năng thu nhập từ đầu tư tài chính, góp vốn
kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra, tương quan giữa mức độ
đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính còn thể hiện chính sách phân bổ vốn đầu tư
của doanh nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư từ lĩnh vực sản xuất – kinh
doanh chủ yếu của doanh nghiệp sang lĩnh vực đầu tư tài chính hay ngược lại.

15. Trình bày những nội dung cơ bản của phân tích dòng tiền từ hoạt động tài
chính.

Định nghĩa
Dòng tiền từ hoạt động tài chính còn được gọi là lưu chuyển tiền từ hoạt động tài
chính.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự
thay đổi kết cấu và quy mô của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Xác định dòng tiền từ hoạt động tài chính

Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm:

- Tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu


- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, kể cả tiền chi mua cổ phiếu quĩ
- Tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài hạn
- Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu
Công thức xác định dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính = Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính -
Dòng tiền chi cho hoạt động tài chính

Nội dung:

Tương tự như phân tích dòng tiền hoạt động sản xuất – kinh doanh và hoạt động
đầu tư, trước tiên nhà phân tích cần xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền
hoạt động tài chính, thông qua nghiên cứu từng khoản mục tương ứng trên báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Việc đánh giá tương quan dòng tiền nhập quỹ
và xuất quỹ của từng khoản mục giúp nhà phân tích nhận biết được doanh nghiệp
đang có xu hướng thu hút vốn hay hoàn trả vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
thay đổi như thế nào. Bên cạnh đó, nhà phân tích cần tìm hiểu nguyên nhân, động
cơ huy động vốn / hoàn trả vốn bằng cách liên hệ với phân tích dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh và hoạt động đầu tư (Ví dụ doanh nghiệp huy động vốn bằng cách
vay nợ để đầu tư vào tài sản gì, với quy mô như thế nào, phục vụ cho mục đích hay
chiến lược kinh doanh gì).

You might also like