You are on page 1of 7

Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Là thời kì miền Bắc xây
dựng CNXH vừa chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
b. Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa (ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ) với
anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. -> Vẻ đẹp của nhân
vật.
*Tác dụng:
- Giới thiệu nhân vật chính 1 cách tự nhiên, thuận lợi.
- Anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) và qua chính lời lẽ,
hành động của anh -> Khắc hoạ nhân vật chính một cách khách quan và tập trung.
- Như vậy tình huống truyện đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: khẳng định vẻ đẹp của con người lao động
và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
c. Phương thức biểu đạt, ngôi kể
- Phương thức biểu đạt: TS + MT, BC, Bình luận
- Ngôi kể:
Kể ở ngôi thứ ba, chủ yếu được trần thuật từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ
-> Tác dụng: truyện mang tính khách quan, có thể kể tự do, linh hoạt điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác → nhân
vật hiện lên chân thực.
d. Ý nghĩa nhan đề:
- Hai từ “Lặng lẽ” từ láy chỉ trạng thái, tâm lí được đảo lên trước danh từ chỉ địa danh “Sa Pa” nhấn mạnh vẻ đẹp, sự yên
bình, tĩnh lặng và thơ mộng của thiên nhiên Sa Pa.
- Nhan đề còn đồng thời thể hiện một thông điệp: nơi đây có biết bao người đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm cống hiến sức lực
và trí tuệ của mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
đ. Cách đặt tên các nhân vật trong truyện: Những nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, họ được gọi theo giới
tính, tuổi tác, nghề nghiệp. Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Họ là rất nhiều những con người đại diện cho các lứa tuổi, các ngành nghề đang có mặt ở Sa Pa và khắp mọi miền của Tổ
quốc, đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước.
- Thể hiện hình ảnh những con người bình dị trong cuộc sống đời thường. Thông qua những nhân vật không tên trong tác
phẩm, tác giả muốn khái quát về vẻ đẹp của những con người lao động mới trên miền Bắc XHCN -> Thể hiện chủ đề TP
g. Hệ thống nhân vật:
* Nhân vật chính: anh thanh niên
* Nhân vật phụ
- Các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
- Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên.
II. Phân tích TP: * Sơ đồ phân tích ND, YN cơ bản của TP
1. Vẻ đẹp của các nhân vật.
1.1. Nhân vật chính: anh thanh niên
a. - Ở trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm giữa cỏ
Hoàn * Hoàn cảnh cây mây mù lặng
cảnh sống: - Một mình giữa không gian vắng vẻ (Rất “thèm”
sống được gặp người, có lần anh đẩy một thân cây chắn
và ngang đường để được gặp, trò chuyện với mọi → Hoàn cảnh,
làm người...) công việc đặc biệt
việc - Cảm nhận cái im lặng lạ lùng khi một mình ra với thử thách lớn
ngoài trời “ốp” lúc 1h đêm nhất là phải vượt
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
-> Được mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian” qua được nỗi cô
- Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động đơn.
* Công việc: mặt đất, dự vào việc dự báo thời tiết hằng ngày phục
vụ sản xuất, chiến đấu (…)
→ Công việc tỉ mỉ, đơn điệu nhưng đòi hỏi chính
xác và tinh thần trách nhiệm cao.
b. Vẻ - Hoàn cảnh sống và công việc: cô đơn ... công việc
đẹp * Trách đòi hỏi trách nhiệm ... → Anh là người
nhiệm, với - Thực hiện công việc hằng ngày: đều đặn, chính có tinh thần
công việc xác (“ốp” đủ 4 lần vào lúc 4h, 11h, 7h tối và 1h trách nhiệm cao
sáng) trong công việc.
- Đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào
cũng phải thức dậy ra ngoài trời làm công việc đã
quy định.

* Thái độ, suy - Nghĩ: “việc của cháu gắn liền với công việc của
nghĩ về nghề bao anh em đồng chí dưới kia” → Thấy công việc → Anh thanh
của anh gắn với mọi người. niên rất yêu
- Tâm sự nghề, giỏi nghề,
+“Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó có suy nghĩ đúng
đi, cháu buồn đến chết mất” đắn về ý nghĩa
+ “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi của công việc đối
là một mình được? với mỗi người.
→ Coi công việc là lẽ sống, là niềm vui, là bạn:
- Ước ao làm việc ở độ cao > 3000m vì như vậy mới
là lí tưởng cho công việc -> Suy nghĩ đúng đắn
- Anh còn tinh thông đến mức: nhìn sao trời đoán
định hướng gió → Giỏi nghề và thạo nghề.
* Lí tưởng - Tự hỏi “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì → Anh là người
sống, quan ai mà làm việc?” → luôn trăn trở mình đã và sẽ làm có lí tưởng sống
niệm về cuộc gì cho quê hương, đất nước, cho cuộc đời chung. cao đẹp, có
sống - Khi Tổ quốc lâm nguy: Viết đơn xin ra trận, không những quan niệm
được ra chiến trường anh thấy mình kém người cha rất sâu sắc về
1-0. Từ đó anh quyết tâm cố gắng trong công việc cuộc sống.
(làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu) ->
Mong cũng góp được phần cho cuộc đời chung.
- Hạnh phúc khi biết mình đã góp phần giúp “không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu
Hàm Rồng” → thấy công việc của mình là có ích
cho quê hương, đất nước.
- Anh nhận thấy và cảm phục bao người xung quanh
cũng đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm lao động cống
hiến cho đất nước nên anh chưa hài lòng với kết quả
hòa 1-1 đều với bố → vẫn muốn đóng góp nhiều
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
hơn nữa.
- Biết tìm niềm vui lành mạnh: đọc sách để cân bằng → Anh là người
* Cách tổ cuộc sống biết tổ chức sắp
chức, sắp xếp - Tự học để mở mang kiến thức xếp cuộc sống,
cuộc sống - Trồng hoa, nuôi gà, ... sống chủ động,
khoa học, ngăn
nắp.
- Với mọi người: → Anh là người
* Phong cách + Khao khát được gặp gỡ và nói chuyện với khách chân thành,
sống + Tình thân với bác lái xe (tặng gói tam thất cho vợ khiêm tốn.
bác lái xe vừa ốm dậy)
+ Vui mừng, ân cần khi tiếp khách: pha nước, tặng
hoa,... ; lưu luyến khi chia tay...
-> cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm của mọi
người:
- Riêng bản thân:
+ Khi ông họa sĩ kí họa chân dung anh, anh từ chối,
cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là
bình thường, nhỏ bé so với nhiều người khác.
- Anh giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn:
ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu
sét, ...
-> khiêm tốn, thành thực
=> Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ để nhân vật xuất hiện trong khoảnh khắc, tác giả đã phác
họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về lí tưởng, tình cảm, cách sống, cách
nghĩ.
Anh là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc vừa sản xuất,
vừa chiến đấu chống chiến tranh phá họa của Mĩ.

1.2. Các nhân vật phụ


1.2.1. Các nhân vật tham gia vào câu chuyện:
a. Ông họa sĩ
* Hoàn cảnh - Trước khi về hưu, đây là chuyến đi thực tế cuối cùng lên Lai Châu
xuất hiện tìm cảm hứng sáng tác
=> Những xúc cảm, suy tư
* Đặc điểm - Tính cách: Tình cảm, yêu quý trân trọng thế hệ trẻ; sâu sắc, giàu của ông họa sĩ về anh thanh
vốn sống. niên và những vấn đề của
- Phẩm chất: Là nghệ sĩ yêu nghề, đam mê công việc, luôn trăn trở
về nghệ thuật, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
nghệ thuật, của đời sống
+ Sắp nghỉ hưu nhưng vấn đi thực tế để sáng tác được gợi lên từ câu chuyện
+ Chấp nhận thử thách của quá trình sáng tác, bắt cảm hứng của của anh thanh niên làm cho
mình hiện lên trang giấy: “cũng may mà bằng mấy nét họa sĩ đã ghi chân dung nhân vật chính
xong lần đầu gương mặt người thanh niên”, “người con trai ấy đáng
yêu thật nhưng cũng làm cho ông nhọc quá. Với những điều người ta thêm sáng đẹp và tạo nên
suy nghĩ về anh. Và những điều anh suy nghĩ” → Cảm giác “nhọc” chiều sâu tư tưởng cho tác
của người nghệ sĩ thể hiện niềm say mê sáng tạo, cống hiến phẩm.; cũng từ đó chủ đề
- Tâm hồn: nhạy cảm, tinh tế tác phẩm được bộc lộ: vẻ
+ Xúc động mạnh ngay từ lời giới thiệu về anh thanh niên
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
+ Cảm động, bị cuốn hút trước sự chân thành của anh thanh niên đẹp của con người lao động
+ Bối rối khi nghe anh kể về công việc của mình
+ Nhận thấy anh thanh niên là 1 đối tượng nghệ thuật mà ông đang
và ý nghĩa của những công
tìm kiếm việc thầm lặng.
* Cách xây - Chủ yếu: nghe, hỏi, ngẫm nghĩ với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
dựng nhân nội tâm.
vật - Có sự vận động về nhận thức (Qua hình ảnh quả tim lớn được đề
cao lên và những vang âm)

* Vai trò - Tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng đóng vai trò rất quan
trọng : điểm nhìn trần thuật của tác phẩm.
- Là một họa sĩ lão thành, từng trải và dày dạn kinh
nghiệm trong cuộc sống --> Cách nhìn đời, nhìn
người sẽ sâu sắc --> Làm cho tác phẩm có chiều sâu
tư tưởng.
- Qua những cảm xúc và suy nghĩ của ông về anh
thanh niên ( đối tượng cho sáng tác nghệ thuật mà
ông hằng khao khát) --> Góp phần làm cho nhân vật
chính thêm sáng đẹp.
- Là một họa sĩ nhạy cảm, yêu cái đẹp, mà các nhân vật và sự việc...
trong tác phẩm được kể đều qua điểm nhìn của nhân vật này-->
khiến cho tác phẩm giàu chất thơ, nổi bật chủ đề: ngợi ca vẻ đẹp
thiên nhiên, cuộc sống, con người lao động thầm lặng cống hiến cho
đất nước.
b. Cô kĩ sư
* Hoàn cảnh - Vừa ra trường → Cuộc gặp gỡ bất ngờ
xuất hiện
- Đây là chuyến đi đầu tiên ra đời làm bừng dậy những tình
* Đặc điểm - Rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng mối tình đầu nhạt nhẽo cảm lớn lao, cao đẹp ở cô
để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. gái; cô hiểu thêm về thế
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế… giới những con người như
- Trăn trở về tương lai, say mê lí tưởng. anh thanh niên và quan
* Cách xây - Im lặng ngắm nhìn, lắng nghe, ngẫm nghĩ trong toàn tác phẩm. trọng nhất là cô hiểu về con
dựng nhân - Có sự vận động nhận thức qua quan sát: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với đường cô đang đi tới.
vật anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về nghề
nghiệp:
+ Khiến cô “bàng hoàng”…
+ Cô như nhận được thêm một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của
những háo hức và mơ mộng.
* Vai trò Tham gia vào câu chuyện
Góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm; Làm cho câu chuyện thêm nét
trữ tình.
c. Bác lái xe:
- Giúp kết nối nhân vật chính với những nhân vật
khác trong tác phẩm.
- Những lời giới thiệu kích thích sự tò mò, đón đợi nhân vật xuất
hiện → câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- Giúp phác họa chân dung về nhân vật chính, tạo ấn
tượng ban đầu hết sức tốt đẹp cho mọi người về anh
thanh niên.
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
=> Qua cảm xúc, suy nghĩ, thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra ngày càng rõ nét.
Bức chân dung như được soi rọi bằng luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu sắc.

1.2.2 Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên
a. Ông kĩ sư nông - Hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách ong lấy → Cùng với anh thanh niên, họ tạo
nghiệp ở vườn mật...rồi tự tay cầm que thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để thành cái thế giới những con người
rau Sa Pa giống làm ra tốt hơn, để su hào miền Bắc được to hơn, ngọt miệt mài lao động trong lặng lẽ mà
nước hơn trước... khẩn trương vì lợi ích của đất
b. Anh cán bộ - 11 năm ròng không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn nước, vì cuộc sống của mọi người.
nghiên cứu sét sàng, túc trực chờ sét quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành cái Họ làm anh thanh niên thấy “cuộc
bản đồ sét giúp tìm tài nguyên, của chìm quý giá dưới lòng đất đời đẹp quá!”. Các nhân vật này
cho đất nước. khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp,
c. Anh bạn trên - Trên đỉnh cao 3142m làm công tác khí tượng trên độ cao lý cuộc đời nhưng họ giống nhau ở tư
đỉnh Phan-xi- tưởng cô đơn và gian khổ hơn nhiều thế, tinh thần hi sinh cái riêng, âm
păng thầm cống hiến. Đúng như tác giả
đã viết “Trong cái lặng im của
SaPa...có những con người làm việc
và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
=> Hình ảnh những con người ấy đã góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

2. Vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm


*Chất trữ tình toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của SaPa (chất họa)
- Vẻ đẹp của những rặng đào với những đường núi quanh co, uốn lượn; những đàn bò thung thăng gặm cỏ…
- Nắng Sa Pa thật kì lạ, mây bị nắng xua, cuộn tròn lại thành từng cục lăn trên các vòm lá ướt sương, luồn cả vào gầm xe….
- Các loài cây khác như: “Cây tử kinh, những cây thông rung tít trong nắng với những ngón tay bằng bạc…”và nhất là các
loài hoa khác rực rỡ sắc hương( hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn,...)
→ Thiên nhiên được miêu tả bằng con mắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ và bút pháp lãng mạn nên cảnh có đường nét, màu
sắc, hình khối rõ nét. Cảnh sắc của mây, nắng, hoa…được nhân hoá, so sánh tạo nên vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng, tràn đầy sức
sống. Con người như đang đi trong mây → Cảnh thần tiên lãng mạn, thơ mộng.
Thiên nhiên được đan xen trong mạch kể → Đậm chất hoạ, thơ → Tạo được 1 không gian trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý
nghĩa và vẻ đẹp của những công việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ
nét, sâu sắc.
* Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện
- Từ những nét giản dị đáng mến của người thanh niên: từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ
Sapa
- Từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông họa sĩ , cô kĩ sư đối với anh thanh niên.
- Vẻ đẹp từ tình người ấm áp trong truyện: Các nhân vật trong truyện đều quan tâm đến người khác, sẵn sàng sẻ chia giúp
đỡ lẫn nhau, nhìn ra những nét tốt đẹp của người khác:
+ Ông họa sĩ tận tình, quan tâm đến cô kĩ sư mới gặp, hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của cô, coi cô như con gái
+ Tình cảm của bác lái xe và anh thanh niên cũng rất tốt đẹp: luôn quan âm đến nhau, nói về nhau với thái độ yêu quí,…
+ Tình cảm của ông họa sĩ, cô gái dành cho anh thanh niên và ngược lại: yêu quí, cảm phục, quan tâm…
+ Tình cảm của anh thanh niên với những người khác ở Sapa: Anh yêu quí, ngợi ca họ
- Thậm chí từ nhan đề tác phẩm.
=> Chốt: Truyện có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của
thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh của những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không cô độc…
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện: tạo ra tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn từ đó khắc họa chân dung nhân vật chính qua cái
nhìn của các nhân vật khác.
- Xây dựng nhân vật chính:
+ Qua dáng vẻ, lời nói, suy nghĩ, hành động.
+ Qua điểm nhìn từ các nhân vật khác: truyện có sự di chuyển điểm nhìn, từ nhân vật ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe.
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
-> Bức chân dung như được soi rọi bằng nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm sáng đẹp.
- Cách kể chuyện:
+ Truyện kể ở ngôi thứ ba nhưng nhiều chỗ được trần thuật như ngôi kể thứ nhất từ phía ông họa sĩ từng trải để dễ dàng quan
sát, miêu tả các nhân vật anh thanh niên và bộc lộ những suy nghĩ, triết lí sâu sắc qua độc thoại nội tâm.
- Chất thơ trữ tình của tác phẩm thông qua nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người... → góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tp
- Kết hợp: miêu tả và bình luận trong truyện: mở đầu và kết thúc truyện là những bức tranh thiên nhiên đẹp, đan xen giữa
miêu tả nhân vật anh thanh niên với những suy nghĩ, bình luận của ông họa sĩ.
- Sự dồn nén không gian và thời gian nghệ thuật: Cuộc gặp gỡ diễn ra chỉ trong 30 phút
+ Đủ để anh thanh niên
+ Đủ để anh thanh niên thể hiện những suy nghĩ, tình cảm quan niệm sống.
+ Đủ để ông họa sĩ già định hình rõ hơn chân lí nghệ thuật suốt đời ông tìm kiếm.
+ Đủ để cô kĩ sư tự tin vào con đường cô đang đi.
+ Đủ cho Nguyễn Thành Long khắc họa thành công chân dung tập thể những con người mới và đề cao 1 quan niệm sống rất
đẹp: sống cống hiến lặng lẽ, âm thầm, tự nguyện cho đất nước, nhân dân.
2. Nội dung, ý nghĩa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu
biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và
ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1: Trình bày hiểu biết về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (hoàn cảnh sáng tác, tình huống
truyện, ý nghĩa của tình huống;/ phương thức biểu đạt, cách trần thuật - ngôi kể, nhân vật, cách đặt tên nhân vật trong truyện)
1970
Câu 2. Vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên như thế nào qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long ở truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
Câu 3: Lập sơ đồ ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa”, học thuộc.
Câu 4. Hình ảnh những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước hiện lên như thế nào qua lời kể của anh thanh niên?
Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 - 10 câu), phân tích nhân vật ông họa sĩ trong tác phẩm?
Câu 6. Nhân vật cô kĩ sư và bác lái xe được khắc họa như thế nào trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”?
Câu 7. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện và cho biết tại sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho từng nhân
vật?
Câu 8. Hãy chứng minh rằng “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn giàu chất thơ.
Câu 9. “…Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình
vì ai mà làm việc?...”
(“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ?
2. Xét về mục đích nói, “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?” thuộc kiểu câu gì? Nêu mục đích nói cụ thể của câu đó.
3. Nhân vật được gọi là “bác”có vai trò như thế nào trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
Câu 10. Câu văn “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” gợi cho em những suy nghĩ gì về lí tưởng sống
của thanh niên hiện nay? (trình bày thành một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu)
Câu 11: Có một câu văn rất hay trong một tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 9
“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc lo nghĩ như vậy cho đất nước”
1, Câu văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
2, Tác phẩm được xây dựng xoay quanh một tình huống đơn giản và tự nhiên. Tình huống đó là gì? Tình huống có ý nghĩa
như thế nào trong tác phẩm?
3, Có bạn học sinh sau khi đọc tác phẩm thắc mắc: Tại sao khi gặp anh thanh niên ông họa sĩ xúc động, bối rối còn cô kĩ sư lại
bàng hoàng? Em hãy giải thích cho bạn hiểu.
4, Coi câu văn trên đây là câu mở đoạn của một đoạn văn tổng – phân – hợp, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 10 câu
trong đó có câu chứa thành phần khởi ngữ và câu cảm thán.
Câu 12. Luyện viết đoạn
Ôn thi Văn cuối cấp LẶNG LẼ SA PA
Đoạn 1: Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên hiện lên là người có lý tưởng
sống cao đẹp. Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng 1 đoạn diễn dịch khoảng 10-12 câu trong đoạn có sử dụng hợp lý 1 câu
ghép và 1 thành phần phụ chú ( gạch chân, chú thích rõ).
Đoạn 2: Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên đã được khắc họa là một
người có tình yêu và trách nhiệm với nghề. Triển khai câu chủ đề trên thành đoạn quy nạp khoảng 10-12 câu. Trong đoạn có
sử dụng 1 thành phần tình thái và 1 câu đơn mở rộng thành phần ( gạch chân, chú thích rõ).

You might also like