You are on page 1of 14

Chương 4:PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ

CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ


I. Định nghĩa
Phản ứng oxi hoá-khử là phản ứng hoá học, trong đó có sự chuyển electron giữa các
chất phản ứng; hay phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số
oxi hoá của một số nguyên tố.
Ví dụ:
Nguyên tử nhường electron cho nguyên tử:
21e

2Na + Cl2  2NaCl


Nguyên tử nhường electron cho ion:
12e

Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu


Ion nhường electron cho nguyên tử:
21e

2Fe2+ + Cl2  2Fe3+ + 2Cl


Ion nhường electron cho ion:
21e

2I + 2Fe3+  I2 + 2Fe2+


Hoặc: MnO4 + 5Fe2+ + 8H+  Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O
Như vậy, nguyên tử, phân tử và ion đều có thể tham gia vào phản ứng oxi hoá - khử.
II. Các khái niệm
1. Chất khử
Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá tăng sau phản
ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hoá.
2. Chất oxi hoá
Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hoá giảm sau phản
ứng. Chất oxi hoá còn được gọi là chất bị khử.
3. Quá trình oxi hoá
Quá trình oxi hóa (hay sự oxi hoá) là quá trình nhường electron.
4. Quá trình khử
Quá trình khử (hay sự khử) là quá trình thu electron.
Trong phản ứng oxi hoá - khử, tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số
electron mà chất oxi hoá nhận.
Một chất chỉ có thể nhường eletron khi có mặt một chất nhận eletron. Vì vậy trong
phản ứng oxi hoá-khử, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời.
Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl
Na: Chất khử (chất bị oxi hóa - bị chất nào oxi hóa ?).
Cl2: Chất oxi hoá (chất bị khử - bị chất nào khử ?).
Sự oxi hoá (hoặc quá trình oxi hoá): Na  Na+ + 1e
Sự khử (hoặc quá trình khử): Cl + 1e  Cl
III. Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá- khử

1
1. Dự đoán tính oxi hoá hay tính khử của chất
Khi một nguyên tố có số oxi hoá cao nhất thì chỉ có thể có tính oxi hoá mà không thể
có tính khử.
Ví dụ: KMnO4 , HClO4 , H2SO4 , K2Cr2O7 , HNO3 ,...
Khi một nguyên tố có số oxi hoá thấp nhất thì chỉ có thể có tính khử mà không thể
có tính oxi hoá.
Ví dụ: HI, HBr, HCl, H2S, NH3...
Khi một nguyên tố có số oxi hoá trung gian, tuỳ thuộc vào điều kiện (phản ứng với
chất nào) mà thể hiện tính oxi hoá hay tính khử.
Chú ý: Trong phân tử có chứa nguyên tố thể hiện tính oxi hóa và nguyên tố thể hiện
tính khử thì chất đó vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Ví dụ: HCl, FeCl 3,…
Xét các số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh:
Số oxi hóa -2 0 +4 +6

Hợp chất H2S S SO2 SO3


S2 H2SO3 H2SO4
Số oxi hoá nhỏ nhất trung gian lớn nhất

2. Tính số electron trao đổi (nhường hoặc thu) của một nguyên tố trong phản ứng
Số electron trao đổi = Số oxi hoá lớn - số oxi hoá bé
(Số electron trao đổi luôn đặt bên phía số oxi hóa lớn của nguyên tố, phía trái: nhận
hoặc thu electron, phía phải: nhường hoặc cho electron).
Sơ đồ Nửa phản ứng Tính số electron trao đổi
H2SO4  SO2 S + 2e  S
+6 +4
Nhận = (6 - 4) = 2
H2SO4  S S + 6e  S
+6 0
Nhận = (6 - 0) = 6
2
H2SO4  H2S S + 8e  S
+6
Nhận = (6 - (-2)) = 8
HNO3  NO N + 3e  N
+5 +2
Nhận = (5 - 2) = 3
HNO3  N2O 2N+5 + 8e  2N+1 Nhận =2(5 - 1) = 8
2y
HNO3  NxOy xN+5 + (5x - 2y)e  xN+2y/x Nhận = x(5 - ) = (5x –
x
2y)
HNO3  N2Ox 2N+5 + (5x – 2y)  2N+x Nhận =2(5 – x) = (10 -
2x)
Fe  Fe3+ Fe  Fe+3 + 3e Nhường = (3 - 0) = 3
8
Fe3O4  Fe3+ 3Fe+8/3  3Fe+3 + 1e Nhường =3( 3  ) = 1
3
hoặc FeO.Fe2O3  Fe+3 Fe+2.2Fe+3  3Fe+3 + 1e Nhường =3 - 2 = 1
Fe3O4  Fe 3Fe+8/3 + 8e  3Fe0 Nhận = 3( )=8
2y
FexOy  Fe3+ xFe+2y/x  xFe+3 + (3x - 2y)e Nhường = x(3 - )=
x
(3x – 2y)
2y
FexOy  Fe xFe+2y/x + (2y)e  xFe0 Nhận = x( - 0) = 2y
x

2
3. Các bước cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp
thăng bằng electron
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với những chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Bước 2: Xác định các chất oxi hoá và chất khử.
Bước 3: Viết các nửa phản ứng. Tính số electron mà mỗi phân tử (hoặc ion) chất oxi hoá
nhận và mỗi phân tử (hoặc ion) chất khử nhường.
Bước 4: Cân bằng các hệ số sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số
electron mà chất oxi hoá nhận. Cộng hai nửa phản ứng có hệ số cân bằng.
Bước 5: gắn các hệ số lên phản ứng, kiểm tra: kim loại, gốc axit, hidro, oxi.
Hoàn thành phương trình ở dạng phân tử và kiểm tra lại.
Ví dụ: Cân bằng phương trình các phản ứng oxi hoá - khử sau:
a. Môi trường axit
KMnO4 + HCl  MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O
2  Mn+7 + 5e  Mn+2
5  2Cl1  Cl2 + 2e
2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
2  Mn+7 + 5e  Mn+2
5  2Fe+2  2Fe+3 + 2e
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4  2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 8H2O
Al + HNO3 (loãng)  Al(NO3)3 + N2O + H2O
3  2N+5 + 8e  2N+1
8  Al0  Al+3 + 3e
8Al + 30HNO3 (loãng)  8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4  MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O
2 Mn+7 + 5e  Mn+2
5 S+4  S+6 + 2e
2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4  2MnSO4 + 5Na2SO4 + K2SO4 + 3H2O
Nhận xét: Vai trò của axit trong các phản ứng oxi hóa - khử.
(a) HCl đóng vai trò là chất khử và môi trường.
+ Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử ? Số phân tử HCl đóng vai trò môi trường?
+ Tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng ?
(b) HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường.
+ Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa ? Số phân tử HNO3 đóng vai trò môi
trường ?
+ Tổng số phân tử HNO3 tham gia phản ứng ?
(b, d) H2SO4 đóngvai trò môi trường.
(d) Hai muối kali và natri, SO32  SO42 (tăng 1 O2).
Mối liên hệ giữa số ion H+ và sô phân tử H2O.
Nếu chất oxi hóa thừa O2: O2 (trong chất oxi hóa) + 2H+  H2O.
b. Môi trường kiềm
NaCrO2 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + H2O
2 Cr+3  Cr+6 + 3e
3 Br2 + 2e  2Br
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH  2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
3
hoặc đơn giản hơn:
CrCl3 + Br2 + NaOH  Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O
Mối liên hệ giữa số ion OH và số phân tử H2O.
Nếu sản phẩm của chất khử thiếu O2:
2OH  O2 (trong sản phẩm của chất khử) + H2O.
c. Môi trường trung tính
SO2 + KMnO4 + H2O  MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + HBr
H2S + Cl2 + H2O  H2SO4 + HCl
O3 + KI + H2O  O2 + I2 + KOH
d. Phản ứng tự oxi hóa tự khử
to
Cl2 + KOH  KCl + KClO3 + H2O
Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O
Cl2 + KClO3 
o
t KCl + KClO4
e. Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử to
KNO3  KNO2 + O2
MnO to
KClO3 
2
KCl + O2
Cu(NO3)2 
to CuO + NO2 + O2
to
AgNO3  Ag + NO2 + O2
o
t
KMnO4 
Nhận xét: Tính số electron chất oxi hóa và chất khử trao đổi trong 1 phân tử chất ? Cân
bằng nhanh.
4. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử dạng ion
Bước 1: Cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron như thông thường.
Bước 2- Áp dụng định luật trung hoà điện: Tổng điện tích hai vế phải bằng nhau.
Thêm vào H+ (nếu môi trường axit) hoặc OH  (nếu môi trường kiềm) cho điện tích hai vế
bằng nhau.
Bước 3: Thêm các phân tử nước H2O vào vế kia cho đủ, hoặc dựa váo mối liên hệ:
 Môi trường axit: O2 (trong chất oxi hóa) + 2H+  H2O.
 Môi trường kiềm: 2OH  O2 (trong sản phẩm của chất khử) + H2O.
a. Môi trường axit (H+)
MnO4 + Cl + H+  Mn2+ + Cl2 + H2O
2  Mn+7 + 5e  Mn+2
5  2Cl1  Cl2 + 2e
2MnO4 + 10Cl + 16H+  2Mn2+ + Cl2 + 8H2O
MnO4 + SO32 + H+  Mn2+ + SO42 + H2O
2 Mn+7 + 5e  Mn+2
5 S+4  S+6 + 2e
2MnO4 + 5SO32  2Mn2+ + 5SO42
2MnO4 + 5SO32 + 6H+  2Mn2+ + 5SO42 + 3H2O
Vế trái: 12 đơn vị diện tích (); Vế phải: 6 đơn vị diện tích ()
4
thêm vào vế trái 6 ion H+, vế phải 3 phân tử nước H2O.
(hoặc đếm số nguyên tử O chất oxi hóa thừa: 3 (O-2 + 2H+  H2O))
-2

Fe3O4 + MnO4 + H+  Fe3+ + Mn2+ + H2O


1 Mn+7 + 5e  Mn+2
5 Fe+2.2Fe+3  3Fe+3 + 1e (hoặc 3Fe+8/3  3Fe+3 + 1e)
5Fe3O4 + MnO4 + 48H+  15Fe3+ + Mn2+ + 24H2O
b. Môi trường kiềm (OH)
CrO2 + Br2 + OH  CrO42 + Br + H2O
2 Cr+3  Cr+6 + 3e
3 Br2 + 2e  2Br
2CrO2 + 3Br2 + 8OH  2CrO42 + 6Br + 4H2O
Cr3+ + Br2 + OH  CrO42 + Br + H2O
2 Cr+3  Cr+6 + 3e
3 Br2 + 2e  2Br
2Cr3+ + 3Br2  2CrO42 + 6Br
2Cr3+ + 3Br2 + 16OH  2CrO42 + 6Br + 8H2O
Vế trái: 6 đơn vị diện tích (+); Vế phải: 10 đơn vị diện tích ()

thêm vào vế trái 16 ion OH , vế phải 8 phân tử nước H2O.
(hoặc chất khử thiếu 8O : 8(2OH  O-2 + H2O))
-2 

5. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường muối axit của axit mạnh (KHSO4,
NaHSO4)
Ví dụ 1: Cho phản ứng
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 23. B. 27. C. 47. D. 31.
Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học sau:
aK2SO3 + bK2Cr2O7 + cKHSO4  dK2SO4 + eCr2(SO4)3 + gH2O
(các hệ số a, b, c... là những số nguyên, tối giản). Tổng hệ số các chất tham gia phản
ứng là
A. 13. B. 12. C. 25. D. 18.
Ví dụ 3: Cho phản ứng hóa học sau:
Fe3O4 + KMnO4 + KHSO4  Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 218. B. 222. C. 225. D. 219.
Ví dụ 4: Cho phản ứng hóa học sau:
Fe(NO3)2 + KHSO4  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + K2SO4 + H2O
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học trên

A. 57. B. 21. C. 43. D. 27.

5
6. Trường hợp một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá
Có thể cân bằng theo số oxi hoá riêng của từng nguyên tố (cần chú ý đến tỉ lệ số nguyên
tử các nguyên tố trong phân tử) hoặc cân bằng theo số electron 1 phân tử chất trao đổi.
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng
electron. to

Ví dụ 1: FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2


Ví dụ 2: As2S3 + HNO3 (loãng) + H2O  H3AsO4 + H2SO4 + NO
7. Trường hợp phản ứng tạo ra nhiều sản phẩm (của sự oxi hoá hay sự khử)
Cách 1:
- Viết các phản ứng riêng đối với từng sản phẩm.
- Nhân với các hệ số thích hợp theo bài cho.
- Cộng hai vế của phương trình.
Cách 2:
 Viết các nửa phản ứng.
 Nhân với các hệ số thích hợp theo bài cho.
 Tính số electron trao đổi.
Cân bằng phương trình phản ứng.
Al + HNO3 (loãng)  Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O
Biết hỗn hợp khí tạo thành có 25% N2O.
Giải: Tỉ lệ thể tích N2O : 25%  tỉ lệ thể tích NO : 75%.
Tỉ lệ số mol N2O : NO = 1 : 3.
Cách 1: Các phản ứng riêng:
8Al + 30HNO3  8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O (1)
Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O (2)
Để có tỉ lệ trên ta nhân phương trình (2) với 9 rồi cộng hai phương trình, ta có:
17Al + 66HNO3 (loãng)  17Al(NO3)3 + 3N2O + 9NO + 33H2O
Cách 2: Hoặc viết các nửa phản ứng riêng:
Al + HNO3 (loãng)  Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O
17  Al0  Al+3 + 3e
2N+5 + 8e  2N+1 (N2O)
3  3N+5 + 9e  3N+2 (3NO) nhận 17e
17Al + 66HNO3 (loãng)  17Al(NO3)3 + 3N2O + 9NO + 33H2O
8. Cân bằng các phương trình phản ứng (dạng tổng quát) theo phương pháp
thăng bằng electron
Ví dụ 1: FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O
3 xFe+2y/x  xFe+3 + (3x - 2y)e
(3x - 2y)  N+5 + 3e  N+2
3FexOy + (12x - 2y)HNO3  3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x – y) H2O
Ví dụ 2: Cho phương trình hóa học:
Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên,
tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. (46x - 18y). B. (45x - 18y). C. (13x - 9y). D. (23x - 9y).
Giải:  Nhận xét, số phân tử HNO3 và số phân tử H2O:
2aHNO3  aH2O
6
+ Số phân tử H2O là số nguyên.
+ Số phân tử HNO3 là số chẵn, chọn A (chẵn với mọi giá trị của x và y!).
Ví dụ 3: FeS + NO3 + H+  SO42 + N2Ox + Fe3+
(10-2x)  FeS  Fe+3 + S+6 + 9e
9 2N+5 + (10-2x)e  2N+x
(10-2x)FeS + 18NO3  (10-2x)Fe3+ + (10-2x)SO42 + 9 N2Ox
(10-2x)FeS + 18NO3 + (28-2x)H+  (10-2x)Fe3+ + (10-2x)SO42 + 9N2Ox + (14-
x)H2O
Vế trái: 18 đơn vị diện tích (-) Vế phải: (10 - 2x) đơn vị diện tích (+)
+
thêm vào vế trái (28 - 2x) ion H , vế phải (14 -x) phân tử nước H2O.
9. Cân bằng các phản ứng hoá học hữu cơ
Các bước tiến hành: Cũng qua các bước như cân bằng phản ứng oxi hoá khử trong hoá
học vô cơ. Khi tính số oxi hoá của nguyên tố cacbon cần lưu ý:
- Nếu cho công thức phân tử, khi cân bằng chỉ tính theo số oxi hoá trung bình của
cacbon.
- Nếu cho công thức cấu tạo thu gọn, khi cân bằng chỉ tính theo số oxi hóa của
cacbon trong nhóm chức.
Tính số oxi hoá của cacbon trong các hợp chất sau:
-1 -2 -1 -2
C2H2 C2H4 CHCH CH2=CH2
-3 -2 -2 -1 0
C2H6 C2H5Cl C2H6O C2H4O C2H4O2
-3 -1 -1 +1 +3
CH3-CH3 CH3-CH2-Cl CH3-CH2-OH CH3-CH=O CH3-COOH
CH3-COONa, CO2, K2CO3.
Ví dụ - Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
K2Cr2O7 + CH3CH2-OH + H2SO4  Cr2(SO4)3 + CH3CHO + ...
1 2Cr+6 + 6e  2Cr+3
3 C 1  C+1 +2e
K2Cr2O7 + 3CH3CH2-OH + 4H2SO4  Cr2(SO4)3 + 3CH3CHO + K2SO4 + 7H2O
K2Cr2O7 + C2H6O + H2SO4  Cr2(SO4)3 + C2H4O2 + ...
2 2Cr+6 + 6e  2Cr+3
3 2C2  2C0 + 4e
2K2Cr2O7 + 3C2H6O + 8H2SO4  2Cr2(SO4)3 + 3C2H4O2 + 2K2SO4 + 11H2O
CH2=CH2 + KMnO4 + H2O  CH2OH-CH2OH + MnO2 + KOH
(2) 2KClO3 + I2  2KIO3 + Cl2
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Cl, N, Mn, C trong các chất sau:
a. HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4
b. NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5
c. KMnO4, K2MnO4, MnO2, MnSO4, Mn
d. C, CO2, Na2CO3, CO, Al4C3, CaC2, CH2O
Hãy nhận xét về số oxi hóa của một nguyên tố?
Bài 2 : Xác định số oxi hóa của các nguyên tố N, S, Zn, Cr, Na, Fe trong các chất và ion
sau:
a. NH4+, Li3N, HNO2, HNO3, NO3-, KNO3
b. Na2S, H2S, S, SO2, H2SO3, SO3, H2SO4, SO42-
7
c. Zn, ZnCl2, ZnO, Zn2+, ZnO22-
d. Cr, CrCl2, Cr2O3, Cr2SO4, CrO3, K2Cr2O7
e. Na, NaH, NaNO3, Na2O, NaBr
f. Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCl3, FeS, FeO, Fe2O3
Có nhận xét gì về số oxi hóa của các kim loại?
Bài 3: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố Mn, Cr, Cl, P trong các hợp chất sau: Na 2-
MnO4, (NH4)2Cr2O4, KClO3, CaOCl2, NaClO, H3PO4, H4P2O7
Bài 4: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử C trong các chất sau:
a. CH3-CH2-CH3
b. CH3-CH2-CH=CH2
c. C6H5-CH3
d. CH3-CH2-CH=O
e. CH3-COO-CH2-CH3
f. HCOOH
Bài 5: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe
b. Al + NaNO3 + NaOH + H2O  NaAlO2 + NH3
c. Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + N2O + NO + H2O. Biết V : VNO = 1:1
d. C6H5-CH3 + KMnO4 C6H5-COOK + KOH + MnO2 + H2O
e. KMnO4 MnO2 + K2MnO4 + O2
Bài 6: Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng
bằng electron: Phản ứng oxi hóa - khử loại không có môi trường
a. HBr + H2SO4 đặc. nóng  Br2 + SO2 + H2O
b. Cl2 + SO2 + H2O  HCl + H2SO4
c. C + H2SO4đ CO2 + SO2 + H2O
d. NH3 + O2 N2O + H2O
e. Fe3O4 + Al Al2O3 + Fe
f. CuO + H2 Cu + H2O
g. NO2 + O2 + H2O  HNO3
h. O3 + KI + H2O  O2 + I2 + KOH
i. H2S + Cl2 + H2O  H2SO4 + HCl
j. H2O2 + PbS  Pb(SO4) + H2O
k. Mg + HCl  MgCl2 + H2
Bài 7: Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng
bằng electron: Phản ứng oxi hóa - khử loại có môi trường
a. Zn + HNO3 (rất loãng)  Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
b. Zn + HNO3 (loãng)  Zn(NO3)2 + NO + H2O
c. Zn + HNO3 (đặc)  Zn(NO3)2 + NO2 + H2O
d. Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
e. Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + H2
f. Zn + NaOH + H2O  Na2ZnO2 + H2
g. NaBr + H2SO4 + KMnO4  Br2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
h. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4  Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
i. H2O2 + KMnO4 + H2SO4  O2 + MnSO2 + K2SO4 + H2O
j. Cu + KNO3 + H2SO4  Cu(SO4)2 + NO + K2SO4 + H2O
8
k. PbO2 + HCl PbCl2 + Cl2 + H2O
Bài 8: Thiết lập các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng
bằng electron:
a. KClO3 KCl + O2
b. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
c. HNO3 NO2 + O2 + H2O
d. KNO3 KNO2 + O2
e. HgO Hg + O2
Bài 9: Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng
electron:
a. NH4NO2 N2 + H2O
b. NH4NO3 N2O + H2O
c. NO2 + NaOH  NaNO3 + NaNO2 + H2O
d. Cl2 + NaOH  NaClO + NaCl + H2O
e. Cl2 + KOH KClO3 + KCl + H2O
f. Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + CaCl2 + H2O
g. K2MnO4 + H2O  KMnO4 + MnO2 + KOH
Bài 10: Hoàn thành các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng
bằng electron:
a. FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 (Fe : +2 trong FeS2)
b. As2S3 + HNO3 + H2O  H2SO4 + H3AsO4 + NO2 + H2O
c. FeCu2S2 + O2  Fe2O3 + CuO + SO2  (Fe : +2; Cu : +1 trong FeCu2S2)
d. FeS + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
e. FeS2 + HNO3  H2SO4 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
f. FeI2 + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + I2 + SO2 + H2O
g. FexOy + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
h. Fe + HNO3  Fe(NO3)3 + NmOn + H2O
i. FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NmOn + H2O
j. M2(CO3)n + HNO3 đặc, nóng  M(NO3)m + NO2 + CO2 + H2O
Bài 11: Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng
electron .
a. C2H6O + O2 CO2 + H2O
b. CH3-CH2-OH + KMnO4 + H2SO4  CH3-COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
c. CH2=CH2 + KMnO4 + H2O  CH2OH-CH2OH + MnO2 + KOH
d. CH3-CCH + KMnO4 + H2O  CH3-CO-CH3 + MnO2 + KOH
e. C6H5-CH3 + KMnO4 + H2O C6H5-COOK + MnO2 + KOH
f. CH3-CHO + AgNO3 + NH3 CH3-COOH + Ag + NH4NO3
Bài 12: Viết các phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng
electron:
a. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O Với tỉ lệ thể tích =
3:1
b. Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O Biết Fe3O4 có thể viết dưới dạng
FeO.Fe2O3
c. H2S + SO2  ... + H2O

9
d. Al + HNO3 (loãng)  ... + NO + H2O
e. SO2 + H2O + Br2  H2SO4 + ...
f. FeSO4 + HNO3  ... + NO2 + ...
g. S + H2SO4  ... + H2O
h. KMnO4 + K2SO3 + KOH  K2SO4 + ... +...
i. K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + ... + ... + ...
j. P + HNO3 (đặc) NO2 + ... + ...
k. Mg + HNO3  ... + NH4NO3 + ...
Bài 13: Hãy giải thích vì sao
a. NH3 chỉ thể hiện tính khử?
b. S vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
c. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa?
Cho thí dụ minh hoạ đối với mỗi trường hợp.
Bài 14: Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả lượng khí NO sinh ra
đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành
HNO3. Tính thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên.
Bài 15: Cho ag hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe 3O4 (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ
với 250ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 3,136 lit hỗn hợp NO 2 và NO có tỉ
khối so với hiđro là 20,143. Tính a và CM của HNO3.
Bài 16: Để m g phoi bào sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có
khối lượng 30g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit
nitric thấy giải phóng ra 5,6 lit khí NO duy nhất (đktc). Tính m?
Bài 17: Hòa tan hết 4,431g hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch A và
1,568lit (đktc) hỗn hợp hai khí (đều không màu) có khối lượng 2,59g, trong đó một khí bị
hóa nâu trong không khí.
a. Tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
c. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS 2, Fe3O4, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng
thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO 2, CO2. Cho dung dịch A tác dụng với
BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí B và dung dịch NaOH dư.
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 19: Dẫn luồng khí H2 dư qua bình đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO, thu được chất rắn X.
Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng được dung dịch Y và khí Z duy nhất.
Khí Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 20: Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ
hoàn toàn vào nước vôi trong dư thu được kết tủa B, chất rắn còn lại trong ống vào dung
dịch HNO3 loãng dư thu đựoc khí NO và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư và dung
dịch C thu được kết tủa D. Nung D tới khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Xác
định các chất và viết phương trình hóa học xảy ra.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng:
Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 55 B. 20 C. 25 D. 50
3+
Câu 2: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al thành Al là
A. 0,5 B. 1,5 C. 3,0 D. 4,5
10
Câu 3: Trong phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu thì 1 mol Cu2+
A. nhận 1 mol electron B. nhường 1 mol electron
C. nhận 2 mol electron D. nhường 2 mol electron
Câu 4: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr
A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường B. là chất khử
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường D. là chất oxi hoá
Câu 5: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3
đóng vai trò chất oxi hoá là:
A. 8 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 6: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử B. bị oxi hoá
C. cho proton D. nhận proton
Câu 7: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl 2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng
chất và ion đóng vai trò chất khử là
A. 9 B. 7 C. 8 D. 6
Câu 8: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl 2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe , Cu , Ag+. Số lượng
2+ 2+

chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 9: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1 B. – 4 và +6 C. -3 và +5 D. -3 và +6
Câu 10: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ
A. chỉ bị oxi hoá C. chỉ bị khử
C. không bị oxi hoá, không bị khử D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử
Dùng cho các câu 11, 12: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6
lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất.
Câu 11: Phần trăm thể tích của oxi trong Y là
A. 40% B. 50% C. 60% D. 70%
Câu 12: Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 30,77% B. 69,23% C. 34,62% D. 65,38%
Câu 13: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác
dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư
thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 3,36 C. 13,44 D. 8,96
Dùng cho câu 14, 15: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng
nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thu được 1,568 lít khí N 2 duy
nhất (đktc) và dung dịch chứa x gam muối chứa (không chứa NH 4NO3). Phần 2 tác dụng
hoàn toàn với oxi thu được y gam hỗn hợp 4 oxit.
Câu 14: Giá trị của x là
A. 73,20 B. 58,30 C. 66,98 D. 81,88
Câu 15: Giá trị của y là
A. 20,5 B. 35,4 C. 26,1 D. 41,0
Dùng cho câu 16, 17, 18, 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol
H2 qua ống chứa Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y
cần V lít khí O2 (đktc) thu được x gam CO2 và y gam H2O. Nếu cho V lít khí O2 (đktc) tác
dụng hết với 40 gam hỗn hợp Mg và Ca thì thu được a gam hỗn hợp chất rắn.
Câu 16: Giá trị của x là
11
A. 13,2 B. 22,0 C. 17,6 D. 8,8
Câu 17: Giá trị của y là
A. 7,2 B. 5,4 C. 9,0 D. 10,8
Câu 18: Giá trị của V là
A. 10,08 B. 31,36 C. 15,68 D. 13,44
Câu 19: Giá trị của a là
A. 62,4 B. 51,2 C. 58,6 D. 73,4
Dùng cho câu 20, 21, 22: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần
bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí
NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH 4NO3). Nếu cho Y
tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác
dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2 (đktc).
Câu 20: Giá trị của x là
A. 110,35 B. 45,25 C. 112,20 D. 88,65
Câu 21: Giá trị của y là
A. 47,35 B. 41,40 C. 29,50 D. 64,95
Câu 22: Giá trị của V là
A.11,76 B. 23,52 C. 13,44 D. 15,68
Dùng cho câu 23, 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml
dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam
chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch
HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi.
Câu 23: Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 trong Y là
A. 0,6 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3
Câu 24: Tổng nồng độ mol/l của muối trong dung dịch B là
A. 0,6 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3
Câu 25: Trong phản ứng: Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng
vai trò
A. là chất oxi hóa B. là chất khử
C. là chất oxi hoá và môi trường D. là chất khử và môi trường
Câu 26: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4,
Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại
phản ứng oxi hóa - khử là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 27: Cho các phản ứng sau:
a) FeO + HNO3đặc nóng → b) FeS + H2SO4đặc nóng →
c) Al2O3 + HNO3đặc nóng → d) Cu + dung dịch FeCl3 →
0
e) CH3CHO + H2 (Ni, t ) → f) glucozơ + AgNO3 trong NH3 →
g) C2H4 + Br2 → h) glixerol + Cu(OH)2 →
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. a, b, c, d, e, h B. a, b, c, d, e, f, g
C. a, b, c, d, e, f, h D. a, b, c, d, e, g
Câu 28: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H 2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của
NaNO3 trong phản ứng là
A. chất xúc tác B. môi trường
C. chất oxi hóa D. chất khử
12
Câu 29: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một
phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12e B. nhận 13e
C. nhận 12e D. nhường 13e
Câu 30: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy
sẽ
A. nhường (2y – 3x) electron B. nhận (3x – 2y) electron
C. nhường (3x – 2y) electron D. nhận (2y – 3x) electron
Câu 31: Trong phản ứng tráng gương của HCHO thì mỗi phân tử HCHO sẽ
A. nhường 2e B. nhận 2e C. nhận 4e D. nhường 4e
Câu 32: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên,
tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 23x - 9y. B. 45x - 18y. C. 13x - 9y. D. 46x - 18y.
Câu 33: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO , N , HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có
2 2
cả tính oxi hóa và tính khử là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào H2O.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:
A.4 B. 3 C. 6 D. 5
Câu 35: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng.
Giá trị của k là:
A.4/7 B. 3/7 C. 3/14 D. 1/7
Câu 36: Ch 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16gam CuO nung nóng, thu được
chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
A.14,12% B. 87,63% C. 12,37% D. 85,88%
Câu 37: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp
gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (5)
C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (4)
Câu 38: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào
sau đây?
A. 4S + 6NaOH(đặc) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O
B. S + 3F2 SF6
C. S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
D. S + 2Na Na2S
Câu 39: Cho phản ứng
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
13
Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 23 B. 27 C. 47 D. 31
Câu 40: Cho phản ứng: 2C6H5-CHO + KOH  C6H5-COOK + C6H5-CH2-OH
Phản ứng này chứng tỏ C6H5-CHO
A. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính khử.
D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Fe3O4 + dung dịch HI (dư) X + Y + H2O
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là
A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2.

ĐÁP ÁN PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ


1.A 2.D 3.C 4.B 5.D 6.B 7.D 8.B 9.C 10.D
11.C 12.B 13.A 14.B 15.A 16.B 17.A 18.C 19.A 20.D
21.B 22.A 23.B 24.B 25.C 26.C 27.B 28.C 29.D 30.C
31.D 32.D 33.A 34.A 35.B 36.C 37.C 38.A 39.B 40.A.41C

14

You might also like